Tìm kiếm bài viết theo id

Trại giam du ký

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi tran_phuong, 21/4/09.

ID Topic : 872380
Ngày đăng:
21/4/09 lúc 21:42
  1. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Tham gia ngày:
    23/4/07
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    2,435
    Ở nơi đó, mỗi mảnh đời là một câu chuyện ly kỳ, nhưng tựu chung chỉ có nỗi buồn và những day dứt, dằn vặt vì họ đã đánh mất phần đời tươi đẹp. Hình ảnh hai bàn tay nhỏ bé ôm chấn song cố hướng cái nhìn vươn theo khi có người lạ ghé thăm, và trong những lúc tâm tình thổ lộ, họ ước thời gian quay trở lại để sửa chữa lỗi lầm ngay từ chính vũng bùn tội lỗi...

    Kỳ I: Nhập trại
    Trại giam Thanh Lâm (thuộc Cục V26, Bộ Công an; đứng chân tại huyện Như Xuân -Thanh Hóa) cách Hà Nội 215km. Từ Thanh Lâm, ngược lên phía Tây 70km sẽ tới thị trấn Nông trường Thống Nhất (Cẩm Thuỷ -Thanh Hoá), thủ phủ của Trại 05 (cũng thuộc Cục V26) với ba bề bốn bên chỉ có núi với rừng, quang cảnh thâm u, vắng lặng. Ngay cả các tay hảo hán, anh chị ở Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh miền Bắc từng “tam phen tứ bận” nhập trại, cứ nghe đến Thanh Lâm hay Trại 05 là mặt đã đổ chàm.
    Trong nhà giam
    Xe qua cổng, ai đó nói đùa: “Có phạm nhân mới nhập trại”. Quả đúng là nhập trại thật vì chúng tôi đang đứng giữa thế giới của hàng ngàn phạm nhân với đủ loại tội danh khác nhau. Đây là thế giới thu nhỏ với quan hệ trên dưới, cách thức tổ chức lao động sản xuất, sinh hoạt của tập thể và cá nhân đều theo một quy chế nhất quán, nhằm đảm bảo cho phạm nhân có môi trường lao động, sinh hoạt và cải tạo nghiêm khắc...
    Sau cái bắt tay thật chặt của Ban Giám thị trại giam và cán bộ quản giáo, chúng tôi được đưa vào khu vực phòng giam phạm nhân. ở cả hai trại giam Thanh Lâm và 05, nét tương đồng dễ nhận thấy là những dãy nhà giam dài có thể chứa 80 - 100 phạm nhân. Nhà cao khoảng 4m, mái lợp phiprôximăng, ở giữa là lối đi, hai bên xây thành hai dãy giường ngủ láng xi măng cao 40cm, phía trên là 2 dãy gác lửng đóng lan can cũng dùng để ngủ, có cầu thang gỗ, hai bên tường trổ nhiều cửa sổ nhỏ, cuối phòng là nhà vệ sinh… Riêng Trại 05 có thêm vài dãy nhà 2 tầng. Tới đây, các trại giam này sẽ tiếp tục được đầu tư để xây dựng những phòng giam liên hợp 3 tầng để tiết kiệm đất. Mỗi phạm nhân được sở hữu một bộ gồm chăn, màn, chiếu, gối, đệm bông trên “ lãnh thổ” 1,2m2. Tư trang được cất trong các thùng tôn, thùng gỗ hoặc vali cũ.

    Trại giam du ký
    Phân xưởng cắt, in và khâu bóng tại phân trại Hàm Rồng, Trại giam Thanh Lâm.

