Tìm kiếm bài viết theo id

Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi quangco88, 7/8/10.

ID Topic : 2143473
Ngày đăng:
7/8/10 lúc 09:31
  1. quangco88 Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    19/10/09
    Tuổi tham gia:
    14
    Bài viết:
    2,042
    Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
    Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
    Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
    Ảnh: Hindustan Times. Người thợ điện này cho biết cha mẹ như là "thần" đối với anh, và anh tình nguyện cống hiến cuộc đời còn lại phục vụ họ.
    "Rất nhiều bạn trẻ không hiểu được ý nghĩa của cha mẹ trong cuộc đời. Tôi gánh cha mẹ trên vai để tỏ lòng kính trọng với họ vì họ đã đem tôi đến với thế giới này. Họ là Thần của tôi", Kumar nói với tờ Hindustan Times.
    Ông Lala Ram 95 tuổi và bà vợ 80 tuổi rất cảm kích tấm lòng của con trai vì anh đã giúp họ thực hiện ước nguyện được tắm nước thánh sông Hằng ở Haridwar, bang Uttar Pradesh, sau đó còn cõng họ về nhà ở thủ đô Delhi.
    Kumar bị ấn tượng bởi câu chuyện thời thơ ấu do bà nội kể lại. "Nó khiến chúng tôi ngạc nhiên khi nói về kế hoạch sẽ gánh cha mẹ trên vai của mình. Chúng tôi cố gắng khuyên con không nên làm nhiệm vụ khó khăn đó, nhưng nó rất cương quyết và quỳ xuống xin phép", mẹ anh tâm sự.
    Bất chấp trời mưa to, đường sá nham nhở, bị sưng và trợt ở cổ, vai, Kumar vẫn vượt qua quãng đường khoảng 25-30 km mỗi ngày khi gánh cùng lúc cả cha lẫn mẹ trên vai, nặng khoảng 115 kg.
    "Họ chỉ ngừng lại để ăn uống - những bữa ăn đã được dân làng ủng hộ và chuẩn bị sẵn", một người cho biết.
    Cứ sau mỗi bữa ăn, cả nhà lại dừng ở bên đường, rửa ráy và tiếp tục hành trình đến Delhi. Mỗi lần dừng lại, Kumar đều quỳ chạm vào chân cha mẹ và nhận lời chúc phúc của họ.
    Hàng ngàn người dân đã đến để nhận lời chúc phúc của cha mẹ Kumar khi câu chuyện của họ lan đi nhanh chóng từ làng này đến làng khác.
    Theo Vnexpress.net
     
  2. big.zero Thành Viên Bạch Kim

    anh này cũng khỏe thiệt
    46 tuổi mà sao gân dữ trời :|
     
  3. zzMzz Thành Viên Cấp 1

    làm mình nhớ lại sự tích phật địa tạng xuống địa ngục giải thoát cho mẹ ngài
     
  4. nnguyenhoang Thành Viên Cấp 4

    Đây đúng là câu chuyện đáng kinh ngạt và khâm phục.khâm phục bản lĩnh và cả tấm lòng hiếu thảo của ông.
     
  5. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Phải Địa Tạng không ? Hay Mục Kiền Liên ? Hay hai ông này là một nhỉ ?
    Mà nhớ ổng đâu phải Bụt đâu nhỉ ?
    Nhớ ổng mới là Bồ Tát thôi mà!
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát
    Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát...


    Haiz... mà cũng lâu òy nhỉ ?
    Chắc cũng lên chức Bụt rồi đó !

    Nam mô a di đa bà dạ
    Đa tha dà đa dạ
    Đa địa dạ tha
    A di rị đô bà tì
    A di rị đa tất đam bà tì
    A di rị đa tì ca lan đế
    A di rị đa tì ca lan đa
    Dà di nị dà dà na
    Chỉ đa ca lệ ta bà ha

    Không biết cái này nghĩa gì nhỉ ? Hồi CÒN ĐI HỌC TRÒ, hỏi sư thầy THÍCH NHẬT HIỆN, sư nói:
    - Có người Việt Nam qua Ấn Độ học đạo, nghe người ta nói gì đó, không hiểu, phiên âm y chang về nhà đọc lại, còn nghĩa thì không biết ! Cứ đọc đi, xem như là thần chú vậy !


    Mà ông Mục Kiền Liên và ông Địa Tạng Vương này có thật không nhỉ ? Hay chỉ là tác giả nào đó sáng tạo ra ?
    Mình thấy trong một số chùa người ta thờ Chuyên Đàn Công Đức Bụt, Đấu Chiến Thắng Bụt, ... mấy ông/bà này hình như đâu có thật đâu nhỉ ? Toàn do Ngô Thừa Ân sáng chế ra ! Nghĩ cũng ngộ lạ thiệt !

    Thích Ka Mâu Ni Bụt thì chắc chắc là có thật 100%, tại ổng hộ khẩu ở Ấn Độ. Còn mấy ông kia, nhiều khi hỏng biết hộ khẩu ở đâu !

