Tìm kiếm bài viết theo id

Sau tấm áo tù

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tran_phuong, 20/2/09.

ID Topic : 737821
Ngày đăng:
20/2/09 lúc 17:03
  1. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    23/4/07
    Tuổi tham gia:
    17
    Bài viết:
    2,435
    Trong lớp tường cao và lưới điện, trại giam là một thế giới cách biệt hẳn với bên ngoài. Chính vì vậy, cuộc sống của tù nhân, đặc biệt là nữ tù luôn mang dáng vẻ vừa xa lạ vừa thần bí đối với mọi người. Bắt đầu từ số này, Báo ANTĐ xin giới thiệu tới bạn đọc loạt bài của phóng viên Vương Phương viết về câu chuyện của các nữ tù tại trại giam tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.
    Học cách làm người
    Sau tấm áo tù
    Phòng đọc sách trong trại giam nữ

    Ngụy Xuân, người Hồ Nam, 30 tuổi, năm 1996 lĩnh án tù chung thân vì tội cố ý gây thương tích, nhờ cải tạo tốt được giảm án còn 15 năm.
    “ở trại hơn 10 năm nay, chuyển biến lớn nhất ở tôi là đã học được cách đối nhân xử thế. Tôi cảm thấy làm một người tốt thật là vui”.
    Năm 17 tuổi, Ngụy Xuân đã là một tay anh chị nổi tiếng khắp đường phố Hà Bắc, Sơn Tây. Dưới “trướng” có nhiều đàn em du côn du đãng, Ngụy Xuân được mệnh danh là “tiểu đại ca”. Năm 1996, để nhờ một người đàn ông trung niên quen biết ở sàn nhảy giúp đỡ một việc, Ngụy Xuân đồng ý qua đêm với ông ta. Sáng hôm sau, khi biết đối tượng không có ý định giúp, Ngụy Xuân đã dùng dao gọt hoa quả đâm ông ta bị thương nặng, dẫn đến tử vong.
    Khi mới vào tù, Ngụy Xuân vẫn giữ thói sống “đại ca” của mình. Ngày đầu tiên vào đội cải huấn, Ngụy Xuân đã đánh thành thương một bạn tù, bị phạt biệt giam. Cho rằng chỉ có vũ lực mới khiến người ta sợ mình, Ngụy Xuân thường xuyên gây náo loạn trong trại. Năm thứ hai, khi mẹ Ngụy Xuân lặn lội từ Hà Nam đến thăm cũng là lúc cô đang bị phạt biệt giam, may được giám thị phá lệ cho ra gặp.
    Lúc mẹ quỳ xuống xin tôi cải tạo cho tốt, tôi chỉ sợ giám thị sẽ nói với bà tôi thường xuyên vi phạm kỷ luật. Không ngờ lãnh đạo trại bảo, tôi đang tiến bộ rất nhanh, sẽ được giảm án nay mai. Lúc bà về, lãnh đạo trại còn tiễn ra tận cửa, dặn cứ yên tâm. Điều đó làm tôi xúc động vô cùng, tự hứa nhất định phải sửa đổi bản thân, sống sao cho tốt”.
