Tìm kiếm bài viết theo id

Nghi thức lễ tang truyền thống của người việt ở nam bộ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Hiệp BlackBerry7290, 22/9/11.

ID Topic : 3871319
Ngày đăng:
22/9/11 lúc 13:05
  1. Hiệp BlackBerry7290 Thành Viên Cấp 6

    Tham gia ngày:
    3/9/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    3,774
    Thờ cúng không phải để cho người chết về hưởng, mà chính là bày tỏ sự tưởng nhớ của người sống đối với người chết. Câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu điếu liệt sĩ Phan Công Tòng (Bến Tre): lòng đây tưởng nhớ đó, mất như còn nói lên ý nghĩa này. Lễ tang là nội dung bước đầu của tín ngưỡng thờ người chết.

    NGHI THỨC LỄ TANG TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ

    Sinh và tử là hai sự kiện quan trọng trong đời của một con người. Đối với các dân tộc có tục tôn thờ người quá cố ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, lễ tang được xem rất trọng. Riêng đối với người Việt, tang lễ của người cao niên có địa vị trọng yếu trong gia đình, tang lễ ông bà, cha mẹ lại càng quan trọng hơn.

    Theo quan niệm phương Đông ngày xưa: sự tử như sự sanh, sự vong như sự tồn. Sự ở đây là thờ kính. Kính người chết giống như kính người sống. Dù nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng khi người đã mất rồi, người ta vẫn bày biện cúng kiến, thờ phượng tưởng chừng như người đó vẫn còn sống đâu đây ngay trong nhà. Thờ cúng không phải để cho người chết về hưởng, mà chính là bày tỏ sự tưởng nhớ của người sống đối với người chết. Câu thơ của cụ Nguyễn Đình Chiểu điếu liệt sĩ Phan Công Tòng (Bến Tre): lòng đây tưởng nhớ đó, mất như còn nói lên ý nghĩa này. Lễ tang là nội dung bước đầu của tín ngưỡng thờ người chết.

    Tuy nhiên, người đời xưa nay ai ai cũng muốn được trường sanh, nên rất sợ cái chết. Trong ý nghĩa đó, lễ tang luôn mang tính cộng đồng, nhằm dịu bớt nỗi sợ hãi của cá nhân. Lễ tang với nhiều nghi thức, có sự tham dự của cộng đồng, mang lại cho người sống cảm giác cái chết được xã hội hóa.

    Ông Hồ Sĩ Dương, tức Thọ Mai cư sĩ, đời nhà Lê, phỏng theo sách Văn Công gia lễ của Chu Hy đời Tống (Trung Quốc) biên soạn giản lược thành tập Thọ Mai chi lễ, đến nay vẫn còn được vận dụng.

    Nghi thức tang lễ gồm một số bước sau:

    1. Lễ Mộc dục: Khi người thân hấp hối phải chuyễn đến vị trí trang trọng nhất trong nhà, lau rửa thân thể và thay áo quần sạch, để nằm trên giường. Lấy một tấm lụa trắng đắp ngang ngực, khi người thân tắt thở, lấy tấm lụa này thắt hình con người, để sau khi tẩn liệm treo trước bàn thờ, gọi là thiết hồn bạch.

    2. Lễ Phạn hàm (Khiết xí): Khi người thân tắt thở thì trải chiếu dưới đất đặt thi hài lên (hạ tịch/hạ thổ) với hy vọng, khi tiếp xúc với khí âm, người chết có thể sẽ hồi dương, sống lại. Sau đó ít phút khiêng đặt lại trên giường, lấy đũa cạy mịêng, bỏ vào miệng một nhúm gạo và ba đồng tiền (nhà giàu có, thì một miếng vàng) dùng một miếng vải đậy mặt, trên bụng dằn một nải chuối còn xanh, giăng mùng cẩn thận. Trước đầu, để một cái bàn con, trên bày nhang đèn và một tô cơm (với một hột vịt luộc chẻ ba hoặc ba miếng chao) có đôi đũa gác ngang và hai chiếc đũa.

    3. Lễ Tẩn liệm:

    - Tiểu liệm: Thi hài được quấn vải: một dọc, ba ngang.

    - Đại liệm: Thi hài được bọc một lần vải theo chiều dọc và năm lần nữa theo chiều ngang.

    4. Lễ Nhập quan: Ở Nam bộ khi trong nhà có người cao tuổi, người ta thường sắm sẵn một cái quan tài, gọi là cái thọ để dưỡng sanh (sanh thọ), hoặc sắm đôi ba bộ ván ngựa bằng gỗ tốt, khi cần lấy đóng quan tài, khỏi mất thì giờ tìm mua.

