Tìm kiếm bài viết theo id

Bạn tốt ,bạn xấu - Tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt nhẽo như nước lã

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi _pon pon_, 2/10/11.

ID Topic : 3923318
Ngày đăng:
2/10/11 lúc 21:06
  1. _pon pon_ Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    4/7/10
    Tuổi tham gia:
    13
    Bài viết:
    1,419
    Tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt nhẽo như nước lã, tình cảm giao hảo giữa kẻ tiểu nhân ngọt ngào như rượu ngọt. Tình cảm của người quân tử tuy nhạt nhẽo nhưng lâu dài, thân thiết; tình cảm giữa kẻ tiểu nhân tuy ngọt


    Lời bàn:


    "Tình cảm giao hảo của người quân tử nhạt như nước lã", câu danh ngôn này người đời đều biết, sở dĩ nó được lịch sử thừa nhận, được lưu truyền chính là do nó nói được chân lý, ý vị của tình cảm nông cạn trong quá trình kết giao bạn bè, có thể xem là "kim thoa ngọc luật" trong quá trình kết giao bạn hữu.
    Trang tử từng kể một câu chuyện. Có một người tên là Tố Lâm Hồi, khi chiến tranh loạn lạc, gia đình tan tác, người thân lưu lạc và lúc chạy trốn còn mang theo một viên ngọc bích gia truyền. Khi quân địch đuổi theo đến cùng, Lâm Hồi phát hiện bên kia đường có một đứa trẻ bị bỏ rơi đang khóc liền quăng ngay viên ngọc cho đứa bé rồi bỏ chạy. Người cùng chạy loạn với Lân Hồi đều trách anh quá ngốc nghếch, Lâm Hồi đáp: "Phàm những mối quan hệ dựa trên lợi ích mà kết hợp với nhau thì khi sắp đối mặt với khốn cùng, tai họa nhất định sẽ dứt bỏ nhau; còn mỗi quan hệ do tự nhiên kết hợp thì khi gặp hoàn cảnh khốn khó, hoạn nạn sẽ bảo vệ lẫn nhau. Dứt bỏ nhau, bảo vệ nhau, giữa hai điều này há trong một ngày mà có thể nói được! Cho nên, giữa người với người, nếu không vì giữ lấy mục đích riêng của mình (lợi ích) mà kết hợp thì sẽ không vì không đạt được mục đích mà phân ly.

    Trong cuộc sống, ảnh hưởng của bạn bè đôi khi vượt qua cả cha mẹ, anh em, vợ chồng, thầy cô. Trong việc học, tu dưỡng, sự nghiệp của chúng ta đều không tách rời sự cổ vũ, khích lệ, giúp đỡ của bạn bè. Chính vì vậy, bạn bè kết giao thế nào, đối với nhau thế nào cũng là một dạng trí tuệ. Ở đây, Trang tử muốn nói với chúng ta rằng, bạn bè có người quân tử, có kẻ tiểu nhân; kết bạn cũng có kết bạn với người quân tử, làm bạn với kẻ tiểu nhân. Đương nhiên ông đề xướng sự giao hảo nhạt nhẽo của người quân tử.
    Tại sao phải giữ vững tình cảm giao hảo "nhạt như nước lã" của người quân tử? Là vì tình hữu nghị được xây dựng trên cơ sở sự nhất trí về tư tưởng, lý giải với nhau, nên nó bằng phẳng, nhạt nhẽo như nước lã nhưng mưa gió lại cùng thuyền, sống chết không thay đổi. Còn tình cảm của kẻ tiểu nhân lại thường được xây dựng trên cơ sở sự tư lợi. "Kẻ qua lại vì thế lực, khi thế lực nghiêng ngả thì dứt tình; kẻ qua lại vì lợi, khi lợi ít thì tản đi. Bạn bè như vậy là bạn bè giả dối, hoặc chỉ là bạn bè mang tính tạm thời, sẽ không qua được thử thách của thời gian.

    sưu tầm.
     

Chia sẻ trang này