    Cho đến nay, Ngụy Xuân đã nhiều lần được bình xét là phần tử tích cực, còn được bầu làm trưởng phòng giam. Đối với những bạn tù chưa tiến bộ, Ngụy Xuân luôn lấy kinh nghiệm bản thân để thuyết phục họ làm theo. Bàn tay thô ráp quen đánh đấm ngày nào đã trở nên khéo léo với những đường may. Việc “được làm người tốt” mang lại cho Ngụy Xuân một cảm giác thành công mà từ trước đến nay cô chưa thấy bao giờ. Trên đầu giường Ngụy Xuân dán ngay ngắn tờ giấy viết:
    Dùng vũ lực để khiến người khác sợ mình là hèn hạ nhất, sự kính sợ trong lòng mới là đáng quý. “Mẹ tôi nói nếu những năm tháng cuối đời được mặc chiếc áo do chính tôi may sẽ thấy ấm áp vô cùng. Kỳ thực, tôi rất mong đem hết sức mình làm ấm lòng mọi người để có được sự kính trọng chân thành” - Ngụy Xuân tâm sự.
    Cuốn sách cuộc đời
    Tống Uyển Nhược, 36 tuổi, án tù 10 năm vì tội lừa đảo.
    Tống Uyển Nhược sinh ra trong một làng quê nghèo, từ nhỏ đã thích học hành. Trong những năm tiểu học và phổ thông, để được miễn giảm 3 tệ học phí mỗi tháng, Tống Uyển Nhược luôn là 1 trong 3 học sinh đứng đầu niên khóa. Tốt nghiệp đại học, nhờ khẩu ngữ cực tốt, Tống Uyển Nhược được đặc cách tuyển dụng vào làm giáo viên tiếng Anh của trường trung học huyện nhà. Với phương pháp dạy đặc biệt, cô nhanh chóng được học sinh yêu thích.
    Năm 1999, Tống Uyển Nhược bất ngờ bỏ dạy, theo chồng đến Thâm Quyến làm kinh tế. Hai vợ chồng mở một đại lý phân phối đặc sản Sơn Tây, kinh doanh rất phát đạt. Năm 2003, dịch SARS bùng nổ, Sơn Tây nằm trong vùng dịch, hàng ế đọng, hơn 400.000 tệ tiền vốn của vợ chồng Tống Uyển Nhược mắc kẹt. Không muốn tâm huyết của chồng mất trắng, Tống Uyển Nhược về quê, dùng giấy tờ nhà giả thế chấp, vay với lãi suất cao 5 lần tổng cộng hơn 200.000 tệ. Cuối năm 2003, Tống Uyển Nhược bị bắt với tội danh lừa đảo.
    Vào tù, Tống Uyển Nhược được bố trí làm ở phòng đọc báo. Có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với thông tin văn hóa, cô vẫn tiếp tục luyện tiếng Anh và làm thơ. Trong vòng 3 năm phục hình cô đã sáng tác được hơn trăm bài. Đầu năm 2008, bài thơ “Dòng sông ấm áp” của Tống Uyển Nhược được nhạc sỹ nổi tiếng Lạc Cửu Thiên phổ nhạc và gửi đi tham dự giải ca khúc hay toàn quốc.
    Hiện Tống Uyển Nhược đang dồn tâm sức viết bộ tiểu thuyết 3 tập: “Sóng gió”, “Phòng giam số 5” và “Chị Thân”; kể về những khúc ngoặt của đời mình, những tháng ngày khó quên trong tù và người thầy cô đã gặp ở đây. “Tôi muốn lấy bài học xương máu của mình để nói với mọi người: Khi gặp khó khăn hãy dùng lý trí đối mặt với cuộc đời. Sau khi cuốn sách hoàn thành, dù chỉ khiến cho một người tỉnh ngộ thì cũng coi như không uổng phí”.
     
