Tìm kiếm bài viết theo id

Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc.

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi jimmy_vnu, 21/1/09.

ID Topic : 698115
Ngày đăng:
21/1/09 lúc 21:38
  1. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    20/8/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    2,120
    Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 1
    Tên : Đường Quốc Cường − 唐国强 − Táng Guó Qiăng
    Ngày sinh : 04 tháng 05 năm 1952
    Nơi sinh : Thanh Đảo, Sơn Đông, Trung Quốc
    Gia đình : phu nhân Trang Lệ, con trai và con gái



    Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 2


    Điện ảnh Trung Quốc có thể nói là nơi “ngọa hổ tàng long” với nhiều thế hệ diễn viên tài sắc lớp trước lớp sau đã lần lượt trưởng thành và khẳng định tên tuổi. Nếu như những diễn viên thần tượng trẻ đẹp được yêu thích hiện nay là những bông hoa rực rỡ thì những diễn viên gạo cội dày dạn kinh nghiệm chính là gốc rễ vững chắc cho cây đâm chồi, cho hoa tỏa hương. Và khi nhắc đến thế hệ diễn viên đi trước, những người nay đã bước vào tuổi trung niên, khán giả chắc chắn không thể quên cái tên Đường Quốc Cường − một khuôn mặt quen thuộc trong những bộ phim về đề tài lịch sử & chính trị.

    Nếu như Trương Quốc Lập có phong cách diễn hài hước, dí dỏm nhẹ nhàng, Khấu Chấn Hải hiền từ với nụ cười lúm đồng tiền rất “duyên”, Trương Thiết Lâm oai phong với hình tượng hoàng đế Càn Long thì Đường Quốc Cường đã để lại cho người xem ấn tượng sâu sắc bằng lối diễn thâm trầm, điềm tĩnh rất riêng và không thể nhầm lẫn.


    Cột mốc sự nghiệp


    Đường Quốc Cường sinh ngày 4/5/1954 tại Thanh Đảo, Sơn Đông. Thời gian học tiểu học và trung học, ông đã tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ trong trường. Năm 1970, sau khi tốt nghiệp trung học, ông được tuyển vào đoàn kịch nói thành phố Thanh Hải. Sau 5 năm đứng dưới ánh đèn sân khấu, Đường Quốc Cường trở thành diễn viên trụ cột của đoàn kịch. Năm 1974, Đường Quốc Cường đại diện tỉnh Sơn Đông tham gia hội diễn văn nghệ toàn quốc tại Bắc Kinh với vai nam chính trong vở kịch nói Mã đầu phong vân và nhận được sự đánh giá cao của giới báo chí.

    Năm 1975, Đường Quốc Cường gia nhập hãng phim Bát Nhất với vai diễn thuyền trưởng Vu Hóa Long trong phim điện ảnh Nam hải phong vân, thành công của bộ phim đã đưa tên tuổi Đường Quốc Cường nổi bật trên màn ảnh Trung Quốc thời bấy giờ.

    Năm 1979, ông được giao đảm nhận vai nam chính trong phim Tiểu Hoa, một bộ phim mang đề tài quân sự có thủ pháp dàn dựng hoàn toàn mới nên nhận được sự quan tâm của Bộ Văn hóa Trung Quốc, được trao giải thưởng Chính phủ và giải Bách hoa. Tài năng diễn xuất của Đường Quốc Cường cũng được khẳng định với giải thưởng Sáng tác trẻ do Bộ Văn hóa Trung Quốc trao tặng, bên cạnh đó ông còn vinh dự được mời sang Pháp dự liên hoan phim Cannes. Từ những bước thành công này, Đường Quốc Cường tiếp tục góp mặt trong bộ phim Đêm nay sao sáng, song lần này ông tỏ ra không hài lòng với lối diễn xuất đi vào lối mòn. Vì vậy mà sau đó, Đường Quốc Cường đã nhận vai hoàng tử dân tộc Thái trong bộ phim thần thoại Công chúa Khổng tước, khắc hoạ một câu chuyện tình lãng mạn và xúc động. Phim đã đoạt giải thưởng Phim truyện xuất sắc nhất trong liên hoan phim quốc tế Manila.

