Tìm kiếm bài viết theo id

Người 170 lần thi hành án tử hình

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tran_phuong, 14/8/10.

ID Topic : 2172310
Ngày đăng:
14/8/10 lúc 23:51
  1. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    23/4/07
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    2,435
    Như một định mệnh, kể từ lần đầu tiên ở Cổ Nhuế đến lần cuối cùng ở trường bắn Yên Sở, ông đã thực hiện 170 vụ thi hành án mà không hề xảy ra sai sót đáng kể nào.
    Đến nay ở tuổi 73, ngồi ngẫm lại ông vẫn không hiểu sao mình cũng đâu có hệ thần kinh thép khác người mà chừng ấy năm ông vẫn bền chí hoàn thành tốt một trọng trách như thế. ông là Hồ Như Vọng người mà anh em bạn bè vẫn thường gọi đùa là viên Thượng tá "độc nhất vô nhị" của CSND Việt Nam.


    Căng thẳng
    Thượng tá Vọng kể, vụ ấn tượng nhất đời ông dĩ nhiên là vụ thi hành án tử hình 7 bị cáo do Vũ Xuân Trường cầm đầu tại trường bắn Cầu Ngà.
    Trước đó, việc thi hành án tử hình vô cùng vất vả vì toàn phải đi nhờ, có khi phải dùng sức ép từ trên xuống vì không địa phương, cơ quan nào muốn việc đó xảy ra trên đất của mình. Đầu tiên tại Cổ Nhuế, sau đó năn nỉ mãi bên quân đội mới đồng ý rồi về Yên Sở vốn là nơi tập bắn của tân binh. Một tay Hồ Như Vọng làm tất. Có lần thật hú vía vì thi hành án xong thì đê Yên Sở bị vỡ, nước tràn vào ngập mênh mang trường bắn. Cực nhất là việc xin đất cho lập chính thức trường bắn Cầu Ngà hiện nay. Do lúc đầu không nằm trong quy hoạch nên phải làm thủ tục từ A đến Z. Hồ Như Vọng không nhớ nổi anh phải đi lại mấy trăm lần để gặp gỡ, xin chữ ký giữa CA, UBND TP Hà Nội (thời Phó CT Trương Tùng), bộ CA (thời Thứ trưởng Hoàng Ngọc Nhất) và Chính phủ (lúc còn Phó thủ tướng Trần Đức Lương). Một việc hệ trọng như thế nhưng đâu phải ai cũng dễ dàng ủng hộ. Xin được phép rồi lại phải tự san lấp mặt bằng vì nơi đây vốn là một khúc sông, sau thành nơi chứa rác thải. ít ai biết rằng ngay lúc đó Hồ Như Vọng đã có ý thức phải đổ riêng một khu đất toàn đất thịt để mai táng các tử tù. Biết điều đó, dù có chậm, chắc hẳn gia đình họ không thể không cảm ơn ông.
    Nói lại về vụ Vũ Xuân Trường, cũng như mọi vụ thi hành án khác, Thượng tá Hồ Như Vọng phải chuẩn bị trước một ngày trong hoàn cảnh hoàn toàn bí mật. Còn nhớ vụ tử hình Khánh Trắng từ 4 giờ sáng đã có hàng chục xe đi theo từ trại T16 theo ra Hỏa Lò. Không hiểu tin lộ từ đâu ra nhưng rồi vẫn phải ngồi lại kiểm điểm. Phải chuẩn bị cẩn thận từng li từng tí, từ công tác dò mìn đến sắm cọc tre, sắm dây thừng, từ bó hương hoa, quả trứng, đôi đũa đếnquan tài, bia mộ. Ngày trước, quan tài đâu phải dễ mua vì nguyên tắc phải có giấy chứng tử thì BQLNT mới bán. ông Vọng phải nài nỉ vay tạm ứng rồi nộp giấy sau. Chiều tối hôm trướcmang quan tài về phải giấu kín một nơi, vụ Vũ Xuân Trường phải chuẩn bị tới 7 cái. Tất cả cái gì cũng 7. Vị trí từng tử tù từ lúc xếp hàng ra trại tới vị trí tại trường bắn phải đúngtheo thứ tự. 1- Vũ Xuân Trường, 2- Đoàn Xuân Xe, 3- Vũ Phong Mã, 4- Nguyễn Trọng Thắng, 5- Bùi Danh Ca, 6- Dương Ngọc Thắng, 7- Lại Thị Ngấn. Hồ Như Vọng chính là người hô khẩu lệnh cho 7 tốp bắn, mỗi tốp 5 tay súng và 1 chỉ huy. "Mục tiêu. Đối tượng. Bắn". 35 phát đạn khô đanh trong rạng sáng mưa phùn ngày 3/3/1998 làm những người chứng kiến không thể quên! Còn nhớ đêm ấy ở vị trí thứ 6, người chỉ huy đã phải lần thứ 3 mới hoàn thành nhiệm vụ bắn phát súng nhân đạo chứng tỏ mức độ tâm lý căng thẳng đến mức nào. Vậy mà Thượng tá Hồ Như Vọng đã lặp đi lặp lại nhiệm vụ được giao tới 170 lần trong đời mình!. Chưa phải đã hết. Tự lòng nhủ lòng "Nghĩa tử là nghĩa tận", thi hành án xong, khi mọi người lục tục vội vã ra về thì Thượng tá Vọng vẫn ở lại. Một mình ông cặm cụi ném từng bao thuốc hút dở, từng đôi dép của người tử tù vàoquan tài của họ. Rồi lặng lẽ thay mặt gia đình thắp nhang cầu mong cho họ ra đi nhẹ nhàng dù cho lúc còn sống họ là kẻ từng gây tội ác. Sau này gia đình được báo đến viếng, ông lại nhiệt tình hướng dẫn đưa ra tận mộ. Mọi gia đình đều vô cùng cảm ơn tấm lòng nhân đạo của ông.
    Huyền thoại đời thường
    Tiếng tăm Hồ Như Vọng, những hy sinh, đóng góp cùng tấm lòng nhân ái của ông được cả trong và ngoài nước biết đến. Nhiều nhân sỹ, tổ chức như phái đoàn MIA (Hoa Kỳ), nhà sử học Dương Trung Quốc, MC xinh đẹp Thu Uyên xin tới gặp trực tiếp để xem mặt viên thượng tá với những câu chuyện ly kỳ, huyền thoại này. Vị đại diện MIA đã bày tỏ lòng cảm phục trước những việc làm của người chiến sỹ CSND Việt Nam. Thiếu tướng nhà văn Chu Phác đã có lần gặp ông, đự đoán chính xác những bí mật trong con người ông. Vị chủ nhiệm bộ môn cận tâm lý này khi ra trường bắn đã nhìn ra nhiều thứ mà người thường không thấy được. ông bảo đây là một vùng đất rất thiêng. Đúng là xưa kia có một ngôi đền thờ, nay còn lại dấu tích là những gốc cây cổ thụ chìm sâu dưới lòng đất vốn là đáy của một dòng sông. Thiếu tướng Phác cũng nói những việc làm của Thượng tá Vọng xứng đáng để cuộc đời nể trọng vàmang lại hồng phúc cho gia đình, con cháu. Nghiệm ra chừng ấy năm cống hiến, ông chẳng gặp phải điều gì xui xẻo hay ma ám gì cả. 10 năm liền được đơn vị tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, anh em khắp nơi quý mến, các gia dình tử tù ai cũng biết ơn ông đãthay mặt họ lo cho người thân của mình. Về hưu, không giầu có nhưng sống hạnh phúc trên mảnh đất tổ tiên để lại cùng các con trai, con gái và đám cháu nội ngoại ríu rít quây quần thương yêu nhau. Thiếu gì người giàu có, quyền cao chức trọng mà về hưu vẫn cô đơn. ông thanh thản nhưng đôi lúc cũng có những băn khoăn. Đó là việc bà Thừa, vợ ông nhiều năm đã quá lo cho ông. Có dạo bà còn lên xin với BGĐ để ông thôi làm công việc này. Nhưng công việc đã chọn ông là người duy nhất khó có thểthay thế. Hơn 30 năm chỉ một mình ông làm và làm tốt. Sau ông đã có 5 cán bộ, được một thời gian lại phải thay thế, dù cho số lượng thi hành án giảm nhiều và mức thù lao mỗi buổi đã cao hơn 50 lần so với lúc ông làm. Cho đến tận bây giờ bà Thừa vẫn không muốn cho ông chụp ảnh cùng đứa cháu nội để đăng báo vì bà bảo "Mafia nó theo dõi trả thù ông thì sao (?)". ông vẫn chỉ cười xòa vì ông hiểu bà lo chỉ vì bà yêu thương ông mà thôi. Chính gia đình phạm nhân có lần bức xúc xông vào xỉ vả ông vẫn nén chịu. Đợi khi họ bình tĩnh lại ông mới thẽ thọt: "Nào các bác chửi xong chưa, bây giờ nghe tôi nói nhé! ". Nghe xong họ chắp tay xin lỗi và cúi đầu cảm ơn ông. ông bảo nghe nói gần đây Quốc hội đang xem xét thông qua Luật sửa đổi thi hành án tử hình bằng xử bắn sang tiêm thuốc độc như một số quốc gia. Nếu điều đó được thực hiện, may chăng sẽ bớt đi những áp lực tâm lý cho cả hai phía.
     
