Tìm kiếm bài viết theo id

Cổ sử TRUNG –HOA và những dấu ???

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tinh_chet, 3/4/10.

ID Topic : 1739906
Ngày đăng:
3/4/10 lúc 19:26
  1. tinh_chet Thành Viên Cấp 3

    Tham gia ngày:
    7/5/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    701
    Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết cấu lịch sử dân tộc – quốc gia mình một cách máy móc thiếu biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian.
    Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm “hạn” khoảng đầu công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới luôn là kết quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và lân bang đều được ghi vào sách sử.
    Ta thử làm một con tính đơn giản, dân số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200 triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số nhà Hạ, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa trước Tần 2.000 năm , thì dân số Trung hoa lỉệu có bao nhiêu ?; với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích Trung Hoa ngày nay là điều không thể có ; Lý do rất đơn giản là điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời vua Chuyên Húc (2513 –n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền thuyết xa xôi lắm lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức phần lớn lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
    Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn. Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 – 3 kg lớn lên tới độ 23 – 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 – 60 kg, còn “Hán Quốc” mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 – 25, đã có 9 châu mênh mông thiên địa …. đúng là thần nhân trong thần thoại….
    Như vậy làm sao ta có thể lý giải một việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu …, kinh Thư, Thiên Nghiêu Điển viết: “vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao…” Nam Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống; vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: “Giao Chỉ Quận Vương” trước khi nâng cấp lên “An Nam Quốc Vương”, sự việc đó chỉ cách nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á.
    Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán ? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy từ ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ ?
    Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có một số điểm mà ta không hiểu nổi.
    “Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân đã biết ‘tát nước vào ruộng’…” rõ ràng câu này chỉ sự canh tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: “nước, phân, cần, giống” mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi việc “dẫn thủy nhập điền” được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được lúa nước … cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy.
    Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất, ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất nằm ở giữa 4 tỉnh: Hà Nam – Hà Bắc – Sơn Đông – Sơn Tây. Qua đời Chu thì chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng sử Trung Hoa lại ghi: “Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa…”, nên trong Hán tự đã cấu thành bộ ‘bối’ nghĩa là ‘vỏ sò’, ‘vỏ hến’ để tạo nên các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán … nhưng dân sinh sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra?
    Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương đã biết dùng voi trong chiến trận …, nhưng lãnh thổ nhà Thương ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống ở miền xích đới và nhiệt đới, … không lẽ sử Trung Hoa sai lầm lớn đến thế?
    Hai loại “vật liệu” nền tảng của văn hóa Trung Hoa là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có khắc “Hoa tự” cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn minh Trung Hoa … nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang. Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng = chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát minh ra “kỹ thuật” khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng. Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta thấy có nhiều điều không thể xảy ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch chép: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo…” Quẻ Dự là Quẻ Chấn chồng trên Quẻ Khôn hay Địa; Chấn là sấm, sấm nổ trên đất đích thị chỉ quẻ Chấn chồng trên qủe Khôn, điều này giúp ta hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống sấm hay Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng kính tổ tiên . Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến ‘vũ nghi”, một nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống đồng loai I Heger chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam – Quảng tây của Trung Hoa, nơi này cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng, chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống đồng?
    Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao nhiêu tiền để dụ giỗ thu mua sách vở và bản đồ trong dân chúng , sau đó mất thêm không biết bao nhiêu là công sức để cưỡng bức tịch thu cho hết rồi mướn hơn 300 quan “bác sĩ” cạo sửa suốt 10 năm trời, sửa không nổi thì đốt cho sạch tang tích, nhưng cuối cùng vẫn bị lọt sổ....:
    Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch – Việt Nam Văn Minh Sử) như sau: “Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người ‘Việt Thường’ sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn nói rằng ‘đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn để sang chầu’. Chu Công đáp lời: ‘Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không tới khắp nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.’ , Người thông ngôn nói: ‘Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo: ‘Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.’ Chu Công đem đến cho vua Chu để dâng lên anh linh của tiên vương , khi sứ giả về quên mất đường, Chu Công tặng cho 5 cỗ biền xa, bốn mặt có diềm che và công cụ chỉ hướng NAM, sứ giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước (Việt Thường)”.
    Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: “Việt Thường là ‘Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam’”, có thể dịch là “tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ” Trong đoạn trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường là nước nào và ở đâu?

    Thêm một vấn đề nữa:
    Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng đức Hoả màu đỏ của nhà Chu, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt đều màu đen.
    - Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do 6 ngựa kéo.
    Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy xem:

    Cổ sử TRUNG –HOA và những dấu ???