    Cổ nhân bảoC: Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”. Thế nhưng, khi đứng trước cánh đồng bạt ngàn màu xanh của cây cối, chứng kiến hàng trăm phạm nhân đang làm việc hăng say, chúng tôi thấy họ chẳng khác gì người dân địa phương. Cũng gương mặt mướt mồ hôi, đôi tay cháy nắng, chân ngập trong bùn, tóc trắng bụi trên công trường khai thác đá, những mũi thêu thoăn thoắt trên từng khuôn vải… Có khác chăng chỉ là họ đang mặc những bộ quần áo sọc đen trắng. Lúc nghỉ tay, vài người chụm lại chiêu ấm nước chè, rít mồi thuốc lào... Vẻ thanh thản ẩn hiện trên những gương mặt gân guốc...
    Trăm nẻo đường tù
    Hiện, tại hai trại giam “có tiếng” của miền Bắc đang giam giữ, cải tạo gần 8.000 phạm nhân, trong đó có 1.000 phạm nhân nữ và 1.000 phạm nhân thụ án tù chung thân. Trong số đó, đa phần là tù hình sự với các loại tội danh như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, buôn bán ma túy, giết người, buôn bán phụ nữ, buôn tiền giả, hiếp dâm, cố ý gây thương tích... Phạm nhân thụ án tại Trại Thanh Lâm xét về tổng thể có mức án thấp hơn Trại 05. Tại đây, số phạm nhân là người dân tộc phạm các tội như buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, hiếp dâm chiếm tỷ lệ khá lớn. Chúng tôi còn được gặp những nhân vật “đình đám” như Lã Thị Kim Oanh, người đẹp xứ Mường Lê Thị Hoa...
    Nhiều câu chuyện, cảnh đời trớ trêu khiến chúng tôi không khỏi ám ảnh như trường hợp phạm nhân Hà Thị Ngọc, dân tộc Thái, thụ án 18 năm tại phân trại 4 (dành riêng cho phạm nhân nữ), Trại 05. Do kém hiểu biết, lại day dứt vì không còn trinh trước khi lấy chồng, Ngọc đã đồng lõa cùng chồng là Nguyễn Văn Trường tổ chức hãm hiếp em Thanh, 14 tuổi với mục đích “trả” trinh cho chồng. Khi tên Trường giết em Thanh, Ngọc vẫn giữ thái độ bình thản như vừa trút được gánh nợ của mình sang vai kẻ khác. Trong trại giam, Ngọc tỏ ra khá hiểu biết, suy nghĩ sâu sắc đến mức chúng tôi cảm thấy ngỡ ngàng tự hỏi cơn cớ gì khiến thị có hành động vô luân và phi nhân tính đến vậy.
    Một trường hợp khác tại trại giam Thanh Lâm khiến chúng tôi vừa ngạc nhiên vừa nuối tiếc là phạm nhân Nguyễn Văn Tuân, từng tốt nghiệp Đại học Luật loại giỏi, có chứng chỉ hành nghề luật sư lại dính vào ma túy và cờ bạc. Chính sự ngông cuồng, ham chơi của tuổi trẻ đã đưa y trượt dốc không phanh và chân dốc là bản án 16 năm tù. Cải tạo tại Trại giam Thanh Lâm, vị “cựu luật sư” này viết truyện, làm thơ, thậm chí có cả thơ tặng thiếu tướng - nhà văn Hữu Ước. Hiện y đang cố gắng cải tạo tốt để có thể được giảm án, ra tù làm lại từ đầu.
    Trại giam Thanh Lâm có một phòng tù đặc biệt, giam giữ 87 tù nhân phạm tội khi ở tuổi vị thành niên (20 người trong số đó đã thành niên trong trại và tiếp tục thi hành án tại đây). Những cậu bé chưa đầy 16 tuổi nhưng ma mãnh và máu lạnh có thừa với các loại tội danh “tanh” chả kém gì người lớn. 14 tuổi, do cần tiền đi chơi, Hoàng Việt Thành (trú tại xã Hà Đông, Hà Trung, Thanh Hóa) đã dùng xiển (một công cụ làm nông của người miền núi) đâm liên tục 14 nhát vào một cụ ông 80 tuổi để cướp 1 đồng hồ trị giá… 25.000 đồng. Thành thuật lại từng chi tiết tội ác của mình mà không mảy may xúc động. Cùng phòng giam với Thành là Lò Văn Tùng, người Thái. 13 tuổi, Tùng được anh trai rủ đi để “biết mùi đời”. Quen mui, từ đó y đội than, đội đá thuê để có tiền “chứng minh bản lĩnh đàn ông” với các đàn chị hơn mình cả chục tuổi. Một hôm hứng tình, trong túi không còn một xu, Tùng đã đè cô bé hàng xóm mới 6 tuổi ra định thực hiện hành vi đồi bại. Người lớn kịp phát hiện, tên yêu râu xanh phải vào trại giam.


     
  2. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    Kỳ II: Muôn nẻo "hội ngộ"

    Câu nói cửa miệng: “Kẻ tù, người tội” đã trở thành thuật ngữ vui của những cán bộ công an ở bất cứ trại giam nào. Có nằm 2 đêm với 2 cán bộ nữ của Trại 05, tôi mới biết những cán bộ quản giáo trong các trại giam đã sống, công tác trong một môi trường chẳng dễ dàng gì.

