Tìm kiếm bài viết theo id

BÍ mẬt vỀ xÂy bÀn vÀ cƠ bÚt(1 dẠng cẦu cƠ) cỦa ĐẠo cao ĐÀi

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi nhattutn, 23/2/09.

ID Topic : 742786
Ngày đăng:
23/2/09 lúc 00:40
  1. nhattutn Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    18/2/08
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    1,810
    Xuyên qua phần Đạo Sử, như chúng ta ai ai cũng đều biết là Đạo Cao Đài được Đức Chí Tôn,
    tức Ngọc Hoàng Thượng Đế dùng huyền diệu Cơ Bút sáng lập ra. Nhưng trong số chúng ta có
    mấy ai biết được xuất xứ - nguồn gốc – phương pháp sử dụng Cơ Bút một cách tường tận bao
    giờ, trừ những vị Chức sắc Thiên phong tiền khai của Đạo, và sau nầy họa chăng là những
    Chức sắc Hiệp Thiên Đài có học hỏi về Cơ Bút mà thôi. Nhưng hầu như cho đến giờ, trong
    cửa Đạo vẫn chưa có một tài liệu văn tự nào đề cập đến vấn đề nầy một cách rõ ràng, khúc
    chiết và đầy đủ cả.
    May mắn thay, lúc còn sinh tiền Cố Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng đã dành khá nhiều thời giờ
    dày công nghiên cứu và đúc kết thành tập sách “Khảo Luận về Xây Bàn và Cơ Bút trong Đạo
    Cao Đài” coi như là tập tài liệu chuyên đề viết về Xây Bàn Cơ Bút - sau khi đã lược qua các
    phong trào Thần Linh Học Kim Cổ Đông Tây - một cách tương đối khá đầy đủ nếu không nói
    là dồi dào phong phú, hầu lưu lại cho chúng ta có thêm tài liệu để học hỏi và trau giồi vốn
    kiến thức Đạo học kém cỏi của mình, mà chúng tôi nghĩ là không thể thiếu cho bất cứ người
    Tín đồ Cao Đài nào.
    Có thể nói, đây là một trong những tập tài liệu đầu tiên trình bày khá tỉ mỉ chi tiết về việc Xây
    Bàn và Cơ Bút mà từ trước đến nay chưa từng được ai đề cập tới.
    Vì xét thấy sự hệ trọng và tầm ảnh hưởng của Cơ Bút đối với đức tin của người Tín đồ như
    thế nào, nên sau khi lược đọc qua, anh em chúng tôi cho đánh máy lại nguyên văn để trình
    bày cùng quí đọc giả trên mạng

    Phần thứ nhứt:
    XÂY BÀN
    1. Khởi sự Xây Bàn tại Sài Gòn.
    2. Xây Bàn tại Nam Vang.
    3. Nguồn gốc của Xây Bàn tại VN.
    o Thần Linh Học ở nước Mỹ.
    o Thần Linh Học ở nước Pháp.
    Victor Hugo Xây Bàn tại đảo Jersey.
    1) Khởi sự Xây Bàn tại Sài Gòn:

    Xây Bàn là gì? Xây Bàn là cầu các Chơn linh trong cõi giới vô hình giáng điển vào Bàn, làm
    cho cái Bàn lắc qua lắc lại, chưn Bàn gõ lên mặt gạch phát ra tiếng, rồi căn cứ vào tiếng gõ
    nầy mà qui định ra các chữ theo bảng mẫu tự: như Bàn gõ 1 tiếng là chữ A, gõ 2 tiếng là chữ
    Ă, gõ 3 tiếng là chữ Â, gõ 4 tiếng là chữ B, gõ 5 tiếng là chữ C, gõ 6 tiếng là chữ D, gõ 7
    tiếng là chữ Đ, gõ 8 tiếng là chữ E, 9 tiếng là Ê, vv... , sau đó ráp các chữ lại thành một từ, rồi
    thành câu, đó là câu nói hay câu trả lời của Chơn linh giáng bàn.
    Theo Lịch sử của Đạo Cao Đài:
    Vào năm 1924, ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và Cao Hoài Sang, có quen biết Đại
    Úy Paul Monet, một Hội viên của Hội Thần Linh Học Pháp. Ba ông nhờ ông Monet ngồi
    đồng để thông công nói chuyện được với các Đấng Chơn linh vô hình. Việc nầy rất bất ngờ và
    thú vị đối với ba ông, nung chí ba ông muốn hiểu biết thêm về những gì của thế giới vô hình.
    Trong giới nghiên cứu Thần Linh Học ở Việt Nam có đủ hạng người, nhưng ông Cư đã có
    một lần chứng kiến cuộc thông công với các Đấng vô hình nên ông ước vọng liên lạc với thế
    giới vô hình bằng mọi cách. Điều nầy luôn luôn chiếm ngự tâm trí của ông và có một số
    người đồng chí hướng.
    * Thứ bảy, đêm 5-6-Ất Sửu (dl 25-7-1925), khởi sự xây bàn tại nhà Ngài Cao Hoài Sang
    ở phố Hàng Dừa, gần chợ Thái Bình, Sài Gòn.


