Tìm kiếm bài viết theo id

Thượng Đế sinh ra Con Người hay Con Người sáng tạo ra Thượng Đế ?

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi TienSiQTKD, 15/7/10.

ID Topic : 2066583
Ngày đăng:
15/7/10 lúc 00:24
  1. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    15/6/10
    Tuổi tham gia:
    13
    Bài viết:
    43
    Một câu hỏi cũng đáng để chúng ta suy ngẫm !
    Toppic này em lập ra - để mà nghiên cứu về Khoa Học và Những Điều Bí Ẩn !
    Sẽ có nhiều chủ đề lần lượt được đặt ra !
    Nhưng trước hết em xin phép đặt ra vấn đề
    KHẮP NƠI LÀ HỒN MA
    Con người sau khi chết có thành hồn ma không?
    Các thầy Phong Thủy nói có.
    Em xin có ý kiến. Đầu công nguyên, dân số thế giới 250 triệu người. Đến 1988 là 5tỉ. Nếu con người không chết đi thì trên trái đất năm 1988 có 79 tì người. Gấp 16 lần con số 5 tỉ. Điều này có nghĩa là trên con đường chúng ta đi, cứ 1 bước là gặp người với người. Nhưng cũng may mắn là con người có Sinh có Tử. Cho nên không phải chúng ta 1 bước gặp người mà chính xác là trên đường chúng ta đi, cứ 1 bước là gặp ma !
    http://sannhac.com/mp195156/Thuong-De-Giang-Chan-Li-01A-dongphuongthatbai.htm
     
  2. gacon3108 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    2pic này đáng lẽ phải là Ma có thật hay không mới đúng
     
  3. huongdoanviet Thành Viên Bạch Kim

    Xem câu trả lời ở đây "
    LỤC ĐẠO ( sáu đường )

    1. Trời
    2. Người
    3. A tu la
    4. Thú
    5. Quỉ
    6. Ðịa ngục

    Trời
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu phước nghiệp chi đặng sanh thiên đường? Đức Phật nói : Nếu có chúng sanh tin theo nhân quả, thọ tam qui, ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ , dứt đoạn tà dâm, thường giữ chánh đạo, trai tăng cúng dường, tạo lập tịnh xá dâng cúng cho các vị chân thật tu hành giới đức trang nghiêm, bố thí phóng sanh, ấn tống kinh đại thừa, sơn phết hình tượng Phật rực rỡ, ủng hộ người lành, ngăn ngừa việc ác, gieo trồng ruộng phước, đến chừng mạng chung được sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phước trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra , chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhơn gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng :Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành, việc dữ nhơn quả ra sao, chẳng hiểu được sự ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến, tôn thờ thần, quỉ , làm theo pháp tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng, sanh linh: heo, dê, trâu, ngựa v v… tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi là cúng tế trời đất, quỉ thần đặng cầu phước, cầu thọ , trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ dâng cúng quỉ thần , lường ăn của người, lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng : Bùa chú này có năng lực độ người sanh về cõi trời, bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra. Như giết mạng mà cứu được mạng thì vương hầu thường sống dời dời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo thời thầy tà đặng lên trời, có lẽ đâu như vậy? Trong đời người mê tin những tà mị, đồng dẫn nhau vào địa ngục. hễ mất thân người, muôn kiếp khó trở lại. Cớ sao vậy? Cầu phước chẳng qua trai giới, bố thí. Cầu thọ chẳng qua giới sát, phóng sanh. Cầu huệ chẳng qua học rông, nghe nhiều. Cầu an chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thì đừng có phạm luật nhân quả. Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau, khổ và vui cách biệt.
    Ngạ quỉ
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì chịu quả báo làm ngạ quỉ? Thế Tôn nói: Những chúng sinh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng, có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí, lại thêm mắng chửi , cứ lo cho mình ấm no, không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trong đường ngã quỉ, chịu đói khổ mãi, cuống hong nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống , cái bụng lớn như cái trống, lớn như hòn núi. Thỉnh thoảng gặp đồ ăn uống , thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi, sắt nóng, đói cho đến nỗi trong miệng ra lửa, lỗ mũi ra khói , hình thể ốm đen, đền đủ tội rồi mới hết nghiệp khổ.
    Súc sanh:
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh? Thế Tôn nói: Những chúng sinh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi, đờn ca vui sướng, nên phải trả quả làm súc sinh đền, thường mạng trước.
    Lại có người vay mượn tiền bạc của người, đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật, trả cái nợ cho người, trả hết cái nghiệp đó rồi mới hết nghiệp khổ.
    Người
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì mà đặng làm người đàn ông? Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam Bảo, thảo nuôi cha mẹ , thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh (công bằng, chánh trực) quí mến người hiền lương. Tu những căn lành như vậy thời đặng làm đàn ông, nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà trong năm trăm năm được làm thân đàn ông một lần. Hoặc khi chuyển dổi cái thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo ngiệp chẳng lành, quên mất thân đàn ông, muôn kiếp khó trở lại. Lại nữa Văn Thù Sư Lợi, thân người đàn ông có đầy đủ bảy báu, thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu ? Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cúng không lo sợ Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp. Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ. Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy. Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa. Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh. Cho nên goi là người đàn ông trong mình có bảy báu.
    Còn sao gọi là năm thứ lậu? Một là chẳng đặng làm chủ cái thân Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà Ba là chẳng đặng làm chủ người khác. Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi. Năm là chẳng đặng làm vị thánh. Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.
    A Tu La
    Lại có người hay oán giậ, tuy có phước đức cũng đọa a-Tu-La ác đạo. Bực trên là A-Tu-La vương, bực giữa là A Tu La dân, bậc dưới là a Tu La nữ. Loài này thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi, một khi phước khí tiêu hết, tùy theo nghiệp luân hồi trả quả. Hễ một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.
    (trích Đại Thừa Kim Cang kinh luận)
     
