Tìm kiếm bài viết theo id

Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Trong đo đạc Nhà Cửa

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi mamay, 3/3/08.

ID Topic : 123907
Ngày đăng:
3/3/08 lúc 10:39
  1. mamay Thành Viên Cấp 2

    Tham gia ngày:
    18/11/07
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    364
    Qua thực tế thiết kế và thi công một số công trình, chúng tôi thường được chủ nhà yêu cầu đo đạc cửa nẻo theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy họ vẫn rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này. Tuy không phải là những nhà địa lý nhưng do có tham bác qua một số thư tịch chúng tôi có thể hướng dẫn các bạn nhanh chóng sử dụng được cây thước này. Vấn đề còn lại ở đây là liệu đo đạc theo thước Lỗ Ban có phải là một hành động mê tín hay không. Có người cho đó là mê tín vì một lý do hết sức đơn giản, trên cây thước Lỗ Ban toàn những chữ Hán ngoằn ngèo giống bùa chú. Theo quan niệm cá nhân chúng tôi, thước Lỗ Ban là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ một hệ thống đo đạc nào trên thế giới, nó được đúc kết và đã thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của các bạn mà nghiệm được rằng khi tai hoạ có đến cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến cũng may mắn hơn thêm.





    1. THÂN THẾ LỖ BAN

    Lỗ Ban, truyền thuyết họ Công Thâu tên gọi là Ban, người nước Lỗ đời Xuân Thu (hiện tại thuộc tỉnh Sơn Đông), cùng thời Mặc Tử (một triết gia nổi tiếng). Vì ông là người nước Lỗ, cho nên mọi người đều gọi ông là Lỗ Ban. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư.

    2. THƯỚC LỖ BAN

    Các nhà địa lý thường họ có cho riêng mình một cây thước Lỗ Ban (bằng gỗ) nhưng chúng ta chỉ sử dụng một lần cho ngôi nhà của mình nên không cần phải tự làm riêng chi cho tốn kém, chỉ cần đến các tiệm tạp hoá dọc đường Lê Lợi (Sài Gòn) là có thể mua được một cây thước kéo có kèm thước Lỗ Ban. Xin khẳng định trước để các bạn yên tâm là thước Lỗ Ban này hoàn toàn chính xác, sử dụng được.

    Khi kéo cây thước này ra các bạn sẽ thấy có 2 hàng chữ Hán nằm trong các ô, một hàng chữ lớn và một hàng chữ nhỏ. Các bạn cứ lần theo hàng chữ lớn cho đến ô có số 1 nhỏ, đối chiếu ta được 42.9 cm hoặc gần 17 inches, đó chính là chiều dài của một cây thước Lỗ Ban. Như vậy suốt chiều dài cây thước kéo, loại 5 m chẳng hạn, chỉ là một sự lập đi lập lại hơn 11 cây thước Lỗ Ban. Điều đó là một thuận tiện vì nếu sử dụng thước Lỗ Ban gỗ tự làm (chỉ một đoạn 42.9 cm) như các nhà địa lý, khi đo một khoảng cách lớn phải dời thước tới lui gây ra sai số, có thể chệch đi tốt xấu trong gang tấc.

    Một cây thước Lỗ Ban có 8 cung (hàng chữ lớn, nằm trong ô vuông), là biến thể của đồ hình Bát quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta sắp lại theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự sau

    Tài - Bệnh - Li - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Bản

    Trong mỗi cung đó lại chia thành 4 cung nhỏ mà chúng tôi sẽ giải thích cặn kẽ cho các bạn hiểu. Chú ý là chúng ta vẫn đang xem xét hàng chữ lớn.

    ° Cung thứ 1 (đỏ, tốt) - Tài: tiền của, chia thành:
    - Tài Đức : có tiền của và có đức
    - Bảo Khố : kho báu
    - Lục Hợp : sáu cõi đều tốt (Đông-Tây-Nam-Bắc và Trời-Đất)
    - Nghinh Phúc : đón nhận phúc đến

    ° Cung thứ 2 (đen, xấu) - Bệnh: bệnh tật, chia thành:
    - Thoái Tài : hao tốn tiền của, làm ăn lỗ lã
    - Công Sự : tranh chấp, thưa kiện ra chính quyền
    - Lao Chấp : bị tù
    - Cô Quả : chịu phận cô đơn

    ° Cung thứ 3 (đen, xấu) - Li: chia lìa, chia thành:
    - Trường Khố: dây dưa nhiều chuyện
    - Kiếp Tài: bị cướp của
    - Quan Quỉ: chuyện xấu với chính quyền
    - Thất Thoát: mất mát