    Chiều nay thứ bảy nên được nghỉ làm việc ở Sở, ông Cao Quỳnh Cư đến nhà ông Cao Hoài
    Sang thăm chơi để cùng ông Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc hàn huyên tình đời thế sự, vì
    ông Tắc cũng ở gần nhà ông Sang.
    Hết hồi đàm đạo với chén trà câu thơ, giờ càng khuya, ông Cao Quỳnh Cư dường như có
    Thần linh thúc giục hay vì linh tánh khích động, mới nghĩ ra việc Xây Bàn tiếp xúc với các
    vong linh khuất mặt.
    Hai ông Tắc và Sang đều đồng tình hưởng ứng.
    Lúc đó, ông Cao Quỳnh Diêu và hai người con của ông là
    Cao Quỳnh Đức và Nguyễn Văn Thân (con nuôi, hiệu Huệ
    Chương) cũng vừa đi xe kéo tới nhà ông Sang.
    Quí ông xúm nhau khiêng một cái bàn tròn ra đặt nơi hàng
    ba nhà của ông Sang. Chiếc bàn tròn nầy có một trụ giữa
    và có ba chân, đường kính mặt tròn chừng hơn 5 tấc, cao
    khoảng 8 tấc, được chêm cái trụ giữa cao lên chừng vài
    phân để bàn có thể lắc qua lắc lại dễ dàng, gõ trên mặt nền
    gạch phát ra tiếng. Trên một cái bàn nhỏ đặt dựa vách kế
    bên có chưng bình hoa tươi tốt và có đốt nhang. Trên bàn
    tròn cũng đốt 3 cây nhang cắm vào cái lỗ nhỏ giữa mặt
    bàn.
    Tất cả các ông bắt ghế ngồi vây quanh bàn tròn, đặt hai
    bàn tay úp lên mặt bàn cho hai ngón cái gác lên nhau, còn
    ngón út của người nầy thì gác lên ngón tay út của người kế
    bên. Quí ông ngồi lẳng lặng tịnh thần. Lát sau, cái bàn bắt
    đầu nghiêng qua bên nây rồi nghiêng qua bên kia như có ai đẩy qua đẩy lại vậy. Mấy ông hỏi
    kỹ với nhau thì không có ai xô đẩy gì cả, như vậy là có vong linh nhập vào bàn làm cho bàn
    nghiêng qua lại và gõ nhẹ lên mặt gạch.
    Tiếp theo đó thì bàn bắt đầu nhịp chân gõ chữ. Bàn gõ 1 tiếng, các ông đọc A, gõ 2 tiếng đọc
    B, 3 tiếng đọc C, ... cứ như vậy đến khi bàn ngưng tại chữ nào thì lấy chữ đó và cứ như vậy
    ráp lại thành chữ, rồi thành câu có ý nghĩa.
    Đêm ấy có nhiều vong linh nhập bàn, gõ ra tiếng Pháp, cũng có vong linh là học sinh Hà Nội
    gõ ra tiếng Việt.
    Đây là buổi xây bàn lần đầu tiên, có lẽ có nhiều vong linh muốn nhập bàn và tranh nhau nói
    chuyện, nên làm xáo trộn, cái bàn gõ khi chững chạc, khi lựng khựng, làm cho các ông ngạc
    nhiên, lại thêm chán nãn vì không thành từ thành câu gì cả. Khi đã quá khuya, ông Cư hồ nghi có hồn ma hay ngạ quỉ nhập bàn phá phách, nên ông đề nghị ngưng xây bàn và hẹn đêm mai
    thử lại.
    * Chúa nhựt, đêm 6-6-Ất Sửu (dl 26-7-1925), Chơn linh Cao Quỳnh Lượng và Ngài Cao
    Quỳnh Tuân nhập bàn.


