Tìm kiếm bài viết theo id

Luật nhân quả trong đời

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi jimmy_vnu, 3/9/08.

ID Topic : 429225
Ngày đăng:
3/9/08 lúc 21:38
  1. luudung Thành Viên Mới

    Những bài viết của bạn rất hay. Mình đã từng hiểu thế nào là Nhân Quả nhưng ko hiểu rõ. Nhờ có những bài viết này mà mình hiểu rõ hơn. Tất cả cuộc sống của chúng ta đều nằm trong 1 vòng tròn có tên là Nhân Quả. Muuốn thoát khỏi vòng tròn này thì chúng ta phải trả hết những tội lỗi của chúng ta trong nhiều kiếp trước. Nhưng khi chúng ta còn sống thì chúng ta còn mang nghiệp. Đúng là vòng luẩn quẩn. Chúng ta chưa hiểu được triết lý của Phật Tổ khi Ngài tìm được cách thoát khỏi vòng Luân Hồi.

    Nam mô a di đà Phật, mong Ngài chỉ lối cho chúng con thoát khỏi những tội lỗi đã gây ra. Nam mô a di đà Phật.
     
  2. luudung Thành Viên Mới

    Đồng ý với bạn là nước Mỹ là nước giàu nhất thế giới nhưng nước Mỹ nổi tiếng là có tình hình tội phạm cao nhất trên thế giới. Đó cũng là cái quả mà nước Mỹ trả mãi mà không hết. Còn dân Nhật theo câu nói của ông bà mình là: "Ngậm đắng nuốt cay" để làm lại từ đầu. Nhưng Nhật Bản cũng là 1 nước xâm lược nước khác. Nếu ko đem quân đi xâm lấn các nước khác thì đâu có bị ăn bom nguyên tử đâu. Đó cũng là cái quả của nước Nhật nhận được.

    Ko ai có thể hiểu rõ nguyên lý của vòng tròn Nhân Quả.
     
  3. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    TÌNH CẢM
    “Con tim có những lý lẽ mà lý trí không hiểu nổi” Một triết gia phương tây đã nói như vậy.

    Đúng! Ý thức dường như không hiểu hết sự hoạt động của tình cảm thương ghét trong lòng mình. Tại sao vừa gặp một người lạ, tâm ta chợt xuất hiện ác cảm. Chợt nhìn thấy một hình bóng xa xa, lòng ta rộn lên niềm cảm xúc. Ý thức chưa kịp nói năng gì thì tình cảm đã rộn ràng múa may quay cuồng kêu réo.


    Các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất ảnh hưởng lên tình cảm của con người. Ví dụ bác sĩ Liebowitz tìm thấy khi não bộ sản xuất ra chất Pheniletilamin thì tình yêu mến tự nhiên dâng trào trong lòng. Một số tình cảm thù ghét, bực bội khó chịu cũng đều liên quan đến các hoạt chất trong cơ thể. Có thể sự tương quan có tính cách hai chiều. Vì tình cảm khởi dậy nên hoạt chất phát sinh, và ngược lại, khi hoạt chất phát sinh (hoặc do tiêm chích) thì tình cảm khởi dậy.
    Người ta tiêm một hoạt chất thúc đẩy tình thương con vào chuột mẹ thì thấy tình thương của con chuột này tăng lên rõ rệt đối với bầy con của nó. Hoạt chất này xuất hiện rất nhiều khi người phụ nữ sinh nở.
    Đó là nguyên nhân gần tác động lên tình cảm của sinh vật. Nguyên nhân sâu xa vẫn còn dấu trong luật Nghiệp Báo.

    Một nguyên nhân gần khác đáng được lưu ý là do tâm lý phát sinh tình cảm.

    Ví dụ khi một chàng trai nhìn thấy một cô gái đẹp, một minh tinh màn bạc, một cô tiểu thư nhà giàu, một cô gái thông minh tài giỏi... Lòng anh ta cũng phát sinh một tình cảm ưu ái và muốn chiếm đoạt về mình. Tình cảm ưu ái đó phát xuất từ tâm lý vị kỷ cố hữu của con người luôn luôn muốn quơ quào về cho mình thật nhiều mọi cái gì tốt đẹp trên thế gian. Tình cảm ưu ái đó là hệ quả của tâm lý tham lam mà thôi !


    Trong trường hợp khác, một số cô gái bỗng cảm thấy khó chịu với thí sinh vừa đạt danh hiệu hoa hậu quốc gia. Tình cảm ganh ghét này là hệ quả của tâm lý đố kỵ thầm kín giữa phái nữ với nhau, đó là chuyện thường tình.


    Có khi một thiếu phụ tìm cách chiếm đọat tình cảm của một người đàn ông nhưng không thành công. Từ yêu mến, bỗng bà ta trở nên thù hận cực điểm và tìm cách trả thù cho hả dạ. Như vậy tình cảm yêu mến hay hận thù của người đàn bà này hoàn toàn chỉ là tâm lý ích kỷ tham lam, không phải là tình yêu thương chân thật.

    Khi khảo sát về tình cảm thương ghét của con người, chúng ta nhận thấy rằng tất cả đều xuất phát từ tâm lý vị kỷ. Cái gì thỏa mãn được lòng tham muốn, sự ưa thích sẽ phát sinh. Cái gì ngăn cản lòng ham muốn, sự thù ghét sẽ xuất hiện. Tình cảm con người chỉ là một trò lừa dối của chấp ngã bí ẩn phía sau.

    Chính vì nhìn thấy bản chất thật sự của tình cảm này mà các bậc thánh nhân luôn luôn kêu gọi một tình thương không điều kiện, một tình thương không đòi hỏi cho tự kỷ, chỉ thuần có ban phát và hy sinh, một tình thương hoàn toàn vô ngã. Tuy nhiên để vuợt qua được ngã chấp sâu kín từ trong bản năng vô thức (xem Năm Ấm Là Gì), chúng ta phải khổ công thực hành thiền định đúng phương pháp. Quả thật không dễ dàng chút nào khi một người muốn vuợt khỏi ngã chấp để đạt được một tâm đại bi vô lượng trùm phủ thương yêu tất cả mọi người. Tâm đại bi đó mới là tình thương yêu chân thật, hoàn toàn hy sinh cho tha nhân mà không mong mỏi điều gì trở lại cho tự kỷ.

    Đối với hạng phàm phu như chúng ta, điều quan trọng là cố gắng kiểm soát tâm lý tham lam ích kỷ của mình, phải tự xét nét kỹ lưỡng xem sự thương yêu của mình đối với mọi người có ẩn chứa một mưu tính, một sự trục lợi nào ẩn dấu sâu kín bên trong hay không. Bởi vì chúng ta hầu như chỉ thương yêu cái gì đem lại lợi ích cho mình. Không có lợi ích cho mình, tình thương sẽ vắng bóng (!) Ai mưu hại ta, ta sẽ ghét họ. Ai giúp đỡ ta, ta sẽ thương họ. Đó là quy luật thường tình mà tất cả mọi người không thể vựợt qua nổi.
    Chúng ta muốn đi tìm một chân lý cao cả, một con đường hướng thượng bao la. Hãy cố gắng thứ tha và “thương yêu kẻ thù ghét mình” (Phúc Âm) và thương yêu kẻ tích cực giúp đỡ mình sau khi đã gạn lọc xong tâm lý “vì họ đem lại lợi ích cho mình”.
    Ngoài những nguyên nhân gần, tình cảm còn xuất phát từ nghiệp duyên trong quá khứ.


    Một hòa thượng được một gia đình thí chủ thỉnh về cung dưỡng trân trọng đầy đủ để hòa thượng yên tâm tu hành. Sau một thời gian dài hai bên trở nên thù ghét nhau dữ dội và hoà thượng phải ra đi. Nguyên nhân được tìm thấy là từ đời trước gia đình kia chịu ơn với hòa thượng nên đời này phải cung phụng để đền trả. Dĩ nhiên trước khi thỉnh hòa thượng về họ phải khởi lên tình cảm kính thương sâu đậm với hòa thượng. Sau khi trả xong món nợ quá khứ, họ cảm thấy hòa thượng là một gánh nặng đối với gia đình. Tình cảm ưu ái biến mất, sự ghét bỏ thế chỗ, và rồi hòa thượng phải ra đi.


    Như vậy tình cảm đời này có khi xuất phát từ một món nợ của quá khứ. Khi thấy ai tự dưng yêu mến giúp đỡ mình, chúng ta đừng vội cho mình có nhiều ưu điểm. Có khi chỉ vì họ mắc một ân nghĩa gì đó và đang trong thời gian đền trả. Trả xong, tình cảm sẽ biến mất. Hiểu được điều này chúng ta sẽ giữ được bình thản khi thấy con người khi thì vồn vã với nhau, khi thì hờ hững với nhau.