    ° Cung thứ 4 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chính nghĩa, tình nghĩa, chia thành:
    - Thiêm Đinh : thêm con trai
    - Ích Lợi: có lợi ích
    - Quí Tử: con giỏi, ngoan
    - Đại Cát: rất tốt

    ° Cung thứ 5 (đỏ, tốt) - Quan: quan chức, chia thành:
    - Thuận Khoa: thi cử thuận lợi
    - Hoạnh Tài: tiền của bất ngờ
    - Tiến Ích: làm ăn phát đạt
    - Phú Quý: giàu có

    ° Cung thứ 6 (đen, xấu) - Kiếp: tai hoạ, chia thành:
    - Tử Biệt: chia lìa chết chóc
    - Thoái Khẩu: mất người
    - Ly Hương: xa cách quê nhà
    - Tài Thất: mất tiền của

    ° Cung thứ 7 (đen, xấu) - Hại: thiệt hại, chia thành
    - Tai Chí: tai hoạ đến
    - Tử Tuyệt: chết mất
    - Bệnh Lâm: mắc bệnh
    - Khẩu Thiệt : mang hoạ vì lời nói
    ° Cung thứ 8 (đỏ, tốt) - Bản: vốn liếng, bổn mệnh, chia thành:
    - Tài Chí: tiền của đến
    - Đăng Khoa: thi đậu
    - Tiến Bảo: được của quý
    - Hưng Vượng:làm ăn thịnh vượng

    Tiếp theo chúng tôi giải thích sơ lược phần thước có hàng chữ nhỏ, đây là thước Lỗ Ban kết hợp, nó có chiều dài 38.8 cm (các bạn sẽ thấy có số 1 nhỏ xuất hiện tại vị trí này), và cũng như phần trên nó cũng lập đi lập lại suốt chiều dài thước kéo. Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau

    ° Cung 1 (đỏ, tốt) - Đinh: con trai, chia thành:
    - Phúc Tinh: sao Phúc
    - Cập Đệ: thi đỗ
    - Tài Vượng: được nhiều tiền của
    - Đăng Khoa: (từ đây trở đi, từ nào đã giải thích, các bạn xem lại ở trên)

    ° Cung 2 (đen, xấu) - Hại: chia thành:
    - Khẩu Thiệt
    - Bệnh Lâm
    - Tử Tuyệt
    - Tai Chí

    ° Cung 3 (đỏ, tốt) - Vượng: thịnh vượng, chia thành
    - Thiên Đức: đức của trời ban
    - Hỉ Sự: gặp chuyện vui
    - Tiến Bảo
    - Nạp Phúc: đón nhận phúc
    ° Cung 4 (đen, xấu) - Khổ: khổ đau, đắng cay, chia thành
    - Thất Thoát
    - Quan Quỉ
    - Kiếp Tài
    - Vô Tự : không con nối dõi

    ° Cung 5 (đỏ, tốt) - Nghĩa: chia thành:
    - Đại Cát
    - Tài Vượng: nhiều tiền của
    - Ích Lợi
    - Thiên Khố: kho trời

    ° Cung 6 (đỏ, tốt) - Quan: chia thành:
    - Phú Quý
    - Tiến Bảo
    - Hoạnh Tài
    - Thuận Khoa

    ° Cung 7 (đen, xấu) - Tử: chết chóc, chia thành:
    - Ly Hương
    - Tử Biệt
    - Thoái Đinh : mất con trai
    - Thất Tài : mất tiền của

    ° Cung 8 (đỏ, tốt) - Hưng: hưng thịnh, chia thành:
    - Đăng Khoa
    - Quí Tử
    - Thiêm Đinh
    - Hưng Vượng

    ° Cung 9 (đen, xấu) - Thất: mất mát, chia thành:
    - Cô Quả
    - Lao Chấp
    - Công Sự
    - Thoái Tài

    ° Cung 10 (đỏ, tốt) - Tài: chia thành:
    - Nghinh Phúc
    - Lục Hợp
    - Tiến Bảo
    - Tài Đức

    3. CÁCH ĐO ĐẠC

    Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa.

    Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Sách Đạo Đức Kinh , chương 11, Lão Tử có nói: “Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kỳ vô, hữu thất chi dụng” nghĩa là “Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được”.

    Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thuỷ, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, vì nhiều khi các bạn chừa lỗ cửa đúng kích thước Lỗ Ban nhưng khi lắp cửa vào do có thêm các gờ đố cửa mà làm sai chệch cung tốt - xấu. Cách thức đo là các bạn kéo thước từ mép cửa này sang mép cửa kia, nếu rơi vào cung đỏ là ta được kích thước tốt, rơi vào cung đen là kích thước xấu, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85 cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng , màu đỏ - tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí , màu đen - xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước. Ngoài cửa nẻo ra thì giường nằm và bàn làm việc cũng nên theo kích thước Lỗ Ban, cách thức đo tương tự.

    4. SỰ ỨNG NGHIỆM CỦA CÁC CUNG

    ° Cung Tài: nghĩa là tiền của, ứng nghiệm tốt nhất với cổng lớn, nơi đón nhận của cải từ ngoài vào.

    ° Cung Bệnh: là đau bệnh, ứng đặc biệt vào nhà vệ sinh. Nơi này thường là góc hung (xấu) của nhà, cửa lọt vào chữ Bệnh sẽ thuận lợi cho bệnh tật sinh ra.

    ° Cung Ly: là chia lìa, rất kỵ cho cửa trong nhà. Cửa lọt vào chữ Ly, chồng thì làm ăn xa nhà, vợ gặp điều quyến rũ, con cái hoang đàng phá phách.

    ° Cung Nghĩa: rất tốt cho cổng lớn và cửa nhà bếp, cửa các phòng thông nhau thì không nên.

    ° Cung Quan: rất kỵ ở cổng lớn vì tránh chuyện kiện tụng ra chính quyền, nhưng lại tốt ở cửa phòng riêng vợ chồng vì sẽ sinh con quí tử.

    ° Cung Kiếp: là bị cướp, tượng trưng cho tai hoạ khách quan đến từ bên ngoài khiến hao tổn tiền của. Tránh ở cổng lớn, nhất là các cửa hàng, tiệm buôn càng nên lưu ý.

    ° Cung Hại: tượng trưng cho mầm xấu nhen nhúm từ bên trong, kỵ ở các cửa phòng trong nhà.

    ° Cung Bản: thích hợp cho cổng lớn.

    Như vậy là chúng tôi đã trình bày cặn kẽ cây thước Lỗ Ban - một kinh nghiệm cổ truyền quí báu - hòng giúp các bạn tự mình có thể đo đạc tìm ra một kích thước tốt nhất cho cửa nẻo ngôi nhà. Trong cuộc sống, hoạ phúc khôn lường, như câu chuyện "Tái ông thất mã" thì rõ ràng hoạ là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của hoạ. Dẫu biết vậy nhưng đã là con người ai không mong gặp chuyện phúc lành - may mắn tránh bớt điều tai ương - rủi ro, sử dụng thước Lỗ Ban cũng là vì lý do đó. Các bạn nên nhớ rõ cho rằng một cây thước không thể quyết định được vấn đề hoạ phúc, nó chỉ tạo cho mình một sự vững tâm khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, chính sự vững tâm đó mới mang lại những cơ hội tốt lành cho bản thân.

    Cuối cùng chúng tôi mong rằng các bạn sử dụng và yêu mến cây thước Lỗ Ban như một kinh nghiệm của ngày xưa, các bạn đừng quá tôn thờ đặt hết niềm tin vào nó để rồi biến nó thành một trò mê tín dị dđoan. Chúng tôi xin được mượn lời của Khổng Tử làm lời kết cho bài viết này, “Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ” nghĩa là “Chuyên chú vào những điều dị đoan, chắc chắn có hại”.

    Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Trong đo đạc Nhà Cửa
    Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Trong đo đạc Nhà Cửa - 1
     
    ponchen thích bài này.
  2. ipodvn Thành Viên Kim Cương

    tui làm bên nội thất lúc trước khách có yêu cầu dùng mà bi giờ hết khách nào kiu làm .
     
  3. xiexie Thành Viên Cấp 4

    wow...wá tuyệt..thank bác mamay nhiều nghen..hay lắm...
     
  4. hoahausaigon Thành Viên Cấp 2

    cái này cũng đúng lắm các bác a! minh có làm rồi rất good
     
  5. ipodvn Thành Viên Kim Cương

    kể nghe đi bác !
     
  6. NTD Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    nge sặc máu mũi ráng chịu
     
  7. htvinh2000 Thành Viên Cấp 6

    nghe thước lỗ ban đã lâu rồi bây h mới nghe dc tường tận.
    thước được bán ở đâu vậy (CH nào vậy)? giá mắc ko?nếu rẻ mua về đo thử
     
  8. mattroidem Thành Viên Cấp 3

    Vui lòng cho em xem hình cây thước ra sao đi. Thanks bro!
     