    Vào trại nhận đồng hương
    Cả đoàn đi gần 20 người, chia nhau vào các phòng giam và tổ đội sản xuất để hỏi chuyện. Tù nhân tại Trại giam Thanh Lâm phần lớn là người Hà Nội và Thanh Hóa. Tù nhân tại Trại 05 có vẻ như đa dạng hơn vì số lượng phạm nhân bị giam giữ ở đây lên đến 10.000 người. Theo quy định của trại giam, các phạm nhân chào chúng tôi là “quý khách”, khi trò chuyện thì gọi là “cán bộ” và xưng “tôi” rất đúng mực. Có vẻ như vào trong này, tất tật đều có chút máu văn sĩ, tô vẽ cho mình và tội trạng của mình vẻ đáng thương, đổ tất cả cho hoàn cảnh và sự lỡ dại, kiểu như “xách hộ” 8 bánh herôin giấu trong làn hoa quả mà vẫn bảo bị oan.
    Trong không khí giữa những “cánh chim tự do” với “chim sau song sắt”, nhà văn Phạm Thanh Khương, Võ Bá Cường nhận đồng hương Thái Bình; nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương tìm đồng hương Vĩnh Phúc; nhà văn Trần Chiểu hỏi người quê Quảng Ninh; nhà văn Nguyễn Đình Tú và tôi, dĩ nhiên nhận những ai là người Hải Phòng. Phạm nhân gặp đồng hương chả mấy mặn mà, phần nhiều là kêu oan và nhờ nhắn người nhà vào tiếp tế…

    Trại giam du ký
    Phạm nhân Lã Thị Kim Oanh với trang giấy lưu chữ ký
    của các nhà văn.