  2. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Nhật ký thi hành án Vũ Xuân Trường
    Đêm 2/3/1998: Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã không còn cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Tại phiên tòa phúc thẩm, Trường đã ngậm ngùi nói những lời cuối cùng: "Tôi vô cùng xin lỗi cha mẹ, vợ, các con tôi, các anh chị em tôi vì tôi mà phải đau khổ. Cúi xin bố mẹ hãy tha thứ cho đứa con tội lỗi này. Cho tôi gửi lời xin lỗi tới các đồng nghiệp đã vì tôi mà phải liên lụy. Cuối cùng tôimong Đảng ủy CATW, các vị lãnh đạo trong khi rèn luyện CBCS làm theo 6 điều Bác Hồ dạy thì hãy giám sát thường xuyên, thấy cán bộ chấm sai thì ngăn chặn ngay, đừng để quá muộn đến khi ân hận thì đã không còn có cơ hội để sửa chữa. Tôi xin cám ơn Quý tòa và Hội đồng xét xử”.
    Rồi đơn xin ân xá của các bị cáo cũng bị Chủ tịch nước không xem xét. Được tin vào sớm mai sẽ thi hành án tại Trường bắn Cầu Ngà (phía sau trại giam Hỏa Lò mới), chỉ có cánh nhà báo bạo gan nhất mới dám tới tìm đến . Vả lại để được vào hẳn trong trại chứng kiến từ A đến Z thì không phải báo nào cũng có cơ hội. Tôi rủ một anh bạn đồng nghiệp, một người mọi khi ăn nói rất hùng hồn nhưng khi nghe vụ này, lúc đầu anh cũng tảng lờ, rụt cổ lại định đánh bài chuồn.
    Phải vào trại từ chiều tối. Dạo này đang cuối xuân đầu hè. Trời mưa phùn rả rích. Chúng tôi vào trại đã 8 giờ tối. Đèn pha bốn góc trại bật sáng trưng, nhưng bốn bề im ắng lạ thường. Có lẽ liên tưởng tới sự kiện sắp xẩy ra nên chúng tôi thần hồn nát thần tính thế thôi chứ nới đây, hôm qua, hôm kia, không gian chắc vẫn như vậy có gì khác đâu? Tới cổng, một anh lính trẻ lăm lăm AK trước ngực lạnh lùng ngăn chúng tôi lại. Trình thẻ nhà báo nhưng anh lính trẻ vẫn tỉnh bơ. Đành gọi cho Đại tá giám thị. ông bảo: "Cậu thì vào được thôi nhưng bây giờ phải lảng đi tới nửa đêm hãy quay lại. Giải quyết cho cậu, nhỡ các nhà báo khác thấy sẽ rất khó xử. Thấy ông nói có lý, tôi và anh bạn đồng nghiệp quay ra. Vừa đến ngã ba đường rẽ vào trại thì gặp liền mấy nhà báo. Sao lại về à?. Chúng tôi không dám đỗ lại mà vừa phóng xe vừa nói với: "ông Hoành (PGĐ CATP) không cho vào đâu. Về thôi.. Tôi và anh bạn đồng nghiệp phải ngồi trốn dưới gốc cây dưới mưa tới tận gần nửa đêm mới dám lóp ngóp mò vào. Vừa đi vừa ngó trước ngó sau như thằng ăn trộm, chỉ ngại có phóng viên nào quyết ăntheo thì thật phiền. Giám thị Hoắc trực sẵn ở cổng dẫn chúng tôi vào. Tôi nằm lăn ra chiếc ghế tại phòng làm việc ngủ say như chết. Tới gần sáng, những tiếng động lẹ, tiếng chân người chạy hối hả làm tôi bừng tỉnh. Tôi hồi hộp: Sắp đến giờ hành quyết! chỉ nghĩ về tưởng tượng mà cũng thấy rờn rợn sống lưng.
    3h sáng 3/3/1998: Vào lúc này, đồng loạt 7 xà lim án tử hình có tiếng lách cách mở cửa. Hẳn các tử tù biết điều gì sẽ xảy ra. Tâm trạng họ ra sao? Chắc là sự sợ hãi sẽ lên tới tột đỉnh khi biết rằng chỉ một lúc nữa sự sống của họ sẽ chấm dứt. Đã từng có quá nhiều cơ hội để họ tránh được cái chết nhưng đồng tiền lúc ấy đã làm mờ mắt họ. Tiếc thay, nhưng biết làm sao được. Luật pháp là luật pháp. Thi hành luật pháp chính là để bảo vệ cho cả cộng đồng, là đỉnh điểm của chủ nghĩa nhân đạo. Họ đã tự chấp nhận cái chết chứ chả ai muốn mang lại cho họ.
    3h30: Từ nơi giam giữ ra cổng trại có một đoạn hành lang. Trên bức tường của hành lang có gắn số thứ tự từ 1 đến 7. Số 1 là vị trí của Vũ Xuân Trường, rồi số 2 Đoàn Xuân Xe, số 3 Vũ Phong Mã, số 4 Trọng Thắng, số 5 Bùi Danh Ca, số 6 Dương Ngọc Thắng, số 7 Lại Thị Ngấn. Các tử tù được dẫn ra ngồi đúng theo số.
    Mỗi người được mang đến một bát phở, một cốc nước, một điếu thuốc. Hầu như không ai ăn Xuân Xe húp ít nước rồi đặt bát xuống. Vũ Phong Mã rít thuốc thật sâu như để giấu đi sự hoảng sợ. Lại Thị Ngấn đầu tóc bơ phờ, đôi mắt thất thần, tuyệt vọng nhìn vào bóng đêm. Chỉ có Vũ Xuân Trường xỏ hai tay vào túi, diễu cợt quan sát đồng bọn.
    4h: Tất cả được dẫn vào hội trường nhỏ. Lần lượt các tử tù làm thủ tục kiểm tra danh chỉ bản. Lại Thị Ngấn chưa kịp lăn tay đã ngất xỉu. Tấm thân to béo thị ngã vật xuống mặt bàn. Hai nữ y tá phải bế xốc Ngấn ra bên để tiêm thuốc trợ tim. Một lúc sau Ngấn tỉnh lại. Tình huống này đều đã được tính đến nên cán bộ trại xử lý rất nhanh gọn. Vừa chớp chớp mắt, Trường tiến đến bên cạnh nhếch chiếc răng khểnh cười khẩy: "Thế là thêm một con cave xuống đấy đủ một mâm bảy người. Nghe thấy thế Ngấn vừa trừng mắt nhìn Trường bằng đôi mắt căm thù vừa chửi tục: "Thằng mặt..." Trường vờ như không nghe thấy gì, đi về phía các nhà báo và nói với giọng thật thà: "Trong thời gian xét xử, có điều gì sai, mong các nhà báo thông cảm". Một nữ phóng viên báo ANTĐ nhìn Trường với ánh mắt thương cảm.
    5h: Các tử tù được dẫn ra trường bắn. Lúc này vẫn còn rất tối. Những bóng đèn điện đỏ quạch. Mưa phùn nhẹ nhưng có cảm giác xối xả lạ thường. Ban chỉ huy ngồi trên chòi cao bao gồm đại diện Tòa án, Viện kiểm sát, CATP, chính quyền địa phương. 7 tiểu đội hành quyết, mỗi nhóm gồm 5 chiến sỹ phòng CSBV sử dụng súng trường CKC và 1 chỉ huy đeo súng ngắn. Tất cả mặt áo bông, mũ bông che kín mặt. Còn có một nhóm ứng trực để đề phòng các xạ thủ chính xảy ra điều gì bất trắc thì sẽ thế chỗ ngay. Một lực lượng khác thuộc quân khu Thủ đô. Họ đã rà mìn từ chiều qua và quy định sự đi lại theo đúng sơ đồ nhưng vẫn ở lại ứng trực để xử lý các tình huống bất ngờ. Các tử tù được dẫn tới từng huyệt đào sẵn. Cạnh huyệt là chiếc quan tài màu đỏ mở nắp sẵn. Phía trước huyệt là một thang tre cao 2m có ghi sẵn tên. Tử tù được đưa đến trói giật cánh khuỷu vào các thang tre và bịt mắt. Một lần nữa khi bị bịt mắt Lại Thị Ngấn lại ngất xỉu. Tiểu đội hành quyết đứng cách chỉ có 5m. 5 mũi súng dàn hàng ngang chĩa về phía tử tù.
    5h15: Viên chỉ huy phát lệnh: "Mục tiêu trước mặt. Đối tượng. Bắn”. Đồng loạt 35 khẩu súng xiết cò. Tiếng đạn khô đanh ngắn gọn. Nhìn rõ những vệt khói. Các khung tre giật lên. Rồi không gian như chìm xuống rất sâu. Sau một khẩu lệnh nữa của viên chỉ huy, 7 chỉ huy tiến đến các các tử tù đã được đặt xuống đất. Họ rút súng ngắn thực hiện phát súng nhân đạo. Hôm ấy ở vị trí số 6 của Vũ Phong Mã không hiểu sao người chỉ huy phải thay 2 khẩu súng lục và bắn đến phát thứ 3 mới xong nhiệm vụ. Ngay sau đó lực lượng pháp y tới từng tử tù dùng ống nghe tim phổi xác định tử tù đã chết. Biên bản được ký. Chỉ huy tuyên bố trên loa: "Kết thúc cuộc thi hành án. Thủ tục khâm liệm được tiến hành. Những nén hương lập lòe lúc trời sắp sáng. Mùi nhang lẩn khuất như không chịu tan đi quanh các huyệt mộ. Tôi liều lĩnh cầm máy ảnh chụp từng tử tù. Những vệt máu chảy dài trên các khuôn mặt nhợt nhạt. Nhìn quanh anh bạn phóng viên đi cùng sợ quá đã bỏ về từ lúc nào không biết. Tôi tự hỏi: Không biết những kẻ điên cuồng buôn bán ma túy vì lợi nhuận khổng lồ cho riêng mình mà mang đau khổ cho hàng ngàn con người có kinh hãi, có chùn tay khi chứng kiến cái cảnh hành quyết như tôi vừa chứng kiến? Họ hãy dừng bàn tay tội ác để đừng tự mình kết thúc cuộc đời trong đau đớn và nhục nhã như vậy.
    Tôi trở về cơ quan khi trời đã sáng rõ. Bình minh tỏa nắng cùng dòng người hối hả đi làm. Họ đâu có biết bóng đêm vừa che đi một nỗi đau ghê gớm của con người và cũng do chính con người tự gây lên.
     