  9. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    nó nằm ở trang 1 đó,hay bác ra mua cây thước dây rút loại tốt ở mấy tiệm bán đồ nghề,thường thường cũng có in thước lổ ban trên đó luôn.Nó nằm giửa cm với in.
     
  10. chuatocrung Thành Viên Mới

    [FONT= ]BÁN THƯỚC LỖ BAN TIẾNG VIỆT[/FONT]
    [FONT= ]& HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯỚC LỖ BAN [/FONT]
    [FONT= ]TRONG ĐO ĐẠC NHÀ CỬA…[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Trên phương diện địa lý Phong thủy, nhà ở, dinh thự cùng các cửa trong nhà cần phải coi hướng La bàn thật kỹ đã đành, nhưng vấn đề kích thước rộng hẹp, cao thấp của những căn phòng như phòng ngủ, nhà bếp… Và kích thước cửa giả cũng cũng rất quan hệ đến sự cát hung, thịnh suy cho chủ nhà và con cháu của họ. Phép đo nhà cửa trong ngành địa lý gọi là Dương Trạch Xích Pháp. Ngày xưa có 4 phép đo bằng 4 loại thước đó là: 1. Thước Tý; 2. Thước Khúc Xích; 3. Thước Lỗ Ban; 4. Thước Huyền Nữ Xích. Trải qua quá trình phát triển hiện nay chỉ còn thước Lỗ Ban là thông dụng. Vậy tại sao trải qua hàng ngàn năm mà thước Lỗ Ban vẫn được tin dùng rộng rãi cho đến ngày nay? Phải chăng những kích thước Lỗ Ban có những ảnh hưởng hay hiệu lực kỳ diệu tích cực đến đời sống, thái độ, suy nghĩ và tư duy của con người?[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Cái cửa là gì? Trên thực tế chỉ là chỗ mở để ra vào, nhưng trên phương diện biểu tượng, cửa chính là nơi chốn như ta nói: Cửa quan, cửa thánh, cửa phật, cửa khổng… Đông Y quan niệm: “ Bệnh tòng Nhập khẩu” (bệnh do từ cửa miệng mà ra). Ta vẫn nghe: Mắt là cửa sổ của tâm hồn! Trên nền tảng lý luận và biểu tượng đó ta thấy ý nghĩa tàng ẩn của các chữ Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa ... trên thước Lỗ ban. [/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Cuộc sống con người luôn luôn hướng về những điều phúc lợi, tránh những điều tai họa, đó là lẽ đương nhiên… Những điều Phúc Lợi hay tai họa có thể là thiên định vì xảy đến ngoài sự tiên liệu, nhưng cũng có thể nằm trong sự tính toán, quyết định của con người mà ta nói là nhân định, tức là do cả hai. Các yếu tố thiên định và nhân định thường có ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau. [/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Nếu bạn là người môi giới, mua bán nhà đất, xây dựng nhà cửa mà chưa có hoặc chưa biết sử dụng hoặc sử dụng mà chưa hiểu rõ “chân tơ kẽ tóc” của thước Lỗ Ban thì thật là một thiệt thòi lớn cho bạn vì nếu am hiểu nó sẽ giúp gia chủ nghe theo sự tư vấn và “gửi trọn niềm tin” ở bạn... Hoặc nếu gia đình bạn chuẩn bị sửa chữa, xây nhà mới hay mua sắm giường, tủ, bàn làm việc… thì việc lựa chọn, sử dụng kích thước tốt theo thước Lỗ Ban để chọn cung tốt như: Tài, Hưng, Vượng và tránh những cung xấu như Tử, Hại, Ly… cũng là điều hết sức cần thiết. [/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Từ xưa đến nay trên thị trường xây dựng, chúng ta thường thấy thước Lỗ Ban xuất hiện bày bán rất nhiều, trên hình thức thước cuộn từ 3 mét trở lên, trước tiên là thước Lỗ Ban do Trung Quốc sản xuất, chia chiều dọc làm hai phần, phần trên là thước tấc để đo, phần dưới là thước Lỗ Ban. Tất nhiên là ngôn ngữ trên thước cũng toàn là tiếng Trung Quốc, khoảng 20 năm về trước mấy bác thợ nề, thợ mộc cứ thế mà mày mò “khoản đen thì bỏ, khoản đỏ thì dùng”, chứ không hiểu trong thước nói gì?