    Năm 1983, hai bộ phim do Đường Quốc Cường thủ vai nam chính là Lộ mạn mạn và Tứ độ xích thủy đều đoạt giải thưởng Chính phủ. Tuy nhiên, thuộc mẫu người thích chinh phục đỉnh cao, Đường Quốc Cường không bao giờ tự hài lòng về bản thân. Năm 1984, ông đã tự ứng cử mình vào vai nam chính Triệu Mông Sinh trong phim Vòng hoa dưới núi. Sau đó, phim đoạt giải Bách Hoa dành cho phim truyện xuất sắc còn Đường Quốc Cường thì giành được ngôi vị Ảnh đế Bách Hoa.

    Cũng trong năm 1984, Đường Quốc Cường gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Năm 1985, ông được bầu làm Ủy viên hội liên hiệp thanh niên toàn quốc kiêm Uỷ viên thường vụ Hội điện ảnh Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông còn thi vào Học viện điện ảnh Bắc Kinh, theo học lớp chuyên tu dành cho cán bộ. Hai năm sau ông tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu qua vở kịch nói Triệu thị cô nhi với nhân vật Trình Anh, một vai diễn xuyên suốt từ thời trai trẻ đến khi là một ông lão. Có thể nói, những kinh nghiệm rút ra từ vở kịch này đã trở thành nền tảng giúp Đường Quốc Cường khắc hoạ thành công các nhân vật lịch sử sau này.

    Năm 1987, Đường Quốc Cường vào vai nam chính Lam Vũ Mông trong phim Nước cộng hòa sẽ không quên, bộ phim thứ hai của ông vinh dự cùng lúc đoạt hai giải thưởng Chính phủ và Bách Hoa. Năm 1988, Đường Quốc Cường được bình chọn là nghệ sĩ ưu tú của điện ảnh Trung Quốc.

    Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 3


    Năm 1990, Đường Quốc Cường lấn sân sang lĩnh vực truyền hình qua bộ phim Tam quốc diễn nghĩa (dài 84 tập) do đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc sản xuất với kinh phí đầu tư đạt mức kỷ lục. Trong tác phẩm này, Đường Quốc Cường đã thể hiện rất thành công vị hiền tài bậc nhất thời cổ đại Trung Hoa – Gia Cát Lượng. Đặc biệt, Gia Cát Lượng còn trở thành vai diễn tiêu biểu của Đường Quốc Cường, đem lại cho ông hai giải thưởng lớn Phi Thiên và Kim Ưng dành cho nam diễn viên xuất sắc. Ngoài ra, ông còn đoạt danh hiệu “10 diễn viên truyền hình xuất sắc” trong năm và nhiều giải thưởng cao quý khác.

    Năm 1993, Đường Quốc Cường chuyển công tác từ hãng phim điện ảnh Bát Nhất sang Kịch viện nghệ thuật thanh niên Trung Quốc.

    Năm 1996, Đường Quốc Cường đoạt danh hiệu “Trung Hoa minh tinh” và trở lại với điện ảnh qua tác phẩm Trường chinh trong vai chủ tịch Mao Trạch Đông. Theo Đường Quốc Cường cho biết, được thể hiện nhân vật Mao Trạch Đông là ước nguyện lâu nay của ông, nhưng bên cạnh đó Đường Quốc Cường lại phải đối mặt trước áp lực vì trước đó vai diễn này đã nhiều lần được các thế hệ đàn anh đưa lên màn ảnh. Cuối cùng, bằng tài năng và kinh nghiệm, hình ảnh chủ tịch Mao Trạch Đông do Đường Quốc Cường thể hiện đã chinh phục cả khán giả lẫn giới chuyên môn với giải Hoa biểu dành cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất.