  3. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    2 lần đau và 2 lần vui
    Có 2 lần ông đã thật sự đau lòng. Một là khi ông phải đứng ra tổ chức thi hành án các đồng nghiệp của mình: Đại úy Nguyễn Tùng Dương và Thiếu úy Nguyễn Định (Công an phường Hàng Cót). Hẳn ai cũng nhớ việc xảy ra trên cầu Chương Dương của CSGT Nguyễn Tùng Dương. Theo nhiều người tham gia tố tụng, đúng là Dương có tội nhưng sức ép dư luận quá lớn đã làm Dương không có cơ hội hưởng lượng khoan hồng với mức án có thể chỉ là chung thân. Ngày thi hành án, gia đình Dương được biết và tới vĩnh biệt ngay từ đầu. Khi nghe tiếng đạn nổ, Hồ Như Vọng có cảm giác mảnh đạn văng cả vào trái tim mình.
    Một lần khác khi đang chuẩn bị bắn thì có tiếng người thất thanh: "ông ơi, xin đừng bịt mắt cháu để cháu nhìn thấy bố mẹ cháu lần cuối. Xin ông làm phúc ông ơi". Thượng tá Vọng giật mình không biết tiếng kêu của ai nhưng dù ai thì ông cũng không được phép làm sai quy tắc trường bắn. Chiều về tới nhà, con ông lặng lẽ nói với ông đúng lúc bữa ăn. "Bố có biết sáng nay thi hành án ai không. Thằng H bạn con nó vẫn đến chơi nhà ta đấy"!. ông buông bát cơm và thấy sống lưng mình lạnh toát dù cho ông đâu phải là người có lỗi. H đã phạm tội giết người cướp của nên phải chịu hình phạt nghiêm minh trước pháp luật, biết làm sao khác được. Chính H đã tự loại mình ra khỏi cuộc sống. Còn có trường hợp Thượng tá Vọng tuy không đến mức day dứt nhưng cũng xót xa. Đó là lần thi hành án tử hình Nguyễn Thị Hiệp kẻ đã mang 5kg heroin trong bức tranh sơn mài sang Canada. Làm các thủ tục hành quyết đối với một nữ phạm nhân chân yếu tay mềm, nước da trắng trẻo và có nét mặt quý phái như Hiệp, ông cũng không giấu nổi những cảm xúc xa xót trong lòng. Tuy nhiên sau đó,theo chỉ đạo của các cấp, chính ông lại đứng ra lo việc di chuyển phần mộ của Nguyễn Thị Hiệp từ Cầu Ngà ra nghĩa trang Văn Điển. Xem ra, Hồ Như Vọng đã có mặt, đã không từ bỏ bất cứ cơ hội làm việc nhân nghĩa nào.
    Mọi người càng hiểu tấm lòng ông hơn khi được hỏi làm như vậy có lúc nào ông vui mừng không thì ông trả lời lại rất nhanh: Có chứ, rất vui là đằng khác! Có thể kể ra đây ít nhất 2 chuyện. Nguyễn Văn Thành là một phạm nhân lĩnh án tử hình nhưng chờ đến 5 năm vẫn chưa thi hành án. 5 năm 600 ngày, ngày nào cũng cứ 3, 4 giờ sáng lại thấp thỏm chờ tiếng khóa mở lách cách để ra pháp trường (mà vẫn chưa được "đi nhanh", vẫn phải ngủ tiếp) thì quả là khủng khiếp, một cực hình tra tấn đối với thần kinh. Thế là Thành tuyệt thực, nhịn ăn để "tự thi hành án". Có thể ai đó nghĩ cứ để Thành chết do ốm thì cũng là chết, khỏi phải bắn vừa đỡ mất công vừa đỡmang tiếng. Nhưng với các chiến sỹ công an điều đó là không thể. Thi hành 1 bản án không phải đơn giản là kết thúc sự sống của một con người mà là điều chính yếu là răn đe, làm cho xã hội giảm bớt tội ác đi. Thế là Ban giám thị trại giao cho ông Vọng đi mua H5000 (một loại thuốc bổ cực đắt của Pháp) về tiêm cho Thành. Khi tiêm, ông bảo với Thành: "Yên tâm đi, biết đâu lâu thế vì Chủ tịch nước đang xét chấp nhận đơn xin ân xá của anh! ". Không ngờ lời động viên ấy trở thành hiện thực. ít lâu sau, vào một buổi sáng mùa hè nắng đẹp, Thành được đưa ra khỏi phòng giam lúc 8h sáng. Anh ta thở dài: "Cán bộ ơi, sao bắn em muộn thế, sáng thanh bạch rồi còn gì! ". ông Vọng cười lớn: "Không bắn đâu. Được giảm án xuốngchung thân rồi". Thành như không tin vào tai mình khi được nghe không phải tiếng rít của những viên đạn ngoài pháp trường mà lại là những lời thánh thần trong mơ cũng không thể tưởng tượng ra. Anh ra ôm chầm lấy cán bộ quản giáo khóc nức nở.
    Một lần khác chính là trường hợp tử tù buôn ma túy người Lào Siêng Phênh. Khi ở ngoài pháp trường, Thượng tá Vọng cặm cụi đào huyệt, chôn cọc thì Đại tá Hoắc hộc tốc chạy từ trong trại ra. Tiếng ông thất thanh trong đêm: "ông Vọng ơi ông Vọng, dừng lại, dừng lại”. Thì ra ngay trong những giây phút cuối cùng, Siêng Phênh đã khai ra những bí mật cuối cùng trong đường dây buôn ma túy xuyên quốc gia. Vụ án Siêng Phênh Vũ Xuân Trường là vụ buôn bán ma túy từ Lào đặc biệt nghiêm trọng, lớn nhất cho tới thời điểm đó. Vụ buôn bán cái chết trắng xuyên quốc gia ấy đã được các trinh sáttheo dõi, bám sát, cuối cùng xác định 11 lần, chính xác tới từng bánh. Nhiều nữ quái đã tham gia tiếp tay cho đường dây này cũng ngay từ những phi vụ đầu tiên. Trên Điện Biên là Nguyễn Thị Hoa, còn dưới Hà Nội tích cực nhất là Lại Thị Ngấn, Tạ Thị Hiển và Nguyễn Thị Lụa (vợ Trường). Chính Tạ Thị Hiển đã nhiều lần đến nhà Ngấn và chứng kiến các cuộc mua bán trao tay với một người Lào tên là Siêng Văn. Nhưng Siêng Văn không phải là cái tên nổi bật nhất trong đám tội phạm xuyên quốc gia người Lào. Siêng Phênh mới lần đầu đã bán 4 cặp cho Đào Xuân Xe, giá mỗi cặp 3000 USD. Tháng 5/1994, Siêng Phênh đã hai lần bán 24 cặp hêrôin cho Nguyễn Thị Hoa. Siêng Phênh trở thành nhân vật số 1 khi anh ta khai nhận cùng đồng bọn và buôn bán qua cửa khẩu TâyTrang 202 bánh hêrôin (tính đến hết năm 1994). Sau này Siêng Phênh và Siêng Nhông khai họ đã giấu 23, 5 cặp hêrôin vào trong chiếc xe ô tô của ngành vào ngày 16/1/1995. Khi vụ án đang trong quá trình điều tra, một số cán bộ công an biến chất đã điều chiếc xe tới một nơi bí mật để chiếm đoạt số hêrôin nói trên. Những lời khai vào giây phút cuối cùng của Siêng Phênh không những đã giúp cơ quan bóc gỡ tận gốc đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia mà còn giúp anh ta thoát tội chết. Sau này, khi gặp lại anh chàng tử tù người Lào đẹp trai này ở trại Thanh Xuân, cả hai nhìn nhau với nụ cười hạnh phúc. Thượng tá Hồ Như Vọng chỉ muốn thật nhiều, thật nhiều lần mình phải thất nghiệp như vậy. ông phảimang chiếc quan tài ra giấu mãi ở chuồng lợn trong khu sản xuất ngoài rất xa trại.
    Viên Thượng tá "độc nhất vô nhị" của CSND Việt Nam
    Mặc dù chỉ còn 1 năm nữa là hòa bình lập lại, và mới chỉ có 16 tuổi nhưng cậu bé Hồ Như Vọng vẫn nằng nặc đòi đi TNXP. Lên làm công tác bảo bệ ở ATK (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) được ít lâu thì Vọng được đưa về đào tạo tại trường C500. Ra trường, về công tác tại Công an Hà Nội ở bộ phận ngoại tuyến, rồi cảnh vệ, một thời gian, Vọng được điều về trại tạmgiam Công an Hà Nội với nhiệm vụ dẫn giải phạm nhân thành án đi các trại cải tạo. 16 trại cải tạo lúc ấy không nơi nào không biết "ông Vọng Hỏa Lò" - từ miền xuôi cho tới nơi rừng sâu núi thẳm như tại Yên Hạ, Quyết Tiến, Thanh Cẩm, Hồng Ca... Thấy ông là người đôn hậu, cẩn thận, sau một lần tổ chức mai táng cho phạm nhân rất chu đáo, Ban giám thị quyết định giao cho ông một công việc thuộc loại hệ trọng hàng đầu ở trại: Tổ chức thi hành án tử hình! Và rồi như một định mệnh, kể từ lần đầu tiên ở Cổ Nhuế đến lần cuối cùng ở trường bắn Yên Sở, ông đã thực hiện 170 vụ thi hành án mà không hề xảy ra sai sót đáng kể nào. Đến nay ở tuổi 73, ngồi ngẫm lại ông vẫn không hiểu sao mình cũng đâu có hệ thần kinh thép khác người mà chừng ấy năm ông vẫn bền chí hoàn thành tốt một trọng trách như thế.
    Bây giờ Thượng tá Hồ Như Vọng đã được thảnh thơi nhưng thói quen của một người làm việc thiện có lẽ sẽ vẫn theo ông đến suốt cuộc đời. Các tổ chức cựu sỹ quan trại tạm giamB, cựu sỹ quan Công an Hà Nội, đồng hương gần 2000 người họ Hồ, rồi công việc phố phường đều tha thiết mong ông tham gia Ban chấp hành. ở tuổi 73 nhưng mái đầu bạc của Hồ Như Vọng vẫn hiếm có ngày không đội nắng mưa. Vừa rồi có nữ cán bộ trạigiam lâm trọng bệnh qua đời. Có ý kiến cho rằng trường hợp này do phường lo. Nghe tin ông giận sôi lên và lập tức cùng Ban liên lạc cựu sỹquan lo lắng cho người bạn bao nhiêu năm qua đã từng cùng nhau vất vả với cái nghề quản lý trại giam. ông là như vậy. Đơn giản bởi ông là Hồ Như Vọng - viên Thượng tá Độc nhất vô nhị của CSND Việt Nam.
     
  4. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Đời nghề của Thượng tá công an Hồ Như Vọng gắn với việc thi hành án (THA) tử hình với nhiều tử tù "danh nổi như cồn" như trùm ma tuý, những tay đại ca giang hồ cộm cán, những kẻ máu lạnh giết người, cướp của và cả tội phạm tham nhũng...


    Kỳ 3: Những vụ xử bắn lưu động và áp lực tâm lý
    Dù tội ác của họ lúc còn sống chồng chất khiến "trời không dung, đất không tha" và cần phải loại ra khỏi xã hội, nhưng khi lãnh khung hình phạt cao nhất của pháp luật, ngày đền tội chuyển giao cho "Diêm Vương xử án", họ đều được ông lo hậu sự chu đáo như những người bình thường.
    Tìm nơi làm pháp trường
    Tôi tìm gặp Thượng tá Hồ Như Vọng tại nhà riêng. Không phải là một người lạnh lùng như tôi vẫn nghĩ về những người thi hành án tử hình, ở ông Vọng có sự gần gũi, chân chất và đôn hậu. Ông có dáng người nhỏ nhắn, lanh lẹ nhưng đôi mắt vẫn phảng phất đâu đó chút buồn khi nói về thân phận của những tử tù. Nghe những chuyện THA tử hình ông kể, tôi càng thấm thía hơn câu nói: "Đời người ai cũng chỉ sống một lần"...
    Câu chuyện ông kể là những chuỗi kết nối trong ký ức, những lần xử bắn tử tù từ khi còn bắn lưu động đến trường bắn Yên Sở và sau này là trường bắn Cầu Ngà. Mỗi tử tù là một câu chuyện dài, một số phận gắn kết cả đáng thương và đáng trách. Nhưng tất cả đã về thế giới bên kia, có điều họ đã tự đưa cái chết đến sớm với mình, những cái chết đã được báo trước.
    Khi mới vào ngành công an, ông Vọng được giao những nhiệm vụ khác nhau như ngoại tuyến, cảnh vệ sau đó một thời gian được điều về trại giam Hà Nội với nhiệm vụ dẫn giải phạm nhân đến các trại cải tạo. 16 trại giam của công an Hà Nội chẳng ai không biết đến ông Vọng đen Hoả Lò. Ông là người chu đáo, sau một lần lo hậu sự cho phạm nhân, Ban giám thị quyết định giao một công việc hệ trọng hàng đầu ở trạigiam: Tổ chức thi hành án tử hình. Vậy là công việc này theo ông suốt đời và tuổi hưu của ông cũng phải kéo dài thêm 3 năm vì Ban giám thị trại giam chưa tìm được người thay thế.
    Nhớ lại thời gian dài tổ chức THA tử hình đối với tử tù ông Vọng nói: "Trường bắn không có, chúng tôi phải đưa tử tù đi bắn lưu động nhờ ở các huyện như Thanh Trì, Đông Anh, Từ Liêm... vất vả lắm. Có khi tìm được địa điểm rồi, nhưng chính quyền địa phương không đồng ý lại phải tìm nơi khác. Cứ bất ổn như vậy, nên nhiều khi có quyết định THA đối với tử tù rồi mà phải mất vài hôm tìm địa điểm xong mới tiến hành xử bắn được, có nhiều vụ một tuần sau mới THA được". Ngày ấy, những địa điểm được chọn để tổ chức THA tử hình là những khu vực ngoại thành, đồng không mông quạnh, những ụ pháo trước đây còn sót lại trong chiến tranh. Nếu được địa phương đồng ý, một cán bộ ở đấy sẽ tham gia THA và địa phương sẽ bố trí dân quân, du kích làm nhiệm vụ bảo vệ địa điểm.
    Tôi cứ bị ám ảnh, bởi đọc ở đâu đó những trang viết, rằng việc THA tử hình đối với tử tù thường diễn ra bí mật, vào khoảng 2-4 giờ sáng. Khi ấy tử tù được bịt mắt dẫn đi, và người THA giáp mặt nhau không nhìn rõ mặt. Tiếng chim vạc đi ăn đêm về kêu vài ba âm thanh lạc lõng. Tiếng eo óc của muông thú. Tiếng côn trùng rỉ rả như tiếng cầu hồn đều đều rền vang không ngớt. Một không gian hoang vắng, u tịch đến rợn người ở những nơi xử bắn. Nghe tôi nói vậy, ông Vọng thoáng lắc nhẹ mái đầu bạc và kể: "Chúng tôi đưa tử tù đi THA khi đã làm xong các thủ tục trong trạigiam. Dẫn tử tù đến địa điểm đã chuẩn bị trước gồm có chôn cọc, dùng tấm biển gỗ ghi tên tử tù thì khoảng 5 giờ sáng".
    Địa điểm bắn lưu động phải đảm bảo các yêu cầu như xa khu dân cư, gần đường giao thông, nơi nổ súng phải đảm bảo an toàn, đủ khoảng trống để Hội đồng THA (đầy đủ các thành phần TAND, VKSND, Công an, pháp y, chính quyền địa phương...) chứng kiến. Có khi xử bắn lưu động dẫn tử tù đến địa điểm đã sáng rõ mặt người. Người dân địa phương đã đi làm. Thấy có xử bắn, họ hiếu kỳ kéo đến xem rất đông gây khó khăn cho việc THA. Chưa kể có những vụ THA tử hình, người nhà tử tù biết thông tin đã kéo đến la ó, gây hỗn loạn tại nơi xử bắn.
    Tử hình hai tên cướp của giết người tuổi 20
    Kể lại với PV về vụ THA tử hình với hai tử tù trẻ tuổi này, ông trầm ngâm: "Lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ năm, cũng không nhớ rõ tên của hai tử tù này". Nhưng những gì xảy ra tại điểm bắn tử tù khiến ông nhớ mãi. Đó là việc THA quá khó khăn. Vụ ấy, tổ chức xử bắn tử tù tại bãi Phúc Tân - Hà Nội. Ngày xưa nơi đó còn hoang vu lắm. Một vùng bãi của sông Hồng, gần đó có nghĩa địa. Hai tử tù này phạm tội giết người, cướp của tại đền Bà Kiệu - một địa điểm danh thắng nằm ngay sát hồ Hoàn Kiếm đối diện với đền Ngọc Sơn. Khi ấy, khuôn mặt của hai thanh niên mới lớn còn non choẹt. Vậy nhưng, phút chốc biến thành ác quỷ, chúng giết người dã man để cướp của. Vào thời ấy (khoảng những năm 60-70 của thế kỷ trước - PV) đây là một vụ án quá nổi tiếng. Do vậy, người dân Hà Nội ai cũng biết đến vụ án này. Chính vì thế, hôm THA tử hình đối với hai tử tù mặt búng ra sữa này đã có rất đông người dân kéo đến xem xử bắn.
    Người dân đến kín địa điểm xử bắn, tràn cả xuống nơi cắm cọc tử tù khiến bộ phận THA không thể làm nhiệm vụ. Để tiến hành công việc, bộ phận bảo vệ pháp trường đã phải huy động chó nghiệp vụ đến giãn dân ra để các xạ thủ nổ loạt súng chính xác. Ông Vọng nói: "Việc người dân kéo đến xem THA tử hình rất nguy hiểm. Bởi bắn lưu động không có tấm chắn đạn, rất có thể xảy ra sơ suất". Vậy nhưng, khi dứt loạt đạn CKC (súng trường), người dân ùn xuống vây kín tử thi khiến việc làm thủ tục khâm liệm không thể thực hiện được. Một lần nữa, chó nghiệp vụ lại phải vào cuộc. Khi đó, người dân giãn ra xa, cán bộ pháp y mới vào khám nghiệm tử thi sau đó ông Vọng và các đồng nghiệp mới tiến hành khâm liệm tử thi và chôn ngay tại chỗ bắn.
    Còn có nhiều lần đội THA tử hình phải đưa tử tù đi bắn lưu động như vụ bắn một tử tù tham ô 16 tấn thóc. Thời chiến tranh phá hoại, tham ô số lượng thóc lớn như vậy là khủng khiếp lắm. Do đó kẻ phạm tội này đã bị kết án tử hình. Hôm xử bắn tại Yên Phụ, người dân kéo đến xem rất đông, gia đình cũng đến gây áp lực và tâm lý nặng nề cho lực lượng THA tử hình.
    Từ bắn "nhờ" ở Yên Sở đến trường bắn Cầu Ngà
    Nhận thấy việc xử bắn lưu động gây khó khăn trong công tác THA tử hình và không an toàn nên công an Hà Nội đã liên hệ với Quân khu Thủ đô và nhờ sự can thiệp của UBND Thành phố mà việc THA tử hình được tiến hành tại trường bắn Yên Sở. Ông Vọng nhớ lại: "Thời gian bắn "nhờ" này kéo dài được 7-8 năm với hơn 50 tử tù. Nhưng nguyên tắc bắn ở đâu thì chôn tử thi tại đó, nên phía sau của trường bắn Yên Sở trở thành một nghĩatrang mà phải chờ đến 3 năm sau gia đình mới đến chuyển hài cốt đi. Về sau Quân khu Thủ đô không đồng ý cho THA tử hình tại trường bắn Yên Sở nữa".
    Nhớ lại thời điểm ấy, ông Vọng bảo, cũng vất vả lắm. Có lần, THA xong thì đê Yên Sở vỡ, nước ngập mênh mông. Ông Vọng lầm lũi, lội bì bọp trong nước làm các thủ tục khâm niệm tử thi và chôn cất cho người chết được mồ yên mả đẹp. Thời điểm trạigiam Hoả Lò chuyển về Xuân Phương (Từ Liêm - Hà Nội) với diện tích đất được phê duyệt 3 ha, lãnh đạo công an Thành phố quyết định xây dựng một trường bắn ở đây, sau này gọi là trường bắn Cầu Ngà. Việc làm thế nào để có một trường bắn tại đây là việc phải lo của trạigiam . Vậy là, ông Hồ Như Vọng lại được giao nhiệm vụ này. Ông đã đi nhiều lần xin phép chính quyền địa phương và Thành phố ủng hộ để làm trường bắn Cầu Ngà. Vậy là ngoài khu đất được cấp 3 ha, trường bắn được tạo dựng ở sát chân đê. Ông Vọng và những đồng nghiệp đã phải đổ từng xe đất thịt, san vào một khu đất khá rộng phía sau để làm nghĩatrang cho những tử tù sau khi THA. Tuy nhiên, công việc này cũng phải mất tròn 3 năm mới hoàn tất và chấm dứt cảnh THA tử hình nhờ và bắn lưu động.
     