    Tương tự những lời nói công kích sỉ nhục từ kiếp trước, sự giết hại chiếm đoạt từ quá khứ cũng gây ra tâm lý thù ghét của nạn nhân trong đời này. Chúng ta lỡ lời làm mất thể diện của một người. Rồi chuyện trôi vào quên lãng. Nhưng qua kiếp sau, vừa trông thấy mặt nhau, tâm người kia bỗng khởi lên một sự ác cảm kỳ lạ đối với ta mà chính họ cũng không biết tại sao. Cũng chưa hẳn là sự ác cảm của họ sẽ gây ra phiền toái cho chúng ta, nhưng dù sao ác cảm vẫn còn đó. Vì thế trên bước đường luân hồi vô tận này, chúng ta hãy cố gắng tránh né làm phật lòng, xúc phạm đến người khác để tránh được oán thù về sau.
    Hầu hết các nhân vật nổi tiếng giữa xã hội như các nhà chính trị thành công được nhiều người ưa thích hâm mộ. Nguyên nhân của sự hâm mộ này có thể bắt nguồn từ sự ban ân rộng rãi từ những kiếp trước. Quá nhiều người đã thọ ân của họ nên đời sau buộc lòng phải ủng hộ cho họ đạt đến địa vị trên chính trường thông qua lá phiếu hay một cách thức vận động nào khác.

    Chưa hết, nếu trong thời gian làm chính trị, họ giữ được uy tín, tình cảm của quần chúng sẽ còn kéo dài qua nhiều kiếp sau nữa.

    Khi so sánh cuộc đời của vua nhạc Rock Elvis Presley, các nhà sử học rất ngạc nhiên khi thấy gương mặt của Elvis Presley giống hệt như bức tượng của một vị vua Ai Cập thời xưa. Vì vua Ai Cập này đã sống ở một địa danh tên là Memphis ở Ai Cập. Trong khi Elvis sống tại Memphis ở Mỹ. Vị vua Ai Cập này tôn thờ Thần Mặt Trời để thay thế các thần linh khác, trong khi Elvis trở nên nổi tiếng với băng nhạc “Sun” (mặt trời) đầu tiên. Elvis Presley được sự hâm mộ của công chúng, đến nỗi sau khi chết, anh được mọi người yêu cầu tổng thống Carter phải tổ chức quốc tang trọng thể.
    Có thể nào cái dư hưởng làm vua từ quá khứ xa xăm vẫn còn đọng lại trên tâm tình của quần chúng, mặc dù bây giờ Elvis Presley đã trở thành một vị vua mới, Vua nhạc Rock chăng?

    Trong luật Nghiệp Báo, một ông vua vẫn có thể trở thành nghệ sĩ nếu trong thời gian trị vì ông đã từng ưu đãi giới nghệ sĩ quá mức. Sau này ông sẽ trở thành nghệ sĩ để được ưu đãi trở lại.

    Có hai nguyên nhân dẫn đến sự thu hút tình cảm của mọi người.
    Một, đó là người có tâm từ ái rộng lớn, luôn luôn biết thương yêu, đối xử tử tế, hòa nhã với mọi người. Kiếp sau họ có khuôn mặt hiền lành, phúc hậu khả ái kỳ lạ, bất cứ ai vừa trông thấy đều cảm mến.

    Hai, đó là người siêng năng làm việc từ thiện bằng lý trí. Tâm hồn họ không có nhiều tình cảm nhưng lý trí họ rất sáng suốt, luôn luôn chịu khó tích lũy phước thiện, luôn luôn chịu khó giúp đỡ mọi người. Đời sau họ cũng được nhiều người (đã thọ ân) yêu mến mặc dù gương mặt họ có vẻ cứng cỏi khôn ngoan chứ không có vẻ hiền lành tự nhiên như trường hợp thứ nhất.
    Có một loại tình cảm được đề cập đến nhiều nhất trong tất cả tác phẩm văn hóa của nhân loại đó là tình yêu nam nữ. Có lẽ đây là loại tình cảm mãnh liệt hơn các loại tình cảm khác bởi vì nó liên quan đến bản năng sâu kín của con người. Thứ nhất con người luôn luôn muốn chiếm đoạt về mình mẫu người có thể đem lại hạnh phúc cho mình (tâm lý vị kỷ). Đó là mẫu người đẹp đẽ, có tài năng, có tiền bạc, đối xử tế nhị. Thứ hai, tình cảm nam nữ có sự thôi thúc âm thầm của hoạt động tính dục, một loại hoạt động gây khoái cảm xác thịt rõ rệt nhất. Ngoài những nhu cầu về ăn uống, tổ chức sinh lý của con người đã sắp sẵn một sự đòi hỏi để được thỏa mãn về khoái cảm tính dục. Vì thế người nam và nữ luôn luôn tìm kiếm đối tượng thích hợp để trao đổi khoái cảm này. Có khi tình yêu và hôn nhân dẫn đến hoạt động tính dục. Có khi họ đến với nhau vì khoái cảm và mua bán mà thôi.
    Dù sao thì duyên nghiệp từ quá khứ cũng đã chi phối cho loại tình cảm này.

    Nếu quả thật có duyên nợ, hai người sẽ yêu nhau chân thành và đi đến hôn nhân để trả xong nợ quá khứ (và tiếp tục gây nợ mai sau)
    Nếu không có nợ, chỉ có duyên, họ sẽ yêu nhau qua một giai đọan, rồi trắc trở, tình cảm phai nhạt dần theo năm tháng.

    Đôi khi chỉ có tình yêu đơn phương. Người này mơ tưởng đến người kia nhưng không được đáp lại. Họ tìm thấy người kia những tiêu chuẩn về sắc đẹp, tư cách thích hợp, muốn người kia trở thành của mình, nhưng từ kiếp trước đã không có duyên nên họ không nhận lại một sự đáp ứng nào cả.

    Nhưng rồi tình yêu cũng chỉ là bề mặt của bản chất ích kỷ, hưởng thụ của con người. Chính bản năng hưởng thụ đã thúc đẩy nam nữ tìm đến nhau, thì nó cũng thúc đẩy họ làm khổ lẫn nhau. Biết bao chuyện vợ chồng gây gổ, đánh đập, bao nhiêu chuyện ngoại tình, giết hại lẫn nhau bỏ mặc con cái bơ vơ đau khổ.


    Nếu bên cạnh tình yêu, họ có thêm chút tình thương chân chính của sự hy sinh, độ lượng, vị tha, tình yêu đó khả dĩ bớt đi màu sắc ảm đạm của bản năng ích kỷ. Họ biết tha thứ, thông cảm lẫn nhau để cùng xây dựng hạnh phúc. Nếu thiếu tình thương chân chính, một mình tình yêu chỉ là hiện thân của cảm xúc, tính dục và vị kỷ. Thời đại hôm nay vợ chồng dễ ly dị, dễ ngoại tình, dễ hành hạ nhau bởi vì tình yêu của họ thiếu tình thương vị tha chân chính.

    Rồi sự ngoại tình, ly dị làm khổ con cái, hành hạ làm khổ nhau sẽ gây thành nghiệp nhân không tốt cho đời sau.

    Chiếm vợ người dễ bị người chiếm vợ lại. Hành hạ vợ mình sẽ bị đọa làm người nữ để bị hành hạ trở lại. Ly dị, bỏ rơi con cái sẽ trở thành mồ côi ở đời sau.


    Có lẽ Schopenhower đã có lý khi nói rằng” chỉ có những triết gia chân chính mới sống hạnh phúc trong hôn nhân, nhưng tiếc thay, nếu là triết gia chân chính, họ sẽ không bao giờ lập gia đình.”


    Ngay trong gia đình chúng ta cũng thấy tình thương của cha mẹ với con cái cũng không được đồng đều. Có người con được cha mẹ ưu tiên thương yêu nhiều. Bên cạnh đó là người con bị lơ là ít chú ý. Tất cả đều do ân nghĩa trong quá khứ nhiều hay ít mà thôi. Cha mẹ mang nặng ân nghĩa với người con nào sẽ thương mến người con đó nhiều hơn.