…Và cách sử dụng cho chính xác ra sao?[/FONT][FONT= ][/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Ngày nay, qua thực tế tư vấn, thiết kế và thi công một số công trình nhà dân, các kiến trúc sư (KTS) thường được chủ nhà (hoặc biết ít nhiều hoặc am hiểu về Phong Thủy) yêu cầu đo đạc cửa nẻo theo thước Lỗ Ban, điều đó cho thấy người dân vẫn rất tin tưởng vào cây thước cổ truyền này, (chủ nhà làm nhà thì nghe theo thầy, còn KTS thì phải nghe theo chủ nhà!). Từ việc bố trí số lượng bậc cầu thang bị ảnh hưởng bởi Sinh - Lão - Bệnh - Tử... rồi chiều cao và rộng bậc cầu thang, hướng cửa, kích thước cửa chính, cửa sổ, kích thước các phòng, hướng bếp, hướng phòng khách, phòng ngủ…[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Tuy không phải là nhà địa lí hay thầy phong thủy nổi danh nhưng do có tham khảo tài liệu cổ, trao đổi với các thầy chùa, cộng với quá trình tìm hiểu nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu chúng tôi có thể hướng dẫn các bạn nhanh chóng sử dụng được cây thước này. Vấn đề còn lại ở đây là liệu đo đạc theo thước Lỗ Ban có phải là một hành động mê tín hay không. Có người cho đó là mê tín vì một lý do hết sức đơn giản, trên cây thước Lỗ Ban toàn những chữ Hán ngoằn ngèo giống bùa chú. Theo quan niệm cá nhân chúng tôi, thước Lỗ Ban là một cây thước kinh nghiệm, nó không thuộc bất kỳ một hệ thống đo đạc nào trên thế giới, nó đúc kết và được thử nghiệm cả ngàn đời nay chỉ để phân định hai chữ tốt xấu. Dĩ nhiên chỉ bằng một cây thước làm sao cải đổi được vận mạng, nhưng có lẽ qua chính sự sử dụng của các bạn mà nghiệm được rằng khi tai họa có đến cũng nhẹ đi một chút, lộc phúc có đến cũng may mắn hơn thêm.[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm trong lòng đất vốn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]NGUỒN GỐC THƯỚC LỖ BAN [/FONT][FONT= ]
    Lỗ Ban tương truyền là ông tổ của nghề mộc (ông là người nước Lỗ đời Xuân Thu – hiện nay thuộc tỉnh Sơn Đông, tên gọi của ông là Ban). Sau này mọi người đều gọi ông là Lỗ Ban vì đã phát minh ra cây thước Lỗ Ban. Ông là một người thợ nổi tiếng thời cổ đại và cũng là một nhà phát minh xuất sắc. Từ ngàn năm nay, thợ mộc và thợ xây dựng Trung Quốc đều tôn thờ ông như một vị tổ sư. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ biết rằng trong Phong Thuỷ thì nó được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa (dương trạch) và âm phần.[/FONT]
    [FONT= ]
    ỨNG DỤNG THƯỚC LỖ BAN TRONG PHONG THỦY
    Các nhà địa lí thường họ có cho riêng mình một cây thước Lỗ Ban (bằng gỗ) nhưng chúng ta chỉ sử dụng một lần cho ngôi nhà của mình nên không cần phải tự làm riêng chi cho tốn kém, qua nhiều năm trải nghiệm thực tế, đối chiếu các tài liệu cổ kết hợp với thực tế ở Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông và tại Việt Nam bạn có thể mua được một cây thước kéo có kèm thước Lỗ Ban đã được Việt hóa. Xin khẳng định trước để các bạn yên tâm là thước Lỗ Ban này hoàn toàn chính xác phù hợp với kích thước chuẩn, sử dụng được.

