Tìm kiếm bài viết theo id

Giúp mình kiến giải ý nghĩa một số câu chuyện Thiền nhé

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi leonate, 28/8/09.

ID Topic : 1170138
Ngày đăng:
28/8/09 lúc 11:09
  1. leonate Thành Viên Vàng

    Tham gia ngày:
    4/4/07
    Tuổi tham gia:
    17
    Bài viết:
    4,343
    Qua nhiều topic mình thấy trong anh em 5s có long tiềm hổ phục, có nhiều người am tường Phật pháp. Mình rất mong được trao đổi qua đó mà học hỏi thêm với tinh thần cầu thị.
    Trong 101 câu chuyện Thiền có chuyện thì tương đối dễ hiểu, có cái thì mình chịu không thể hiểu hết cái ý nghĩa cao thâm của nó. Vậy nên mình sẽ khởi động topic này bằng 2 câu chuyện trong 101 câu chuyện thiền của NYOGEN SENZAKI và PAUL REPS

    Đọc và cùng bàn luận nhé

    Câu chuyên số 1

    MỘT TÁCH TRÀ
    Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh - Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến tìm hiểu về Thiền.
    Nan-In mời dùng trà. Ông đã rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.
    Ông giáo sư nhìn nước tràn cho đến khi tự mình không nhịn được thêm nữa. "Tách đã đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"
    "Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy ý kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"

    Câu chuyện số 20
    LỜI KHUYÊN CỦA MỘT BÀ MẸ
    Jiun, một thiền sư Shingon, là một học giả chữ Phạn nổi tiếng vào thời đại Tokugawa. Lúc còn trẻ ông thường hay diễn thuyết cho các anh em bạn học.
    Mẹ của ông nghe được về chuyện này và viết cho ông một lá thư:
    "Con à, mẹ không nghĩ rằng con trở thành một người hiến mình vào cửa Phật bởi vì con muốn trở thành một cuốn tự điển sống cho các người khác. Sự hiểu biết và phê phán, vinh quang và danh dự cũng chẳng đi đến đâu. Mẹ muốn con hãy chấm dứt cái việc diễn thuyết đó đi. Hãy tự lánh mình trong một thiền viện nhỏ bé ở một nơi xa xôi trong núi. Con hãy dành thì giờ của mình để thiền định và bằng cách đó mà đạt sự chứng ngộ thật sự."

    Tài liệu tham khảo
    101 câu chuyện Thiền
    Link: http://www.budsas.org/uni/u-thien101/00.htm

    Mi Tiên vấn đáp
    Link: http://www.budsas.org/uni/u-kinh-mitien/mitien-00.htm
     
  2. giaitri Thành Viên Cấp 1

    có 1 người đến gặp vị thiền sư xin được giúp đỡ làm cách nào để " An tâm " của mình . Sau khi nghe ngươi này kể lể ....... vị thiền sư vui vẻ nhận lời :

    " Ngài lấy Tâm ra đi , ta sẽ an cho " .....

    có thể hỉu theo cach này khong pác ?
     
  3. leonate Thành Viên Vàng

    Theo mình hiểu ý của thiền sư là nếu cái Tâm thực có thì phải chỉ ra dc, phải lấy ra dc chứ, nếu ko thì cái đó không có thật, ko thật thì làm gì có an với không an.
     
  4. giaitri Thành Viên Cấp 1

    theo mình nghĩ trong Thiền hay trong giáo lý Phật học đều tồn tại TÂM .

    " Tâm sanh vạn pháp , Tâm diệt vạn pháp "
    " Vạn pháp quy một , một đi về đâu ?"
    " Trực chỉ nhân tâm , kiến tánh thành Phật - Đạt Ma Sư tổ " ...

    Theo tôi TÂM & PHẬT &.... đều là 1 . do đó chúng ta không nên sa vào việc tìm hiểu Tâm là gì , Phật là ai ? .... có rất nhiều giai thoại thiền bạn có thể tham khảo trong CHUYÊN PHÁP LUÂN / THƯ VIỆN HOA SEN ..... ( dùng Gôgle là ok ) . Sorry , co bạn nhậu hôm nào típ :snicker:
     
  5. coconuc Power Seller

    Tâm, vô lậu, địa ngục thiên đàng, vạn pháp, sinh diệt.... tất cả đều là thiền
     
  6. tuong18 Thành Viên Cấp 4

    để về tìm tài liệu lên đây bàn với ae, cái này mình cũng thích nè
     
  7. leonate Thành Viên Vàng

    Cám ơn bạn, quả thật là tâm là quan trọng, trong người có nhiều tạng, một số tạng quan trọng như tạng gan, tim nhưng không linh động và phong phú như tạng tâm.

    Theo mình nghĩ tâm người như cái gương, vốn là trong sáng thuần khiết, do ngoại cảnh tác động tâm có khi thăng hoa, có khi lại bị bụi bặm bám làm lu mờ.

    Lục Tổ Huệ Năng nhờ làm bài thơ "Tâm như đài gương sáng, không cần phải lau chùi, cứ để bụi dơ bám" mà được truyền y bát.

    Ý nghĩa huyền ảo thâm sâu mình ko hiểu hết, chỉ biết là cái gương của mình thì bị lu mờ, chỉ chăm lo lau chùi, tìm lại sự trong sáng.