  2. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Sống trong tù, nhưng nhiều khi Xuân Dao còn thấy mừng vì chuỗi ngày kinh khủng đó đã chấm dứt. Được giám thị động viên, cô tham gia đội văn nghệ của trại. Đến tháng 10-2008, trại sắm hẳn cho cô một chiếc dương cầm để phục vụ biểu diễn. “Dương cầm là giấc mơ thời thơ ấu, cũng là thứ mà tôi muốn theo đuổi cả đời. Tôi đã từng vứt bỏ nó, vứt bỏ cuộc sống của mình. Nay muốn tìm lại, không biết đã muộn chưa...”.

    Sau tấm áo tù

    Một tiết mục văn nghệ đón xuân của nữ phạm nhân
    Mong cha được ngậm cười
    Tiêu Lệ, 26 tuổi, người huyện Thanh Xuyên, Tứ Xuyên, chịu án tù 9 năm vì tội cướp.
    Tiêu Lệ có dáng người thấp bé điển hình của các cô gái Tứ Xuyên, khuôn mặt trắng trẻo ưa nhìn, thật khó tưởng tượng lại mang án “cướp tài sản”.
    Bố Tiêu Lệ là một nông dân chất phác thật thà gốc Thanh Xuyên. Sinh được 2 cô con gái dễ thương, ông luôn coi Tiêu Lệ và em gái như vật báu, dồn hết cho con với hy vọng chúng sẽ học hành đến nơi đến chốn, làm nên sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp trung học, Tiêu Lệ bỏ qua sự khuyên ngăn của bố, nhất quyết đến Quảng Châu làm công nhân trong một nhà máy sản xuất giày. Một lần tình cờ, Tiêu Lệ quen với Tùng Hoa, người Trùng Khánh. Đồng hương gặp nhau nơi đất khách, không lâu sau, Tiêu Lệ trở thành bạn gái của Tùng Hoa.
    Thời gian háo hức ban đầu qua đi, công việc ở nhà máy ngày càng tẻ nhạt, Tiêu Lệ nhớ nhà nhưng không cam tâm quay về tay không. Tháng 11 năm đó, Tùng Hoa cùng mấy người bạn rủ nhau đi “chơi trò cảm giác mạnh”, tiện thể “kiếm tiền tiêu tết”, Tiêu Lệ cũng đi cùng. Không ngờ “trò” đó là đi cướp tài sản. Khi bị bắt cô mới 21 tuổi.
    Nhà Tiêu Lệ ở thôn Đông Hà, cách Vấn Xuyên không bao xa. Sau trận động đất 12-5, cô mất liên lạc với gia đình. Được giám thị giúp đỡ, 2 ngày sau cô mới nhận được tin của em gái, biết bố mình cùng hơn 20 người trong họ tộc đã bị chôn vùi, mẹ thì bị thương nặng. Nghĩ đến niềm hy vọng của bố cùng những đau khổ mình gây ra cho ông, Tiêu Lệ hoàn toàn suy sụp.
    Ngay đêm hôm đó, trại giam tổ chức chương trình “Tình yêu thắp lên hy vọng”. Nhận được tiền quyên góp từ tay quản giáo, Tiêu Lệ xúc động nghẹn ngào, tự nhủ nhất định phải làm lại cuộc đời. Hiện nay, Tiêu Lệ đang cải tạo rất tốt trong xưởng may của trại. “ở đây tôi đã học được rất nhiều, nhất là làm thế nào để sống bằng đôi tay của chính mình”. Cô mong sau khi ra tù có thể mở một tiệm may để nuôi mẹ và em gái, hy vọng người cha nơi chín suối sẽ được ngậm cười.
    Ma túy và giấc mộng dương cầm