    Mà sao thấy Bụt toàn người Ấn Độ và người Trung Quốc không nhỉ !
    Sao hỏng thấy Ông Tây - Ông Âu nào Bụt nhỉ !?
    Mà nhớ Do Thái họ thông minh lắm mà ta ?
    Eingstein cũng Do Thái đó, ông này cống hiến cho đời cũng vĩ đại lắm à nha - Ông này chắc còn hơn Bụt nữa đó nha !

    Rồi mình thấy nhà thơ Lí Thái Bạch cũng biến thành Thái Bạch Kim Tinh nữa chứ - ngon lành thiệt !
    Hỏng biết Đỗ Phủ thành ông gì nhỉ - hồi còn ĐI HỌC TRÒ nhớ hai ông nhà thơ này cũng ngang ngửa.
    Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
    Mãi mãi về sau, nhân vật này sẽ đựoc truyền tụng. Và qua nhiều thế kỉ tam sao thất bản, chắc ông này cũng thành ông Bụt !
    Hai...zz Khâm phục thiệt. Mai mốt ông này cũng thành ông Bụt thôi ! Giờ Nam mô trước !
    Nam Mô Sanjay Kumar Bụt !
     
  6. nguoianhyeu Thành Viên Vàng

    chán bác này quá , không phân biệt đâu là thần(bụt) , đâu là phật.Bác tiensiqtkd ơi,bác muốn kinh doanh giỏi thì bác phải hiểu rõ về ĐẠO PHẬT đó.
     
  7. tun13121988 Thành Viên Kim Cương

    khâm phục tấm lòng hiếu thảo của anh chàng này!
     
  8. TienSiQTKD Thành Viên Mới

    Cám ơn bác - he he !
    Tặng bác cái này nè:

    Bụt

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Bụt là một danh từ (được sử dụng rộng rãi trong dân gian ngày xưa) khác để nói về Phật.
    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ đầu công nguyên với truyện cổ tích Chử Đồng Tử học đạo của một nhà sư Ấn Độ. Luy Lâu (thuộc tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của quận Giao Chỉ sớm trở thành trung tâm Phật giáo quan trọng. Các truyền thuyết về Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu xuất hiện cùng với sự giảng đạo của Khâu Đà La (Ksudra) trong khoảng các năm 168-189.
    Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian. Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật. Phật giáo ăn sâu, bám rễ vào Việt Nam từ rất sớm. Đến đời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc giáo, ảnh hưởng đến tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống. Đến đời nhà Hậu Lê thì Nho giáo được coi là quốc giáo.

    ngoài ra bác có thể xem thêm CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM của TIẾN SĨ TRẦN NGỌC THÊM, giáo trình của Trường ĐH Quốc Gia - ĐH KHXH&NV để hiểu rõ chữ BỤT

    Hihi - chí lí chí lí

    Trong quyển Kinh Vu Lan - Kinh Báo Hiếu có câu
    Ví có người vì công dưỡng dục
    Cỗng cha mẹ tất cả hai vai
    Giáp vòng hòn núi Tu Di (không biết núi này tọa lạc ở đâu nhỉ?)
    Trải trăm nghìn kiếp ơn kia chưa đồng


    Công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ thật không bao giờ trả được !

    Chú thích:
    Trong kinh Đại Thừa có đoạn:
    Mặt trời đi vòng quanh núi Tu Di mà phân ra ngày đêm
    --> Cái này khuyên tác giả của quyển Văn Học Đại Thừa nên nghiên cứu lại Thuyết Nhật Tâm của nicolai copernic (1473 - 1543)
    Hết chú thích

    Nhưng trong Kinh Này còn có đoạn mà mình thấy nhảm ghê

    Ví có người vì ơn cha mẹ
    Nuốt sắt nóng thấu ruột thấu gan
    Dù cho thịt nát xương tan
    Trải trăm ngàn kiếp ơn này thấm đâu?

    Tự sát là Bất Hiếu mà ! Nên đoạn này thừa, khuyên các thầy tụng nên bỏ đoạn này !
    Khuyên tác giả của tác phẩm Vu Lan Bồn Pháp, nên chú trọng ý nghĩa chứ không nên vì vần điệu mà sáng tạo ra đoạn sáo rỗng trên
    Còn đoạn này nữa nè
    Ví có người cầm dao thật bén
    Mổ bụng ra rút hết tâm can
    ...

    Người này cũng rãnh nhỉ ?!
     
  9. nguoianhyeu Thành Viên Vàng

    Tặng thì nhận chứ không nhận bác trách nữa.khakhakhaGánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
     
  10. goldgold Thành Viên Cấp 1

    đúng là 1 người con có hiếu,đâu phải ai cũng làm được như dzậy đâu,hiếm lắm mới gặp
     

Chia sẻ trang này