  4. liberal_99999 Thành Viên Cấp 4

    Con người tạo nên tất cả, con người tạo ra đạo giáo , tín ngưỡng, thượng đế được tạo nên bởi niềm tin và trí tưởng tượng của con người.
     
  5. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Rất là có lí !
     
  6. Khoẻ & Đẹp Thành Viên Cấp 6

    Vì chúng ta là con người nên chúng ta luôn mượn "con người" làm điểm xuất phát để đánh giá và kết luận mọi thứ . Ngày xưa Đức Phật đã vô cùng thông minh uyên bác và giải thích được tất cả bằng học thuyết của mình 1 cách vô cùng khoa học như sau :
    trong vũ trụ có những dạng vật chất và phi vật chất tồn tại vĩnh viễn , chúng chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác , hợp rồi lại tan <== nghe quen không ? đó là vật lý chính tông .
    1 sinh linh hình thành như con người chẳng hạn , là do Ngũ Uẩn hợp thành <== cái này gần giống 5 giác quan mà khoa học đã phân loại .
    khi duyên hợp thành Ngũ Uẩn thì có 1 sinh thể , khi duyên tan thì sinh thể mất đi, Ngũ Uẩn đó tách rời thành những dạng năng lượng tồn tại vĩnh viễn trong vũ trụ .

    Đó chính là ý của đức Phật . tại sao chết đi thì phải đi về đâu đó ? hoặc thành cái gì đó ? Ý thức của con người chỉ tồn tại khi còn sống , bạn nhịn ăn 3 ngày đã không thể suy nghĩ mạch lạc được thì đã chết đi lấy đâu còn gọi là biết .
     
  7. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Có lẽ nên nói rõ rõ hơn - chứ mình thấy khó hiểu quá !
     
  8. mucelago Thành Viên Cấp 3

    Cái này mấy bạn tin khoa học quá sẽ không hiểu đâu, chịu khó xem kinh sách, chỗ nào không hiểu hỏi mấy thầy thì sẽ rõ à.