    Nếu nhà Tần chọn Hành Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên thì nhà Chu không thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây (xin xem bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý của Dịch học vào lịch sử ; nhà Chu đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim, màu trắng).
    Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy, V.v…(tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v…) lại còn có cả: Hà Thủy và Giang Thủy … 2 con sông chính của Trung Hoa ; Hà và Giang nghĩa là gì Không lẽ người Trung Hoa không biết hay sao mà còn thêm chữ Thủy vào; chỉ có người không phải là người Trung Hoa khi lập bản đồ tưởng hà và giang là tên riêng nên mới làm như thế, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: “Sông …… Sông” (Giang = sông , Hà = sông , thủy =sông ).
    Còn một thực tế khó giải thích nữa: Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc – Nam của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang … tất cả là người Mongoloit cùng chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v… Như thế sẽ có một hệ quả là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit không phải là người Trung Hoa ? hay là họ bị diệt quốc và bị đồng hoá thành người Trung Hoa ? Điều này thật khó nói vì chính họ lại là dân “đa số” ở Trung Hoa hiện nay, và đối với những người Trung Hoa này huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên ; ở đây cũng không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai.
    Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất hợp lý:
    Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi, Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là đất phía bắc Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam ( giới sử học Trung quốc cho Hà sáo chỉ là vùng bắc Sơn tây như thế làm sao chứa nổi 44 huyện ? ) Thời Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ ….. (1 chữ đã bị xóa), dù chữ bị xóa là chữ “Phật” hay là gì đi nữa thì cũng nói đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước Triệu được, nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa.
    Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc nữa khiến người đọc không hiểu được:
    “Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ ‘Cửu Nguyên’ chạy suốt đến ‘Vân Dương’ … sau đó sai đắp đá ở đất ‘Cử ’ thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa, thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông?
    Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký cũng có một đoạn không thể hiểu nổ i: Lãnh thổ của Tần khi thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền “Bắc Hộ”… tức là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón ánh mặt trời. Giới nghiên cứu đồng nhận : miền “Bắc Hộ” là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân … đánh chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận?

    Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về đất nước và dân tộc Trung Hoa.
    Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca là 1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân “trống đồng” thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân “trống đồng”. Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định: “Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa”, đó là các dân tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác .v.v . như vậy là đã thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ văn minh cổ của Trung Hoa.
    Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1 trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của ông không được quan tâm và đào sâu thêm.
    Trước năm 1975, có một người dũng cảm lội ngược dòng đó là Linh mục Giáo sư Lương Kim Định, bằng kiến thức uyên bác và trực giác vô cùng bén nhạy ông đã dày công nghiên cứu và xuất bản cả một tủ sách về văn minh và nguồn gốc người Việt Nam… nhưng cũng chỉ là tiếng kêu trong hoang mạc… Thực may mắn trong 10 năm gần đây ngày càng nhiều người can đảm làm việc “đội đá vá trời” đó là Nguyễn Hồng Sinh với “Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm” xuất bản năm 2003, là Nguyễn Vũ Tuấn Anh với “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch” xuất bản năm 2002, là Nguyễn Thiếu Dũng, là Trương Thái Du với hàng loạt bài viết ngắn …,ở ngoài nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu đang chú ý tới vấn đề này Tất cả nhằm tìm ra nguồn gốc đích thực của người Việt Nam và văn minh Việt Nam, dù còn nhiều nhận định, kiến giải khác nhau, nhiều chứng lý chưa đủ trọng lượng, kết luận chưa hiển nhiên, chưa đủ sức thuyết phục, nhưng ít nhất công sức của các vị trên cũng đã có kết quả, tạo nên sự khởi động để nhiều người vào cuộc, số người tham gia việc “đội đá vá trời” ngày càng tăng, cứ như thế tăng lên mãi thì chắc chắn có ngày “vá được trời”.

    ST, nguồn thuvien-ebook
     
  2. sunlight_211 Thành Viên Bạch Kim

    Nhìn cái bài viết luộm thuộm kiểu này là hết muốn đọc.
     
  3. Lys97 Thành Viên Cấp 2

    Bài này thuộc dạng tự sướng kiểu dân Hán học văn minh của dân Việt, rồi đánh đồng Việt đó với Việt Nam xong kết luận dân Việt là number one. Cái quan trọng nhất là bằng chứng khảo cổ thì chẳng thấy trưng ra cái nào, toàn là ngồi suy diễn kiểu Trương Thái Du.
     
