Tìm kiếm bài viết theo id

Lười biếng và siêng năng

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi trieuquanson, 16/1/09.

ID Topic : 688665
Ngày đăng:
16/1/09 lúc 07:15
  1. trieuquanson Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/12/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    48
    Có những việc chúng ta không làm được thì có thể không phải ta không đủ khả năng mà là do ta lười biếng.


    Người lười biếng là người không chiến thắng được chính mình, ở đây là không chiến thắng được cái tật lười biếng của bản thân. Người này đang sống bằng phước của quá khứ. Hưởng hết phước rồi sẽ nghèo trở lại. Nếu không làm việc chăm chỉ để tạo phước cho tương lai thì sau này cuộc đời sẽ khó khăn trở lại.


    Đức Khổng Tử cũng dạy: “ Người dốt cũng dạy được, người giỏi cũng dạy được, chỉ có kẻ lười biếng là không dạy được”


    Người có lòng nhân từ tức là người siêng năng. Không thể gọi là nhân từ nơi một người lười biếng. Ở không và đòi hỏi sự hy sinh phụng sự của người khác đối với mình, rõ ràng là người thiếu lòng nhân đạo, nếu không muốn nói là người ác. Chúng ta phải siêng năng làm tròn bổn phận của mình, có nghĩa là siêng năng phụng sự cho mọi người chung quanh. Người công nhân tận tâm thực hiện và chăm sóc kỹ công việc của mình, người thầy giáo tận tâm dạy dỗ và kiểm soát học sinh của mình... đều là công đức cho đời sau. Người càng có khả năng nắm vững thấu đáo và tháo vát thực hiện là càng đem lại hiệu quả cho lợi ích chung. Người thiếu khả năng, không nắm vững vấn đề, dù có nhiệt tình cũng không đem lại lợi ích lớn. Thế nên người tài giỏi, nếu biết sử dụng, dễ tác thành phước nghiệp hơn người kém cõi.


    Hai chữ Tận tuỵ gợi cho chúng ta hình ảnh cặm cụi, chịu khó, siêng năng. Nhưng khác với tinh tấn tu dưỡng nội tâm, khác với phấn đấu cho sự nghiệp riêng mình, Tận tụy hàm ý rất rõ là siêng năng vì mọi người.


    Ví dụ, sự nỗ lực học tập của chúng ta hoặc sự cần cù chịu khó cày sâu cuốc bẫm, dầm mưa dãi nắng của người nông dân cũng gọi là siêng năng tinh tấn. Nhưng trước hết, đó là sự siêng năng vì bản thân, vì gia đình mình. Những tinh tấn siêng năng đó chưa được gọi là tận tụy. Tận tụy là sự chịu khó, siêng năng có ý nghĩa vì người khác chứ không vì bản thân mình. Như vậy, sự tận tụy cũng có ý nghĩa gần với cuộc sống vị tha. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này vẫn có những điểm khác biệt. Khác với vị tha, tận tụy gợi cho chúng ta hình ảnh một người cặm cụi, hết lòng làm lợi cho người khác trong sự thầm kín, lặng lẽ.


    Tận tụy có tính chất Đạo đức. Điều này đã quá rõ ràng, chúng ta không cần phải chứng minh mà chỉ khẳng định một điều: không ai có Đạo đức mà lười biếng, chỉ thích ở không, thích hưởng nhàn. Những người thích ở không, thích hưởng nhàn chắc chắn là người kém Đạo đức.

    Trong cuộc sống, nhiều công việc cần thiết cho các nhu cầu căn bản của chúng ta luôn luôn xuất hiện như nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… Chỉ riêng bản thân mỗi người đã có rất nhiều công việc đòi hỏi phải làm. Khi nhiều người sống chung với nhau, nhu cầu lại phát sinh thêm và trở thành nhu cầu chung. Ví dụ, khi nấu ăn, chúng ta không phải chỉ nấu cho mình; khi dọn dẹp nhà cửa, chúng ta cũng ý thức đó không phải là nhà của riêng mình mà là ngôi nhà chung. Nghĩa là những công việc liên quan đến nhu cầu của chúng ta tự nó bày ra, tự nó xuất hiện rất nhiều, và khi sống chung với mọi người, nhu cầu của mình cũng là nhu cầu chung của mọi người. Nếu không làm là chúng ta đã dành công việc đó cho người khác. Như vậy, có thể khẳng định người làm biếng là người không có Đạo đức. Thậm chí có người còn cho rằng: “người làm biếng là người ác”. Nói như vậy cũng hơi quá nhưng không phải là không đúng. Khi đã sống chung trong một môi trường có nhiều nhu cầu phải làm chung với nhau, nếu lười biếng bỏ mặc công việc cũng có nghĩa là chúng ta bắt người khác phải làm. Điều này cũng đồng nghĩa với sự ích kỷ. Người có Đạo đức không bao giờ chấp nhận lối sống đó. Họ sẽ hăng hái, sốt sắng làm thay cho người khác. Đó là lối sống vị tha, sống vì người khác.
     
  2. hung3rd Thành Viên Cấp 3

    Cảm ơn 1 bài viết hay về lao động...
     
  3. KimJTL Thành Viên Bạch Kim

    Lao động là vinh quang mà
     
  4. angryshop Thành Viên Cấp 2

    thanks vì bài viết hay
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. 0846859786,
  2. bebeobeclone1,
  3. passio,
  4. minhchien8989,
  5. tranhthiec.net
Tổng: 974 (Thành viên: 5, Khách: 943, Robots: 26)