  5. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Ngoài đời là những đại ca cộm cán hét ra lửa, những tay sát thủ máu lạnh giết người không ghê tay, hàng "nóng" luôn kè kè bên người sẵn sàng xả súng khi bị truy đuổi… nhưng khi lãnh án tử hình vào "buồng" biệt giam thì bỗng chốc, nhũn như chi chi.


    Bài 4: Sự sám hối muộn màng
    Chỉ khi sự sống được đếm, bằng giờ thì khát khao sống, muốn làm người lương thiện mới trỗi dậy mãnh liệt. Đa số tử tù nào đến thời khắc "xuất buồng" ra pháp trường cũng…sợ chết, cá biệt có những tên còn bình tĩnh… "chào cán bộ, em đi"!.
    "Xuất buồng" lúc rạng sáng
    Khi bó gối ngồi đếm thời gian chờ chết trong bốn bức tường bê tông lạnh ngắt, vô hồn những tên tội phạm tay súng tay dao khét tiếng không bất ngờ trước đoạn kết vô hậu. Lúc này, có tử tù nuối tiếc, hối hận đến không còn nước mắt để khóc nhưng có kẻ lại la thét cuồng loạn như có thể giết tất cả mọi người nếu được, rồi có tên lại rên rỉ tuyệt vọng tìm cách tự tử... Những quản giáo, dẫn giải tử tù ra pháp trường trong đời nghề vẫn thường ngày phải đối mặt với những con người phải bị loại bỏ.
    Ngọn đèn vàng vọt hắt bóng lên bức tường bê tông xám xịt ở biệt giam tử tù của các trại giam đều giống nhau. Nó là sự leo lắt của những số phận con người phập phù chờ ngày cuộc sống kết thúc. Tiếng kiểm tra ổ khóa lách cách cuối ngày khô khốc, lạnh lẽo. Sau công việc thường ngày ấy, không ít quản giáo đã đứng lặng lẽ nhìn chiếc bóng của mình đổ dài trên nền hành lang hun hút. Và rạng sáng, lại "xuất buồng" cho tử tù ra pháp trường.
    Đêm có lệnh xuất buồng, một tử tù ra đi, nhiều quản giáo dù đã lâu năm hay mới vào nghề đều có một cảm giác khó tả. Dẫu biết đó là những tên tội phạm phải đền tội với những gì gây ra, và cái chết ấy là sự răn đe để mong muốn một xã hội ít tội phạm hơn. Kim đồng hồ trên tay người quản giáo chầm chậm nhích. Đêm tĩnh mịch thỉnh thoảng lại bị xé toạc bởi những tiếng cầu khấn, rên rỉ, la hét hoảng loạn của các tử tù biết đơn xin ân giảm án chết đã bị bác... ông Hồ Như Vọng nói: "Tôi ở ngoài trường bắn chuẩn bị đủ mọi thứ và đếm ngược thời gian, chỉ vài giờ nữa thôi, 7 tử tù trong đường dây buôn bán ma tuý xuyên quốc gia Vũ Xuân Trường sẽ bị đưa ra pháp trường đền tội". Và cứ thế hết lần này sang lần khác, ông đã chuẩn bị cho biết bao tử tù trong đó có cả những người quen như Nguyễn Tùng Dương, Lê Duy Anh (bạn thân của ông và của con trai ông Vọng - PV), cả những tay giang hồ hô mưa, gọi gió án ngữ một vùng như Khánh trắng...
    ông Vọng nhớ lại, hôm ấy trong trại giam, Vũ Xuân Trường vẫn điềm tĩnh lạ thường. Hắn bình tĩnh đến phút cuối, khi đã làm xong thủ tục, ăn vài miếng phở để không thành ma đói. Quay sang cán bộ quản giáo, hắn nói nhỏ nhưng rõ từng tiếng: "Chào cán bộ, em đi"! Nhưng nhiều tử tù khác, khi một mình ngồi đợi đến ngày phải đền tội, đau đớn với bản án lương tâm, dằn vặt tột cùng với bao hỉ nộ ái ố của kiếp người đã mềm yếu dần. Hết tru tréo chửi rủa, cười nói điên dại lại khóc lóc hối hận, cầu xin cả người sống lẫn người chết. Ban ngày họ nằm im lìm bất động. Đêm xuống, lại ngồi chong mắt nhìn qua ô cửa thông gió, chờ đợi ánh bình minh lọt vào để biết mình còn được sống thêm một ngày nữa... Nhưng hôm nay, tất cả đã xuất buồng, chấm dứt những chuỗi ngày giằng xé, đan xen với bao cảm xúc trái ngược của những tử tù trong đường dây ma tuý lớn này.
    Nhiều tử tù, khi nghe tiếng mở khoá lách cách, khô khan khi trời chạng vạng đã không còn giữ được bình tĩnh. Họ làm thủ tục ra pháp trường mà vẫn luôn miệng kêu oan, dù biết sự kêu ấy chỉ như một thứ âm thanh phát ra mà chẳng biết nội dung là gì. Bữa ăn sáng của quản giáo dọn ra cho những tử tù này, họ không thể nuốt nổi, còn đũng quần đã ướt sũng từ lúc nào không hay biết.
    Khoảng trống vô định
    Trong trí tưởng tượng của tôi, bữa cuối cùng của tử tù luôn là một bữa cơm thịnh soạn. Nói như các cụ nhà ta thì đó là "cơm gà, cá gỏi". ông Hồ Như Vọng đính chính lại: "Không có như vậy đâu. Trước khi ra pháp trường tử tù được ăn sáng cũng giản đơn thôi. Bây giờ phổ biến là ăn bát mỳ bò, hoặc nếu mua được thì ăn phở, không thì được một cái bánh mỳ. Nhưng khi đối mặt với cái chết, dù đã biết trước nhiều tử tù vẫn sợ lắm. Hoạ hoằn lắm mới có người ăn được vài miếng còn lại đa phần ngồi rũ ra rồi".
    ông Vọng kể lại bằng những gì còn ám ảnh trong trí nhớ: Trong thời gian làm nghề có lẽ những tử tù còn giữ được thái độ bình thản trước khi xử bắn phải kể đến Vũ Xuân Trường, Dương Văn Khánh (Khánh trắng) và Nguyễn Tùng Dương. Trước sự chứng kiến của Hội đồng THA, của một số phóng viên báo chí (chụp ảnh, ghi hình) họ vẫn lặng lẽ ăn uống và hút thuốc. Cái chết đã được báo trước, không còn trông chờ vào một phép lạ nào có thể giải cứu được nên tâm lý đã sẵn sàng. Nhiều nhà tâm lý đều cho rằng, trước cái chết bỗng chốc con người ta run sợ. Nhưng với những kẻ giết người không ghê tay, đã quá quen với việc chém giết thì cái cảm xúc đáng sợ được giấu kín dưới bộ mặt lạnh, bình thản.
    Nói vậy thôi, chứ một tay trùm xã hội đen khét tiếng như Năm Cam khi đối diện với thời khắc "dựa cột" cũng rung động. Tôi được nghe đồng nghiệp kể lại, trước giờ áp giải ra pháp trường, "ông trùm" một thời bỗng run rẩy như mèo ướt. Mặt bợt bạt, nói không nên lời. Nếu không biết trước về những chiến tích bất hảo của Năm Cam thì khó ai có thể nhận ra mình đang đối diện với một tay anh chị mà khi còn bên ngoài chỉ nghe danh đã làm bao người khiếp đảm.
    Thủ tục cho một tử tù ra pháp trường được tiến hành trong thời gian ngắn mà đầy đủ. Hội đồng THA kiểm tra căn cước của tử tù trước khi ra trường bắn, sau đó giao cho tử tù đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao và nếu người bị kết án có đơn xin ân giảm án tử hình thì giao cho họ đọc bản sao quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước. Đây là những thủ tục bắt buộc. Tiếptheo, hội đồng THA cho phép họ được viết thư, ghi âm lời nói hoặc giao đồ vật về cho thân nhân.
    Thời khắc này tuy ngắn ngủi nhưng với tử tù là những giờ phút cuối cùng của sự sống. Vì thế, không ít tử tù đã cố tình kéo dài giây phút này. ông Vọng kể lại: "Khi tử tù viết thư về cho người thân, quản giáo chỉ cho họ một mẩu giấy nhỏ, nếu còn đủ bình tĩnh thì ghi âm giọng nói nhưng cũng chỉ một đoạn băng ngắn. Họ cũng là con người như bao người khác đều ham sống, sợ chết, nếu cho tử tù nhiều giấy thì họ ngồi viết thư cả tiếng đồng hồ không xong". Thực tế, chỉ với mẩu giấy nhỏ, nhưng có tử tù lặng người ngồi cắn bút, mắt mở trân trân nhìn vào khoảng không vô định. Và, phải mất rất nhiều thời gian, những con người tội lỗi ấy mới nguệch ngoạc được vài dòng chữ vĩnh biệt người thân.
    Làm xong thủ tục, tử tù bị bịt mắt bằng khăn đen dẫn giải ra pháp trường. Tại đây, ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị sẵn sàng. 2 cọc được chôn bằng hai nửa thân tre, một ngang đầu gối, một ngang bả vai. Tử tù được đưa lại, cột chặt. Có tử tù khiếp sợ người rũ ra như tàu lá. ông Vọng vào vị trí chỉ huy. Đội xạ thủ được đưa đến gồm 5 người và một chỉ huy. Tất cả dàn hàng ngang chờ hiệu lệnh: "Mục tiêu! Đối tượng! Bắn!. Dứt khẩu lệnh là thời khắc loạt đạn súng trường khô khốc vang lên. Tiếp sau đó, ông Vọng dẫn người chỉ huy đến bắn "phát bồi" (mà ta quen gọi là phát súng nhân đạo -PV). Cán bộ pháp y đến để ống nghe vào vị trí tim tử tù để kiểm tra và xác nhận việc xử bắn hoàn thành.
    Sáng rõ mặt người, đội xạ thủ rút. Trường bắn sau loạt đạn khô khốc trở nên im lặng, sự im lặng đến rợn người. ông Vọng đã trải qua biết bao lần như vậy mà vẫn thoáng rùng mình, xót thương cho một kiếp người lạc lối. ông lầm lũi làm nốt công việc cuối cùng, khâm liệm cho tử tù vừa THA và lo chôn cất cho họ mồ yên mả đẹp, đánh dấu cẩn thận để 3 năm sau gia đình họ đưa về quê quán.
     