  4. chicam Thành Viên Cấp 4

    Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán ? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy từ ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ ?
    _Nhận Xét : Tiếc cho 1 người thông thuộc sử Trung nhưng lại ko có tí căn bản gì về từ Hán Việt. Bạn nói từ Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt và nhân định rằng nếu nói theo tiếng Trung phải là Nông thần ??? Vậy bạn có biết là từ Thân Nông là từ Hán Việt ko ??? Nếu ta viết theo chữ Trung sẽ là : phồn thể: 神農, giản thể: 神农 và được phiên âm là: Shénnóng. Cho nên thì sử sách Trung viết từ Thân Nông ko có gì là sai ngữ pháp cả. Tương tự như các từ Hà Nam, Hàm Bắc, Sơn Đông ... Các từ trên đều là từ Hán Việt nên không dính dáng gì đến Việt Ngữ bạn nhé.
     
  5. tinh_chet Thành Viên Cấp 3

    Nè bạn, tui ghi rõ ràng ở cuối bài là "ST" mà, "ST" có nghĩa là Sưu Tầm đó bạn. Tui thì tui chả thèm biết chữ tụi Tàu làm khỉ gì, nội nnghe tụi nó nói chuyện là thèm cho mỗi thằng một bộp tai rồi. Ghét và căm thù tụi nó chịu không nổi:angry:
     
  6. hoang1819 Thành Viên Cấp 5

    dài quá , oánh dấu tối về rãnh đọc
     
  7. quoc_trung488 Thành Viên Cấp 5

    giống tự sướng
     
  8. nansin141 Thành Viên Cấp 3

    tác giả từ thư viện ebook à,ai vậy nhỉ?
     
  9. little boy Thành Viên Mới

    không biết ai nghiên cứu, những mình thấy lý luận trên là có lý, đặc biệt khi biết tính cách thằng Tàu chuyên môn làm đồ giả, thâm độc khôn lường, lòng tham không đáy, cái gì cũng muốn vơ vét vào văn hóa bọn chúng nó. Có thể kết luận những lý luận trên cũng rất có giá trị.
     
  10. duyanh_do Thành Viên Cấp 1

    Tính ra thì những đất nước trên thế giới này, ít có quốc gia nào hòa thuận, hiền lành nhu nước mình. Nhiều nước luôn mang trong mình 1 dã tâm lớn cả. Đau lòng vì nhân loại đang dần thoái hóa.
     
  11. tat.haiyen Thành Viên Cấp 3

    chủ thớt sưu tầm thì ít ra cũng phân kết cấu bài viết có trình tự cho ace dễ đọc chútCổ sử TRUNG –HOA và những dấu ???, mình chịu khó đọc hết cũng gần nhức đầu rồi

    này bạn, ko phải thằng Tàu nào cũng chuyên môn làm đồ giả, thâm độc khôn lường, lòng tham không đáy, cái gì cũng muốn vơ vét vào văn hóa bọn chúng nó bạn nói vậy đụng chạm nhiều lắm nhé, dù sao thì thằng Tàu cũng từng chung tay hỗ trợ VN trong chiến tranh ko ít thì nhiều, và bài sưu tầm trên của chủ thớt người viết vẫn chưa đưa ra nhiều bằng chứng lịch sử cụ thể chứng minh cho nhận định của mình, người Hoa trên đất Việt cũng đã đóng góp ko nhỏ cho văn hóa, kinh tế của VN. bạn đừng vơ đũa cả nắm nhéCổ sử TRUNG –HOA và những dấu ??? - 1
    bạn này nói đúng nè

    lịch sử Trung Hoa cổ mình ko rành lắm nhưng nhìn chung TQ đã trải qua bao lần thay đổi triều đại, và mỗi triều đại có 1 nền văn hóa khác nhau cho nên có những giá trị văn hóa của những thời đại trước bị người đời sau bào mòn hoặc đồng hóa. Bên cạnh đó nữa là vào thời nhà Thanh vua Càn Long làm 1 điều tương tự có thể nói là "cách mạng văn hóa", hầu hết sách vở nào mà đc cho là có nguy cơ hại đến "Thanh triều" đều bị hủy bỏ và sử sách có có thể đã bị ghi lại toàn bộ, do đó mà ls TQ có nhiều lổ hổng vô lý như hiện nay, Càn Long là 1 vị vua vĩ đại nhưng ông cũng đã mang tội là hủy hoại văn hóa ngàn đời của Trung Hoa.
    (để tham khảo thêm, mời các bạn search wikipedia về Càn Long)
    còn vấn đề VN và TQ có cùng nguồn gốc hay ko thì chưa có căn cứ nào lý giải nổi, nhưng nếu có biết qua về Tây Thi thì hẳn các bạn có thể thấy đc người đc mệnh danh 1 trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa có nguồn gốc từ nước Việt cổ (mời tham khảo nguồn wikipedia) vậy chúng ta có thể đánh giá chung là người VN và 1 bộ phận người TH là có chung nguồn cội
     