    Mình chỉ nói thế này, hơn 2500 năm trước, có 1 con người bằng xương bằng thịt đã ngộ ra được chân lý thực sự của vũ trụ này. Để rồi hơn 2500 năm sau các nhà khoa học vẫn còn đang tìm hiểu, mò mẫm, khám phá được 1 phần rất ít của cái chân lý đó. Ví dụ cụ thể luôn nè :

    - Về vũ trụ - Ðức Phật ra đời trên sáu thế kỷ trước công nguyên, còn các nhà khoa học được biết đến, mới có từ thế kỷ thứ 18 sau công nguyên. Thế mà ở thời kỳ ấy, đức Phật nhìn trong vũ trụ thấy thế giới không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như nhũng hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ viễn vọng kính nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được là những hành tinh (thế giới), còn không biết có bao nhiêu hành tinh khác quá xa mắt không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dậy cách đây trên 25 thế kỷ: Lại nữa, có lần Ðức Phật cùng các thầy tỳ kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá rơi lả tả và những lá vàng uá sắp về cành, đồng thời có những chồi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các Tỳ Kheo: Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi".Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời “Thành, trụ, hoại, không." Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách cách nhau thời gian quá xa.

    - Về vạn vật - Vạn vật sinh thành và hoại diệt trên đời, dưới con mắt trí tuệ của đức Phật đều do "duyên khởi". Duyên khởi là nhân duyên sinh khởi, không có một vật nào hình thành mà không do các duyên nhóm họp. Nếu nói sự vật ngẫu nhiên tự thành, hoặc có bàn tay mầu nhiệm nào tạo dựng đều không đúng sự thật. Ðức Phật xác nhận vạn vật do nhân duyên tụ họp thì thành, nhân duyên ly tán thì hoại. Sự thành hoại cuả vạn vật đều do duyên, là chỗ thấy như thật của đức Phật. Bởi thế trong kinh Phật thường dạy "Các pháp do duyên khởi, không có thực thể, các pháp do duyên khởi, không có cố định". Không có thực thể là thuyết "vô ngã". Không có cố định là thuyết "vô thường", mà trong kinh thường nói "chư hành vô thường, chư pháp vô ngã". Không khi nào có một nhân đơn thuần thành hình một vật, cũng không khi nào có sự bất ngờ sinh ra một vật, mà phải đủ duyên mới thành. Vì vậy đức Phật không chấp nhận thuyết "nhất nhân" và thuyết "vô nhân". Với sự thực này, ngày nay khoa học đã làm sáng tỏ, chúng ta không còn gì phải nghi ngại. Hơn nữa, trước mắt chúng ta thấy vô vàn sự vật, nếu đem ra phân tích đều do nhân duyên hợp thành, không có vật nào tự thành hay do một cái gì đó làm thành. Sự thật hiển nhiên này càng làm sáng tỏ lời đức Phật dạy. Chúng ta thấy rõ Phật học và khoa học tuy thời gian cách xa mà không có giới tuyến ngăn cách.

    - Về con người - Khi Phật còn tại thế, Ngài nhìn trong bát nước thấy vô số vi trùng, trong kinh Hán tạng có câu "Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng. Ngày nay nhờ kính hiển vi, các nhà khoa học thấy trong nước có nhiều vi trùng. Lại nữa, Phật nhìn thấy trong thân người thấy vô số vi trùng, trong Hán tạng có câu "nhơn thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú" Nghĩa là trong thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong. Ðiều này ngày nay chúng ta chỉ cần có chút ít kiến thức khoa học là không còn nghi ngờ gì nữa.