    Đình đám nhất trong nhóm đồng hương Hà Nội có lẽ là phạm nhân Lã Thị Kim Oanh. Báo giới đã tốn không ít giấy mực viết về nhân vật này khi bà ta còn ở ngoài đời cũng như lúc “hạ cánh” xuống “đường băng tù tội”. Bị kết án tử hình rồi được Chủ tịch nước ký lệnh tha chết, bà ta được đưa về tập trung cải tạo tại Trại 05. “Bầu trời” của Lã Thị Kim Oanh bây giờ là 2m2 chỗ nằm trong phòng giam và một chòi lá tự tay cất lấy làm nơi nghỉ trưa. Toàn bộ tài sản bị tịch thu, những đứa con lâu lâu lại tới tiếp tế cho mẹ bằng đồng tiền kiếm được từ sức lao động của chính mình. Gặp các nhà văn, như được trút nỗi niềm, Lã Thị Kim Oanh ngân ngấn nước mắt. Bà ta xin chữ ký của các nhà văn làm kỉ niệm. Cầm tờ giấy có chữ ký, hướng về phía cán bộ quản giáo, bà ta lễ phép: “Thưa ban, đây là chữ ký của các nhà văn, xin phép ban được mang vào phòng giam”.
    “Kẻ tù, người tội”
    Câu nói cửa miệng: “Kẻ tù, người tội” đã trở thành thuật ngữ vui của những cán bộ công an ở bất cứ trại giam nào. Có nằm 2 đêm với 2 cán bộ nữ của Trại 05, tôi mới biết những cán bộ quản giáo trong các trại giam đã sống, công tác trong một môi trường chẳng dễ dàng gì. Họ cho tôi thấy chân dung những người làm nghề quản giáo thật nhân hậu, biết dùng nhu thắng cương, biết đồng cam cộng khổ với phạm nhân để cải tạo những con người hung hãn nhất, ghê gớm nhất bằng tình thương và trách nhiệm.
    Cán bộ trại giam thường thực hiện triệt để “3 cùng” với phạm nhân, ấy là cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có người phản đối nhà báo nói quá, chứ mấy ông công an đời nào chịu “3 cùng” với tù vì khốn cùng nhất, ở dưới đáy xã hội là thằng tù chứ còn ai vào đây nữa. Khi chưa vào đây, tôi cũng từng nghĩ như vậy. Chỉ khi chính mắt nhìn thấy hai đồng chí công an Trại 05 lội ruộng hướng dẫn phạm nhân cách cày ải, cấy lúa; rồi đến 1 nữ quản giáo mới ngoài 20 tuổi ngồi giữa hàng trăm tù nhân nữ cùng thêu, sửa hàng thêu và những “ lô” phên tre, lợp lá nằm chênh vênh sát khu công trường khai thác đá dành cho quản giáo trực và bảo vệ cả ngày cùng rất nhiều cảnh tượng khác khiến chúng tôi không khỏi bật cười: “Quả đúng là kẻ tù, người tội”. Cán bộ quản giáo đội nào thì đương nhiên phải biết nghề của đội ấy để có kinh nghiệm kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho bộ phận khác hoặc hướng dẫn phạm nhân mới nhập đội.
    Do đặc thù của công việc là trực tiếp theo sát phạm nhân khi đi lao động cũng như tại phòng giam nên ngoài cảnh phục được cấp phát thường kỳ, cán bộ, chiến sỹ làm việc tại trại giam còn được cấp thêm mũ cối và dép quai hậu để có thể lội ruộng, leo núi và che nắng khi hướng dẫn phạm nhân tại hiện trường lao động. Những chiếc mũ cối chỉ chịu được mấy trận mưa xối xả là hỏng, lớp giấy nện phía trong ngấm nước nhũn nhượt, dép lội ruộng, dầm nước có dán bằng keo đặc dụng cũng chỉ vài tháng là bật tung. Theo lời đại úy Mai Trọng Tuế, phụ trách thống kê, kế hoạch của phân trại 3, tai nạn nghề nghiệp rất dễ xảy ra với anh em quản giáo vì mỗi ngày có 2 lần cho tù xuất trại đi làm và 2 lần nhập trại. Mỗi lần như vậy đều phải khám tù để tránh hiện tượng tù nhân mang giấu những vật cấm vào trại. Tỷ lệ tù nhân mắc bệnh lao rất cao, số tù nhân có HIV cũng không nhỏ trong khi các cán bộ thực hiện việc khám bằng tay trần trong vòng chưa đầy 15 phút mỗi đội. Nhiều trường hợp phạm nhân giấu kim, dao lam, dùi trong người khiến cán bộ quản giáo bị thương, phải làm xét nghiệm HIV. Tỷ lệ cán bộ quản giáo lây bệnh lao và các bệnh da liễu từ phạm nhân cũng không phải ít.
    Đối mặt với vô vàn phức tạp và áp lực công việc như vậy nhưng đối với các quản giáo thì những điều đó không làm họ nản lòng và buồn chán bằng việc phạm nhân chống phá, không chịu cải tạo. Răn đe có, khuyên bảo, dỗ dành có nhưng sểnh ra một cái là phạm nhân đã manh động, hung hãn và cuồng nộ hơn bao giờ hết. Đơn cử như tháng 6/2003, do xích mích cá nhân, phạm nhân Trần Trung Dũng (thi hành án 16 năm vì tội buôn bán ma túy tại phân trại số 3t) đã dùng bơm tiêm rút 3cc máu có HIV của mình để đâm 2 mũi vào bắp tay phạm nhân Khuê. Lúc bị đâm, phạm nhân Khuê sợ tiếp tục bị trả thù nên không khai báo. Khi cán bộ phát hiện vào kiểm tra, Dũng chống trả quyết liệt, tay cầm sẵn bơm tiêm đầy máu và yêu cầu được chiếu cố xử lý. Lúc ấy, thượng tá Lê Văn Sáu, Phó giám thị phụ trách phân trại số 3 còn là Đội trưởng đội trinh sát đã tiếp cận nhằm vô hiệu hóa tay cầm bơm tiêm của Dũng. Dũng tiếp tục chạy vào buồng giam, lấy can dầu ăn đổ vào người rồi châm lửa đốt. Dầu không cháy, Dũng chạy như điên dại qua các phòng giam, toàn thân trơn trượt dầu nên không phạm nhân và cán bộ nào túm được. Sau cùng, anh Sáu ngầm ra hiệu cho hai phạm nhân khác lấy tro bếp đổ lên đầu, Dũng bị tro bếp dính vào mắt và bị đưa vào phòng kỷ luật. Hắn bị khởi tố và nhận thêm án tù 9 tháng vì tội cố ý lây truyền HIV cho người khác. Sau khi xử 1 tháng, Dũng chết.