    Cũng có trường hợp trong gia đình một đứa con bị ghét thậm tệ, bị đánh đập mắng nhiếc thường xuyên, mặc dù nó là đứa con ruột. Đây chỉ là sự trả thù trở lại. Kiếp trước, khi từng là cha mẹ, nó đã đối xử tàn tệ với con cái của mình. Kiếp này duyên nghiệp đưa đẩy nó rơi vào gia đình có bậc cha mẹ thô lỗ, cộc cằn, hung bạo để nó phải chịu đựng trở lại nỗi khổ mà nó đã gây ra cho người khác.
    Đi tìm sự bình đẳng đồng đều trong cuộc đời này là việc làm không tưởng bởi vì nghiệp duyên của mọi người không đồng nhau. Kẻ phước nhiều, người phước ít, tất cả đều sai biệt. Người có phước luôn luôn thu hút sự chú ý thương mến của mọi người, trong khi kẻ thiếu phước ít khi nhận được cái nhìn nồng nàn của mọi người, huống nữa là nhận được sự đối xử ưu ái.
    Ngay cả một số tu sĩ cũng bị phê phán là đã vồn vã với kẻ giàu và thờ ơ với kẻ nghèo. Họ vẫn khó giữ được sự đối xử bình đẳng với tất cả mọi người tìm đến nguồn an ủi nơi tín ngưỡng chỉ bởi vì phước của tín đồ đã sai biệt nhau quá nhiều. Chỉ có những tu sĩ đạt được một đạo lực thâm sâu, đủ sức vượt lên trên nghiệp sai biệt của mọi người mới có thể đối xử bình đẳng với tất cả mọi người. Họ sẽ không thờ ơ với kẻ này và ân cần với kẻ kia. Tất cả đều được thương mến như nhau.
    Như vậy, bình đẳng là một “thái độ đạo đức” tự giác của mỗi người chứ không phải là một cơ chế san bằng quyền lợi. Sự san bằng quyền lợi không phải là bình đẳng. Chúng ta cần phân biệt kỹ về ý nghĩa của hai phạm trù này.

    Chúng ta kêu gọi một xã hội bình đẳng có nghĩa là chúng ta kêu gọi con người phát huy được đạo đức cao độ để có thể đối xử ưu ái với kẻ có phước cũng như người thiếu phước, chứ không phải bình đẳng là san bằng quyền lợi của mọi người như nhau. Vì sao, vì kẻ đóng góp được nhiều công sức hiệu quả cho xã hội bắt buộc phải được hưởng quyền lợi nhiều hơn. Sự san bằng quyền lợi là sự bất công, làm giảm mất sự hứng thú lao động của mọi người và kéo xã hội về sự thoái bộ. Không ai chấp nhận kẻ lười biếng, kém tài năng được hưởng quyền lợi ngang với kẻ siêng năng giỏi giắn.

    Còn bình đẳng là “đạo đức trong giao tiếp” nó giúp cho chúng ta lịch sự, lễ độ, tôn trọng với tất cả mọi người. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, đòi hỏi chúng ta phải đạt được chiều sâu thiền định, tâm được thanh tịnh để thoát khỏi sự cuốn hút bởi phước nghiệp sai biệt của mọi người. Người có phước sẽ cuốn hút chúng ta nhiều hơn kẻ thiếu phước. Chúng ta phải đủ đạo lực để thoát khỏi sự thu hút bí ẩn này, để giữ được tình thương bình đẳng với tất cả mọi người.
    Tình cảm cũng có khuynh hướng lập lại. Với những người đã từng thương mến nhau từ kiếp trước, kiếp này gặp lại, tình thương mến dễ dàng phát sinh. Đôi khi hai người đã từng là vợ chồng. Kiếp này duyên nợ làm vợ chồng đã hết, nhưng khi gặp nhau, họ vẫn khởi lên một tình cảm nồng nàn khó diễn tả mặc dù vẫn phải xa nhau. Tương tự như vậy đối với tình anh em, bạn bè, cha con và thầy trò.

    Có tu sĩ cảm thấy quí mến một vài tín đồ và muốn họ trở thành đệ tử xuất gia với mình. Nhưng duyên thầy trò là duyên nhiều đời không thể gượng ép. Không có duyên sâu dày với nhau, người đệ tử này cũng sẽ bỏ tìm thầy khác. Hiểu được điều này, một vị thầy luôn luôn bình thản trước các kẻ đến xin học đạo, vì trong số đó, không phải ai cũng là kẻ có duyên làm đệ tử gắn bó suốt đời.

    Tóm lại tình cảm là kết quả của nghiệp duyên quá khứ, là hệ quả của những tâm lý ích kỷ thầm kín bên trong. Điều chúng ta cần phải nhắm đến là loại tình thương đại bi trùm phủ tất cả mọi người. Tình thương đó không xuất phát từ bản năng vị kỷ và vượt khỏi duyên hệ lụy của nhiều đời.


    Nếu nhiều người trên cuộc đời này có thể trừ diệt bớt bản năng vị kỷ của mình, họ sẽ là những người góp phần tạo nên một khuôn mẫu tốt đẹp cho cộng đồng thế giới, đó là sự đoàn kết.

    Do bản năng vị kỷ, con người có tính tỵ hiềm, chia rẽ, hơn thua, luôn luôn đi tìm sự độc tôn cho mình và đè bẹp kẻ khác. Người ta hơn thua với nhau trong từng lời nói. Các giáo phái không tiếc lời chỉ trích lẫn nhau. Các thế lực chính trị dùng mọi thủ đoạn để tiêu diệt lẫn nhau. Ngay trong cùng một mái nhà, anh em cũng tranh giành, trong một hội đoàn, hội viên cũng ganh tị.

    Ai cũng muốn mình hơn hẳn mọi người về tài sản, địa vị và danh tiếng.
    Thế giới này là bức tranh đậm nét của sự chia rẽ. Các tập đoàn kinh tế triệt hạ lẫn nhau. Các bang chủng ly khai với nhau. Có khi vì vấn đề ngôn ngữ bất đồng, một vài tỉnh cũng đòi ly khai khỏi cộng đồng quốc gia. Nước nào cũng muốn cho ngôn ngữ của nước mình trở thành ngôn ngữ thế giới.


    Ở đây, bản ngã đã phình to để trở thành gia đình tôi, tông giáo tôi, chủ thuyết tôi, ngôn ngữ tôi... Và không có cái tôi nào chịu thua cái tôi nào. Thế là con người tiếp tục phân hóa, chia rẽ, thù ghét lẫn nhau.

    Nhưng may mắn thay, con người cũng vẫn còn lý trí. Thay vì tiếp tục cạnh tranh, chia rẽ để tìm sự chiến thắng độc tôn, họ đã thấy kết quả ngược lại là sự hao tổn và thất bại. Họ bắt đầu hướng đến sự hợp tác để có thể đạt được sự thành công lớn lao hơn. Những công ty đa quốc gia được hình thành. Châu Âu chuẩn bị thống nhất. Các cường quốc hợp tác với nhau chặt chẽ trên lãnh vực công nghệ vũ trụ và bảo vệ sinh thái. Nhiều hội đoàn từ thiện quốc tế được thành lập.
    Đó là hệ quả của văn minh nhân loại. Khi tư duy con người càng phát triển cao hơn, lý trí dần dần vượt khỏi sự kềm tỏa của bản ngã, con người thấy rõ sự sai lầm của thái độ chia rẽ thù nghịch. Chỉ có sự hợp tác đoàn kết mới đem lại lợi ích cho lẫn nhau. Kẻ nào tiếp tục ngủ yên trong thái độ độc tôn và chia rẽ, kẻ đó sẽ thất bại, lạc hậu và tự đào thải khỏi quá trình tiến bộ của nhân loại.


    Trong cuộc sống hằng ngày, nếu không tỉnh táo, chúng ta cũng rất dễ gây ra sự chia rẽ giữa mọi người với nhau. Đôi khi chúng ta nói xấu một kẻ vắng mặt trước nhiều người chỉ vì vui miệng. Nhưng điều đó khiến cho kẻ vắng mặt bị ác cảm. Thế là mầm mống của sự chia rẽ đả xuất hiện.

    Đôi khi vì bênh vực tôn giáo mình, chúng ta đã công kích tôn giáo khác và làm cho xã hội bị phân hóa nặng nề hơn. Hãy làm đẹp tôn giáo mình bằng cách tự hoàn chỉnh sự tu hành nơi đồ chúng của mình hơn là tìm cách hạ thấp tôn giáo khác. Muốn nhà mình đẹp cứ tự xây cất lên, không việc gì phải đi đập nhà của người khác. Muốn mình được trọng vọng hãy tu ttì giới hạnh thay vì lo hạ uy tín kẻ khác.
    Có một vài người mắc loại bệnh tâm lý kỳ lạ là thích ly gián. Thấy những kẻ khác thân ái với nhau, họ bèn tìm cách châm ra chọc vào để gây sự nghi kỵ, chia rẽ. Dường như bệnh tâm lý này phát sinh từ một uẩn khúc sâu kín trong vô thức là mặc cảm cô độc. Họ bị cô độc, bị bỏ quên và không muốn ai hợp đoàn vui vẻ. Nhưng càng gây nhân như thế, họ sẽ càng bị đơn độc, lẻ loi, đau khổ nhiều hơn nữa.
    Thế giới đã trở nên nhỏ bé. Sự tương quan giữa cộng đồng nhân loại càng lúc càng chặt chẽ. Con người cần đoàn kết, cần chấm dứt sự chia rẽ. Quả báo lành lớn lao sẽ chờ đợi cho những ai đóng góp được cho tình đoàn kết của mọi người. Và công việc gây tình đoàn kết cho mọi người phải được hiểu là giữa từng người trong đời sống, giữa các chủng tộc, các tôn giáo, các tổ chức, cuối cùng là giữa loài người với loài thú. Tất cả đều cần đoàn kết thương yêu nhau.