    - Nghiệp lực - Nếu không có một đấng nào an bày, muôn vật làm sao được sanh thành, hoại diệt và sinh hoạt trong một trật tự nhất định? Nhà Phật nói "do sức nghiệp thúc đẩy và thu hút mọi vật hình thành, khi mãn nghiệp thì hoại diệt. Cũng như do động lực của nghiệp nên mọi vật sinh hoạt trong một trật tự nhất định". Nghiệp là động lực lôi cuốn các duyên tụ họp lại thành hình sự vật; khi sức nghiệp mãn, các duyên ly tán thì sự vật hoại diệt. Nghiệp có khả năng cuốn hút sự vật quay cuồng trong quĩ đạo nhất định. Ngày nay các nhà khoa học đã nói do sức quay và sức hút của mọi vật trong vũ trụ, các hành tinh trong bầu vũ trụ hoặc lớn hoặc nhỏ đều quay cuồng trong hư không và trong một quỹ đạo nhất định. Cho đến nhỏ như một hạt nguyên tử cũng quay cuồng và xoắn chặt vào nhau mà thành hình muôn vật. Ðộng lực quay và hút này do nghiệp lực tạo nên. Nghiệp là động lực lôi cuốn theo thói quen, đồng thời cảm ứng với vật khác đồng tính nên bị thu hút. Do nghiệp chi phối nên con người và muôn vật trên thế gian được thành hình và sinh hoạt trong một phạm vi nhất định nào đó, khi sức nghiệp mãn con người và muôn vật theo đó hoại diệt. Song nghiệp có thể chuyển đổi được, không phải cứng nhắc cố định, vì nó là động lực.

    ------------------------------------------

    Ngày nay, nhiều người lầm tưởng đạo Phật là mê tín dị đoan, không thích hợp ở thế kỹ 20 khoa học kỹ thuật này. Nhưng có 1 điều mọi người không biết là những hành động mê tín dị đoan đều do con người tự nghĩ ra chứ Phật không dạy mê tín dị đoan. Lấy ví dụ như đạo Phật không dạy người sống phải đốt giấy tiền vàng bạc cho người chết mà đó là do người Trung Quốc nghĩ ra, đạo Phật không dạy phải giết heo, gà để cúng các vị thần mà đó cũng do Trung Quốc nghĩ ra. Vậy đạo Phật dạy cái gì ?

    Xin thưa đạo Phật dạy :
    - Chư ác mạt tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo

    có nghĩa là : Tránh xa các việc ác, Chỉ làm những việc lành, Giữ tâm ý trong sạch, đó là lời Phật dạy.

    Vậy thì Phật chỉ dạy con người tránh dữ, làm thiện, giữ tâm trong sạch sống 1 cuộc sống trong sạch để mau giải thoát chứ hoàn toàn không dạy mê tín dị đoan, hay chán đời gì cả, chỉ tại chúng ta không hiểu rõ Phật pháp rồi đỗ thừa đạo Phật mê tín mà thôi.

    Tui thấy nhiều người khi được hỏi :" anh đạo gì " thì trả lời ngay "tui đạo Phật" trong khi họ hoàn toàn không biết chút xíu gì về đạo Phật cả !Thượng Đế sinh ra Con Người hay Con Người sáng tạo ra Thượng Đế ?
     
  9. Khoẻ & Đẹp Thành Viên Cấp 6

    bác mucelago đã giải thích rất rõ rồi đó chủ topic. Đức Phật thậm chí không có dạy đốt nhang nữa kia . nói chung bác cứ nghiên cứu Phật giáo chính tông thì có thể tìm được cho mình câu trả lời cho nhiều câu thắc mắc kiểu như " con gà và quả trứng".
     