    Sau khi liệm xong, đến giờ tốt, chuyển thi hài vào quan tài, đóng nắp kĩ càng, đầu quan tài hướng ra ngoài sân. Ngày xưa, chưa có các loại hoá chất kết dính, người ta dùng ổ mối đâm nhuyễn trộn với cháo nếp để trét các đường ráp nối quanh quan tài. Xong, thiết lập linh sàng/linh toạ (giường thờ/bàn thờ tang) đặt phía trước quan tài, có phủ vải tang thòng xuống, bên trên viết bốn chữ Hán: tang tri kỳ ai, phía dưới vẽ cái vòng tròn ở trong có hình con hạc đậu trên cây tùng với cục đá và bông mẫu đơn, lại có thêm câu đối, với nội dung người chết đã vĩnh viễn ra đi, để lại nỗi tiếc thương cho người còn sống. Hồn bạch được treo trên bàn này (ngày nay thay bằng bức ảnh của người chết).

    Một tấm lụa/vải được dùng làm tấm triệu phủ dọc hoặc ngang quan tài ghi tên họ thật, tên huý, tuổi, chức vụ người chết với số chữ theo nguyên tắc: nam linh nữ thính, tức nam 11 chữ, nữ 12 chữ.

    5. Lễ Thành phục (Phát tang): Tang phục tuỳ theo người chịu tang mà mặc. Đồ may sẵn để trên bàn thờ tang. Đến giờ phát tang, người chịu tang đến nhận và lễ trước bàn thờ tang. Có 5 loại tang phục:

    - Áo Trảm thôi: Dùng cho để tang cha, bằng vải thô, loại cực xấu, sổ lai, đường sống lưng may lộn mép ra ngoài. Nếu là con trai của người chết, thì đầu đội mũ rơm và thắt lưng bằng dây chuối, bẹ chuối, di chân đất, hoặc dép làm bằng bẹ dừa, tay cầm gậy trúc cao ngang ngực (nếu để tang cha - trúc lá xanh quanh năm, tượng trưng lòng thương nhớ không hề thay đổi) hoặc cây vông (nếu để tang mẹ - cây vông thớ gỗ mềm tượng trưng lòng nhân hậu khoan dung của mẹ), đầu gậy tròn, chót gậy vuông tượng trưng cho trời tròn đất vuông.

    - Áo Tề thôi: Cũng vải thô, nhưng viền lai, dùng để tang cho mẹ.

    - Áo Đại công, áo Tiểu công và áo Ty ma không dùng để tang cha mẹ, may bằng vải tổt hơn, hiểu là ít đau xót hơn, ít chịu ơn người chết hơn. Con rể chỉ bịt khăn trắng, không mặc áo tang.

    6. Lễ Động quan/Di quan: Trước khi chuyển quan tài ra khỏi nhà, người nhà tụ họp lại lạy lần chót. Trong ý tưởng, đây là lần cuối cùng người chết vĩnh viễn rời hẳn nhà mình, nên đạo tỳ (hoặc những người khiêng quan tài) xoay quan tài một vòng hoặc nhắc lên để xuống nhẹ nhàng ba lần như thể cho người chết dạo quanh nhà lần cuối. Đạo tỳ (đô tuỳ, do phát âm sai) khiêng quan tài theo sự điều khiển của nhưng quan (trưởng nhóm đạo tỳ), để đỡ mệt nhọc lúc khiêng, đạo tỳ hát theo một điệu riêng, gọi là hò đưa linh.

    Theo truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái, viết vào thế kỷ XV: Khi có người chết thì giã cối để láng giếng kéo nhau đến giúp. Điều này cho thấy tính cộng đồng của tang lễ với các hội trợ táng, hội âm công - đạo tỳ. Đến thế kỷ XVI, trong sách Ô Châu cận lục có chép rằng: Làm ma thì trong nhà múa hát trước quan tài, gọi là hò đưa linh.

    Trong Đại Nam quấc âm tự vị (1895), Huỳnh Tịnh Paulus Của giải thích: Hò đưa linh là tiếng đạo hò hô rập lúc khiêng quan tài, có ý than kể, cũng có ý làm cho quên mệt. Từ thời điểm này trở về sau, ảnh hưởng của hát bội - một loại hình biểu diễn thời thượng và chủ đạo, đã bắt đầu du nhập vào hò đưa linh để biến đổi nó thành hát đưa linh - một hình thức diễn xướng tổng hợp, bao gồm cả diễn tuồng, đấu võ và hò đưa linh.

    Hát đưa linh là diễn một chặp hát bội theo một tích truyện: Chàng Lía là một nhân vật lịch sử đã đi vào truyền thuyết của vùng Bình Định từ thời chúa Nguyễn Phúc Châu. Hay tin mẹ mất, Lía từ căn cứ Truông Mây dẫn lâu la về cướp quan tài của mẹ đem về núi an táng. Chuyện Chàng Lía là một sáng tác dân gian nổi tiếng khắp Trung bộ. Vào Nam bộ, tích truyện Chàng Lía được cải biên thành tác phẩm Văn Doan - Chàng Lía, một dạng thơ pha tuồng. Cuối thế kỷ XIX, tác phẩm Văn Doan - Chàng Lía được phiên ra quốc ngữ và tái bản nhiều lần khiến cho tích tuồng được phổ biến rộng rãi, tạo thành một sinh hoạt văn nghệ bình dân gọi là Hát thằng Lía, tức là thứ hát cho vui.