    Hạ Xuân Dao, 26 tuổi, năm 2008 bị tuyên án 14 năm tù giam vì tội mua bán trái phép chất ma túy.
    “Mỗi lần ngồi chơi đàn trong khách sạn, tôi thấy mình như một thiên thần. Còn khi chui rúc trong bóng tối hít heroin, tôi lập tức hóa thành ma quỷ. Tôi giằng co mãi giữa thân phận thiên thần và ma quỷ ấy, và nỗi khốn cùng đã hủy diệt giấc mộng dương cầm, làm tôi vĩnh viễn mất đi tuổi thanh xuân”. Hạ Xuân Dao ngồi lặng trước cây đàn, những ngón tay thanh mảnh lướt nhẹ nhàng trên phím, tiếng nhạc như vò xé lòng người. Những lúc ấy, bộ quần áo tù trên người cô trở nên nhức mắt vô cùng.
    Nhận thấy con gái có năng khiếu âm nhạc, bố mẹ Xuân Dao với đồng lương công nhân ít ỏi vẫn cố gắng cho cô học đàn từ 4 tuổi, 2 năm sau thì mua hẳn một cây dương cầm về nhà cho cô luyện tập. 18 tuổi, Xuân Dao thi đỗ vào một trường nghệ thuật khiến bố mẹ hết sức tự hào.
    Năm thứ nhất, trong một lần đi vũ trường cùng đám bạn “nghệ sỹ”, Xuân Dao dùng thuốc lắc, nghĩ đó chỉ là “mốt thời thượng” của thanh niên và “chơi một chút cho vui”. Dần dần, thuốc lắc không thỏa mãn nổi nhu cầu “thời thượng” đó, Xuân Dao chuyển sang “dùng” bột K, cần sa, “bột đá”...
    Sau khi tốt nghiệp xong, Xuân Dao tìm được việc trong các khách sạn, nhà hàng lớn với mức lương cao, nhưng đó cũng là lúc cô không rời được ma túy nữa. Có một thời gian, ban ngày Xuân Dao lên lớp dạy học sinh chơi đàn, còn buổi tối ngồi nhà hít thuốc. “Mỗi khi có phụ huynh học sinh khen tôi thanh nhã, tôi đều cười thầm trong bụng. Chắc họ khó lòng tưởng tượng nổi dáng vẻ của cô giáo dương cầm đang đứng trước mặt mình lúc lên cơn vật”.
    Lương tháng gần chục ngàn tệ đều dùng vào ma túy, nhưng điều khiến Xuân Dao đau khổ hơn là thứ độc dược ấy bắt đầu ảnh hưởng đến giấc mộng dương cầm của cô. Vì tần số những cơn nghiện ngày càng dầy hơn, Xuân Dao đành phải từ bỏ công việc yêu thích của mình. Cô trải qua những tháng ngày no đói bất thường, trắng đen lẫn lộn.
    Thời gian nghiện càng lâu, đám bạn “cùng hội cùng thuyền” của Xuân Dao cũng ngày càng nhiều. Số này thường xuyên tụ tập ở nhà cô dùng thuốc. Dần dần, Xuân Dao trở thành trung gian cung cấp thuốc cho đám dân nghiện này. Và một ngày, khi Xuân Dao đang “phê” thì cảnh sát ập vào.
    Sống trong tù, nhưng nhiều khi Xuân Dao còn thấy mừng vì chuỗi ngày kinh khủng đó đã chấm dứt. Được giám thị động viên, cô tham gia đội văn nghệ của trại. Đến tháng 10-2008, trại sắm hẳn cho cô một chiếc dương cầm để phục vụ biểu diễn. “Dương cầm là giấc mơ thời thơ ấu, cũng là thứ mà tôi muốn theo đuổi cả đời. Tôi đã từng vứt bỏ nó, vứt bỏ cuộc sống của mình. Nay muốn tìm lại, không biết đã muộn chưa...”.
     