     
  4. muathuvang Thành Viên Cấp 2

    Quả đúng như bạn nói, nếu tự 1 mình ta thì không cách nào kết thúc cái vòng lẩn quẩn đó được. Việc naỳ phải cần có 1 vị ĐẠI KHAI NGỘ, sẽ giúp ta kết thúc vòng luân hồi này. Vị THẦY này sẽ xóa những tiền nghiệp này cho bạn giống như xoá những dữ liệu trên băng cassete để thu lại những dữ liệu mới, như bấm nút delete là bao nhiêu dữ liệu sẽ... bay biến vào recycle bin .
    Còn câu này " Ko ai có thể hiểu rõ nguyên lý của vòng tròn Nhân Quả" thì... mình không đồng ý với bạn....... Hì ...hì....hì.....
    Sẽ tâm sự với bạn sau.
    Thân mến!
     
  5. dungluu Thành Viên Cấp 2

    Nhân quả luôn luôn tồn tại, có lúc hiện hình có lúc ẩn đi. Không ai biết trước được. Chỉ cần sống tốt, lương thiện thì quá tốt.
     
  6. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    ĐỊNH VÀ BẤT ĐỊNH.
    Như chúng ta đã biết, khi một nghiệp được thành lập, ngay đó quả báo cũng đã hiện diện. Vậy, trên tương đối, dường như nghiệp là bất định vì nó tùy thuộc ý muốn thực hiện của con người, còn quả báo là cố định. Nếu con người có tạo nghiệp thì mới có nghiệp, chứ nghiệp không có sẵn. Phải có bố thí cho kẻ nghèo chúng ta mới có được một nghiệp thiện, bằng không thì nghiệp chưa xuất hiện. Như vậy, trong cuộc đời chúng ta, tùy theo ý muốn của chúng ta mà bao nhiêu nghiệp thiện hay ác sẽ được tạo ra. Tạo nghiệp thiện hay tạo nghiệp ác là quyền của chúng ta, điều đó không có ai bắt buộc.
    Chỉ khi nào nghiệp đã tạo ra rồi thì quả báo bắt buộc phải có. Tất cả những quả báo đó dệt thành một định mệnh mà chúng ta phải trải qua trong cuộc đời kế tiếp. Những may mắn từ đâu kéo tới, những rủi ro không lường trước ập lại, là những cái gì dường như ngoài quyền quyết định của con người. Một số người phải gọi đó là thời vận để than thở.
    “Thời lai đồ điếu thành công dị
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.”
    (Đặng Dung).

    Ngay những kẻ có tài mà vận may không có cũng phải đón nhận thất bại. Không ai có kế hoạch hành động chu đáo kỹ lưỡng như Khổng Minh, cuối cùng ông vẫn không dựng nổi đế nghiệp cho nhà Hán, đành phải than: “Mưu sự tại nhân - Thành sự tại Thiên.”
    Trong cuộc đời nhan nhản những kẻ thiếu tài, nhưng một phước nghiệp nào đó đã đưa họ lên địa vị cao sang có nhiều người tuân phục.
    Trên tương đối, nghiệp là bất định và quả báo là cố định. Nghiệp được tạo ra hay không là do con người, nhưng một khi nghiệp đã tạo rồi thì quả báo chắc chắn phải có.
    Tuy nhiên, đi sâu vào phân tích, chúng ta thấy vấn đề không đơn giản. Chúng ta sẽ thấy dường như nghiệp cũng đã được quy định rồi. Trong cuộc đời sắp tới, chúng ta sẽ làm những gì, sẽ tạo thiện vào lúc nào, sẽ tạo ác vào lúc nào, dường như cũng đã được quy định từ kiếp trước.
    Trước khi chết, Thiền Sư Minh An đã tiên đoán rằng mười năm sau, Bình Thị giả sẽ quật mồ của ngài. Quả đúng như vậy. Bình Thị giả đã quật mồ của Minh An và cầm búa chẻ vỡ đầu khi mà thân thể của Minh An sau 10 năm vẫn không hoại.

    Như thế, rõ ràng hành động Bình Thị giả quật mồ không phải là ngẫu hứng tức thời, vì ngài Minh An đã thấy trước hành động đó rất lâu. Phải chăng hành nghiệp cũng là một số phận?

    May rủi được cho là do nghiệp quá khứ tạo thành, vậy nghiệp do cái gì tạo thành mà nó cũng gần như định sẵn ? Năm năm sau ta sẽ tạo nghiệp gì; mười năm sau ta tạo nghiệp gì... dường như tiến trình này cũng đã được sắp sẵn !

    Chúa Jésus đã biết trước rất lâu là Judàs sẽ phản bội, sẽ báo lính tới bắt ngài. Vậy hành động phản bội của Judàs đã được định sẵn rồi hay sao ?

    Bốn tên cướp xông vào giết hại gia đình ông chủ tiệm làm móng tay. Đứng về phía gia đình ông chủ tiệm thì đây là quả báo bắt buộc phải trả. Nhưng còn hành vi cướp bóc, giết hại của bốn tên cướp là ngẫu nhiên hay đã có quy định? Nếu là ngẫu hứng nhất thời thì làm sao ăn khớp với quả báo của gia đình nạn nhân; vì một bên là cố định, một bên là ngẫu hứng?
    Chúng ta đã biết, chính tư tưởng đời trước sẽ tạo nhân cách đời này. Nếu một người nuôi dưỡng những tư tưởng ác độc, chắc chắn đời sau họ sẽ có nhiều hành động ác độc. Hành động đời này do tư tưởng đời trước quy định.

    Trừ trường hợp ông cán bộ xây cầu vì tư tưởng làm đẹp lòng cấp trên chứ không phải vì thương dân nên đời sau ông ta được sung sướng nhưng vẫn thiếu đạo đức, còn lại hầu hết người ta nghĩ sao làm vậy.

    Một người ăn cắp vì đã có tư tưởng ăn cắp. Như vậy hành vi ăn cắp ở đời này sẽ tạo ra quả báo nghèo khổ mất mát ở đời sau, và tư tưởng ăn cắp đời này sẽ lập lại hành động ăn cắp ở đời sau nữa. Do đó,
    “Nghiệp có khuynh hướng lập lại.”

    Một người làm việc thiện sẽ tiếp tục làm việc thiện, một người làm việc ác sẽ tiếp tục làm việc ác.
    Một bà mẹ có thói quen hành hạ con mình, kiếp sau bà đã bị ông bố hành hạ từ khi còn nhỏ. Lớn lên có chồng con, bà đã lập lại hành vi hành hạ con cái.

    Không hiểu luật Nghiệp Báo, chỉ quan sát một đời, chúng ta sẽ hiểu lầm là quả báo có trước (bị bố hành hạ từ nhỏ) và nghiệp nhân có sau (hành hạ con cái của mình). Thật ra bà đã lập lại nghiệp hành hạ con cái của bà đời trước mà thôi.


    Chính vì khuynh hướng lập lại này của nghiệp mà hành động dường như cũng được quy định sẵn.

    Do sự biến thiên tư tưởng đời trước nên hành động của đời sau cũng bị thay đổi. Có những giai đoạn chúng ta siêng năng học hành. Qua lúc khác chúng ta biếng nhác. Lúc thích làm việc thiện, lúc lại quay sang nghiên cứu nghệ thuật. Đời sau hành động cũng theo đó mà thay đổi, khi thì ham học, khi thì chán nản, lúc lại thích làm việc từ thiện xã hội, lúc quay sang vẽ tranh.
    Như vậy, không phải chỉ quả báo khổ vui là cái mà chúng ta không thể cưỡng lại, ngay cả hành động cũng là cái khó cưỡng được. Chúng ta sẽ đối xử tốt đối với người này, tệ với người kia, hành động đó khởi lên một cách tự nhiên, mà chúng ta không sao lý giải được, chỉ bởi vì nó được tư tưởng đời trước sắp sẵn rồi.
    Nếu cho rằng quả báo khổ vui trong hoàn cảnh đã được quy định sẵn 100% thì hành động cũng được quy định khoảng 70% rồi, chỉ còn lại 30% là quyền làm chủ hiện tại để lựa chọn lần cuối.
    Chúng ta không thể chọn cái may mắn cho mình vì đó là do phước nghiệp đời trước. Chúng ta có thể chọn hành động tốt để làm vì muốn đời sau được tốt đẹp, nhưng quyền lựa chọn trong hiện tại chỉ có 30% mà thôi, vì 70% đã thuộc về tư tưởng kiếp trước.