  6. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Ngày Dương Văn Khánh (Khánh "trắng"), một trùm giang hồ khét tiếng, tội ác chất chồng là nỗi ám ảnh của người lương thiện lẫn các băng nhóm tội phạm phải đền tội cũng đến.


    Thi hành án trùm giang hồ Khánh “trắng”
    Rạng sáng ngày 13/10/1998, bản án tử hình Khánh "trắng" được thực thi tại trường bắn Cầu Ngà. Thời điểm áp giải tử tù từ trại giam ra trường bắn, mặc dù có nhiều vòng chốt an toàn nhưng các lực lượng thi hành án (THA) tử hình vẫn phảng phất nhiều nỗi lo, dù ai cũng biết chuyện cướp tù khó hơn...lên trời.
    Đến bây giờ, Thượng tá Hồ Như Vọng còn tâm sự với PV: "Người nhà, đàn em của Khánh "trắng" chạy theo xe phạm hàng dài không lo sao được..."
    Tử tù dáng vẻ thư sinh
    Mặc dù nhiều năm trôi qua, nhưng nhắc đến Khánh "trắng" thì tiểu thương chợ Đồng Xuân vẫn lắc đầu, lè lưỡi. Khánh "trắng" có vẻ ngoài nho nhã, thư sinh song lại được xem là một sát thủ máu lạnh đội lốt một ông đội trưởng bốc xếp. Với vẻ ngoài hào hoa, lịch lãm và làm nhiều công tác từ thiện đều là để che mắt thiên hạ nhưng bản chất bên trong chính là để tranh giành lãnh địa, Khánh "trắng" và Phúc Bồ (kẻ thâm thù truyền kiếp không đội trời chung) đã có nhiều trận huyết chiến. Chuyện chém, giết của hai nhóm tội phạm này xảy ra như cơm bữa, và chính Khánh "trắng" cũng đã bị người của Dung Hà từ Hải Phòng lên tạt cho cả ca a - xít vào bộ mặt trắng trẻo thư sinh ấy.
    Rồi Khánh "trắng" cũng bị bắt. Ngày đầu mới "nhập kho", hắn không hổ danh là một tay trùm thế giới ngầm. Khánh khá bình thản, ăn nói lễ phép. Hắn bình tĩnh được là do nghĩ mình bị bắt chỉ vì vụ cướp trên phố Kim Mã, còn những vụ án trước đã khép hồ sơ, không ai lục lại làm gì. Khánh "trắng" có một đặc điểm không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện mà thường nhìn xuống chân. Thỉnh thoảng hắn mới liếc trộm bằng ánh mắt sắc như dao đầy gian xảo. Lúc nào Khánh bực tức, cái sẹo - hậu quả của vụ tạt a - xít lại đỏ rực lên. Tuy nhiên ai cũng phải thừa nhận Khánh "trắng" rất giỏi trong việc tiết chế cảm xúc.
    Năm 1997, Khánh "trắng" bị đưa ra xét xử với khung hình phạt cao nhất - tử hình. Theo bản án sơ thẩm và phúc thẩm thì Khánh "trắng" phạm 4 tội: Giết người; Cướp tài sản công dân; Trốn thuế và Che giấu tội phạm. Khánh phải nhận án tử hình và phải nộp trả cho Nhà nước gần 3, 9 tỷ đồng. Lãnh án tử hình, Khánh "trắng" được đưa vào buồng biệtgiam tại trại giam T16 (Bình Đà). Trước đó, bằng thế lực của mình, Khánh cứ nghĩ vào trại giam cũng chỉ là "tạm nghỉ ngơi, dưỡng sức" rồi chẳng bao lâu lại được ra vẫy vùng trong lãnh địa hắn đã gây dựng bằng những trận thanh toán đẫm máu. Nhưng khi lãnh bản án tử hình, rồi đơn xin ân giảm cũng bị bác thì Khánh biết cái chết đã đến rất gần mà không có một phép mầu nào có thể cứu vãn nổi. Khuôn mặt của Khánh không còn che giấu nổi sự thất vọng, hắn ngoan ngoãn một cách bắt buộc, lầm lì đối diện với bốn bức tường bê tông như cái bóng.
    Người 170 lần thi hành án tử hình
    Nơi Khánh “trắng” và đồng bọn một thời “cát cứ”
    Khánh lặng lẽ, đối diện với chính mình. Không còn bóng dáng của một tên giang hồ cộm cán, Khánh "trắng" bỗng trở nên hiền khô, nền nã. ông Vọng kể rằng, thời điểm ấy nhìn thấy Khánh, ít người có thể tưởng tượng được hắn là nỗi ám ảnh của nhiều tiểu thương buôn bán tại chợ Đồng Xuân, giới kinh doanh nhà nghỉ, quán bar, các nhóm tội phạm có tổ chức tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành từ Hải Phòng đến TP.Hồ Chí Minh.
    Tôi không hiểu khi đối mặt với bản án tử hình, ngồi thúc thủ trong buồng biệt giam, hàng ngày nhìn qua lỗ khoá đếm thời gian trôi, mỗi sáng bình minh lại biết mình sống thêm một ngày thì Khánh nghĩ gì? Có lúc nào, trong hắn dằn vặt, hối hận về những tội ác mình đã gây ra khiến nhiều người vợ sớm phải vĩnh biệt chồng, con cái mất cha mẹ hay không? Chỉ biết rằng, những lúc sắp kết thúc đời người thì những hỉ nộ ái ố, những cảm xúc đan xen lẫn lộn luôn hiển hiện trong con người Khánh. Ngày hắn lầm lỳ là vậy, nhưng đêm đến vẫn lầm rầm khấn nguyện cả người sống, người chết tha thứ. Sự thanh thản chờ ngày ra pháp trường của Khánh chỉ là vỏ bọc bên ngoài, chứ sâu thẳm hắn cũng rúng động khi biết mình sắp phải từ giã cuộc sống.
    Ngày cuối đời vẫn gây hồi hộp và lo lắng...
    Trong câu chuyện kể lại với phóng viên, ông Vọng còn nhớ như in cái ngày 13/10/1998, ngày Khánh "trắng" phải đền tội. Đêm ấy, nghe tiếng bước chân của cán bộ quản giáo đến gần buồng mình, rồi tiếng mở khoá lách cách, Khánh biết thời khắc phải ra đi. Mà cũng có thể, Khánh "trắng" đã biết thông tin này trước đó (vì ngày tử hình Khánh "trắng" đã bị lộ). Không ngạc nhiên khi cửa mở, cán bộ quản giáo gọi tên Khánh đi làm thủ tục. Khánh bình tĩnh đón nhận ngày mới và cũng là ngày cuối cùng của cuộc đời y với vẻ mặt lạnh băng của trùm băng đảng xã hội đen khét tiếng một thời.
    Rạng sáng, khi áp giải Khánh từ trại giam T16 ra trường bắn Cầu Ngà. Do lộ thông tin tử hình nên từ cổng trại giam những đoàn xe máy của người nhà, đàn em của Khánh "trắng" đã ém quân chờ sẵn. Khi xe chở tử tù Khánh "trắng" xuất hiện ngay lập tức cả đoàn xe máy bámtheo , khiến xe chở phạm không thể cắt đuôi nổi. Mặc dù có đủ lực lượng cảnh giới đảm bảo an toàn bằng ba vòng chốt chặn, nhưng nghe thông tin có "khách không mời" đến đưa tiễn, công việc ở ngoài trường bắn ông Vọng và đồng đội đã chuẩn bị xong mà vẫn thấy lòng như lửa đốt. Những người giữ trọng trách THA Khánh "trắng" đều phập phồng nỗi lo... cướp tù, dẫu biết điều đó là khó hơn lên trời!
    Rạng sáng tháng 10, sương mù dày đặc, những ánh đèn xe máy loang loáng bám theo xe chuyên dụng chở tử tù Khánh "trắng". Đây là mùa đông, nên gần 5 giờ sáng, giáp mặt người không thể nhìn rõ. Đoàn xe máy gầm rú, những ánh đèn như nhát dao xé toang màn đêm yên tĩnh như nhung của một vùng quê. Có lẽ chúng muốn gầm lên như thế để Khánh biết có "đàn em" trung thành đang đưa tiễn, và dường như để Khánh biết con đường xuống âm phủ của hắn không đơn độc?! Không thể để sự lộn xộn diễn ra trong thời điểm THA tử hình một tử tù nguy hiểm, lực lượng công an đã "hốt" trọn đám người này lên xe tải đưa về tạm giữ tại công an huyện Từ Liêm, với lý do gây rối trật tự nơi công cộng. Và Khánh "trắng" được đưa đến trường bắn an toàn.
    Vẫn giữ sự bình tĩnh, Khánh "trắng" đến dựa cột. Hắn liếc nhìn chiếc quan tài màu đỏ đã chuẩn bị sẵn cho hắn. Phải chăng, sự bình tĩnh ấy có được bởi hắn là tên trùm giang hồ "nặng số", và trước đó hắn cảm nhận được sự không cô đơn? Làm xong mọi thủ tục, Khánh dựa đầu ngay ngắn vào thanh tre chờ đợi. Sự im lặng nơi trường bắn, trong cái bóng sáng lờ mờ, nhạt nhoà, tiếng xào xạc của những cành cây nghiêng ngả trước gió. Cành cây khẳng khiu, gầy guộc dang dài ra như những bàn tay đen ngòm đầy móng vuốt của lũ quỹ dữ được Diêm Vương đưa đến đón nhận linh hồn của một con người đầy tội lỗi.
    Đội xạ thủ vào vị trí. Tiếng người chỉ huy dõng dạc hô: "Mục tiêu! Đối tượng! Bắn! ". Màn sương dày đặc, sâu thẳm bị xuyên thủng bởi loạt đạn súng trường khô khốc. ông Vọng dẫn người đội trưởng đến làm nhiệm vụ. Sau tiếng súng lục vang lên, trường bắn lại chìm vào im lặng như chưa có chuyện gì xảy ra. Lúc này, ông Vọng lại đối diện với công việc thường nhật của mình.
    ông Vọng từ từ, hạ Khánh "trắng" xuống, gỡ khăn che mặt, bóc băng dính gắn miệng. ông đã nhiều lần đối diện với sự sống và cái chết, nhưng với mỗi tử tù là một ám ảnh khác nhau. ông thoáng giật mình,theo phản xạ, khi nhìn thấy đôi mắt trắng dã giãn hết đồng tử, trợn tròn, trừng trừng của Khánh. Đôi mắt ấy, mở căng hết cỡ như muốn xé toang tấm khăn bịt mắt để một lần cuối nhìn thấy sự sống trên thế giới của con người. Đôi mắt ấy làminh chứng cho một chân lý rằng: Dù có "yêng hùng" đến cỡ nào, dù có coi cái chết như không nhưng khi đối mặt với cái chết con người ta đều run sợ. Và Khánh "trắng", trong lúc dựa cột cũng đã rúng động với cái nhìn thất thần, hãi hùng tột độ.
    Ông Vọng, đưa tay vuốt mắt cho Khánh. Vĩnh biệt một con người đã tự sớm kết thúc cuộc đời...
     