  3. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Sau tấm áo tù
    Quản giáo và nữ phạm nhân

    Ước mơ làm lại từ đầu
    Bố mẹ ly dị từ nhỏ, Nhạc Nhân lớn lên cùng mẹ. Mẹ Nhạc Nhân là một người phụ nữ mạnh mẽ, sau khi chồng bỏ đi, bà dồn hết kỳ vọng vào con gái. Tuy vậy, sự kỳ vọng quá lớn trong điều kiện kinh tế khó khăn khiến bà trở nên khắc nghiệt và lạnh lùng, cho đến lúc trưởng thành, Nhạc Nhân luôn ác cảm với hai chữ “gia đình”.
    Tuổi thơ thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm dần dần hình thành nên ở Nhạc Nhân khát vọng có nhiều tiền. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Nhạc Nhân đã không còn tâm trí nào học tiếp, ngày ngày qua lại chơi bời với đám bạn con nhà giàu. Mẹ càng thất vọng, càng quản chặt càng làm cho tâm lý phản nghịch ở Nhạc Nhân mạnh mẽ hơn; không lâu sau, một người bạn rủ cô đến Bắc Kinh làm nhân viên phục vụ trong khu nghỉ mát của họ hàng, Nhạc Nhân lập tức rời gia đình, bước vào xã hội đầy những cám dỗ chết người.
    Làm ở khu nghỉ mát một thời gian, Nhạc Nhân tiếp xúc với nhiều gái bao tiêu tiền như rác, dần dần sa vào con đường bán thân nuôi miệng lúc nào không hay.
    Đi từ sai lầm này đến sai lầm khác, một lần, Nhạc Nhân lấy trộm két sắt của một khách làng chơi với 200.000 NDT bên trong rồi trốn về quê. Cô nói dối mẹ làm ăn phát đạt, để lại 5.000 NDT rồi cao bay xa chạy đến Tân Cương. Nhưng những ngày cô độc nơi đất khách quê người, lại sống trong sợ hãi và mặc cảm của một tên trộm, Nhạc Nhân đổ bệnh. Cô gọi điện về cho mẹ, được bà khuyên ra đầu thú. Nhạc Nhân quay về Bắc Kinh, lĩnh án tù giam 12 năm khi mới bước vào tuổi 20.
    Thời gian mới vào trại, Nhạc Nhân gần như buông xuôi tất cả, thường xuyên bị phạt vì phạm quy. Nhưng một người bạn tù đã khiến cô thay đổi. Người này được liệt vào loại cá biệt, liên tục gây rối nên bị tăng hình phạt. Trước khi chị ta mãn hạn 1 tháng thì mẹ già đột ngột qua đời, dù chị ta có hối hận đau thương đến thế nào cũng không lấy lại thời gian đã qua được nữa. Nghĩ đến hình ảnh mẹ mình đứng chết lặng trong phiên tòa, lại không muốn phải sống nốt cuộc đời trong hối hận như người bạn tù kia, Nhạc Nhân bắt đầu chuyên tâm cải tạo.
    Được quản giáo khuyến khích, Nhạc Nhân trở thành thành viên đội văn nghệ trại giam. Không chỉ hát cho bạn tù nghe, cô còn ghi lại những cảm xúc của mình trong những lần biểu diễn dưới bức tường giăng lưới điện, sau đó phổ nhạc thành bài hát. Một trong những bài hát ấy nói về niềm hy vọng tìm lại phần linh hồn đánh mất và ước mơ được làm lại từ đầu.
    Lá thư tạ lỗi
    Gia Tố Cầm, 37 tuổi, án tù chung thân vì tội cố ý giết người, được giảm hình phạt còn 17 năm nhờ những cố gắng vượt bậc trong quá trình cải tạo.
    Sau khi kết hôn, Tố Cầm cùng chồng mở một tiệm tạp hóa nhỏ ở thôn, thu nhập đủ chi tiêu cho gia đình nhỏ. Cuộc sống hạnh phúc mà nhiều người mơ ước tưởng sẽ dài lâu, không ngờ một thời gian sau chồng cô sa vào cơ bạc, mỗi lần về nhà thường cãi vã, đánh vợ chửi con. Năm 1995, Tố Cầm cùng người tình lập mưu chém chết chồng, chôn xác rồi loan tin chồng mất tích. Đưa con đến Thái Nguyên sống nhưng vẫn không thoát được sự ám ảnh của quá khứ, 5 năm sau Tố Cầm ra tự thú.
    Ngày mới vào trại, Tố Cầm chán nản vô cùng, nghĩ đời mình chẳng còn hy vọng gì. Cho đến một đêm đông, bệnh đau răng hoành hành, cô không sao ngủ được. Sợ ảnh hưởng đến các bạn tù, cô xin ra hành lang đi lại cho đỡ. Đêm đó rất lạnh, gió bấc thổi vù vù. Chợt Tố Cầm thấy phó giám thị trại giam đi đến. “Mặt chị ấy đỏ bừng lên vì lạnh, nói: Tố Cầm, tôi đem thuốc cho cô”. Lòng ấm hẳn lại, Tố Cầm nghĩ mình vẫn còn được đối xử như một con người, nên quyết tâm cải tạo thật tốt.
    Năm Tố Cầm vào tù, con gái cô mới vừa 8 tuổi, được gửi cho bà nội trông nom. Tố Cầm vào trại giam, mang theo một bức ảnh của con, ngày nào cũng đem ra ngắm, trong lòng đầy mâu thuẫn: Vừa muốn gặp con, vừa sợ con suốt đời không tha thứ cho tội lỗi của mình. 8 năm không gặp con, 8 năm sống trong thấp thỏm, Tố Cầm không ngờ có ngày con gái đến thăm mình.
    “Bao giờ mẹ về nhà?” “Nhanh thôi, con vào cấp III là mẹ được về”. Tố Cầm nói dối, nhưng trong lòng hy vọng ngập tràn. Mỗi tháng, cô đều viết cho con gái một bức thư tạ lỗi, mong con lớn lên một cách lành mạnh và cuộc sống đầy ánh sáng mặt trời.
     