    Qua đêm mai, Chúa nhựt ngày 26-7-1925 (âl 6-6-Ất Sửu), lúc đó khoảng 8 giờ tối, quí ông đã
    có mặt tại nhà ông Cao Hoài Sang để thí nghiệm xây bàn lần nữa, nhưng bữa nay quí ông
    khiêng cái bàn tròn ra đặt ngoài sân và xúm nhau ngồi vây quanh bàn, đặt hai bàn tay úp lên
    mặt bàn y như hôm qua.
    Ngồi tịnh thần một lát thì bàn chuyển động bắt đầu gõ. Ông Cư liền dặn quí ông đừng ai rút
    tay ra khỏi bàn, làm xao động e vong xuất ngoại, rồi ông lật đật nói với vong rằng:
    - Xin khoan đi, để tôi hỏi ít lời. Bây giờ chưa kiếm đặng cách nào cho hiểu nhau thì duy cứ gõ
    2 tiếng là: ừ, chịu; còn gõ 1 tiếng là: không, chẳng phải.
    Vong liền gõ 2 tiếng, tỏ ra: Chịu theo lời dặn.
    Đoạn ông Cư ngụ ý nói với vong:
    - Ta hiểu theo đây thì có thể nói chuyện với nhau tiện hơn: Nếu tôi hỏi chi, muốn trả lời thì cứ
    gõ theo vần quốc ngữ, mỗi chữ mỗi gõ, đến chữ nào dùng thì ngưng lại, nghĩa là lấy chữ chót;
    rồi bắt đầu gõ trở lại mà nối chữ khác, xong rồi sẽ ráp chữ lại mà đọc, giống như đánh giây
    thép vậy.
    Vong liền gõ 2 tiếng tức là: Ừ, chịu.
    Hiểu nhau rồi, bàn gõ, ông Cư khởi đọc, nhưng sự chi cũng vậy, lúc đầu thế nào cũng lộn xộn,
    rồi sau thì quen dần.
    Ông Cư khởi đọc trở lại lần nữa: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, tới chữ L thì bàn
    ngưng gõ, nghĩa là lấy chữ L. Ông Cư dặn ông Sang nhớ chữ đó để sau ráp lại.
    Ông Cư khởi đọc lại theo tiếng gõ của bàn, đến chữ Ư thì bàn ngưng gõ, lấy chữ Ư, vv......
    Lần lượt được các chữ: L, Ư, Ơ, N, G, C, A, O, Q, U, Y, N, H, ráp lại thì được 3 chữ: Lượng
    Cao Quỳnh.
    Khi tiếp được 3 chữ ấy rồi thì mấy ông mới hớn hở vui mừng. Ông Cư nói:
    - Như phải là Cao Quỳnh Lượng thì chắc biết mấy người ngồi đây, vậy cứ gõ tên mỗi người
    xem có trúng không.
    Ông Cư nói dứt lời thì bàn gõ, ông Cư đọc vần như trước, chừng xong ráp lại thành các tên:
    Diêu, Cư, Tắc, Sang, Đức, Thân. Mọi người hiện diện đều cười rộ lên vì vong linh chỉ trúng
    tên tất cả, lúc đó cái bàn dở hỏng lên một chân lắc qua lắc lại dường như cũng cười theo vậy.
    (Cao Quỳnh Lượng là con của Ngài Cao Quỳnh Diêu, đã chết cách đây vài năm, nên biết rõ
    tên của tất cả người xây bàn.)
    Sau đó ông Diêu hỏi Cao Quỳnh Lượng:
    - Con có ở hầu ông nội không? Đáp: - Có.
    - Mời ông nội đến đây tiện không? Đáp: - Đặng.
    Trả lời xong thì bàn dở lên rồi để nhẹ xuống không còn dao động nữa. Ông Tắc nói: Bộ khi
    nó đi rồi.
    Nghe vậy, mấy ông dang tay ra nghỉ hết..
    Bốn ông: Diêu, Cư, Tắc, Sang đều cảm thấy rất lạ lùng, hình như thế giới vô hình vừa hé ra
    cho mấy ông thấy một điều bí mật.
    Nghỉ được nửa giờ, tất cả đều trở lại ngồi xây bàn như lúc nãy. Kỳ nầy, mấy ông có màu
    kiêng dè, không dám cười giỡn nữa. Tịnh tâm một chút thì bàn gõ. Ông Cư đọc vần: A, Ă, Â,
    B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K,... giống như lúc nãy, lần lượt tiếp đặng 3 chữ: CAO QUỲNH
    TUÂN.
    Ấy là tên thân phụ của hai Ngài: Cao Quỳnh Diêu và Cao Quỳnh Cư. Hai ông Diêu và Cư
    đứng dậy chấp tay xá rồi ngồi trở xuống. Ông Cư nói:
    - Vì buổi Thầy quá vãng, anh em con vẫn còn nhỏ dại, cho đến nỗi anh của con đã trộng mà
    còn không nhớ đặng hình ảnh của thầy, huống chi là con còn nhỏ quá, duy buổi lớn khôn,
    nghe người truyền ngôn lại cái hạnh đức của thầy mà thôi, nếu tiện, xin thầy dùng dịp nầy cho
    anh em con một bài thi tự thuật hầu để roi truyền ngày sau cho con cháu thờ làm kỷ niệm.
    (Ông Cư gọi thân phụ là thầy)
    Ngài Cao Quỳnh Tuân bằng lòng, rồi gõ bàn cho bài thi:
    Ly trần tuổi đã quá năm mươi,
    Mi mới vừa lên ước đặng mười.
    Tổng mến lời khuyên bền mộ chép,
    Tình thương câu dặn gắng tâm đời.
    Bên màn đôi lúc trêu hồn phách,
    Cõi thọ nhiều phen đặng thảnh thơi.
    Xót nỗi vợ hiền còn lụm cụm,
    Gặp nhau nhắn nhủ một đôi lời.
    CAO QUỲNH TUÂN
    Khi viết đến câu chuyển thì cả thảy đều nao lòng rưng rưng nước mắt, chừng qua câu kết thì 3
    ông Diêu, Cư, Tắc vùng khóc lớn lên, ông Sang cũng mủi lòng khóc theo.
    Bàn gõ tiếp: Thầy xin kiếu.
    Ông Cư vội nói: - Thưa thầy, ngày mai con nấu mâm cơm cúng thầy, kính thỉnh thầy về
    chứng lòng thảo của chúng con. [Ngài Cao Quỳnh Tuân (1844-1896) qui vị ngày 14-11-Bính
    Thân (dl 8-12-1896). Ngài là Xuất Bộ Tinh Quân giáng trần. Ngài mất sớm, hưởng đặng 53
    tuổi.]
    Vong linh liền chuyển cái bàn gõ 2 tiếng, ngỏ ý chấp thuận lời mời, kế đó vong xuất.
    Sau khi tiếp đặng bài thi Đường luật ý nghĩa thâm thúy và quá hiển hích với lời của một
    người cha hiền nhắn nhủ lại cùng vợ và các con, làm cho bốn ông: Diêu, Cư, Tắc, Sang cảm
    kích và tin tưởng có linh hồn nơi thế giới vô hình, không còn xem thường việc xây bàn là trò
    chơi giải trí nữa.
    * Đêm 10-6-Ất Sửu (dl 30-7-1925), Chơn linh Cô Đoàn Ngọc Quế giáng bàn.