  7. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Mỗi lần nhắc lại vụ chỉ huy bắn Nguyễn Tùng Dương và Lê Duy Anh, Thượng tá Hồ Như Vọng lại thấy nhói đau. Đau vì họ là những người quen biết, Tùng Dương nguyên là chiến sĩ công an phạm tội, còn Duy Anh vốn là bạn thân của con trai ông.


    Đối mặt với người quen tại trường bắn
    Vậy mà, con tạo khéo xoay vần khiến ông phải đối mặt với họ trong hoàn cảnh trớ trêu - tại trường bắn. Và chính ông là người chỉ huy thi hành nhiệm vụ buộc họ phải đền tội đã gây ra cho xã hội…
    Loạt đạn dội ngược
    Lật lại hồ sơ, tôi được biết vụ án Nguyễn Tùng Dương bắn chết Nguyễn Việt Phương xảy ra vào chạng vạng tối ngày 29/2/1993. Một ngày định mệnh, Nguyễn Việt Phương chở bọc tiền sang Gia Lâm, khi đi qua cầu Chương Dương, thì bị một cảnh sát giao thông gác ở đầu cầu chặn lại. Sau đó có tiếng súng nổ, Phương bị bắn chết. Đây là vụ án có nhiều chiều dư luận khác nhau: Công an Hà Nội đã kết luận đây là vụ chẳng may gây chết người trong khi thi hành công vụ nên Tùng Dương chỉ áp vào “Tội vô ý giết người". Nhưng dư luận lại cho rằng đó là vụ giết người cướp của, bởi theo gia đình của nạn nhân Phương bị bắn chết nhưng bọc tiền 50 triệu đồng chưa kịp bị lấy đi vì khi đó có một số nhân chứng chạy đến. Một phiên toà đã diễn ra nhưng hồ sơ bị trả để điều tra lại. Sau đó, tử thi nạn nhân được khai quật giám định lại và bộ phận pháp y khẳng định không có chuyện súng cướp cò, VKSND truy tố Nguyễn Tùng Dương “Tội cố ý giết người".
    Trước sức ép của dư luận, tháng 10/1994, phiên tòa sơ thẩm được mở lại để xét xử bị cáo Nguyễn Tùng Dương. Và lần này thì bản án là tử hình về Tội giết người đã được tuyên. Về tội cướp thì tòa cho rằng không đủ chứng cứ để kết luận. Đến bây giờ, bằng cái thiện tâm của người đã nhiều năm làm trong ngành công an, ông Vọng vẫn cho rằng: Bản án tử hình với Tùng Dương là do dư luận gây sức ép nhiều quá. Đáng lẽ ra, Dương không đáng bị áp khung hình phạt cao nhất. Song bản án cuối cùng toà đã tuyên, và cũng đến ngày Dương phải thi hành bản án.
    Kể lại với PV, ông Vọng còn nhớ như in vẻ mặt điềm tĩnh của Dương trong trại giam và lúc được đưa đến pháp trường. Trong trại giam, Dương vẫn bình tĩnh, tôn trọng quản giáo - những người mà trước đây coi Dương là đồng nghiệp. Trong buồng biệt giam, Dương lặng lẽ như một cái bóng. Ngày lại ngày, Dương ngồi nhìn trân trân lên trần nhà. Dương ngủ rất ít, trời chưa sáng hẳn Dương đã ngồi nhìn bầu trời lọt qua lỗ khoá để đếm ngược thời gian mình còn trên cõi đời này. Vào đêm Dương "xuất buồng", sau khi làm các thủ tục nghe đọc bác đơn xin ân xá của Chủ tịch nước Dương vẫn bình tĩnh. Có lẽ, Dương biết cái kết của mình trước "búa rìu" của dư luận là không thể cứu vãn. Dương lặng lẽ ăn bát phở, bình tĩnh hút điếu thuốc, đôi mắt buồn buồn nhìn những người thi thành nhiệm vụ. Không chỉ ông Vọng, mà những quản giáo khác đã đối diện với Dương trong trạigiam đều thấy se lòng khi nhìn vào đôi mắt ấy. Dương chấp nhận bản án tử hình với mình mà trong suốt những ngày ngồi buồng biệt giam không một lần la hét, kêu oan. Dương được cho là một trong những tử tù bĩnh tĩnh, biết mình và biết người.
    Có lẽ Dương là một tử tù duy nhất mà trước khi bị áp giải ra pháp trường có xin với cán bộ THA: "Xin cán bộ đừng bịt mắt, bịt mồm tôi. Tôi muốn thấy mọi người đưa tiễn, muốn nhìn cuộc sống này bên ngoài buồnggiam trước lúc giã từ". Ai cũng biết Dương sẽ không có một phản kháng bi quan nào nhưng nguyên tắc... không thể bỏ qua. ông Vọng kể lại, giọng xót thương: Không giống như những tử tù khác, ngày ra pháp trường vẫn một mực kêu oan. Có những tên không giữ được bình tĩnh gang mồm chửi đổng, dù biết thứ âm thanh phát ra cũng chỉ vô nghĩa. Ngày cuối cùng giã từ cuộc sống, Dương khép hờ mắt chờ đợi loạt đạn dành cho mình. Dương ra đi, trong tư thế của người biết trước việc gì đến sẽ phải đến.
    Loạt đạn súng trường khô khốc vang lên. Sau cùng là phát súng lục cất lên đanh gọn, kết thúc cuộc đời của một tử tù. ông Vọng, người chỉ huy xử bắn Nguyễn Tùng Dương bỗng nghe thấy tim mình nhói đau. Con người ấy, trước đây là đồng nghiệp của ông, không đau sao được. Loạt đạn xử bắn Nguyễn Tùng Dương, ông cảm thấy sức ép của nó dội ngược lại làm đau nhói trái tim mình. Dẫu bao năm rồi, ông vẫn thấy đau khi nhớ lại một ngày rạng sáng đối mặt với "đồng nghiệp một thời" nơi pháp trường.
    Lạnh người khi nghe gọi tên mình giữa pháp trường
    Trường bắn Yên Sở (thuộc Quân khu Thủ đô) là nơi THA tử hình đối với Lê Duy Anh, kẻ giết người cướp của tại chợ Lương Sử. Chân đê Yên Sở ngày ấy còn hoang vu lắm, ông Vọng nhớ: "Năm ấy, cũng cách đây lâu lắm rồi cũng phải từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi chỉ huy bắn Lê Duy Anh, một tên tội phạm giết người cướp của".Theo như tôi được biết, vụ án này cũng đình đám bởi sự giết người dã man của kẻ thủ ác. Hắn dùng dao chém nhiều nhát đến khi người đàn bà gục hẳn để cướp tiền vàng. Tội ác của Duy Anh không thể dung thứ, trước toà y bị tuyên án tử hình. Và ngày đền tội cũng đã đến...
    Trường bắn Yên Sở lúc rạng sáng hoang vắng đến rợn người. Tiếng rúc của loài chim lợn luôn báo trước sắp có người chết kêu liên hồi. Vài ba thanh âm lạc lõng xa xa vọng lại nghe như tiếng gọi hồn từ cõi âm. Nhưng sựhoang vắng ấy, hôm ấy bị phá vỡ bởi một số "vị khách không mời" đến "xem" bắn tử tù. Số người kéo đến trường bắn Yên Sở hôm ấy khá đông. Một số ít đến trường bắn vì tò mò, nhưng đa phần còn lại là người nhà của tử tù Lê Duy Anh. Họ đến để chứng kiến giờ phút súng nổ, để nhìn người nhà lần cuối. Dù hình ảnh kẻ giết người cướp của nay thành tử tù dựa cột chẳng có gì đẹp đẽ. Nhưng máu chảy ruột mềm, trong phút chứng kiến áp giải Lê Duy Anh ra trường bắn với khăn, băng kín mắt, kín miệng,quan tài đỏ đã chuẩn bị ngay dưới chân cột, thì những người thân ấy không còn giữ nổi sự bình tĩnh. Họ gào lên, gọi tên con, tên anh em, xưng tên mình ra với đủ các loại "quan hệ anh em" để người sắp ra đi nghe và biết có ai đưa tiễn. Một đám đông kêu khóc, í ới gọi tên, nói tên làm huyên náo nơi trường bắn nghe thật não lòng.
    Ánh sáng nhạt nhoà, gần nhìn rõ mặt người mà đám đông cản trở khiến việc THA gặp khó khăn. Đột nhiên, ông Vọng khựng người lại, thoáng lạnh người khi nghe có tiếng gọi đích danh tên mình: "Ông Vọng ơi, ông đừng bịt mồm cháu để cho cháu nói với gia đình một lời". Giữa không gian sầu thảm ấy, chợt nghe có người gọi tên mình ra yêu cầu khiến ông Vọng giật mình tự hỏi: "Không hiểu sao họ biết tên mình"? Giữa pháp trường nghe người ta gọi đích danh tên mình, khiến ông bị ám ảnh như họ đang gọi tên "đao phủ" xưa kia. Một chút bối rối, ông tiếp tục thi hành nhiệm vụ.
    "Mục tiêu"! Đối tượng! Bắn!"- Tiếng ông Vọng dõng dạc hô vang. Loạt súng nổ, và một lát sau phát súng "bồi" kết thúc. Nhưng không phải là thanh âm khô khốc như mọi khi mà nó đan xen trong tiếng la hét, chửi bới. Đến bây giờ, ông Vọng vẫn còn nhớ rõ từng câu từng chữ người nhà tử tù trách móc, ai oán, bi thương: "Ông Vọng ơi, sao ông ác thế. Con tôi chơi với con ông. Nó có xa lạ gì với ông đâu, mà không cho nó nói lời cuối với gia đình. ông ác quá, ông Vọng ơi..."!
    Câu chuyện nơi pháp trường thường được ông chôn chặt sau khi về nhà. Nhưng bữa cơm hôm ấy, ngồi vào mâm ông nghe con trai nói: "Hôm nay thằng Duy Anh, ngày trước là bạn thân của con, nó đã đến chơi nhà mình bị tử hình đấy". Ông nghẹn lại, nuốt miếng cơm không qua nổi cổ họng. Rồi ông nói với con trai hay nói với chính bản thân mình không rõ: "Ngày chơi với con nó tử tế là thế, không ngờ sau này vì tham tiền mà nó thành kẻ giết người". Nói vậy thôi, nhưng trong lòng ông vẫn thấy gờn gợn. Điều này, khiến tâm lý của ông nặng nề, căng thẳng lắm.
    Phải chăng vì những điều áp lực như thế mà khi tôi ngồi trò chuyện cùng ông tại nhà riêng luôn thấy mùi hương trầm dìu dịu. Dẫu biết, công việc ông làm là thực thi nhiệm vụ, vì dân vì nước và đối với các tử tù sau khi THA đều được ông khâm liệm chu đáo. Dẫu biết, với một con người có tâm là vậy, nhưng thoang thoảng trầm hương vẫn làm ông thư thái hơn...
     
