Tìm kiếm bài viết theo id

Hạnh phúc và đau khổ

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi jimmy_vnu, 1/2/09.

ID Topic : 706032
Ngày đăng:
1/2/09 lúc 10:20
  1. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    20/8/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    2,120
    [FONT=&quot]1.[FONT=&quot]HẠNH PHÚC[/FONT][/FONT]

    [FONT=&quot]Hạnh phúc là công việc của Tâm[/FONT][FONT=&quot]. Trạng thái này có thể đến từ 2 nguồn, một là sự bình an, an lạc của nội tâm – điều này có được do nhân quả mang lại từ một đời sống vị tha - đây là yếu tố gốc; hai là một đời sống vật chất sung túc, như ý do Phước vật chất của quá khứ mang đến - đây là yếu tố ngọn, chỉ là điều kiện thứ yếu. Thật ra Phước thường thì mang lại lợi lạc về Thân nhiều hơn về Tâm. Do đó yếu tố nội tâm an lạc bên trong là quyết định hạnh phúc của con người.[/FONT]

    [FONT=&quot]Nếu một người có vật chất sung túc, giàu sang và danh vọng thì người này có cuộc sống thoải mái về tiện nghi, không bị bức bách về hoàn cảnh. Nhưng nếu yếu tố gốc là nội tâm vẫn không được an lạc, thanh thản thì ta hiểu rằng người đó vẫn không có hạnh phúc.[/FONT]


    [FONT=&quot]Một người nghèo về vật chất nhưng sống một đời vị tha vẫn an vui, hạnh phúc, và họ cũng tạo được phước cho đời sau. Như vậy, người có phước do tâm vị tha, đời này sẽ an vui. Còn người có phước do tâm cầu phước ở đời trước, đời này có thể giàu sang nhưng lại sống bất an, đau khổ. Vì tâm cầu phước là tâm vị kỷ( ích kỷ). Chúng ta cần phân biệt được điều đó. Hạnh phúc thật sự vẫn là do tâm vị tha đem lại. Có thể chúng ta chưa làm được điều gì lớn lao, chỉ cần sống vị tha thôi, chúng ta đã thấy mình rất hạnh phúc.[/FONT]


    [FONT=&quot]Vì vậy, chúng ta đừng mất thì giờ tự ám thị mình là người hạnh phúc, luôn mang vẻ mặt an lạc, thỏa mãn. Vì hạnh phúc không phải do ám thị mà có, hạnh phúc là do đời sống vị tha đem lại.[/FONT]
    [FONT=&quot]Chúng ta đừng bận tâm về điều đó, đừng tự ám thị mình là người hạnh phúc. Hãy bận tâm đăm chiêu đi tìm hạnh phúc cho mọi người. Có thể lúc nào chúng ta cũng tất bật, vội vã nhưng vì tâm mãi lo cho người khác nên không bao giờ đau khổ đến với tâm mình. Hai chữ tự tại có vẻ thanh thoát, nhưng nếu chỉ đi tìm cái đó cho mình, chúng ta vẫn bị vị kỷ chi phối. Mà vị kỷ có mặt thì sẽ kéo theo những đau khổ, bất an.[/FONT]


    [FONT=&quot]Với cuộc sống vị tha, hạnh phúc dần dần tràn ngập mà chúng ta không ngờ được. Suốt cuộc đời lo cho người khác, đến một lúc nào đó tự nhiên chúng ta thấy cuộc đời mình tràn ngập niềm vui. Nhưng đừng bao giờ dừng lại đó để hưởng thụ, hãy tiếp tục bận tâm lo cho mọi người. Nếu tự mãn với hạnh phúc mà mình đang có nghĩa là chúng ta bắt đầu lui bước. Nếu chỉ biết hưởng thụ hạnh phúc, niềm vui dù niềm vui đó do đời sống vị tha lúc trước tạo nên, là chúng ta bắt đầu rơi trở lại lối sống vị kỷ.[/FONT]


    [FONT=&quot]Một đời sống đạo đức, tử tế thì sẽ mang lại hạnh phúc. Những người sống độc ác, phi đạo đức, ích kỷ thì luôn thấy trong lòng sự lo lắng, phiền muộn, bứt rứt và mệt mỏi. Sống không có đạo đức thì sẽ mang lại đau khổ - đối ngược lại của hạnh phúc.[/FONT]


    Có rất nhiều niềm vui cao cả của nội tâm đạo đức và thanh tịnh. Có thể chia ra 4 loại hạnh phúc:


    Hạnh phúc của khoái lạc bản thân: dù đem lại cảm giác rất thích thú, nhưng chứa đầy ích kỷ, nên xao động bất an.