    Khi kéo cây thước này ra các bạn sẽ thấy có 2 hàng chữ nằm trong các ô, một hàng chữ lớn và một hàng chữ nhỏ. Các bạn cứ lần theo hàng chữ lớn cho đến ô có số 1 nhỏ, đối chiếu ta được 42.9 cm hoặc gần 17 inches, đó chính là chiều dài của một cây thước Lỗ Ban. Như vậy suốt chiều dài cây thước kéo, loại 5 m chẳng hạn, chỉ là một sự lặp đi lặp lại hơn 11 cây thước Lỗ Ban. Điều đó là một thuận tiện vì nếu sử dụng thước Lỗ Ban gỗ tự làm (chỉ một đoạn 42.9 cm) như các nhà địa lí, khi đo một khoảng cách lớn phải dời thước tới lui gây ra sai số, có thể chệch đi tốt xấu trong gang tấc. Một cây thước Lỗ Ban có 8 cung (hàng chữ lớn, nằm trong ô vuông), là biến thể của đồ hình Bát quái, thay vì sắp theo hình tròn người ta sắp lại theo hàng ngang. Trong 8 cung đó có 4 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen), đi từ trái sang phải sắp xếp theo thứ tự sau: [/FONT]
    [FONT= ]Tài - Bệnh - Ly - Nghĩa - Quan - Kiếp - Hại - Mạng[/FONT][FONT= ]