    Năm 1997, Đường Quốc Cường góp mặt trong phim truyền hình Vương triều Ung Chính, vai hoàng đế Ung Chính. Bộ phim đã giành thắng lợi cả về mặt giá trị nghệ thuật lẫn thương mại với hai giải thưởng Kim Ưng và Phi Thiên dành cho phim truyền hình xuất sắc. Không dừng lại ở đó, Đường Quốc Cường tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp trên màn ảnh nhỏ qua các phim Chiến quốc hồng nhan, Khai quốc lãnh tụ Mao Trạch Đông, Bao Công tuần án, Bao Công sinh tử kiếp và nhiều phim truyền hình khác. Riêng trong phim Khai quốc lãnh tụ Mao Trạch Đông, khả năng diễn xuất của ông một lần nữa được khẳng định qua vai Mao Trạch Đông, phim cũng đoạt giải thưởng Phi Thiên và Kim Ưng dành cho phim truyền hình xuất sắc. Năm 2001, nhân dịp 80 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Hoa, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã thực hiện bộ phim truyền hình Trường chinh và lần thứ ba Đường Quốc Cường được mời tái hiện lại hình ảnh chủ tịch Mao Trạch Đông. Ngay sau khi phim Trường chinh đóng máy, Đường Quốc Cường liền có mặt trong Tình sử Đại Đường. Nhân vật Đường Thái Tông do Đường Quốc Cường thể hiện đã trở thành linh hồn của tác phẩm, “lèo lái” bộ phim đến thành công.

    Ấn tượng khó quên.


    Mặc dù đã đóng vai chính trong khá nhiều bộ phim, song danh tiếng của Đường Quốc Cường chỉ thật sự bừng sáng sau khi đảm nhận vai Gia Cát Khổng Minh trong phim truyền hình Tam quốc diễn nghĩa.

    Một vóc dáng cao lớn nhưng vẫn nho nhã thư sinh hệt như miêu tả trong nguyên tác, một thần thái thoắt uy nghiêm, thoắt kì bí, thoắt sinh động, những động tác phẩy quạt, đẩy xe, những đoạn cầu mưa, thảo chiếu, điều binh … Gia Cát Lượng của Đường Quốc Cường đã như bước ra từ trong trang sách, gieo vào lòng khán giả một ấn tượng khó phai mờ và trở thành mẫu mực, kinh điển cho các thế hệ diễn viên đàn em.

    Có thể nói, Gia Cát Lượng là một trong những vai diễn ấn tượng nhất của Đường Quốc Cường, là mốc son quan trọng trong sự nghiệp diễn xuất của ông !

    Đường Quốc Cường tâm sự : “Nếu trước đây tôi không đóng vai Gia Cát Lượng thì chẳng ai tin rằng tôi đủ bản lĩnh nhận những vai lớn. Như trong bộ phim Vương triều Ung Chính, lúc đầu các nhà sản xuất giao vai Bát vương gia cho tôi, vì họ cảm thấy gương mặt của tôi quá nhân từ. Song, tôi kiên quyết đòi cho bằng được vai Ung Chính, và cuối cùng, thành ý của tôi đã thuyết phục nữ đạo diễn Hồ Mai. Nhờ vậy mà khán giả mới nhìn thấy một Ung Chính trên màn ảnh nhỏ qua diễn xuất của Đường Quốc Cường”.


    Minh quân hay bạo chúa? Anh hùng hay gian hùng?