    Cách 4 hôm sau, quí ông hẹn nhau vào lúc 8 giờ tối tại nhà ông Cao Hoài Sang để xây bàn
    nữa. Kỳ nầy sắp đặt chỉnh tề hơn, có một bàn nhỏ kế bên đặt hương, đăng, hoa, trà, quả.
    Đúng 9 giờ tối, cuộc xây bàn bắt đầu, bốn ông: Diêu, Cư, Tắc, Sang và hai người con của ông
    Diêu là Đức và Thân cũng ngồi vào, đặt hai bàn tay úp xuống mặt bàn như đêm xây bàn hôm
    trước.
    Tịnh thần một lát thì bàn lay chuyển một cách uyển chuyển nhẹ nhàng, bàn liền gõ, ráp lại
    thành mấy chữ: “Thác vì tình”. Nghe đến đó, các ông đều rỡn tóc.
    Ông Cư hỏi: - Đàn ông hay đàn bà?
    Vong gõ trả lời: - Đoàn Ngọc Quế, con gái.
    Ông Cư bèn xin một bài thi tự thuật.
    Vong liền gõ bàn cho một bài thi như sau:
    TỰ THUẬT
    Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai?
    Mạng bạc còn xuân uổng sắc tài.
    Những ngỡ trao duyên vào ngọc các,
    Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.
    Dưỡng sinh cam lỗi tình sông núi,
    Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.
    Dồn dập tương tư oằn một gánh,
    Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai?
    ĐOÀN NGỌC QUẾ
    Các ông tiếp được bài thi Đường luật rồi thì rất phục thi tài của người khuất mặt nhưng nghe
    như có điều bí ẩn gì, không lẽ một vong linh thường mà làm được bài thi kiệt tác như vậy, nên
    ông Cư hỏi: - Cô bị bịnh gì mà thác?
    Bàn gõ trả lời: - Sanh trưởng tại Chợ Lớn, con một, thác vì tình năm 19 tuổi.
    Ông Cư thấy Cô làm thi hay quá nên mời Cô thường đến để xướng họa thi văn. Cô Đoàn
    Ngọc Quế gõ bàn trả lời bằng lòng và sau đó chơn linh Cô xuất.
    Buổi xây bàn nầy kết quả rất tốt đẹp. Bốn ông: Diêu, Cư, Tắc, Sang hết nghi ngờ, tin tưởng rõ
    rệt là có các chơn linh nơi thế giới vô hình.
    Bài thi của Cô Đoàn Ngọc Quế quá hay, bốn ông trầm trồ mãi, rồi quí ông đem đờn ra, một
    ông ngâm bài thi, ba ông đờn hòa theo, rồi cùng nhau mượn chung rượu đầy vơi trong lúc tàn
    canh để gợi hứng niềm hoài cảm.
    * Thứ sáu, đêm 11-6-Ất Sửu (dl 31-7-1925). Có 3 người khách đến thử xây bàn.