    Hạnh phúc khi đem đến niềm vui cho người khác: cao thượng hơn, dù giúp người khác, nhưng vẫn tiềm tàng trong tâm một sự ích kỷ, đề cao bản thân, nên hạnh phúc cũng còn xao động.


    Hạnh phúc của trí tuệ khi gặp một đạo lý hay: vẫn có xao động.


    Hạnh phúc của Thiền định: không hề xao động.


    Như thế ta thấy, hạnh phúc là sự bình an trong tâm hồn, chứ không phải ở những trò vui cuồng nhiệt hay giả tạo.


    Đạo lý của Đông phương hướng con người ta kiềm chế hạnh phúc của khoái lạc, đi tìm hạnh phúc trong sự giúp đỡ người khác, tìm vui trong đạo lý và thiền định.


    [FONT=&quot]Người trong đạo Phật thì đi tìm cái hạnh phúc thực sự, hạnh phúc vĩnh cửu đỉnh cao và tuyệt đối, đó là sự giải thoát – Vô ngã, hạnh phúc này có được từ sự kết tinh của đời sống vị tha, đạo đức từ vô số kiếp và công năng thiền định thẳm sâu mà đạt được. Hạnh phúc của giải thoát thì vô biên vô tận, không có 1 thứ hạnh phúc tạm bợ nào của thế gian có thể so sánh được.[/FONT]


    [FONT=&quot]2.[FONT=&quot]ĐAU KHỔ[/FONT][/FONT]


    [FONT=&quot]Vấn đề đau khổ, chúng ta nói đơn giản cho dễ hiểu mà không đi vào nguồn gốc thẳm sâu của đau khổ( kiết sử Vô minh và 12 nhân duyên). Trong Bát chánh đạo, Đức Phật đã chỉ rõ trên đời này có hàng tỷ nỗi khổ, vô lượng vô biên nỗi khổ cũng nằm trong 8 loại khổ tổng quát. Ở đây chúng ta không đi sâu, chỉ nói sơ lược vào những phần bên ngoài.[/FONT]


    [FONT=&quot]Có 3 loại khổ:[/FONT]
    Khổ về thân,
    Khổ về tâm,
    Và khổ vì Nhân Quả Nghiệp báo.


    [FONT=&quot]3 loại khổ này có chung nguồn gốc từ Ích kỷ( Vị kỷ) hay Ái dục ( Ta chỉ đưa ra phần nhìn thấy, còn gốc của Ích kỷ, tận cùng của đau khổ là Vô minh thì không đưa ra vì khá phức tạp).[/FONT]


    [FONT=&quot]Trong đó: [/FONT]
    [FONT=&quot]Khổ thân[FONT=&quot] là khổ về cơ thể, bệnh tật, do làm lụng vất vả, do hao tổn công sức tính toán làm ăn…[/FONT][/FONT]


    [FONT=&quot]Khổ tâm[FONT=&quot] là do phải suy nghĩ đau khổ, phiền não, do không đạt được ý muốn…[/FONT][/FONT]


    [FONT=&quot]Khổ nhân quả nghiệp báo[FONT=&quot]: Do hành cảnh bức bối, do nghịch cảnh trái ngang, do bất hạnh mang lại, …[/FONT][/FONT]


    [FONT=&quot]Như vậy, ta thấy đau khổ không chỉ đơn thuần là nỗi lo lắng, phiền muộn, băn khoăn, thất vọng... nghĩa là những trạng thái của tâm, nhưng nó còn là những hoàn cảnh bất như ý như đói kém, tai nạn, bị nhục mạ, làm ăn thất bại... Thật ra người không ham giàu thì nghèo không là nỗi khổ; không thương yêu thì xa nhau không tiếc nhớ; không ghét nhau thì gần nhau không bực bội; không tự ái thì bị nhục mạ không khó chịu; không cần danh vọng thì mất chức không là nỗi bận tâm.[/FONT]


    [FONT=&quot]Ta trở lại nguyên nhân của đau khổ là Ích kỷ.[/FONT]