    Để tái hiện hình ảnh một hoàng đế Ung Chính, ngoài diễn xuất Đường Quốc Cường đã chuẩn bị rất kỹ mọi tư liệu về vai diễn. Ông cho biết: “Nhà văn Nhị Nguyệt Hà đã mất hơn hai năm để hoàn thành tác phẩm sử ký 'Vương triều Ung Chính'. Khi đọc tác phẩm này, tôi bỗng nảy sinh một lòng kính phục sâu sắc đối với hoàng đế Ung Chính và khâm phục sát đất sự hiểu biết về Ung Chính của tác giả. Thật ra, khi nhận được quyết định của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc, tôi đã dành nửa năm để tìm đọc nhiều sách về lịch sử, không chỉ liên quan đến hoàng đế Ung Chính, mà cả lịch sử các đời vua triều Thanh để có thể “đến gần” với tính cách và tư tưởng của nhân vật mà mình thể hiện. Nhiều người hỏi tôi, sự thật thì Ung Chính là vị hoàng đế như thế nào? Chẳng ai có thể trả lời chính xác. Tuy nhiên, tôi không cho rằng đó là vấn đề quan trọng, mà hiểu rõ nhiệm vụ của mình là phải thể hiện một Ung Chính sống động trước mắt khán giả. Tất cả mọi hành động, thần thái của nhân vật đều do tôi tự sáng tạo.”

    Một chút riêng tư.


    Người ta thường bảo rằng, đằng sau một người đàn ông thành công bao giờ cũng có một người phụ nữ; và để đạt được thành công thì người đàn ông phải chấp nhận hy sinh, hoặc ít hoặc nhiều, trong cuộc sống gia đình. Đường Quốc Cường may mắn hơn nhiều người vì người vợ của ông, Trang Lệ, cũng là một diễn viên nên dễ dàng thông cảm cho công việc của chồng. Sau khi kết hôn, Trang Lệ đã bỏ nghề, theo Đường Quốc Cường đi từ phim này sang phim khác như một “bà vú nuôi” mà không một lời than vãn.

    Mọi người đều biết Đường Quốc Cường là một diễn viên dày dạn kinh nghiệm, nhưng có lẽ ít ai biết ông còn có sở trường viết thư pháp điêu luyện, hiện ông là hội viên Hiệp hội thư pháp Trung Quốc. Các cảnh phim Khổng Minh viết Xuất sư biểu, Ung Chính phê tấu chương, Mao Trạch Đông viết chữ … đều do Đường Quốc Cường đích thân thể hiện. Đường Quốc Cường tâm sự : “Tôi học thư pháp để thư giãn tinh thần. Mấy năm gần đây, nhờ đóng phim cổ trang mà những gì mình học mới có cơ hội “trổ tài”. Có thể nói, sự hiểu biết về thư pháp đã giúp tôi nhập vai nhập vai chân thực hơn.” Mới đây nhất, Đường Quốc Cường đã vào vai Nhan Chân Khanh − một danh gia thư pháp thời Đường. Chắc chắn trong phim này, tài năng thư pháp của Đường Quốc Cường sẽ được phát huy đến mức tối đa.

    "GCL" của tớ đây ạ Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 4. Tối nào cũng tranh thủ làm xong mọi việc (Không xong cũng kệ Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 5) Tớ với anh Mèo chạy thục mạng về nhà coi Tam Quốc Diễn Nghĩa (Chủ yếu là coi Gia Cát Lượng Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 6). Một vẻ thanh thoát nho sinh, lại một ý chí nghiêm nghị của một nhà lãnh đạo tài ba. Cặp chân mày chữ "Nhất" đủ để đánh giá cao con người này. Với tớ Gia Cát Lượng chết là hết phim. Từ tập hôm kia là tớ chả thiết tha gì với Tam Quốc Diễn Nghĩa nữa rồi. Lại mấy tay tranh chấp không kế củng gì cho ra trò. Chán! Xem Gia Cát bày kế mới thích Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 7. Bác này đóng Gia Cát đỉnh thật chứ Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 8. Phục tài Gia Cát Khổng Minh ngày xưa thì phục tài diễn xuất của bác í bội phần. Cứ như là bước từ trong tiểu thuyết của La Quán Trung bước ra vậy. Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 9
     
  2. Võ Duy Hiệp Thành Viên Cấp 4

    Hay quá Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. Thik' Pac' Đường nhất luôn Đường Quốc Cường- Cây đại thụ trong làng điện ảnh Trung Quốc. - 1
     
  3. angryshop Thành Viên Cấp 2

    mình thích nhân vật này nhất
     
  4. Be_xiu1992 Thành Viên Cấp 2

Chia sẻ trang này