    Tiếp theo tôi giải thích sơ lược phần thước có hàng chữ nhỏ, đây là thước Lỗ Ban kết hợp, nó có chiều dài 38.8 cm dùng cho âm phần (các bạn sẽ thấy số 1 nhỏ xuất hiện tại vị trí này), và cũng như phần trên nó cũng lập đi lập lại suốt chiều dài thước kéo. Thước này gồm 10 cung, 6 cung tốt (màu đỏ) và 4 cung xấu (màu đen). Đi từ trái sang phải, thứ tự như sau:[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Đinh - Hại - Vượng - Khổ - Nghĩa - Quan - Tử - Hưng - Thất - Tài[/FONT][FONT= ]

    Ghi chú thêm của tác giả: Có lẽ thước Lỗ Ban sau một thời gian dài tồn tại đến nay đã không còn 1 loại kích thước duy nhất. Theo các tài liệu cổ và một số cây thước được lưu giữ trong viện bảo tàng thì tồn tại 2 kích thước tương đương 42,9 cm hoặc 52 cm. Điều này cũng giống như các môn phái võ hay tôn giáo được hình thành và phát triển, khó có thể chỉ ra được môn phái, tôn giáo nào là ưu việt nhất.

    Vậy dùng cây thước nào là tốt nhất? Cá nhân tôi sẽ sử dụng thước kéo sẵn và chọn sao cho cả thước lỗ ban trên và dưới đều là cung tốt. Nếu không tôi dùng 42.9 cm vì đây là thước sẵn có. Còn tự làm thước 52cm ngại lắm, mặc dù có phần mềm trên máy tính, thậm chí có cả phần add-on vào autocad cho các loại thước Lỗ Ban nhưng với cây thước thật vẫn dễ sử dụng hơn[/FONT]
    [FONT= ]
    CÁCH ĐO ĐẠC
    Thước Lỗ Ban được sử dụng đo đạc trong xây dựng dương trạch (nhà cửa) và âm cơ (mộ phần). Ở đây chúng tôi chỉ bàn về xây dựng nhà cửa. Về âm phần xin trình bày ở phần khác.[/FONT]
    [FONT= ]
    Trong nhà, cái quan trọng nhất là cửa nẻo, chỗ chúng ta hàng ngày vẫn đi qua lại. Sách Đạo Đức Kinh, chương 11, Lão Tử có nói Tạc hộ dũ dĩ vi thất, đương kì vô, hữu thất chi dụng [/FONT]鑿戶牖[FONT= ]nghĩa là Đục cửa và cửa sổ để làm nhà, chính nhờ cái trống không đó mà nhà mới dùng được. Khi đo cửa, các bạn nên nhớ chỉ đo khoảng thông thủy, nghĩa là tính từ mép trong của cửa, điều này rất quan trọng, vì nhiều khi các bạn chừa lỗ cửa đúng kích thước Lỗ Ban nhưng khi lắp cửa vào do có thêm các gờ đố cửa mà làm sai chệch cung tốt – xấu. Cách thức đo là các bạn kéo thước từ mép cửa này sang mép cửa kia, nếu rơi vào cung đỏ là ta được kích thước tốt, rơi vào cung đen là kích thước xấu, đo cả chiều rộng lẫn chiều cao cửa. Nhưng có một điều các bạn đặc biệt lưu ý, do thước Lỗ Ban của chúng ta sử dụng có thêm phần thước kết hợp, tức là phần thước hàng chữ nhỏ, nên có khi cửa đã lọt vào cung tốt ở hàng trên, hàng dưới lại là cung xấu và ngược lại. Đó chính là luật bù trừ trong vũ trụ, ta được ở mặt này lại mất ở mặt khác, không thể có cái gọi là hoàn hảo trên đời này. Như vậy, để được một kích thước tốt, cần phải trên đỏ, dưới đỏ. Ví dụ, cửa phòng bạn có kích thước 85 cm, nghĩa là lọt vào cung Hưng Vượng [/FONT]興旺[FONT= ], màu đỏ / tốt nhưng đối chiếu hàng bên dưới lại lọt vào cung Tai Chí [/FONT]災至[FONT= ], màu đen / xấu. Để khắc phục các bạn có thể nới rộng cửa ra từ 86 đến 89 cm chẳng hạn. Cách sửa chữa khi cửa lọt vào cung xấu là các bạn có thể bào bớt cửa, đóng thêm nẹp, hoặc cùng lắm là làm lại khuôn cửa và cánh cửa mới cho đúng kích thước.[/FONT]
    [FONT= ]
    Ngoài cửa nẻo ra thì giường nằm và bàn làm việc, ghế, bàn thờ, bậc cầu thang… cũng nên theo kích thước Lỗ Ban. Cách thức đo tương tự. Lưu ý số bậc cầu thang nên là số lẻ. Tốt nhất nên rơi vào Sinh, thứ nhì là Lão tránh để số bậc rơi vào Bệnh hoặc Tử. Cổ bậc cầu thang nên chọn từ 17-23cm vừa ý nghĩa về mặt Phong Thủy, vừa dễ lên xuống và ít bị mỏi chân. Qua kinh nghiệm của chúng tôi một số nhà làm cổ bậc cầu thang không tính toán cao 33cm rơi vào cung rất xấu. Gia đình thường hay gặp điều chẳng lành mặt khác việc lên xuống cầu thang cũng rất khó khăn. Hơn thế nữa cầu thang còn quay ra hướng cửa chính lại vô cùng bất lợi. Tiền của trong nhà có chút ít rồi lại “đội nón ra đi”.