  8. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Đời nghề của Thượng tá Hồ Như Vọng chỉ có hai lần đối diện với nữ tử tù tại trường bắn. Đó là hai tử tù lĩnh án liên quan đến buôn bán, vận chuyển ma tuý.


    “Hoa hậu ma tuý” ngày dựa cột
    Xử bắn tử tù là nữ khiến cho tâm lý của người chỉ huy lẫn các xạ thủ đều nặng nề. Nhiều người đã kinh qua khói lửa của các cuộc chiến tranh, đã sống qua thời khắc giữa sự sống và cái chết nhưng khi được giao nhiệm vụ THA tử hình đối với nữ tử tù vẫn thấy ớn lạnh.
    Ông Vọng giãi bày: "Tôi cũng như nhiều người khác đều thấy rờn rợn khi phải đối mặt với nữ tử tù tại trường bắn. Dù có phạm tội lãnh án tử hình thì họ vẫn là phụ nữ, chân yếu tay mềm...".
    "Bà già heroin" đền tội
    Hai đồng phạm là nữ trong đường dây ma tuý của Vũ Xuân Trường là Lại Thị Ngấn và Nguyễn Thị Hoa. Ngấn với "bản lĩnh" của mình được giới buôn "hàng trắng" thời đó đặt cho biệt danh "bà già heroin", còn Hoa sở hữu một vóc dáng đầy đặn, thân hình nõn nà, nước da trắng hồng nên được coi là "hoa hậu ma tuý". Nhưng ngày Vũ Xuân Trường và đồng bọn đi trên con đường độc đạo ra trường bắn Cầu Ngà và ở lại đó làm thành những nấm mồ thì chỉ có Lại Thị Ngấn là nữ. Còn Nguyễn Thị Hoa được Chủ tịch nước ân xá xuống mức án tù chung thân.
    ông Vọng nhớ lại, đường dây ma tuý của Vũ Xuân trường và đồng bọn làm chấn động dư luận thời bấy giờ. Lại Thị Ngấn cũng là một mắt xíchquan trọng trong đường dây ma quỷ đó. Sinh ra tại một làng quê nghèo thuộc huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên, Ngấn bỏ quê lên phố, buôn đường dài tuyến Điện Biên và rồi trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Ngấn mua nhà mặt đường ở Hà Nội, xây khách sạn tư nhân. Sự giàu lên nhanh chóng của Ngấn khiến người mẹ già ở quê nửa mừng, nửa lo. Rồi thì linh tính từ sâu thẳm trong trái tim của người mẹ mách bảo Ngấn sẽ gặp nạn từ cách làm ăn của mình. Người mẹ ấy đã tìm cách khuyên ngăn con gái nhưng vô vọng. Ngày cuối cùng người mẹ ấy gặp con, thấy khuôn mặt hốc hác, bộc lộ nhiều sự rối rắm, lo âu bà biết ngày đại hoạ đã đến rất gần với Ngấn. Một tuần sau ngày gặp mẹ tại quê nhà, Ngấn bị bắt tại Hà Nội.
    Ngấn thành "ma sống" (từ mà phạm nhân thường gọi tử tù trong trại giam) sau khi phiên toà xét xử tuyên án tử hình với thị. Khu buồng biệt giam các tử tù, ban ngày im ắng đến lạ lùng. Tất cả các tử tù đều ngày ngủ vùi và đêm lại thức trân trân đếm thời gian. Đối với các tử từ, bình minh của họ lại bắt đầu kể từ lúc lặn mặt trời. Ban ngày họ ngủ lấy sức để ban đêm thức chờ ra... trường bắn. Quãng thời gian 2-3 giờ sáng là quãng thời gian khủng khiếp nhất của các tử tù. Họ sống trong sự sợ hãi đến nghẹt thở, trong nỗi thấp thỏm chờ đợi... "thần chết gõ cửa". Sau khoảng thời gian này, chờ đợi đến chừng 4 giờ sáng mà không thấy tiếng mở khóa lách cách, tiếng cọt kẹt của cánh cửa nặng nề nơi khu xà lim mở ra khép lại là các tử tù thở phào nhẹ nhõm. Cuộc cuộc sống của họ lại được kéo dài thêm một ngày nữa. Tất cả lại ngủ vùi đến đêm lại thức, lại thấp thỏm đợi chờ...
    Ngấn cũng chung tâm trạng với các tử tù khácN, ngày ngủ vùi nhưng đêm đến không la hét huyên náo, mà đêm nào thị cũng độc diễn một vở kịch giống nhau: "Thưa quý toà, tôi không có tội"! ông Vọng bảo, trước cái chết đến rất gần, Ngấn sợ lắm, khác hẳn hôm tại phiên toà. Nhiều người tham dự phiên toà xét xử Ngấn đều ngạc nhiên vì sự ngoan cố đến khó tin của "mẹ giàheroin " này. Ngấn chối tội thuộc dạng siêu đẳng. Hỏi gì cũng không biết. Tại phiên tòa, Ngấn cũng bình thản đến lạnh lùng. Ngay cả khi tuyên án tử hình, Ngấn cũng vẫn giữ vẻ mặt lạnh lùng ấy và tịnh không rơi một giọt nước mắt. Nhưng đêm xuất buồng THA thì Ngấn lại sợ hãi đến mềm nhũn người, không thể bước đi nổi, hai tay cứ bấu chặt lấy người quản giáo.
    Theo ông Vọng kể lại, trước khi THA Ngấn đã yếu lắm rồi, tinh thần suy sụp hoàn toàn. Người nữ quản giáo hàng ngày vẫn quản lý, trông coi, chăm sóc Ngấn bây giờ lại phải dìu Ngấn đi, đánh răng, rửa mặt cho Ngấn và nói những lời động viên an ủi cho Ngấn ra đi thanh thản. Bên tai Ngấn không còn nghe thấy lời động viên mà chỉ thấy tiếng ù ù của một miền tối tăm mà thị sắp đến. Con người to béo, phốp pháp là thế mà hôm nay nhũn ra không thể đi bằng đôi chân của mình. Hai nữ quản giáo phải sốc nách, còn Ngấn cứ rền rệt đôi chân trên đất. Ngấn sợ hãi đến mức đũng quần luôn ướt sũng. Người nữ quản giáo phải thay cho Ngấn mấy lần quần mới.
    Tới pháp trường, nhìn thấy bảy chiếc quan tài đỏ chờ sẵn, Ngấn sợ hãi đến ngất xỉu. Người quản giáo phải bấm, day mạnh vào huyệt nhân trung cho thị tỉnh lại. Đến khi buộc vào cọc tại trường bắn thì Ngấn trông như một cái xác không hồn. Rạng sáng ngày 3/3/1998, một loạt súng vang lên kết thúc cuộc đời của con người tội lỗi, tự loại mình ra khỏi xã hội.
    Sáng muộn, cuộc THA đã hoàn tất, Ngấn giờ đã nằm dưới một nấm đất sau trường bắn Cầu Ngà thì những người gần đấy bỗng nhìn thấy một người mẹ già chân chất đứng chết lặng đi bên ngoài. Bà chính là người mẹ tội nghiệp của Ngấn đã bao ngày khóc khô nước mắt vì con, hận mình khuyên răn con không được. Hôm ấy bà trở dậy, lật đật đi như chạy ra chùa, thắp nhang và cầu kinh chờ cho trời sáng. Đúng 5 giờ thì Đài tiếng nói Việt Nam nổi nhạc bắt đầu một ngày mới. Trong chương trình thời sự đầu tiên của ngày, đài đưa tin đã THA tử hình đối với các bị án trong đường dây ma túy Vũ Xuân Trường. Bà tức tốc thuê xe ôm lên Hà Nội. Rồi cuối cùng thì bà cũng đã tìm được đến trường bắn Cầu Ngà.
    Lúc này, mặt trời đã lên cao bằng con sào. Bà chỉ còn nhìn thấy bẩy nấm đất người ta vừa mới đắp xong, trong ấy có đứa con tội lỗi của bà. Dáng bà lão siêu vẹo, bước chân đi như vô định, khuất bóng phía sau trường bắn. Bà đâu biết có một đôi mắt của người chiến sĩ công an vừa THA xong dõitheo thương cảm với nỗi lòng người mẹ!
    Đối mặt "người đẹp trong tranh"
    Cũng lại liên quan đến ma tuý, nhưng nữ tử tù lần này là một con người có nguồn gốc không bình thường. Đó là một người phụ nữ gốc Việt nhưng có quốc tịch Canada. Nguyễn Thị Hiệp là đối tượng buôn ma tuý xuyên quốc gia. Khi bị bắt tại Việt Nam (tháng 3/1996), thị đang trên đường vận chuyển 5, 1 kg heroin qua sân bay Nội Bài đi Canada. Số ma tuý này được Hiệp giấu trong bức tranh sơn mài. Trước toà án của Việt Nam, Hiệp bị tuyên án tử hình. Việc tuyên án tử hình với một công dân nước ngoài không đơn giản. Bằng con đường ngoại giao, Canada đã can thiệp vào vụ án này. Tuy nhiên, chiểu theo luật pháp của Việt Nam thì số lượng ma tuý Hiệp vận chuyển không thể thoát án tử hình.
    Các quản giáo trông coi, chăm sóc Hiệp trong buồng biệt giam còn nhớ về nữ tử tù đẹp nhưng rất ít biểu lộ tình cảm này. Bởi thường thì, khi chờ thời khắc ra pháp trường thì những cung bậc tình cảm thường được đẩy lên đến tột cùng. Có những tử tù bỗng dưng lầm rầm rồi cười sằng sặc như ma làm. Cười như muốn nổ tung cả cơ bụng. Nhưng ngay lập tức tiếng cười bặt tắt thì lại bưng mặt khóc rưng rức. Bình tĩnh hơn các tử tù khác vì những ngày trong buồng biệtgiam Hiệp vẫn nuôi hy vọng được ân giảm...
    Con đường độc đạo ra trường bắn Cầu Ngà hôm ấy chứng kiến bước chân nặng nề của tử tù Nguyễn Thị Hiệp. Làm thủ tục, xử bắn một tử tù vốn là phụ nữ chân yếu, tay mềm khiến những người THA như ông Vọng cũng chạnh lòng. "Phải THA với một kẻ tội phạm nguy hiểm để răn đe, làm cho xã hội tốt đẹp hơn. Nhưng họ là phụ nữ, điều này cũng khiến chúng tôi suy nghĩ lắm" - ông Vọng tâm sự.
    Phụ nữ được coi là phái đẹp, mà Hiệp đẹp thật. Một nữ tử tù có đôi mắt đẹp luôn phảng phất nỗi buồn xa xăm, da trắng như tuyết, khuôn mặt quý phái. ông xót xa cho một con người đẹp hình thức nhưng trong tâm vì sự tham lam đã sa chân vào con đường tội lỗi gieo rắc cái chết trắng cho đồng loại. Ngày THA tử hình đối với Hiệp không có biến cố gì đáng kể, nhưng sau đó lại có những vấn đề phát sinh...
    Vì Hiệp có quốc tịch ngoại quốc nên việc tuyên án tử hình cũng gặp một số rắc rối. Đến sau này, khi THA tử hình chúng ta cũng bị gây sức ép. Rồi thì, phía gia đình không đồng ý việc chôn cất Hiệp tại nghĩa trang tử tù. Họ yêu cầu phải đưa Hiệp về nghĩa trang khác. Để giữ hoà khí, các ngành, các cấp đồng ý chuyển nghĩa trang cho Hiệp. Nhưng thay vì đi hoả thiêu bởi trót khai quật mộ người đã chôn cất, gia đình Hiệp như muốn "trêu ngươi" lại bốc chuyển đi chôn ở nghĩa trang khác. Họ thay quan tài, cởi bỏ áo tù thay áo dân thường cho một tử thi đang phân huỷ và đem chôn lại tại nghĩa trang Văn Điển. Thôi, cũng vì sự hoà hợp lợi ích của các bên, và đó cũng là cử chỉ nhân nghĩa nên ông Vọng lại đứng ra lo việc chuyển mộ phần cho Hiệp.
     