    Cũng từ tích tuồng này, ông nhưng quan luôn đóng vai Chàng Lía, chỉ huy việc đánh cướp quan tài ấy. Sau này, câu chuyện lại du nhập thêm các tín lý dân dã khác gọi là đánh phá quàng, đánh động diệt quỷ và du nhập các màn đánh võ.

    Đạo tỳ mặc áo quần đen, chân quấn xà cạp, ngang lưng thắt sợi dây vải cho gọn gàng y như y phục của cướp núi. Trước khi khiêng quan tài, đô tỳ xếp hàng cùng quỳ lạy nhịp nhàng, mỗi người cầm hoặc ngậm một cây nhang. Để được yên lành trong suốt quãng đường di chuyển quan tài từ nhà đến huyệt, tang chủ và thầy cúng phải cầu thần lộ ngũ phương, thổ địa phù hộ, gọi là lễ khiển điện.

    Dẫn đầu đoàn đưa tang là nhà sư/ thầy cúng tụng kinh gõ mõ, kế đến là cái bàn có vải tang viết hai chữ Hán ca ngợi người chết (cang trực, trinh thuận…), tiếp theo là cái bàn có tấm triệu, theo sau là người (thường là trưởng nam hoặc người thừa kế chính thức) mang bài vị hoặc ảnh của người chết. Liền theo đó là ban nhạc tang và đám đạo tỳ khiêng quan tài (ngày nay có xe mang quan tài), gọi là nhà vàng (đồ âm công có sơn son thếp vàng), cuối cùng là đoàn người đưa tang. Dọc đường đi đều có rải giấy tiền vàng bạc với ý nghĩa lo lót cho ma quỷ đừng quấy nhiễu.

    7. Lễ Hạ huyệt: Nhà sư tụng kinh, khấn nhang đèn xong, đám đạo tỳ đặt quan tài xuống huyệt, con cháu lạy lần cuối cùng. Lệ mỗi người thân bỏ nắm đất xuống với ý nghĩa con người sanh ra từ cát bụi, nay trở về với cát bụi. Còn ném hoa, có lẽ chịu ảnh hưởng phương Tây sau này. Bàn thờ người chết được thiết lập với nghi thức thông thường cùng thần chủ (bài vị), nay thay bằng ảnh, cúng cơm hàng ngày cho đến mãn tang.

    Lễ tang của người Việt nói chung, ở Nam bộ nói ríêng là một dạng sinh hoạt văn hoá truyền thống mang nhiều ý nghĩa nhân văn:

    - Quý trọng sinh mạng con người: người sống đống vàng; người ta là hoa của đất, nên khi qua đời tổ chức nghi lễ trọng thể.

    - Bày tỏ lòng thương tiếc đối với người thân trong tình gia tộc huyết thống.

    - Thể hiện tính cộng đồng trong làng trong xóm, dù không họ hàng nhưng cũng đến chia buồn, phụ giúp gia đình có tang.

    - Phản ánh đời sống tâm linh: người chết chỉ mất thân xác (hữu thể), linh hồn (vô hình) vẫn tồn tại, vẫn có quan hệ với người sống: sự sanh như sự tử, sự vong như sự tồn, ở thế giới bên kia người chết vẫn sinh họat, vẫn cần tiền gạo để ăn xài… nên cúng giỗ phải có giấy tiền, gạo muối, áo quần… Bàn thờ tượng trưng không gian sống của người chết, biểu tượng ý niệm huyết thống thiêng liêng mang tính vĩnh hằng của gia đình, gia tộc và cộng đồng.

    - Biểu hiện quan niệm đạo đức và tính nhân bản trong văn hoá của người Việt.

    Cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, không gian và thời gian sinh hoạt trở nên chật hẹp... đã tác động không ít đến việc tổ chức các lễ tục gia đình với hiện tượng dịch vụ hoá. Bên cạnh một số đoàn thể làm từ thiện, không ít công ty mai táng ra đời ở các đô thị lớn đảm nhận tổ chức lễ tang từ A đến Z với thù lao nhiều ít tùy theo nội dung nghi lễ. Sự gia giảm tuỳ tiện này có thể làm mất đi phần nào ý nghĩa truyền thống quý báu của lễ tang.
     
  2. LinhNguyen2012 Thành Viên Cấp 3

    đồ cổ.ko biết giới trẻ bây giờ còn biết những thứ này ko nhỉ
     
  3. truongthanhthuy Thành Viên Cấp 6

    eo ...oi ...nghe thay mui tang toc ...buon wa
     
  4. lightofwinvn Thành Viên Cấp 4

    hỏi các cụ thêm
     
  5. smallboy23 Thành Viên Cấp 4

    cái này các nhà xuất bản có phát hành sách mà. Các nghi thức lễ cổ truyền của việt nam
     
  6. xxxxxxxxxx9999 Thành Viên Cấp 1

    hay lắm đó .Nhưng những người trẻ ngày nay thì không còn nhớ đến điêu này.Chỉ có những cụ ngày xưa mới nhớ và làm theo phong tục.
     

Chia sẻ trang này