    Trong hiện tại, chúng ta chỉ có quyền làm chủ nhiều nhất nơi tư tưởng. 50% tư tưởng là do quyền chọn lựa của chúng ta bây giơ,ø chỉ có 50% là sức mạnh lập lại của quá khứ. Nhưng hầu hết chúng ta đã không sử dụng quyền làm chủ 50% này mà chỉ thuận theo cái 50% lập lại từ kiếp trước. Những tư tưởng ích kỷ, tự cao, tham lam sẽ lập lại. Chúng ta buông xuôi chạy theo nó và đi dần vào sa đọa tội lỗi. Chúng ta không dùng đến quyền làm chủ 50% kia để hóa giải tư tưởng ác và xây dựng tư tưởng thiện, chúng ta đã bỏ phí sự tự do của mình, chỉ cúi đầu đi theo khuynh hướng của kiếp trước, trong khi khuynh hướng này không phải là ưu thế.
    Giá trị của người tu là ở chỗ biết tạo dựng cho mình một tâm hồn trong sáng, thoát khỏi những tư tưởng thấp hèn từ kiếp trước. Trong quá trình cải tạo tâm hồn này, chúng ta có quyền tự do 50% để chống lại sức mạnh lập lại tư tưởng kiếp trước chỉ có 50% mà thôi.
    Tóm lại về mức độ quy định của kiếp trước, chúng ta có thang giá trị như sau:
    - Tư tưởng được quy định 50%, 50% còn lại tùy thuộc tư tưởng của kiếp này.

    - Hành động được quy định 70%, 30% còn lại phụ thuộc quyết tâm của kiếp này.


    - Hoàn cảnh được quy định 100%,

    Đối với hoàn cảnh gần như một định mệnh, chúng ta chỉ nhẫn nhục bình thản đón nhận chứ không thêm bớt được gì nhiều.
    Đối với hành động, hết 70% là sự thôi thúc từ kiếp trước, chỉ còn 30% để chúng ta lựa chọn.
    Đối với tư tưởng, hết 50% là sự lập lại của đời trước, còn đến 50% để chúng ta rộng rãi lựa chọn.
    Vậy thì tại sao chúng ta không mạnh mẽ chọn lựa, gạn lọc từng tư tưởng để xây dựng tâm hồn mình và vẽ thành một nhân cách cao cả cho đời sau ?
     
  7. liking Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    tôi cũng vừa mới chứng kiến 1 vụ nè,người chịu luật nhân quả là tôi và đã cho tôi thấy rõ
    nhà tôi làm nhà nghỉ,tôi đã để dành tiền để mua 1 cái iphone,nhưng chưa đủ,hay tin có người bán iphone cũ tôi lập tức đi hỏi và coi,mặc dù ko rành về iphone và ko bik coi máy,là người wen nên ko nghĩ là bị lừa,tôi mua 4tr3,đưa tiền xong thì tôi mới bik hàng giả,tôi lập tức dt cho họ thì lần đầu bắt máy nhưng lần sau thì ko,còn người wen thì nói ko bik jì,tôi cảm thấy mình bị lừa....:cold:Luật nhân quả trong đời
    tôi đành sẽ trình báo cho công an bik,nhưng chưa kịp thì có dt,tôi liên lạc v họ và chạy đi trả lại thì họ bảo chịu lỗ 300k,tôi chấp nhận

    sau này 1 thời jan ko lâu,có khách nghĩ trọ trong nhà tôi,bỏ wen cái n73 china
    sáng hôm sau tôi đem ra tiệm bán thì được 300k,sau đó tôi v ban tôi đi ăn cơm tấm,đúng lúc đó gặp người đã gạt tôi làm tôi liên tưởng đến luật nhân quả

    tôi đã từng làm chết 2 con gà,ko bik sau này hậu quả sẽ như thế nào.....
     
  8. dungluu Thành Viên Cấp 2

    Có 1 lần mình nghe 1 người tu hành có thời gian tu cũng khá lâu. Người đó nói rằng: Chúng ta có thể hoá kiếp cho 1 con vật để nó sớm được hoá kiếp thành người nhưng với điều kiện là phải biết cách để làm việc đó. Nếu ko thì chúng ta sẽ là người mang tội. Chỉ nghe vậy thôi chứ chưa dám thực hành.
     
  9. mairua Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    coi đuợc 1 ít rồi, thks chủ topic vì bài st rất hay, chắc in ra cho nhà coi ^^ thks
     
  10. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    CHUYỂN NGHIỆP

    Một khi đứa bé vừa lọt lòng mẹ, nó đã được đặt vào định mệnh do chính nó tạo ra từ kiếp trước. Chúng ta dùng “định mệnh” nghe có vẻ nặng nề; kỳ thực sự tình cũng không khác bao nhiêu. Đây là một định mệnh không do thần linh áp đặt mà do chính mỗi người tự tạo lấy cho mình.

    Với những nghiệp đã hình thành, chúng ta bị sức mạnh của nghiệp cuốn trôi khó cưỡng lại nổi. Phải nhìn nhận rằng sự tự do của chúng ta trong việc định hướng cuộc đời mình rất là ít ỏi. Mọi sự dường như đã được an bài. Ở phần trước chúng ta đã đưa ra thang giá trị tượng trưng có ý nghĩa Định và Bất định của nghiệp, trong đó hoàn cảnh được qui định hầu như 100%, hành động được qui định 70%, chỉ còn 30% để chúng ta còn cân nhắc lần cuối. Chỉ có trong tư tưởng, sự qui định của nghiệp là 50%, còn 50% để chúng ta tự do chọn lựa tư tưởng tốt xấu mà suy nghĩ.
    Hiểu được điều này chúng ta có một nhân sinh quan khá ổn định, không bận tâm nhiều về sự may rủi thành bại trong đời. Điều đáng cho chúng ta phải bận tâm là giữ vững được 50% tự do trong tư tưởng để chiến thắng hẳn 50% tập khí để lại. Chúng ta phải bắt đầu chuyển nghiệp bằng cách chuyển hóa nội tâm mình trước đã, rồi hành động và hoàn cảnh sẽ dần dần thay đổi theo sau.
    Từ nhiều kiếp, tâm ta tích lũy những khuynh hướng vị kỷ, tham lam, thù hận, đố kỵ, hơn thua, kiêu kỳ... Bây giờ những khuynh hướng đó vẫn còn tồn đọng và luôn luôn thôi thúc lập lại trong hiện tại .Nếu chúng ta dễ duôi buông thả, những khuynh hướng cũ sẽ chiếm ưu thế và kéo chúng ta mãi mãi vào tối tăm tội lỗi. Nhưng điều may mắn là trong tư tưởng, sức mạnh của khuynh hướng quá khứ chỉ có 50%. Chúng ta còn 50% để cưỡng lại, để tạo cho mình một khuynh hướng đạo đức mới, chiến thắng hẳn những khuynh hướng vô minh từ trước.

    Muốn chuyển hóa nội tâm mình trước hết chúng ta phải tìm đọc nhiều về cuộc đời của những bậc hiền thánh khắp Đông Tây kim cổ. Cuộc đời cao cả của những vị đó sẽ gợi ý cho ta nhiều điều hay lẽ phải để suy nghĩ. Chính những điều đáng suy nghĩ đó là khởi điểm của công cuộc chuyển hóa nội tâm. Ví dụ, khi chiếm được xứ Syrie, Đại đế Alexandre le Grande nghe danh nhà hiền triết Diogène, Nhà hiền triết này không có một tài sản nào ngoài một cái bát để uống nước. Ông ngủ trong một cái thùng gỗ ở ven đường. Khi Alexandre le Grande cùng với tùy tùng đến thì Diogène đang phơi nắng buổi sáng. Ông bình thản ngồi phơi nắng mặc dù trước mắt ông là một hoàng đế chinh phục cả phần lớn đất đai từ Hy Lạp sang Ấn Độ. Thái độ bình thản của Diogène làm cho Alexandre le Grande phải nể phục và hỏi ông có mong muốn điều gì.

    “Có” Diogène đáp “Tôi mong muốn ngày hãy làm ơn tránh ra xa một bên đừng che khuất ánh nắng mặt trời mà tôi đang phơi.”
    Alaxandre quay lại nói với tuỳ tùng :


    “Nếu ta không là Alexandre, ta sẽ là Diogène.”


    Về sau Diogène chết bằng cách nhập định, dừng hơi thở lại.