  10. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Phải công nhận là kiến thức của bác Uyên Thâm vô cùng tận !
    Uyên thâm còn hơn các thầy Phong Thủy trong trường mình !
    Đúng là VI DIỆU THẬM THÂM - THẬM THÂM VI DIỆU PHÁP !
    Rất là cám ơn bác !
    Mình nghe bác viết mà như mở ra được HUỆ NHÃN - bởi lẽ bác viết rất là BIỆN CHỨNG chứ không như những người nông cạn mê tín dị đoan - bá xàm bá láp - Bác vết rất là thâm sâu ! Hi vọng 1 ngày nào đó - có thể hội đàm với bác về đức Phật - Bác quả là trí tuệ cao thâm - chắc thái tử Tất Đạt Đa hẳn là 1 người rất thông minh - mà mình tự hỏi - sao ông ấy có thể ngồi dưới gốc cây mà nghĩ ra được những bí mật thâm sâu của Vũ Trụ thế nhỉ - tiếc 1 điều là ông ta chỉ nói chứ không chứng mình bằng Khoa Học - nếu mà ông ta dùng công thức vật lí, toán học, hóa học, sinh học... để mà chứng minh dùm cho nhơn loại thì hẳn nền văn minh của chúng ta chưa dừng lại ở thế giới Máy Vi Tính - mà có thể còn Văn Minh Hiện Đại Kinh Khủng hơn nữa !
     
  11. mucelago Thành Viên Cấp 3

    Bạn đừng nói như vậy, những từ "VIẾT HOA" mà bạn viết ấy, nó không phải dành cho hạng phàm phu như chúng ta đâu. Mình chỉ là 1 cư sĩ tại gia bình thường thôi tại vì bạn chưa hoặc ít tham khảo về kinh Phật nên chưa biết chứ những cái mình nói thì trên 5s này có nhiều bạn biết còn sâu sắc hơn nhiều.

    Trở lại chuyện thái tử Tất Đạt Đa, thực sự không phải ngài có thể tu thành Phật nhờ ngồi thiền dưới cây Bồ Đề mà đó là sự Thị Hiện. Sự thật ngài đã thành Phật từ lâu rồi, vì muốn hóa độ chúng sanh nên thị hiện các tướng như :sinh ra, có thấy cảnh khổ, có xuất gia, có tu học, có thành đạo, có thuyết pháp và có nhập Niết bàn. Đó cũng là lý do vì sao mà trong 10 danh hiệu Phật có từ "Như Lai" nghĩa là không có đến, cũng không có đi.

    Cái nữa những điều đức Phật quán sát thấy đó điều là chân lý của vũ trụ nhân sinh, không phải do đức Phật ngồi nghĩ ra. Điều đức Phật thấy được không thể chứng minh được ( bất khả tư nghị ), hơn nữa khoa học kỹ thuật thời đó cũng không thể chứng minh. Cho nên đức Phật có dạy là lời nói của Ngài cũng đừng vội tin, mà nghe rồi suy tư và thực hành và xem kết quà, nếu đúng thì theo, không đúng thì bỏ qua. Bạn nên biết nền Khoa Học Kỹ Thuật ngày nay là sự kết hợp của rất nhiều ngành : Vật Lý, Hóa Học, Cơ Khí, Toán Học vv..vv.. hơn nữa mục đích sự thị hiện của Ngài là hóa độ chúng sanh thoát khổ, không phải thay đỗi trật tự thế giới.

    Thành thật mà nói nền KHKT ngày nay phát triễn có đưa con người thoát khổ hay không ? Có lẽ bạn cũng biết câu trả lời ( 2 quả bomb nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima và Nagasaki là một câu trả lời rõ ràng nhất ).

    Những chuyện về đức Phật và giáo pháp của Ngài có rất nhiều ( và những thứ tà đạo ăn theo cũng rất nhiều ), cho nên nếu bạn muốn nghiên cứu sâu hơn về Phật giáo, bạn nên tìm rõ, tìm kỹ, sáng suốt xem xét để phân biệt đâu đúng là pháp Phật, đâu là do người sau này thêm vào.
     