    Tâm có lúc trong sáng, có lúc cũng đen tối u ám, nhưng đó ko phải là bản chất của tâm, mà chỉ là các hoạt động của tâm. Ta có thể tương tựa tâm làm bất cứ việc gì, tùy vào mục đích và sự lựa chọn mà tôi. Nương tựa tâm để tu học thì đạt đạo quả, tương tựa tâm học hành thì thành trí thức. Tương tựa tâm từ thì thành người nhân từ...
     
  8. sanhdieuvth Thành Viên Cấp 2

    e hok hỉu về cái này
     
  9. donbaclieu Thành Viên Vip

    Tâm sinh Thiền, Tâm sinh Trí
     
  10. Girl_8x Thành Viên Vàng

    có tịnh tâm thì mới nhận ra được nhiều điều, thiền là 1 cách tịnh tâm, cho mọi vật xung quanh ta xoay chuyển còn ta thì đứng yên, ngày xưa đức phật cũng thiền bên cây bồ đề ko ăn ko uống nhận ra nhân gian chỉ là hư ảo,người hóa thân thành phật, rời bỏ xác phàm. Vì vậy thiền có từ lâu đời và là 1 cách của nhà phật dạy ta để tâm hồn thanh thản
     
  11. leonate Thành Viên Vàng

    Mình hiểu ý của Girl-8x. Thiền là thuật điều phục tâm. Giống như có cách dạy chó nằm ngồi, huấn luyện ngựa chạy theo sự điều khiến... Thiền là điều phục cái tâm.

    Câu chuyện đầu đề có ai có kiến giải gì ko?
     
  12. boy_cool Thành Viên Cấp 2

    Theo ý mình như vầy:
    Câu chuyện số 1: ông này đã là giáo sư, hiểu biết nhiều nên thường ko nghe lời khuyên của người khác. Đâu cần suy nghĩ sâu xa, có nhiều điều đến từ những việc đơn giản nhất mà ta ko hề hay biết. Tâm phải tĩnh, mở rộng lòng thì mới thấu hiểu. Muốn biết về thiền nhưng còn nghi ngờ, suy nghĩ thì sẽ ko hiểu được.

    Câu chuyện thứ 2: Đã đi tu tức là dứt bỏ bụi trần, sao lại còn vương vấn thế gian?
     
  13. U.F.O Thành Viên Cấp 2

    híc chắc dốt văn từ bé đọc mà thấy ngu ngu người ra :-s
     
  14. leonate Thành Viên Vàng

    Không riêng gì bạn, mình đọc lần đầu loạt truyện này cũng há hốc mồm vì ko hiểu, nên mới mở topic này, lần lượt post các bài mà mình ko sao hiểu nổi để nhờ anh em kiến giải giúp.

    Mấy bài đầu này còn dễ hiểu, dùng để khởi động thôi.
     
  15. rest.in.peace Thành Viên Vàng

    đạo là không chấp mê bất ngộ - nhiều người vẫn lần tưởng mình đã ngộ đạo, nhưng giống như câu chuyện thứ 2, ngộ chỉ mới dừng lại ở cái vạt áo.
     
  16. Mr Lonely Thành Viên Cấp 1

    Mình cũng đồng ý với bạn, cái biết nhiều thì chỉ hơn cái biết ít mà thôi. Còn sự chứng ngộ, giải thoát thì cao xa hơn, khi đó thì dc cởi bỏ hết sự ràng buộc, biết hay ko biết. Buông bỏ hết sự hơn thua, tranh thắng.
     
  17. giaitri Thành Viên Cấp 1

    có 2 người bạn :
    A: dạo này sao thấy mày mệt mỏi quá ?
    B: bệnh hoài không hết
    A: đúng rồi ai kêu mày không buông cứ bịnh mãi sao khỏe được ?!

    ae thấy sao ? qua thớt khác nhé pác Leonate
     
  18. Mr Lonely Thành Viên Cấp 1

    Theo chỗ mình hiểu là thế này, thứ nhất là nghĩa tường mình, có bệnh thì ráng chữa, thuốc đắng giã tật, nhiều khi ko lo chữa trị, rồi ko lo cho bản thân ,để bệnh hoài rồi bảo sao bệnh hoài.
    Thứ 2 có thể là bịnh tưởng, cái ý nghĩ là mình bệnh hoạn, mệt mỏi nó khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và bệnh hoạn. Cái này cũng thường thấy. Nó cho thấy cái sức mạnh ghê gớm của tâm ý mình.

    Vậy chỉ cân bỏ cái ý nghĩ bi quan đó đi là sẽ dần hết bệnh. Đó là cách chữa của người bạn trong câu chuyện.

    Bạn nào có kiến giải thêm vào cho xôm tụ nha.
     
  19. giaitri Thành Viên Cấp 1

    Gửi pác bài ca con nhái :

    Sắc không , không sắc rất diệu huyền
    Chấp mê Tâm - Phật sẽ đảo điên
    " Bịnh " mãi làm sao đến cửa Thiền
    " Buông " đi tất cả , hết ưu phiền .
     
  20. Mr Lonely Thành Viên Cấp 1

    hay lắm, câu trả lời bằng thơ khéo thật.
     

Chia sẻ trang này