    Có bao nhiêu điều đáng cho chúng ta phân tích suy gẫm từ câu chuyện trên đây ? Chúng ta so sánh mình còn bao nhiêu điều kém cỏi cần phải sữa đổi.
    Hoặc một câu chuyện khác. Nhiều nhà hoạt động xã hội chủ trương rằng muốn cải cách ruộng đất, muốn san bằng bớt tài sản sở hữu của mọi người thì cần phải dùng đến bạo lực. Nhưng nhà hiền triết Vinoba-Ấn Độ đã chủ trương dùng tình thương để cải cách tình trạng này. Ông đi bộ với manh áo đơn sơ, cầm chiếc đèn lồng từ vùng này đến vùng khác. Ông đến gặp các địa chủ tại đấy, và với gương mặt hiền lành phúc hậu, với ánh mắt từ ái yêu thương, với cử chỉ lễ độ từ tốn Ông đã gây một ấn tượng tốt đẹp với chủ nhà. Ông nói nhiều về sự cực khổ của các nông dân phải vất vả làm lụng nhưng không bao giờ đủ ăn, vì không có đất đai sở hữu, phải làm thuê, làm mướn, đóng địa tô. Ông kêu gọi lòng trắc ẩn của các địa chủ, ông dùng đến tín ngưỡng với sự chứng giám của ơn trên. Cuối cùng ông nói:
    “Thưa ông, ông có sáu người con. Xin ông hãy xem tôi như người con thứ bảy và cho tôi bớt một phần đất của ông để tôi chia lại những nông dân nghèo khổ ở đây!”
    Với phương pháp này ông đã xin được từ các địa chủ rất nhiều đất đai. Ông gọi những nông dân tại đó đến và chia cho họ. Rồi ông lại lên đường đi đến nơi khác.
    Có bao nhiêu điều đáng cho chúng ta suy gẫm từ câu chuyện trên đây. Phải chăng tình thương sẽ chuyển hóa thế giới hiệu quả hơn là bạo lực ?
    Còn bản thân chúng ta có một phần tâm từ ái nào giống như ngài Vinoba chưa? Chung quanh chúng ta có bao nhiêu chuyện đau lòng, bất công, và bao giờ chúng ta cũng dùng tâm thương yêu, sức kiên nhẫn của mình để hóa giải chưa ?

    Hoặc một câu chuyện khác. Mạc Đỉnh Chi tuy làm Trạng Nguyên cả hai nước nhưng rất nghèo vì thanh liêm. Vua Trần Minh Tông biết chuyện nên sai người nửa đêm đến lén để trước nhà ông một túi vàng. Sáng ra nhặt được, ông lại đem trình với vua. Vua cười bảo nếu không biết của ai thì vua cho phép sử dụng.


    Đúng là thời nào cũng vậy, làm quan mà sống vỏn vẹn với đồng lương của mình thì không thể giàu được. Nhưng giữ được sự thanh liêm cao độ như Mạc Đỉnh Chi thì có mấy người. Nếu chúng ta đứng ở địa vị của ông, liệu chúng ta có giữ được sự liêm khiết như vậy chăng ?

    Vô số câu chuyện của các bậc hiền thánh đáng để cho chúng ta suy gẫm và soi rọi lại cuộc đời của mình. Chính những giây phút suy gẫm và soi rọi lại cuộc đời của mình, Chính những giây phút suy tư về đời sống và các lời nói của danh nhân là bước đầu để chuyển hóa nội tâm của ta, để ta thắng lướt hoàn toàn 50% tập khí xấu xa còn âm thầm đọng lại. Và sự chuyển hoá nội tâm là nền tảng vững chắc cho sự chuyển nghiệp kế tiếp.
    Nhiều người nhận thấy cuộc đời của mình kém may mắn, thường gặp trái ý nghịch lòng. Do có tin hiểu Luật Nhân Quả Nghiệp Báo nên họ công nhận rằng từ những kiếp trước họ ít biết làm phước và có lẽ họ tạo nhiều nghiệp bất thiện. Họ khát khao muốn chuyển nghiệp. Nhưng họ không biết chuyển nghiệp từ căn bản nội tâm. Họ vội vã lo đi các đền chùa cầu nguyện sự gia bị của thần thánh. Họ cúng món tiền nhỏ và mong được mối lợi gấp bội phần. Hoặc họ cũng chịu khó làm việc phước như đắp đường, đào giếng công cộng, góp tiền in kinh... Nhưng dù làm rất nhiều việc thiện, nội tâm tham lam ích kỷ vẫn còn nguyên vẹn. Họ làm việc thiện vì quả báo cho chính họ chứ không phải tình thương yêu đối với mọi người. Họ xây lâu đài phước thiện trên bãi cát vì nó không xuất phát từ nội tâm thuần thiện cao cả. Đời sau họ sẽ là người gặp nhiều may mắn, nhưng bản chất ích kỷ tham lam vẫn hiện diện đồng thời. Rồi chính bản chất ích kỷ tham lam sẽ thúc đẩy họ làm các nghiệp bất thiện khác.
    Người biết chuyển nghiệp phải biết chuyển hóa từ nội tâm trước đã. Sau đó hành động sẽ chuyển theo.
    Như đã nói, những việc làm của chúng ta đã được quyết định hết 70% từ kiếp trước, chỉ còn 30% là bất định. Vào thời gian nào ta sẽ xây một ngôi nhà, vào lúc nào ta sẽ tạo một việc thiện, lúc nào sẽ tạo ác. Gặp ai ta sẽ giúp đỡ, gặp ai ta sẽ mưu hại... Tất cả điều đó dường như đã an bài hết 70%. Nhưng nếu nội tâm ta được chuyển hóa mạnh mẽ, đã thắng lướt 50% tập khí cũ, ta đã hoàn toàn tự do giữ vững tư tưởng thánh thiện trong lòng mình, thì chúng ta sẽ đủ sức mạnh để cưỡng lại sự an bài 70% của hành động. Chúng ta sẽ đủ sức mạnh để sử dụng 30% bất định còn lại để chọn hành động khôn ngoan nhất, hợp lý nhất và đạo đức nhất.
    Ví dụ gặp ông Thành, do túc duyên oan trái đời trước, lẽ ra ông Hải sẽ tìm cách trù dập, công kích vì tự nhiên ông Hải cảm thấy ác cảm kỳ lạ. Nhưng vì ông Hải đã thuần thục trong việc chuyển hóa nội tâm nên khi từ trong vô thức ra lệnh thúc đẩy ông ta mưu hại ông Thành, ông đã nhanh chóng trừ diệt những ý niệm bất thiện đó. Nghiệp thúc đẩy chúng ta hành động tận trong vô thức, mà sức mạnh của vô thức rất vĩ đại. Thế nên hầu như chúng ta khó cưỡng lại sự an bài 70% của hành động được tạo bởi nghiệp đời trước. Chỉ khi nào chúng ta đã dùng ý chí tỉnh giác để huân tập những tư tưởng thiện thường xuyên. Rồi những tư tưởng thiện mới mẽ này được tích chứa trong Thức Ấm (xem Năm Ấm Là Gì) để dành đối phó với sự thúc đẩy bất thiện, lúc đó chúng ta mới không bị nghiệp thôi thúc làm việc bất thiện.
    Ngoài ra, do nội tâm đã được chuyển hóa thuần thiện, chúng ta sẽ siêng năng tạo nhiều công đức, tác nhiều phước nghiệp. Những công đức đó như khuyến khích mọi người tu dưỡng đạo đức, giúp người nghèo khổ, an ủi người buồn rầu... và một khi quá nhiều phước nghiệp được tác thành, không những nó đủ khả năng tạo ra một kiếp sống tràn đầy tốt đẹp ở vị lai, mà ngay trong hiện tại, nó cũng đủ sức làm thay đổi một phần hoàn cảnh, mặc dù dường như hoàn cảnh đã được quy định 100%.
    Ví dụ nghiệp đã quy định ông Tám sẽ bị cháy nhà vào năm tới. Nhưng trước đó ba năm ông đã tạo được nhiều thiện nghiệp. Đến thời điểm phải cháy nhà, lửa cũng đã bốc lên, nhưng đã được dập tắt rất sớm khiến cho ông không bị thiệt hại nhiều. Những thiện nghiệp của ông đã chuyển đi một phần hoàn cảnh trong kiếp hiện tại và còn để dành cho ông nhiều may mắn ở kiếp sau.
    Như đã nói, tất cả quả báo đều đã được sắp đặt từ trong Bản Thể. Luật Nghiệp Báo tận trong Bản Thể giống như một máy siêu điện toán đã phối hợp tất cả nghiệp nhân của mỗi người và đã hình thành xong quả báo về sau. Tuy nhiên do được cung cấp thêm nhiều thiện nghiệp mới tạo trong hiện tại nên đáp số đã bị biến dạng. Lẽ ra ba cộng với năm sẽ là tám, nhưng vì bất ngờ người ta đã đưa vài con số chen vào nên kết quả đã khác lúc trước. Không còn là tám nữa mà là hai mươi.
    Nghe nói như vậy, nhiều người sẽ cho rằng vậy thì trong thang giá trị, hoàn cảnh được quy định 100 % không còn đúng nữa rồi.
    Vâng, không còn đúng với người biết tin hiểu luật Nghiệp Báo, thiết tha muốn chuyển nghiệp, và biết chuyển hóa bắt đầu từ nội tâm của mình. Ngoài ra với tất cả mọi người khác. Hoàn cảnh được qui định 100 %, không ai có tài gì thay đổi được, dù đó là thiên tài Khổng minh Gia Cát Lượng.
    Tuy nhiên, người ta chỉ chuyển được một số chi tiết chứ không thể chuyển toàn bộ nét chính của hoàn cảnh. Ví dụ nhà ông Tám phải bị cháy, đó là nét chính. Còn cháy nhiều hay ít là do ông có chuyển được nghiệp hay không. Ví dụ, anh Sáu phải bị tai nạn xe. Đó là nét chính, còn tai nạn nặng hay nhẹ là do anh có chuyển được nghiệp hay không.
    Cái sườn chính, cái nét đại cương về hoàn cảnh của cuộc đời như những khi gặp may, những khi gặp rủi, khi thăng chức, giáng chức, chọn nghề, đổi nghề, đối tượng hôn nhân, những người con sẽ sinh vào gia đình ta, những bạn bè tốt xấu, các thời kỳ thăng trầm... đã được an bài sẵn bởi nghiệp nhân của nhiều đời trước chứ không phải ngẫu nhiên của đời này. Vì hoàn cảnh của đời này là hệ quả tích lũy của nhiều đời trước nên nó dường như cố định, rất khó thay đổi. Dù chúng ta có tạo phước rất nhiều, nó cũng chỉ thay đổi một số chi tiết phụ thuộc mà thôi, còn những nét chính vẫn lặng lẽ đi theo sự quy định của nghiệp.