  12. tdungx Thành Viên Cấp 4

    Bạn thích tìm hiểu mình cũng thấy phục thiệt, về điều bạn thắc mắc mình nghĩ sẽ có nhiều mức độ trả lời khác nhau, mình thì cho rằng những vị tu hành trọn đời mình theo con đường Phật thì có lẽ sẽ hiểu về Phật nhiều hơn, do đó các vị nói về Phật có thể chính xác hơn.
    Nếu bạn cùng đồng ý như vậy, mình giới thiệu một số bài pháp thoại về những vấn đề có thể bạn quan tâm nhé. Các bài giảng đều là từ thầy Chân Quang, bạn tham khảo nhé.

    Cảnh giới mà các vị Phật an trú (Niết Bàn) qua bài nói chuyện về Diệt Đế:
    Diệt đế 1 A: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTI4MA==
    Diệt đế 1 B: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTI4MQ==
    Diệt đế 2 A: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTI4Mg==
    Diệt đế 2 B: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTI4Mw==

    Sự mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo A: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTIyNg==
    Sự mâu thuẫn giữa khoa học và tôn giáo B: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=MTIyNw==

    Phật ở đâu: http://vidaothieng.net/vidaothieng/play.asp?FREEID=OTA=

    Mình tạm chia sẻ một số nếu bạn thấy thích mình sẽ tìm thêm...
    Thân!
     
  13. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Trong lớp Phong Thủy Cơ Bản do thầy Minh Đức giảng dạy, một học viên hỏi:
    - Thưa thầy - theo thầy thì có ma không ?
    Thầy trả lời:
    - Ma là có thật 100%. Bác Hồ còn tin có ma mà ! Bởi trong di chúc của bác có đoạn - ... Bác đi theo Các Mác và Lênin đây !
    Theo các bạn thì Thầy Minh Đức này lí giải thế có hợp lí không ?
    và có phải ý của Bác là ... Bác sẽ xuất hồn sau khi chết và đi theo các mác Lên nin không ? Hay Bác có ý khác ?

    Câu chuyện khác
    Trong lớp Triết Học Mác Lênin, giảng viên nhất quyết là không có ma mà cứ nhất định là DUY VẬT BIỆN CHỨNG.
    Một sinh viên theo đạo Công Giáo Chúa tức quá hỏi:
    - Thầy tin có ma không?
    Thầy đáp:
    - Lẽ dĩ nhiên là không có ma
    Sinh viên hỏi:
    - Tại sao thầy dám khẳng định là không có?
    Thầy nói:
    - Tui không thấy. Không thấy nghĩa là không có.
    Sinh viên nói:
    - Thế em đố thầy tại sao bóng đèn này cháy?
    Thầy nói:
    - Vì có dòng điện chạy qua đèn
    Sinh viên hỏi lại:
    - Thầy có thấy dòng điện không?
    Thầy:
    - Không thấy
    Sinh viên:
    - Nãy Thầy nói không thấy nghĩa là không có mà? Sao thầy mâu thuẫn thế?
    .............................................
    Sau 1phút 30giây trấn tĩnh, Thầy giáo tìm cách gỡ gạt lại sinh viên:
    - Thế theo em thì có Chúa không?
    Sinh viên:
    - Dĩ nhiên là có
    Thầy giáo:
    - Thế Chúa có sợ ai không
    Sinh viên:
    - Chúa là cao nhất - Chúa chả sợ ai cả
    Thầy giáo:
    - Thế tại sao Nhà Thờ người ta làm Cột Thu Lôi?

    ........................................................
    Duy Vật - Duy Tâm mãi cãi nhau - Bất phân thắng phụ !
     
  14. Matrix&amp;Cherry Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Lạm bàn khi kiến thức chưa đủ thì chỉ tạo nghiệp cho mình mà thôi. Tin hay không là do mình. Mình chỉ khẳng định 1 điều là sau khi chết có linh hồn. Còn ai không tin cứ đợi đến gần chết thì sẽ rõ. Hihi Thượng Đế sinh ra Con Người hay Con Người sáng tạo ra Thượng Đế ?
     
  15. luboquanvu Thành Viên Cấp 4

    các bạn nên xem fim The Fourth Kind
     
  16. chitam87 Thành Viên Cấp 3


    Bản thân mình biết điều nói này luôn luôn đúng .