  4. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Quách Linh, 53 tuổi, người Thái Nguyên,Trung Quốc. Năm 1983 vào tù vì tội cố ý giết người, phục hình 13 năm được thả. Năm 2006 lại vào tù lần 2 vì đánh chồng thành thương.
    Sau tấm áo tù

    Năm 1982, Quách Linh lấy chồng người cùng thôn. Thời gian đầu cuộc sống vợ chồng êm đẹp, không hề có điều tiếng gì. Sau khi Quách Linh sinh con, vì nhiều chuyện vặt vãnh mà thường xuyên xảy ra cãi cọ với mẹ chồng. Chồng cô nổi tiếng hiếu thảo, mỗi lần đi làm về thấy mẹ phàn nàn, lập tức đánh vợ chiều lòng mẹ.
    Năm 1983, Quách Linh có thai lần thứ 2 nhưng việc bị đánh vẫn xảy ra như cơm bữa. Dần dần, tình cảm của cô với chồng trở nên nhạt nhẽo. Trong một lần vì chuyện xích mích nhỏ mà Quách Linh đang mang thai 6 tháng vẫn bị chồng trói lại, định treo lên cây, may nhờ hàng xóm khuyên giải nên mới thoát. Đêm hôm đó Quách Linh không ngủ được, tình cờ phát hiện trong tủ có cây búa chồng cất giấu, đã dùng nó đập chết người chồng...
    Năm 1996, Quách Linh được ân xá trước thời hạn. Một thời gian sau, cô tái giá với một người đàn ông cũng mới mãn hạn tù, tuy không công ăn việc làm nhưng hiền lành, chất phác. Cưới xong, Quách Linh ngày ngày đi bán bánh mỳ ở bến xe khách, cuộc sống cũng không quá khó khăn. Sau khi sinh con gái, vợ chồng Quách Linh lại được hưởng khoản đền bù giải phóng mặt bằng mấy vạn tệ, trong nhà luôn đầy ắp tiếng cười. Nhưng sau một thời gian, người chồng ăn không ngồi rồi mãi trở nên buồn chán, thường xuyên mượn rượu giải sầu. Những lần chồng say rượu, Quách Linh lại bị đánh đập không thương tiếc. Khuyên ngăn không được, cô nhiều lần đâm đơn ra tòa ly dị nhưng người chồng không chấp thuận. Tháng 6-2006, sự việc của hơn 20 năm trước lại xảy ra nhưng người chồng may mắn được đưa đi cấp cứu kịp thời, giữ được mạng sống, và nhờ vậy Quách Linh chỉ bị tội cố ý gây thương tích.
    Sau khi Quách Linh vào tù, người chồng tàn tật và con gái phải sống nhờ sự giúp đỡ của người thân. Điều khiến cô khổ tâm nhất là mỗi lần nhận được thư con đều thấy trong đó kẹp một tờ hóa đơn vay nợ. Vì vậy, ước muốn duy nhất của cô là sớm được ra tù để về nhà chăm sóc chồng con...
    Như được tái sinh
    Phạm Tiêu Vũ, 36 tuổi, người Thái Nguyên, năm 1998 bị tuyên án tử hình vì tội cướp, xử phúc thẩm giảm xuống còn tù chung thân. Nhờ cải tạo tốt, đã được giảm án liên tục 3 lần.