    Nếu một người có ý muốn chuyển đổi hoàn cảnh nên đã tạo phước như bố thí viện mồ côi, bố thí người nghèo, người bệnh, in kinh,... Thì chỉ có khoảng 1/5 phước đó ảnh hưởng vào hoàn cảnh hiện tại, còn 4/5 phước đó để dành qua kiếp sau. 1/5 phước đó làm cho các bệnh tật, tai nạn được giảm một chút, chứ không thể xóa hết hoàn toàn Nghiệp Báo cũ.

    Cành cây vẫn phải rớt xuống khi ông Năm đi ngang qua. Nhưng thay vì nó rớt trúng đầu để làm ông chấn thương sọ não, nó chỉ rớt trúng tay ông làm ông bị sưng một tháng mà thôi, chỉ vì trước đó ông có mua chim phóng sanh rất nhiều. Quả báo cứ vẫn phải hiện ra để báo cho chúng ta biết rằng chúng ta đã từng làm một ác nghiệp hay thiện nghiệp trong quá khứ. Nếu chúng ta không chuyển nghiệp, quả báo sẽ hiện ra nguyên vẹn, xứng đáng với nghiệp nhân mà chúng ta đã gây ra. Nếu chúng ta đã tạo phước chuyển nghiệp, nó sẽ hiện ra với mức độ nhẹ hơn. Nhưng nó phải hiện ra, không bao giờ bị xóa mất hoàn toàn, để báo cho chúng ta biết những gì chúng ta đã làm trong quá khứ.
    Như vậy trong tiến trình chuyển nghiệp, chúng ta phải chuyển hóa nội tâm làm căn bản để thắng lướt 50% tập khí cũ. Khi nội tâm đã thuần thiện, chúng ta mới đủ sức thắng luôn sự thôi thúc 70% của nghiệp quá khứ buộc chúng ta phải hành động một cách thiếu đạo đức. Khi hành động đã được kiểm soát kỹ lưỡng, chỉ còn có hành vi thiện chứ không còn có hành vi ác, thì hoàn cảnh sẽ thay đổi những nét chi tiết, tai nạn sẽ giảm nhẹ hơn, sự may mắn sẽ đến nhiều hơn. Còn nét chính của định mạng vẫn không thay đổi.
    Tín đồ của các tôn giáo đặt niềm tin vào sự cầu nguyện rất nhiều. Họ tin rằng sự cầu nguyện với ơn trên, họ sẽ được ơn trên gia hộ cho họ thoát được những tai nạn, tăng thêm may mắn và mọi chuyện sẽ xảy ra theo sự mong ước của họ. Họ sẽ cầu nguyện ơn trên cho họ thi đậu, trúng số, mua bán lời nhiều, lấy chồng giàu, đẻ con ngoan, đi đường bình yên, thăng quan tiến chức... Để đáp ứng những lời cầu xin này mà vô số hình thức tín ngưỡng dân gian đã xuất hiện. Các đền, miếu, dinh đã mọc như nấm với vô số các thần linh, bà chúa, ông Thánh, ông Trạng được thờ phượng với bổn phận là lắng nghe và đáp ứng sự cầu nguyện của các kẻ đến cầu nguyện. Người đến cầu nguyện cũng thành tâm mang theo hoa quả, nhang đèn, tiền bạc để dâng lễ tỏ lòng thành đối với thần linh tại đó. Thu nhập của các đền miếu nổi tiếng linh thiêng rất lớn. Thậm chí các tượng thần còn được đeo cả dây chuyền ngót mười lạng vàng. Còn sau một dịp cúng hội, tiền mặt được dâng cúng nhiều không kể xiết.
    Nếu các số tiền đó được ban thủ tự dùng vào các việc công ích như cứu tế, đắp đường, bố thí,... thì người dâng cúng sẽ được phước. Nếu số tiền đó bị chia chác riêng tư thì chẳng ai có phước. Còn sự cầu nguyện thầm kín của mỗi người có được Thần linh đáp ứng đầy đủ hay không thì chưa có con số thống kê rõ ràng.
    Tuy nhiên, trên quan điểm của luật Nghiệp Báo, sự thành tâm cầu nguyện của con người không phải hoàn toàn không có tác dụng. Tâm cầu nguyện chân thành tha thiết khiến cho năng lực của tâm thức trổi dậy. Sức mạnh của vô thức rất lớn lao mầu nhiệm, có thể tạo ra hiệu quả không ngờ. Ví dụ, một người mẹ đau khổ vì đứa con lêu lỏng, đã cầu nguyện cho đứa con hồi tâm hướng thiện. Sau một thời gian dài, đứa con thay đổi rõ rệt, đã từ bỏ khá nhiều thói hư tật xấu lúc trước. Ở đây sự cầu nguyện tha thiết của bà mẹ có tác dụng giống như sự thôi miên ám thị từ xa. Lâu ngày nó đủ sức làm chuyển biến nội tâm của con bà. Hơn nữa, những bậc thánh giải thoát an trú trong Bản Thể tuyệt dối, luôn luôn cảm ứng với tất cả mọi người. Tâm thành cầu nguyện điều lành luôn luôn được chư Phật gia hộ, vì tâm nguyện lành đã là một nghiệp nhân thiện rồi, nó xứng đáng được hưởng kết quả tương xứng.
    Hiểu được điều này chúng ta có thêm một phương pháp chuyển nghiệp cho mọi người từ sự đau khổ của mình.
    Mỗi khi chúng ta gặp nghịch cảnh, đừng cầu nguyện ơn trên gia hộ cho mình tai qua nạn khỏi, mà phải cầu nguyện cho tất cả mọi người tránh được nghịch cảnh đó. Tâm nguyện vị tha này làm xuất hiện phước nghiệp lớn lao hơn là lời cầu xin vị kỷ cho riêng mình. Một người bị rơi vào cảnh thất nghiệp, nghèo khổ, do biết tin hiểu Nghiệp Báo nên anh đã cầu nguyện ơn trên gia hộ cho mọi người đừng thất nghiệp nghèo khổ, ai ai cũng có công ăn chuyện làm. Rồi tâm nguyện tốt của anh được đền bù xứng đáng. thời gian sau anh kiếm được việc làm dễ dàng.
    Như vậy từ nay chúng ta mong muốn được điều gì, hãy tha thiết cầu nguyện cho tất cả mọi người đạt được điều đó trước, nếu chúng ta né tránh đau khổ nào, hãy tha thiết cầu nguyện cho tất cả mọi người thoát khỏi đau khổ đó. Thế là chúng ta vừa biết chuyển nghiệp, vừa biết tăng trưởng tâm vị tha của mình.