    Đêm hôm sau, 11-6-Ất Sửu (dl 31-7-1925), 3 ông Diêu, Cư, Tắc cũng hẹn nhau tới nhà ông
    Sang để tiếp tục xây bàn. Bốn ông vừa ngồi vào chuẩn bị xây bàn thì có 3 ông khách quen
    thân vào tới, tên là: Vương Hồng Sễn, Đoàn Ngọc Quế, Nguyễn Văn Xuân. Ông Sễn và Xuân làm thơ ký tập sự chung một sở trường máy, đường Đỗ Hữu Vị, nay là trường Kỹ Thuật Cao
    Thắng, ông Quế thì lớn tuổi hơn, làm Thông Phán ở Phòng Nhì dinh Thượng Thơ. Ba ông đi
    xe kéo tới nơi liền xin vào thí nghiệm Xây Bàn, nên bắt ghế ngồi quanh bàn chung với bốn
    ông.
    Bảy người ngồi giáp chung quanh bàn, các bàn tay úp xuống bàn đặt khít nhau, giáp chu vi
    mặt bàn.
    Ngồi tịnh thần chừng 10 phút, bàn bắt đầu chuyển động, 3 cây nhang cắm giữa bàn rung rung
    như báo cho biết có vong linh nhập bàn. Trong nhà lúc đó đồng hồ gõ 9 tiếng.
    Bàn bắt đầu gõ, xưng tên là: Đoàn Ngọc Quế, tiểu thơ.
    Tên cô tiểu thơ vong linh trùng tên với ông Đoàn Ngọc Quế đang ngồi xây bàn, ông Quế liền
    hỏi:
    - Chẳng hay trong nhóm hôm nay có người nào trùng danh tánh trùng tự với tiểu thơ chăng?
    Lập tức cái bàn nghiêng nghiêng qua phía ông Đoàn Ngọc Quế rồi gõ mạnh một tiếng “cộp”.
    Ông Sễn liền hỏi:
    - Nội trong bọn có người nào mới lạ chăng?
    Cái bàn liền gõ là “có” và gõ tên người lạ đó là “SỄN”.
    Bàn gõ khoan thai yểu điệu quả là tánh nết của một tiểu thơ khuê các. Khi nào không muốn
    trả lời câu hỏi quá tọc mạch thì bàn nghiêng nghiêng qua một bên nhưng không gõ, ba cây
    nhang rung rung như bất bình. Lần lần hỏi đến gia đạo của Cô và Cô đau bịnh chi mà thác?
    Cô gõ bàn cho bài thi như sau:
    Trời già đành đoạn nợ ba sinh,
    Bèo nước xẻ hai một gánh tình.
    Mấy bữa nhăn mày làm chước quỉ,
    Khiến ôm mối thảm lại Diêm đình.
    Xây bàn đến đây cũng đã khá khuya, ba ông khách: Vương Hồng Sễn, Nguyễn Văn Xuân,
    Đoàn Ngọc Quế xin kiếu từ ra về. Ba ông nầy chính mắt thấy, chính tay xây bàn nên không
    còn điều gì để nghi ngờ là chuyện huyễn hoặc hay do bàn tay con người sắp đặt ra để lừa bịp
    thiên hạ. Các ông tin chắc có linh hồn nơi cõi giới vô hình và người hữu hình có thể thông
    công được với người vô hình.
    Sau khi 3 vị khách ra về, 4 ông: Diêu, Cư, Tắc, Sang tiếp tục xây bàn để cầu hỏi vong linh Cô
    Đoàn Ngọc Quế
    Bàn tiếp tục gõ, Cô Quế cho thi tiếp:
    Người thì ngọc mã với kim đàng,
    Quên kẻ dạ đài nỗi thảm mang.
    Mình dặn lấy mình, mình lại biết,
    Mặc ai chung hưởng phận cao sang.
    ĐOÀN NGỌC QUẾ
    Ông Cư hỏi Cô Quế: - Hồi còn tại thế, Cô ở đâu?
    Cô Quế gõ bàn trả lời: - Ở Chợ Lớn.
    - Học trường nào? - Học trường đầm (Sainte Enfance).
    Câu chuyện xây bàn kể từ đây, bốn ông lấy làm quan tâm hào hứng và làm cho các giới văn
    nhân tài tử nghe đến đều thích thú việc xây bàn.
    Từ bữa có bài thi Tự thuật của Cụ Cao Quỳnh Tuân và sự xuất hiện của vong linh Cô Đoàn
    Ngọc Quế rất giỏi thi văn, cho bài thi “Thác vì tình” làm cho các ông rất phấn khởi muốn hiểu
    biết thêm những bí mật của thế giới vô hình.
    Vì thế, ban ngày quí ông đi làm việc ở Sở, nhưng lòng rất băn khoăn, không mấy thiết tha với
    công việc ở Sở nữa, trông cho mau hết giờ để trở về nhà, rồi trông trời mau tối để xúm nhau
    xây bàn tiếp chuyện với các vong linh.
    Ông Cư nhận thấy đã xây bàn nơi nhà ông Sang 4 đêm rồi, làm phiền gia chủ không ít, nên
    mời quí ông đêm sau đến nhà ông tiếp tục xây bàn mời Cô Đoàn Ngọc Quế về làm thi.