    LỜI KẾT
    Như vậy là chúng tôi đã trình bày cặn kẽ cây thước Lỗ Ban – một kinh nghiệm cổ truyền quí báu – hòng giúp các bạn tự mình có thể đo đạc tìm ra một kích thước tốt nhất cho cửa nẻo ngôi nhà. Trong cuộc sống, họa phúc khôn lường, như câu chuyện Tái ông thất mã thì rõ ràng họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ nấp của họa. Dẫu biết vậy nhưng đã là con người ai không mong gặp chuyện phúc lành, may mắn tránh bớt điều tai ương, rủi ro. Sử dụng thước Lỗ Ban cũng là vì lí do đó, các bạn nên nhớ rõ cho rằng một cây thước không thể quyết định được vấn đề họa phúc, nó chỉ tạo cho mình một sự vững tâm khi ra ngoài tiếp xúc với xã hội, chính sự vững tâm đó mới mang lại những cơ hội tốt lành cho bản thân.

    Cuối cùng chúng tôi mong rằng các bạn sử dụng và yêu mến cây thước Lỗ Ban như một kinh nghiệm của ngày xưa, các bạn đừng quá tôn thờ đặt hết niềm tin vào nó để rồi biến nó thành một trò mê tín dị đoan. Chúng tôi xin được mượn lời của Khổng Tử làm lời kết cho bài viết này, Công hồ dị đoan, tư hại dã dĩ [/FONT]攻乎異[FONT= ] (Luận Ngữ, chương Vi Chính, tiết 16), nghĩa là Chuyên chú vào những điều dị đoan, chắc chắn có hại.[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Thông tin thêm cho bạn:[/FONT]
    [FONT= ]Thước Lỗ ban ngày nay rất cần thiết cho các Kiến trúc sư, người kinh doanh nhà đất, người buôn bán, gia chủ. Khi bản thân bạn hay gia đình gặp những trở ngại trong cuộc sống biết đâu đó kích thước cửa nhà, cửa sổ, bậc cầu thang, giường, tủ, bàn làm việc… chưa phù hợp, chưa rơi vào cung tốt? Nếu có cây thước này trong tay bạn có thể tự kiểm tra và khắc phục những khiếm khuyết sẵn có trong ngôi nhà của bạn hoặc nếu như bạn có ý định xây nhà, mua sắm nội thất thì tại sao không chọn theo những kích thước tốt, cung đẹp? Chiếc thước Lỗ Ban theo Phong Thủy đã được Việt hóa kèm chú giải chi tiết ý nghĩa từng cung, từng con số đã được chúng tôi biên soạn kỹ lưỡng tặng kèm khi quý bạn ủng hộ mua thước Lỗ Ban của chúng tôi![/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Ai có nhu cầu mua để nghiên cứu, sử dụng, ứng dụng trong thực tiễn xin vui lòng liên hệ số điện thoại: [/FONT][FONT= ]0908 590 590[/FONT][FONT= ] gặp Duy. Nhận gửi hàng qua Bưu điện hoặc giao hàng (có tính phí) trên toàn quốc.[/FONT]
    [FONT= ]Xuất xứ sản phẩm: TAIWAN[/FONT][FONT= ][/FONT]
    [FONT= ]Giá bán: 70.000 – 100.000 đ/chiếc (kèm theo chú giải tương ứng cho từng kích thước gồm:[/FONT]
    [FONT= ]1. [/FONT][FONT= ]Luận giải chi tiết sự ứng nghiệm của các cung[/FONT][FONT= ][/FONT]
    [FONT= ]2. [/FONT][FONT= ]Giải thích ý nghĩa chi tiết của từng cung[/FONT][FONT= ][/FONT]
    [FONT= ]Bỏ tiền mua 01 lần, hiểu ý nghĩa từng cung, từng kích thước sử dụng mãi mãi![/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Sản phẩm được phân phối độc quyền tại:[/FONT]
    [FONT= ]Tại Hà Nội:[/FONT]
    [FONT= ]Số nhà 16 Tập thể Licola, Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội[/FONT]
    [FONT= ]Điện thoại: 0933 903 405[/FONT]
    [FONT= ]Người liên hệ: Ms Hạnh[/FONT]
    [FONT= ] [/FONT]
    [FONT= ]Tại Tp HCM:[/FONT]
    [FONT= ]Số 377 Bà Hạt, Phường 4, Quận 10, Tp HCM[/FONT]
    [FONT= ]Điện thoại: 0908 590 590[/FONT]
    [FONT= ]Người liên hệ: Mr Duy[/FONT]
    [FONT= ]Email: [/FONT][FONT= ]bdshanoi@yahoo.com[/FONT]
    [FONT= ](Mua số lượng lớn từ 10 chiếc trở lên vui lòng liên hệ 0908 590 590 để có giá ưu đãi)[/FONT]
     
  11. BAO_NAM Thành Viên Bạch Kim

    Hèn zì mấy xếp mình mỗi lần đo bàn hay cửa ra vào phòng làm việc cứ 1 , 2 bắt phải kiếm cho được thước lỗ ban !! giờ mới hỉu , thanks chủ thớt !!
     
  12. big.zero Thành Viên Bạch Kim

    cái này có phải cái thước đo coi làm cửa kích thước sao đúng ko bro?
    mình thấy cửa phòng ng` ta hay làm 81 ^^
     
  13. ANDY1606 Thành Viên Cấp 5

    cho minh hoi co bro nao toi do dum va sua chua lun dum k,dao nay minh va baxa cu cai nhau om xum toan chuyen k dau,minh cung bun lam bgio cai gi cung fai tin het chi can gia dinh em ấm
     
  14. many Thành Viên Mới

    Hầu hết các loại thước kéo, thước dây do Trung quốc sản xuất ở thị trường VN, không biết có dụng ý gì nhưng có một số thước , đặc biệt thước kéo, chiều dài không đúng ví dụ: 1,5m chì còn 1,49 m xê xích một chút không biết có ai để ý không. Vì vậy nếu làm gì cần chính xác nên dùng thước của các nước Âu Mỹ.
    Mọi người nên kiểm chứng xem tôi nói có đúng không
     
  15. ::orion:: Thành Viên Cấp 6

    vụ xê xích mình có nghe nói ,càng dài thì càng xê xích nhiều,cũng ko biết sao.Cách Sử Dụng Thước Lỗ Ban Trong đo đạc Nhà Cửa

    cây Thước Lỗ Ban 70k với cây 100k khác nhau gì vậy ta?
     
  16. khoaisua Thành Viên Cấp 4



    có ai biết cách đo tính cửa 2 cánh ko các bác
     
  17. màu lá cẩm Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    đọc một hồi hoa hết cả mắt
     
  18. l3t4nph4t Dép Nam Hàng Xanh

    Giờ mới biết ý nghĩa của các cung trên cây thước
     
  19. tran pham Thành Viên Cấp 4

    Cái vụ này ai ko muốn tin cũng phải tin.
    Để cho đơn giản thì trên đỏ dưới đỏ là ok
     

Chia sẻ trang này