    Trở lại sự cầu xin của nhiều người khi đến viếng đền miếu. Họ cầu xin tài lộc, địa vị, hôn nhân. Có những người sẽ đạt được và những người không đạt được tất cả đều do nghiệp chi phối. Ai đã từng tạo nhiều phước trong quá khứ, lời cầu nguyện sẽ có kết quả. Ai thiếu phước sẽ không được như ý nguyện hiện tại.


    Rất đông tín đồ đạo Phật đặt niềm tin vào Bồ Tát Quan Thế Âm, mà theo Phẩm Phổ Môn của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, ngài có khả năng nghe lời cầu nguyện của mọi người để cứu khổ. Họ tạc bức tượng của Bồ tát như hình ảnh của một người mẹ hiền thương yêu tất cả mọi người sẳn sàng cứu vớt mọi người ra khỏi tai nạn. Rất nhiều giai thoại về sự linh ứng của Bồ Tát Quan Thế Âm. Nhiều người cho rằng đã tự thân kinh nghiệm việc này khi gặp tai nạn. Họ đã thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát và đã thoát hiểm một cách kỳ lạ không thể tưởng tượng được.

    Một bà đi sông bị cướp uy hiếp giết hại cả chồng và con. Bà bị đập đầu thả xuống sông. Nhưng nhờ niệm danh hiệu Bồ Tát nên bà không bị chìm, đã trôi vào bờ được dân làng cứu sống.
    Một người như có ai xách lên quăng ra khỏi xe đò trước khi chiếc xe lật xuống ruộng. Người này đã lẩm nhẩm niệm danh hiệu Bồ Tát trong khi đi đường xa.

    Một người thanh niên bị cướp đuổi rượt, đã niệm danh hiệu Bồ Tát. Đến bờ sông, chợt một ông lão chèo chiếc ghe đến rước anh sang bên kia bờ bỏ bọn cướp nhìn theo tức tối. Lên bờ, anh quay lại cả ông lão và chiếc ghe đều biến mất như trong chuyện thần thoại.

    Thật ra kinh Pháp Hoa là một bộ kinh bí ẩn nhất của Phật Giáo Bắc Phương. Lời lẽ của kinh đều ẩn chứa nhiều nghĩa. Mỗi người tùy theo căn cơ của mình mà hiểu sâu cạn khác nhau. Trong kinh có rất nhiều ẩn dụ khó hiểu mà phẩm Phổ Môn là một thách đố lớn cho những ai muốn nghiên cứu về giáo nghĩa của kinh này. Phạm vi của tác phẩm này không cho phép chúng ta đi lạc sang giáo nghĩa của kinh Pháp Hoa vốn rất mênh mông uẩn áo, chỉ tóm tắt trên lập trường của Nghiệp Báo rằng chính NIỀM TIN và PHƯỚC LỰC đã đem lại kết quả như trên. Hơn nữa, trong khi bối rối mà con người có thể nhớ tới danh hiệu Bồ Tát để niệm thì ắt hẳn người đó biết tu tập, biết tạo phước chứ chẳng không. Chính phước quá khứ đã theo sự cầu nguyện để hóa giải bớt nạn khổ của họ.

    Một số học giả chỉ trích rằng thuyết Nghiệp Báo đã khiến cho con người cam chịu những bất công. Người nghèo khổ bị bóc lột không hề nghĩ đến việc phải đấu tranh giành quyền lợi vì họ cho rằng nghiệp đã sắp đặt cho họ số phận như thế. Sự tin tưởng vào nghiệp đã khiến cho họ cam chịu, chấp nhận và khuất phục. Tính cách đó không phù hợp với công việc cải cách xã hội vốn cần có những con người gan dạ đấu tranh hy sinh vì quyền lợi tập thể.

    Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể xem lại một ít lịch sử.
    Trong thời gian các bạo chúa nắm quyền như Néron, Tần Thủy Hoàng, Hitler... Có rất nhiều người muốn nổi lên chống lại. Nhưng khi phước của các bạo chúa vẫn còn, tội của dân chưa hết mọi âm mưu chống đối đều bị tiêu diệt. Đến khi phước của các bạo chúa đã cạn, đất nước đã đến lúc phục hưng, tự nhiên các bạo chúa bị sụp đổ một cách dễ dàng. Có khi là một cái chết do bệnh, có khi chỉ là một cuộc mưu sát đơn giản.
    Trong tương quan Nghiệp Báo, số phận của đất nước và lãnh tụ liên quan với nhau. Khi đất nước đến kỳ hưng thịnh, tự nhiên lãnh tụ là người tài đức vẹn toàn. Khi đất nước suy vong, tự nhiên lãnh tụ là người hôn ám độc đoán mà nắm quyền rất vững, không ai làm cho nhúc nhích được. Trong âm thầm, nghiệp vẫn chi phối tất cả.
    Thêm nữa, trong lịch sử, sau các cuộc đấu tranh, đảo chính thành công, đời sống dân chúng nhiều khi còn đói kém hơn trước thời kỳ đấu tranh. Sự đấu tranh bằng bạo lực chưa phải là nguồn gốc đem lại sự sung túc cho xã hội. Chính đạo đức xương minh mới làm cho xã hội hưng thịnh.
    Trong xã hội có đạo đức, con người biết lo cho việc chung và quên đi cái riêng. Họ sẽ cố gắng làm việc có hiệu quả cao. Tất cả mọi người đều như vậy thì xã hội sẽ chuyển mình nhanh chóng. Giống như Nhật Bản sau 1945. Tất cả mọi người Nhật đều tủi nhục và cùng chung một ý muốn phục hồi danh dự của Tổ Quốc. Họ đã miệt mài lao động (là một thiện nghiệp) cho đất nước. Bây giờ họ đang chuẩn bị “mua cả thế giới” bằng đồng tiền từ lao động đó.
    Chính đạo đức làm cho con người no ấm, làm cho xã hội tiến bộ chứ không phải bạo lực làm được điều đó. Một bài trong báo Công An TP.HCM đã ghi tiêu đề rằng: “Tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội bằng việc làm từ thiện” (tức thiện nghiệp) cũng là phù hợp với ý nghĩa này. Hãy xây dựng một nền tảng đạo đức vững chắc cho xã hội, rồi chúng ta sẽ thấy đất nước chuyển mình. Nếu phải đấu tranh, chúng ta phải đấu tranh với sự ích kỷ của mình trước đã, còn việc đấu tranh bên ngoài có khi còn làm tăng thêm sự ích kỷ của mình. Cái mà làm con người bóc lột lẫn nhau chính là tâm vị kỷ của họ. Khi bị bóc lột, họ đấu tranh giành quyền lợi. Sau khi đấu tranh thành công, không khéo họ lại trở thành kẻ bóc lột bởi vì họ chưa chiến thắng được sự vị kỷ tiềm ẩn trong lòng mình.
    Chính chỗ này làm cho chúng ta thấy giá trị của việc tin hiểu luật Nghiệp Báo. Người tin hiểu luật Nghiệp Báo không phải là kẻ an phận trước bất công, bởi vì họ đang đấu tranh với một cái bất công ghê gớm nhất: đó là sự vị kỷ. Bất công chính là muốn chiếm đoạt thật nhiều về cho mình mà không nghĩ đến người khác. Bất công và vị kỷ cũng là một. Chúng ta muốn xã hội không còn bất công. Tốt lắm. Nhưng trước hết hãy đấu tranh với cái bất công đang còn ngự trị ở trong lòng mình. Ai cũng biết như vậy thì xã hội sẽ hết bất công.
     
  11. liking Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    mình cũng mong là đã hoá kiếp cho 2 con gà:too_sad:
     
  12. cakholep Thành Viên Cấp 2

    hay !
    còn thì tiếp đi bạn
     
  13. Mr.Fu ...cậu ấm nhà nghèo...

    bóc tem, dài quá mới đọc dc phần đầu, đánh dấu từ từ đọc tiếp
     
  14. ruchi Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Bài viết rất ý nghĩa. Cảm ơn nhiều! Mỗi ngày ngấm vào đầu 1 ít.
     
  15. vochongduthao Thành Viên Cấp 4

    Mình cũng tin có luật nhân quả, gieo nhân nào thì gặt quả ấy, thế nên mình đối xử rất hết lòng đối với những ng mình yêu thương, bởi mình tin sẽ nhận lại dc tình thương y như thế.
     
  16. NPMT Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    thật sự là có nhân quả..
     
  17. PéLùn Thành Viên Cấp 5

    gieo nhân nào - gặp quả ấy
     
  18. max812 Thành Viên Cấp 5

    đọc cái này hay
     
  19. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    Cuối tuần vui nha các bạn Luật nhân quả trong đời
     
  20. ::orion:: Thành Viên Cấp 6

    Cám ơn bạn đã share,bài hay lắm.
     

Chia sẻ trang này