    Tiêu Vũ lớn lên trong một gia đình thương gia giàu có. Hơn 10 tuổi thì người cha qua đời, mẹ cô thương con mồ côi nên càng chiều chuộng, Tiêu Vũ muốn gì được nấy, dần dần trở nên ngỗ ngược, tự tư. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Tiêu Vũ được mẹ gửi vào bộ đội, nhưng cuộc sống trong quân doanh cũng không làm cô thay đổi tính tình. Năm 20 tuổi, vì giận mẹ, Tiêu Vũ cưới một người chồng mình không thích, sinh con gái rồi ly hôn. Chán nản với cuộc sống của mình, Tiêu Vũ sa vào ma túy. Nghiện heroin lúc nào không hay, tài sản của cô phút chốc chẳng còn gì.
    Để có tiền tiêm chích, từ tháng 3-1997, Tiêu Vũ bắt đầu đi cướp. Ban ngày, cô phục ở các bãi đỗ taxi, chọn xem chiếc nào còn mới, đêm đến thuê tài xế chở về Thái Nguyên. Dọc đường, tài xế nghỉ ăn đêm, Tiêu Vũ đánh thuốc mê rồi cướp xe mang bán. Trong vòng nửa năm, Tiêu Vũ cướp 3 chiếc xe, bán được hơn 400.000 NDT, nhưng rồi số tiền này cũng nhanh chóng “ra đi”.
    Cho đến ngày bị bắt, Tiêu Vũ đã nghiện nặng được 3 năm. Heroin đã khiến cô trở nên tàn tạ, thành một cái xác không hồn. Trước tòa, Tiêu Vũ không biện giải gì, cô nghĩ, nếu pháp luật không phán xét thì cũng có ngày mình bị ma túy tuyên án tử hình. Ngày mới ở tù, Tiêu Vũ có biệt danh là “mũi dao”, hễ có gì không bằng lòng là đánh chửi bạn tù, thậm chí còn tấn công giám thị. Nhưng cuộc đời cô vẫn may mắn vì gặp được trưởng khoa giáo dục Triệu Anh. Trong khi những người khác nghĩ Tiêu Vũ đã “hết thuốc chữa”, bà vẫn quyết không từ bỏ. Triệu Anh cũng là người phát hiện ra năng khiếu văn nghệ của Tiêu Vũ và động viên cô phát huy sáng tạo. Cho đến nay, Tiêu Vũ đã trở thành người chủ trì các chương trình biểu diễn trong trại. Cô không ngờ, chính trong nhà tù mình lại tìm thấy những bản năng đã đánh mất, đó là tình yêu và nhân tính. “Đây là nơi tôi được tái sinh”.
    Bảo Trâm
    (Dịch từ Báo Sơn Tây,Trung Quốc)
     
  5. bumbumn Thành Viên Cấp 5

    Bài này PR cho trại tù TQ rồi,ở tù mà còn hơn thiên đường
     
  6. deathvn Thành Viên Bạch Kim

    ở tù cũng có cái hay của ủ tờ Sau tấm áo tù
     
  7. muanhanhbanle08 Thành Viên Cấp 1

    Đồng ý kiến với bác này . Coi thêm ở đây cho biết " nhân đạo " của TQ đối với dân nước họ :
    _http://phanchautrinhdanang.com/BAIVO2008/TCtratandaman.htm
     
  8. phanlehaingan Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Sau tấm áo tùSau tấm áo tù - 1Sau tấm áo tù - 2 Đầu hàng luôn ... Sau tấm áo tù - 3
     
  9. quoc_trung488 Thành Viên Cấp 5

    dã man quá. Ko biết bọn này còn lương tâm ko
    Con người với con người mà chúng còn đối xử như vậy
     
  10. goldgold Thành Viên Cấp 1

    ở tù đâu có sung sướng gì không thoải mái,rồi bị đàn anh ăn hiếp đánh đập,rồi lao động nữa chứ,nghĩ tới cảnh ở tù thấy ớn quá
     

Chia sẻ trang này