  9. wenyou Thành Viên Cấp 1

    Hix dài wá hoa cả mắt @.@ đánh dấu đọc từ từ
     
  10. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Tử tù chết vì bệnh lý, tự tử ngay trong trại giam không đợi được ngày ra pháp trường thi thoảng vẫn xảy ra. Những trường hợp ấy, Thượng tá Hồ Như Vọng lại được phân công lo hậu sự. Nhưng cũng có những "sự cố" nên phải khai quật mộ tử tù để phục vụ công tác giải quyết khiếu kiện. Những điều tận mắt chứng kiến đã ám ảnh Thượng tá Vọng đến tận bây giờ.

    Khai quật xác chết 2 tháng 5 ngày
    Sau nhiều năm trong nghề, giờ đã sang tuổi "xưa nay hiếm", ông Vọng có phút trải lòng với phóng viên. Ông trầm giọng, nói nhỏ với tôi rằng: "Có vụ khai quật mộ phần của tử tù Nguyễn Văn Khích ám ảnh tôi nhiều năm nay. Cho đến bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mơ đến chuyện này. Cô có tưởng tượng được không, một cái xác đã chôn 2 tháng 5 ngày dưới nghĩa trang Văn Điển ngập nước nay lại có lệnh khai quật lên để mổ tử thi thì nó khủng khiếp như thế nào...".
    Quả là câu chuyện đã ăn sâu vào trong ký ức của ông nên khi có người gợi ra là nỗi ám ảnh bao năm ông cố chôn chặt lại trở về. ông kể, ngày ấy tử tù Nguyễn Văn Khích (nhà ở phố Lương Yên) bị ốm chết khi đang bị biệtgiam. Bệnh lý của Khích đã quá rõ ràng. Trại giam tiến hành các thủ tục cần thiết, cơ quan điều tra vào làm rõ cái chết của Khích, bệnh viện xác nhận bệnh tình của tử tù này không thể cứu chữa, VKS ghi rõ bằng văn bản xác nhận tử tù Nguyễn Văn Khích chết vì bệnh lý nên đồng ý mai táng. ông Vọng được giao nhiệm vụ chôn cất Khích tại nghĩatrang Văn Điển.
    Mộ phần đã xong xuôi, bia mộ đã cắm xác định danh phận cho một tử tù tại nghĩa trang thì không biết vì lý do gì mà gia đình Khích lại có đơn khiếu kiện. Họ cho rằng, Khích bị đánh đập dẫn đến cái chết bất minh. Chẳng biết từ đâu mà họ cho rằng Khích bị đánh đến gãy cả xương sườn, gãy răng. Vậy là VKS ra kháng nghị quyết định khai quật tử thi để tiến hành điều tra lại và lần này giám định pháp y quân đội được trưng cầu cho kháchquan. Trong trại giam, ông Vọng được cử ra chỉ mộ phần và chứng kiến khám nghiệm tử thi.
    Ông Vọng còn nhớ rõ, hôm ấy tại nghĩa trang Văn Điển, trời xẩm tối lại lất phất mưa. ông vừa đưa tay chỉ mộ Khích thì có người chụp ảnh. Hơi chột dạ, ông phản ứng: "Sao lại chụp ảnh ở nơi nghĩa địa này"?. Nhưng thực ra họ chụp để làm bằng chứng là mộ đã có người chỉ rõ ràng. Văn Điển sau những ngày mưa tầm tã, nước ngập lưng nấm mộ, tất cả những người làm nhiệm vụ phải lội bì bõm. ông Vọng khẽ nhăn mũi, những đường nhăn trên khuôn mặt hằn sâu xuống, ông bảo: "Những pháp y bên quân đội do có sự chuẩn bị trước nên họ có bảo hộ từ chân lên đến đầu, đeo khẩutrang chống độc nhưng tôi chỉ đến sát lúc làm nhiệm vụ mới biết nên chẳng có bảo hộ gì cả. Khi ván thiên bật ra, tôi chỉ có mỗi cái khăn mùi xoa che miệng và mũi. Mùi tử thi đang phân huỷ kinh khủng xộc thẳng lên". Thật hãi hùng, bởi xác chết đã chôn cất được 2 tháng 5 ngày đang trong quá trình phân huỷ nay lại được khai quật để giám định tử thi. Đến những nhân viên của nghĩatrang Văn Điển đã quá quen với việc bốc cốt thế mà lần này cũng ba chân bốn cẳng chạy thẳng...
    Đến bây giờ ông Vọng cũng không thể quên cái hình ảnh đáng sợ đó. Huyệt đầy nước, xác chết được vớt lên đang nhũn ra trong bộ quần áo tù. 7 giám định viên mổ xẻ, phân tích từng chi tiết trong khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ. Thời gian ấy, trong không khí nặng mùi, ông Vọng tưởng như kim đồng hồ không nhúc nhích. Kết quả giám định khẳng định, Khích chết vì bệnh và không có chuyện đánh đập như gia đình khiếu kiện. Xong việc khám nghiệm, giám định viên rút hết, xác tử tù lại được gói ghém lại và chôn cất cẩn thận. Trời tối đen, mưa mỗi lúc một nặng hạt. Nước trong huyệt đầy lên, vậy là cứ ấnquan tài xuống nó lại nổi lên. Vất vả lắm những nhân viên của nghĩa trang mới chôn cất lại cho Khích xuống nấm mồ cũ. Và, ông Vọng chỉ ra về khi người đã chết có mồ yên mả đẹp, khi ông đã tận mắt nhìn thấy tấm bia ghi tên tử tù được dựng lên đánh dấu mộ phần để 3 năm sau người nhà đến "đổi áo" không bị nhầm. Sau chút thời gian trầm lắng, ông Vọng khẽ nói: "Nhiều năm rồi, tôi vẫn không thể quên nổi cái đêm mưa tại nghĩatrang Văn Điển ấy. Trong giấc mơ, thỉnh thoảng hình ảnh khai quật mộ của Nguyễn Văn Khích lại chập chờn hiện về".
    Những chuyện "mua dây buộc mình"
    Trong đời nghề của ông Vọng, hi hữu lắm mới có lúc thấy thở phào, vui sướng tại trường bắn. Chuyện đó, chỉ xảy ra khi thi hành án tử hình đối với Xiêng Phênh, một tay buôn ma tuý có quốc tịch Lào. ông Vọng nhớ, hôm ấy đã chuẩn bị mọi thứ tại trường bắn để thi hành án với Xiêng Phênh. Nhưng sát đến giờ không thấy áp giải tử tù, mọi thứ cứ im lìm như không có chuyện gì xảy ra. Sau đó, có tin hoãn thi hành án, ông không tin lắm, chạy vào tận trạigiam hỏi thì hay tin hoãn thật. Thì ra, đến giây phút cuối, Xiêng Phênh đã khai những tình tiết quan trọng nên được hoãn thi hành án để tiếp tục điều tra.
    Ông thở phào nhẹ nhõm, vậy là một người đã được tiếp tục sống, biết đâu sẽ có thể hoàn lương. Vui cho số phận một con người, nhưng cái rắc rối lại vận vào ông Vọng.Quan tài đã chuẩn bị, mua rồi không thể trả lại, mang về trại giam cũng không được vì sẽ gây xôn xao dư luận không tốt cho các tử tù khác. Thôi đành để lại, chờ đến lần thi hành án sau, nhưng cũng phải có chỗ giấu. Ngẫm nghĩ một hồi, ông nhớ đếntrang trại của anh Hoàng, một người quen gần đó có ngôi nhà bỏ hoang. Gửi ở đấy là thích hợp. Nghĩ sao, làm vậy, ông mang quan tài đến ngôi nhà hoang ấy để nhờ. Quan tài đã được bọc cẩn thận và để ở nơi hoang tàn coi như ổn thoả. Vậy nhưng, một thời gian có dịch bệnh, trang trại của anh Hoàng lợn chết rất nhiều. Vậy là, họ cứ đổ cho ông Vọng mang "của nợ" đến gửi nên xui xẻo. ông Vọng đành muối mặt để họ nhiếc móc chứ biết giải thích làm sao? Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua, vài tuần sau có phạm nhân ốm chết,quan tài được chuyển đi. Lúc này ông Vọng mới thở phào nhẹ nhõm.
    Cũng có chuyện ông Vọng buộc phải nhớ lâu vì nó liên quan trực tiếp đến sự an toàn của ông. ông kể lại, có một đối tượng nhà ở Nam Đồng, bị đột tử. Trại giam đã thông báo với người nhà, vận động đến ký vào biên bản, họ không phản ứng gì. Nhưng khi ra đến bệnh viện (đối tượng được giữ ở bệnh viện Việt Nam -Cu Ba) thì người nhà huy động lực lượng ngăn chặn không cho đem người chết đi chôn. Mọi di biến động đều không thể diễn ra. Chỉ đạo của công an Thành phố Hà Nội là trong 3 ngày phải đưa tử thi đi chôn cất nhưng gia đình kiên quyết chống đối. Cuối cùng, lãnh đạo công an Thành phố phải huy động lực lượng cơ động đến giãn dân ra mới đưa xác phạm nhân đi chôn được. ông Vọng nhớ rõ, lúc đó khoảng 8 giờ tối, nghĩatrang Văn Điển đã u ám lắm rồi. Không bóng người, chỉ mấp mô những nấm mồ xếp hàng im lìm. Nước ngập đến gối, huyệt đầy nước ấn mãi quan tài vẫn nổi lên. Phải mấy tiếng sau, mộ phần cho tử tù mới xong.
    Ông Vọng ra về, lòng nặng trĩu thì lại có thông tin báo rằng: Gia đình đối tượng rắp tâm thuê kẻ xấu hãm hại ông. Được cảnh báo, nên mỗi khi đi làm ông phải thường xuyên thay đổi lộ trình. Ngày ấy không có xe máy, cứ chiếc xe đạp cà tàng ông phải đi vòng vèo thêm 2/3 đường nữa. Sáng đi sớm, chiều về muộn, giờ giấc, lịch trình luônthay đổi như người tập đánh trận giả. Anh em trong trại giam thấy vậy thì thương ông lắm, nhưng cũng động viên phải thay đổi như vậy nhằm đảm bảo an toàn. Cứ như thế, ròng rã nửa năm đằng đẵng ông thực hiện "đánh nghi binh" trên đường đi làm. Mãi sau đó, mọi chuyện ổn thoả, ông mới được trở lại con đường quen thuộc... từ nhà đến trại giam.
    Mặc dù có nhiều chuyện tự đâu buộc vào, nhưng ông luôn tâm niệm cái tâm mình trong sáng thì không có vấn đề gì. Thực tế, với nhiều năm trong nghề, ông luôn lo hậu sự chu đáo cho các tử tù. Với ông đó là việc làm để tích tâm đức. Và ông đã làm đúng theo lương tâm mách bảo nên luôn thấy lòng mình thanh thản. Bởi đây là công việc đầy áp lực tâm lý, nhiều người đã phải xin chuyển công tác khác, thậm chí xin chuyển ngành, còn ông bằng cái tâm chu đáo với tử tù, ông đã dám đi đến hết tuổi nghề.


    Người 170 lần thi hành án tử hìnhNgười 170 lần thi hành án tử hình - 1
     
  11. white_lys Thành Viên Cấp 1

    trời ơi, dài wa' sao mà đọc hết đc Người 170 lần thi hành án tử hình
     
  12. thanhlong276 Thành Viên Cấp 5

    ngồi đọc hơn nữa tiếng mà hoa cả mắt . hix.
     
  13. dzoanvuxp Online Làm Giàu

    hoa cả mắt, run cả tay, sao cầm dao thịt chủ topic đây ^^
     
  14. big.zero Thành Viên Bạch Kim

    lại phải boomark thêm 1 trang của bác tran_phuong rồi, bài này dài quá ko đọc hết 1 lần nổi
     
  15. mockhoanghethuat Thành Viên Cấp 3

    _ Bài viết hay ... không còn gì kinh khủng hơn việc chờ đón cái chết ...
     
  16. phuthienne Thành Viên Cấp 3

    dài wa, để dành đọc tiếp vậy
     
  17. purge Thành Viên Cấp 5

    hay , thanks very much....
     
  18. BAO_NAM Thành Viên Bạch Kim

    Càng đọc càng hay , có bài nào mới nhớ post lên nha pác !!
     
  19. badmonkey Thành Viên Mới

    Hay quá. Cảm ơn bác.
     
  20. Windy_08 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Hay lắm , thanks bác chủ thớt đã có công post cho mọi người xem !!
     

Chia sẻ trang này