    [FONT=&quot]Chúng ta nhớ [FONT=&quot]Ích kỷ làm đổ vỡ dần đạo đức, đưa con người đến tham lam, tranh giành, sân hận, độc ác. Và nghiệp bất thiện cũng được hình thành từ sự ích kỷ [/FONT][FONT=&quot]mà khi tạo nghiệp thì mình thọ quả báo[/FONT][FONT=&quot],[/FONT][FONT=&quot] đó là cái tiến trình. Khi ích kỷ thì chắc chắn là có ngày quả báo khổ tới, mà trong hiện đời mình khổ thân, khổ tâm trước.[/FONT][/FONT]


    [FONT=&quot]Chúng ta không nhìn thấy bản chất giả dối của đau khổ chỉ là những tâm trạng phù ảo được xây dựng từ điều kiện [FONT=&quot]tham, sân, si, mạn, nghi… - những kiết sử trói buộc con người trong luân hồi đau khổ[/FONT][/FONT][FONT=&quot]. Đức Phật nhìn thấy rõ đau khổ chỉ là một ảo tưởng có điều kiện, khi những điều kiện này bị đoạn trừ, đau khổ biến mất. Do nhìn rõ điều này nên đường lối tu hành của đạo Phật không thiên về khổ hạnh hay hưởng thụ, chỉ sống thế nào để thuận tiện cho việc đoạn trừ tham sân si, họ phải giữ giới và sống đời đơn giản để không tăng trưởng lòng tham, nhưng họ cũng cần ăn uống đủ sức khỏe để trợ giúp cho việc tọa thiền khuya sớm, và chính nơi công việc Thiền Định này họ đoạn trừ được tham ái – ích kỷ.[/FONT]


    [FONT=&quot]Tóm lại, nguyên nhân của đau khổ có vẻ thuộc về triết lý hơn là thuộc về Nghiệp báo, tuy nhiên, Nghiệp báo cũng dự phần rất nhiều trong đời sống tu hành của một người, mà nếu họ không thấu đáo về Nghiệp báo loại này, họ sẽ gặp nhiều trở ngại.[/FONT]


    [FONT=&quot]Chúng ta cũng nhớ rằng, đạo Phật không bao giờ cố định một chiều. Nếu mọi tâm niệm đều là sản phẩm của nghiệp quá khứ mà hiện tại chúng ta đành xuôi tay chấp nhận thì không thể có sự tu hành giải thoát. Ái quá khứ( Ích kỷ) sẽ tiếp tục sinh ra ái hiện tại và nối tiếp mãi đến vị lai. Những duyên nợ vợ chồng ràng buộc, những thù hận đấu tranh sẽ mãi mãi tái diễn để chúng ta phải chìm sâu trong vũng bùn sinh tử. Nhưng may mắn thay, nguyên nhân của đau khổ thuộc về triết lý chứ không( hẳn) thuộc về Nghiệp báo. Nghiệp quá khứ có thể trổi dậy để chi phối tâm niệm chúng ta, nhưng chúng ta có sức mạnh của giáo lý, có sức mạnh của chánh tư duy, của chánh kiến, chánh định... để có thể TỰ TẠI làm chủ tâm niệm đó. Gặp lại kẻ thù tiền kiếp, tâm niệm sân hận và ganh ghét sẽ trổi dậy ngự trị tâm ý chúng ta, nhưng công năng của Thiền Định khiến chúng ta đủ sức chế ngự nó, kiểm soát nó và hóa giải nó. Gặp lại người mến thương nhiều đời tâm chúng ta sẽ trổi dậy niềm ưu ái quyến luyến khó xa. Nhưng sức mạnh của chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh định, sẽ đủ sức giúp chúng ta vượt bỏ nó, chiến thắng nó. Như thế, nơi tâm niệm, giáo lý có thể thắng được Nghiệp báo, và phải như vậy mới có sự tu hành giải thoát.[/FONT]


    [FONT=&quot]Khổ là một chân lý của cuộc đời. Do nhân quả nghiệp báo chi phối, trong đó Ích kỷ là nguyên nhân của đau khổ, nhưng vượt qua ích kỷ không phải là đơn giản, rất là khó khăn. Để vượt được tâm ích kỷ này chúng ta phải tu hành rất vất vả theo Bát Chánh Đạo để hướng về hạnh phúc chân thực, vĩnh hằng.[/FONT]
     
  2. jimmy_vnu Thành Viên Cấp 5

    Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc. ( Platon)
     

Chia sẻ trang này