  12. boboxxx Thành Viên Cấp 4

    Cổ sử TRUNG –HOA và những dấu ??? nên đọc lại lịch sử đi pro ơi coi mảnh đất miền trung với miền nam ở đâu mà ra.khi một nc trở nên hùng mạnh thì sẽ vươn ra ngoài đó là quy luật cùa con người rồi, trong lịch sử mình chưa thấy đế quốc nào hùng mạnh mà ko mang ý đồ bà chủ cả. vd: mông cổ, ba tư, la mã, anh , pháp, đức, trung hoa, mà bây giờ bá chủ là ai thì chắc mọi người cũng biết
     
  13. leonate Thành Viên Vàng

    Bạn chắc là người Việt gốc Hoa, nếu vậy ko việc gì phải áy náy và nghĩ rằng mình bị đụng chạm cả, còn nếu là người Việt thì nên xem lại. Đúng là TQ đã giúp VN rất nhiều nhưng đó chỉ là mượn tay VN đánh Mỹ mà thôi, kèm với sự giúp đỡ là một âm mưu vô cùng thâm độc.
    Còn về người Việt gốc Hoa thì tổ tiên của họ là những người của triều đại Minh do không chịu thuần phục triều Mãn Thanh đã giong buồm tìm đến VN và cư ngụ hàng trăm năm nay. Qua nhiều đời đã là người Việt đã đóng góp rất nhiều cho VN. Người Việt gốc Hoa là người Việt nên ko có mối liên hệ gì với người TQ. Chúng ta phải phân biệt rõ chứ cái gì mà nói đến dân TQ là người Hoa lại nhột là ko dc.

    Bạn nhắc đến cái gọi là Cách Mạng Văn Hóa thì mình lại nhớ đến thời nhà Tần "chôn nho đốt sách" là lần thứ nhất, nhà Thanh chắc là lần thứ hai, còn cái thứ ba mới là Cách Mạng Văn Hóa tác giả là Mao Trạch Đông đã tàn phá rất nhiều nền văn hóa của Trung Hoa.

    Tây Thi là người đẹp nc Việt nhưng nước Việt này chỉ là một trong số nhiều tập hợp các giống Việt ở phía bắc mà thôi, sau tất cả đều bị dồn xuống phía nam hoặc là bị Hán hóa hết, như vậy để thấy rõ Việt và Hán là ko cùng nguồn gốc, khác giống khác nòi, ko ở chung dc.

    Theo sách sử thì từ thời Triệu Đà đất chúng ta ở khoảng Quảng Đông, Quảng tây hoặc lên phía trên nữa nhưng qua năm tháng bị dồn xuống nên mới có ranh giới như ngày nay.

    Đó là suy nghĩ riêng và những gì mình đọc dc, ko dám múa đâu.
     
  14. kwaiding Thành Viên Cấp 1


    Nếu bạn xem phim TQ, thì nước Việt của Câu Tiễn có thể là Hàn Châu TQ ngày nay vì có những địa điểm như sông Tiền đường, Tây Hồ và nước Việt (Câu Tiễn) giáp với Đông Ngô (Phù Sai) có Cô Tô thành (Tô châu ngày nay) chứ không phải là nước VN ngày nay nhé. Nước VN mình thời đó là nước Xích Quỹ (trước Văn Lang thời Hùng Vương).
    Ngoài ra, theo sách sử VN thì Kinh Dương Vương Hồng Bàng (cha Lạc Long Quân) và là cháu của Phục Hy (Thần Nông của TQ) là người lập nước Xích Quỷ
     
  15. tat.haiyen Thành Viên Cấp 3

    đồng ý với bạn về cái cmvh đó, nói chung thì triều đại nào của TQ cũng đều do lật đổ triều đại trước mà ra nên để phòng việc các phần tử còn lại quay ngược lại lật đổ triều đình mới thì người TQ xưa thường cho xóa bỏ hết mọi thứ liên quan đến triều đại trước ví dụ như "phản Thanh phục Minh" vậy. cho nên nhờ phước của mấy ông vua kia mà lịch sử TQ bây giờ nhặng xị hết cả lênCổ sử TRUNG –HOA và những dấu ???muốn nghiên cứu cũng nhức hết cả đầuCổ sử TRUNG –HOA và những dấu ??? - 1
     
  16. _ponpon_ Thành Viên Cấp 5

    có những chuyện mình thấy trong thực tế này luôn,sử gia ghi tốt,ai dám ghi xấu?
     
  17. tat.haiyen Thành Viên Cấp 3

    cái nào tốt cái nào xấu ông nội sử gia cũng chưa chắc biết hết, vàng thau lẫn lộnCổ sử TRUNG –HOA và những dấu ???
     

Chia sẻ trang này