    Mình luôn tự hỏi bản thân mỗi khi làm 1 việc nào đó ảnh hưởng đến người khác ... ĐIỀU ĐÓ LÀ TỐT HAY XẤU ? Vậy ranh giới giữa tốt và xấu làm sao biết ? Dựa vào Tâm Hay Trí để cảm nhận mà phân biệt làm theo ?

    Xin cảm ơn những bài học bổ ích ở trên !
     
  17. mucelago Thành Viên Cấp 3

    - Điều gì có lợi cho mình mà có hại cho người khác là xấu
    - Điều gì có hại cho mình mà có lợi cho người khác là tốt ( tất nhiên ngày nay dư luận phần lớn không đồng tình với điều này, nhưng bản chất nó là tốt không thể cãi )
    - Điều gì có hại cho mình và có hại cho người khác cũng là xấu.
    - Điều gì có lợi cho mình và có lợi cho người khác là càng tốt.

    Hãy dùng lòng Từ Bi và Trí Huệ của bạn

    Lòng Từ Bi sẽ giúp tâm bạn khai mở ra với mọi pháp. Dùng Trí Huệ của bạn sẽ phân biệt được đâu là tốt, đâu là xấu, đâu là điều nên làm, đâu là điều không nên làm. Từ Bi phải có Trí Huệ thì lòng Từ Bi mới trở thành việc tốt, từ bi mà thiếu Trí Huệ đôi khi việc tốt sẽ trở thành xấu.

    vd : bạn gặp 1 người hành khất, lòng từ bi của bạn muốn giúp đỡ họ nhưng khoan, hãy quán xét xem họ như thế nào để có được hành động giúp đỡ đúng nhất, đấy mới là Trí Huệ. Nếu bạn cho họ tiền chưa hẳn là tốt nếu người đó vẫn còn sức lao động, điều này chỉ tạo thêm nhân xấu cho họ mà thôi và việc giúp đỡ của bạn trở thành việc xấu dù bạn không muốn thế. Ngược lại nếu họ thật sự mất sức lao động/già yếu bệnh tật hay đại loại như vậy thì việc giúp đỡ của bạn sẽ là 1 việc tốt.

    Bàn về vấn đề này thì với hiểu biết hạn hẹp của mình không thể đi sâu hơn được nữa, nên chỉ có thể nói đơn giản như vậy. Bạn phải có công phu tu tập bạn sẽ khai mở Tâm của bạn ra, U minh sẽ tan bớt và bạn sẽ quán chiếu mọi vật theo cái nhìn mới của bạn, mọi thứ sẽ khác hẳn khi chúng ta dùng cái đầu vẫn còn U Minh quán chiếu.
    ( đó là vì sao các vị sư thường phải tham thiền, niệm Phật để tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh thì tự tánh sẽ khai mở thấy rõ vạn pháp giai không như lời đức Phật dạy :
    - Muôn vật do duyên sinh, lại do duyên mà diệt )

    Chúc bạn sẽ có nhiều điều hay hơn từ giáo pháp của Đức Phật.
     
  18. Delacroix Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Từ khi đẻ ra thấy con người nói đến thượng đế chứ chưa bao giờ nghe thượng đế nói về con người cả :snicker:
     
  19. mucelago Thành Viên Cấp 3

    Cũng vậy, từ khi sinh ra đến giờ chỉ thấy con người nói về con chó, chưa nghe qua con chó nói về con người bao giờ.

    Thượng đế cao hơn mình 1 bậc đó bạn, nếu so bạn với con vật bạn là loài thông minh, nếu so bạn với thượng đế/chư thiên thì bạn là 1 loài vật không hơn không kém
     
  20. kevinchang83 Thành Viên Cấp 3

    - Up cho cư sỹ đồng đạo .
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. Ilyiadek
Tổng: 502 (Thành viên: 1, Khách: 467, Robots: 34)