    (CÒN TIẾP, NẾU CÁC BẠN THÍCH XEM VÀ NGHIÊN CỨU THÌ MÌNH POST TIẾP TẠI BÀI KHÁ DÀI)
     
  2. autumnbabyc Thành Viên Mới

    Chuyện rất hay bạn post tiếp nhé...
     
  3. Blackbat Thành Viên Cấp 5

    Ở dưới Tây Ninh quê bà xã mình đạo này nhiều lắm!!!
     
  4. ShopGo.Vn Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    uhm....chò này có nhìu người chơi m,à mình thấy ghê ghê sao ấy.
     
  5. OXYBAY Thành Viên Cấp 3

    hình như cũng giống cầu cơ ột chút?
     
  6. LILDEEking001 Thành Viên Cấp 2

    chưa bao jờ thử cầu cơ hay bất cứ gì đại loại vậy,đang mún thử
     
  7. culi1981 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Tân Ninh là xứ của đạo này mà bạn, làm sao mà ít được?
     
  8. hienzhang Thành Viên Cấp 1

    Hay wá..post típ đi bạn ui
     
  9. bao_bao 5s Thành Viên Cấp 4

    típ bạn ơi!thế giới tâm linh là có thật!hum bữa coi cầu cơ!nhâp zô ngay người khó chịu!chạy wá trời!
     
  10. shopping day Thành Viên Cấp 2

    dài quá mà mình cũng ko hiểu lắm, nhưng nghe cầu cơ thì cũng sợ thật!
     
  11. BanMeCiTy Thành Viên Cấp 2

    Truyện thật hay hư cấu vậy
     
  12. changngoc92 Thành Viên Cấp 5

    Cao Đài có 12 phái nhưng hình như giờ chỉ còn vài phái. Nhà thì thuộc Cao Đài Bến Tre BÍ mẬt vỀ xÂy bÀn vÀ cƠ bÚt(1 dẠng cẦu cƠ) cỦa ĐẠo cao ĐÀi
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. Mzorganic.com
Tổng: 558 (Thành viên: 1, Khách: 512, Robots: 45)