     
  3. phiho11 Thành Viên Cấp 6

    đánh dấu mai đọc kĩ hơn
     
  4. tran_phuong Thành Viên Cấp 5

    kỳ III: Những người “gieo dó tìm trầm"

    Đại tá Nguyễn Xuân Phòng, giám thị Trại giam Thanh Lâm (Như Xuân - Thanh Hoá) có một suy nghĩ rất biện chứng: Do đói khổ quá mà sinh ra việc tù nhân trốn trại, o ép lẫn nhau. Cũng vì đói khổ mà có quản giáo sách nhiễu, ăn chặn của tù nhân. Nhưng đó chỉ là số nhỏ, bởi ở cái nơi heo hút này, hằng ngày vẫn có những con người lăn lộn, vất vả cùng tù nhân để mang lại màu xanh cho đất và cũng để những kẻ một thời lầm lỗi nhận ra rằng: Chỉ bằng sức lao động chân chính, cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa.

    Cải tạo bằng lao động – giáo dục
    Con đường trở thành giám thị Trại giam Thanh Lâm của đại tá Nguyễn Xuân Phòng là câu chuyện dài cả đời người. Một cuộc đời gắn với hàng ngàn tù nhân trong suốt hơn 30 năm công tác, với những hoạch định “dời non lấp bể” xây dựng phân trại mới, đưa phạm nhân đi khai phá vùng đồi hoang núi trọc, tự tạo cho mình miếng ăn ngon, nơi cải tạo dễ chịu và thấm thía sự vất vả cũng như thành quả của lao động. Vùng đất khô cằn, hoang hóa tới mức, ngay dân địa phương cũng phải bó tay, đã được tập thể cán bộ, chiến sỹ và phạm nhân Trại giam Thanh Lâm làm sống dậy thành đồi vải, chè xanh ngút mắt. Nếu không dám đối mặt với thử thách, không xuất phát từ lòng yêu lao động, muốn biến trại giam thành nông, công trường yên bình, quyết tâm cải tạo phạm nhân bằng lao động – giáo dục chứ không phải bằng đòn roi thì hơn ai hết, những cán bộ quản giáo phải là người lăn xả vào công việc, thậm chí phải gác lại cả việc gia đình, riêng tư để “3 cùng” với phạm nhân trong lao động, sản xuất.
    Đời sống tù nhân được nâng lên, số vụ vi phạm kỷ luật trại giam, trốn trại vì thế cũng giảm hẳn. Đứng chân trên địa bàn huyện Như Xuân, các phân trại của đại tá Phòng dần trở thành đơn vị thí điểm trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây làm theo. Cả đời ông gắn với trại giam, chẳng mấy khi có mặt ở nhà. Mọi chuyện lớn nhỏ trong gia đình, một tay vợ ông, bác sỹ Hiền lo liệu. Ông vẫn nói với phạm nhân: “Ngoài xã hội, các anh tự cho mình sinh ra không phải để lao động, chỉ suy mưu tính kế cướp tài sản được gây dựng bằng mồ hôi nước mắt của người khác. Chỉ khi tự mình lao động, khó nhọc làm ra của cải vật chất, may chăng các anh mới vỡ ra được”.
    Đêm đầu tiên ở Thanh Lâm, chúng tôi ngồi trò chuyện trong khuôn viên của trại, giữa sự thâm u của núi rừng và tiếng côn trùng khua rả rích như xiết từng vòng âm thanh vào bóng tối. Chao ôi là buồn. Thế mới thấm cái khổ vô hình của người làm nghề quản giáo. Mấy năm gần đây, trại mới có điện, trước thì cứ khi gà lên chuồng là côn trùng kêu não ruột, muỗi rừng cứ nhè mặt, mũi, tay của cán bộ quản giáo trực đêm mà đốt. Lúc ấy, phạm nhân đã ngủ say trong phòng giam, có màn chống muỗi, có chăn ấm; trên chốt gác, cán bộ trực ban dầm mình trong giá lạnh, mặt tấy sưng vì muỗi độc, phải căng mắt nhìn xuyên đêm tối...
    Mạch chuyện đang hăng, chợt ông Phòng hỏi: “Các cậu có biết con người ta sợ gì nhất không?”. Rồi ông tự trả lời: “Sự cô đơn đấy. Nhiều phạm nhân vào đây không sợ đòn, không sợ đói khổ, chỉ sợ cô đơn. Điều quan trọng là phải biết chia sẻ sự cô đơn ấy để có thể cảm hóa họ”. Nghe điều này, tôi bất chợt liên tưởng đến hơn 2.000 cây dó bầu 10 năm tuổi đang chuẩn bị cấy trầm do chính các phạm nhân trồng và chăm sóc. Rừng dó này tới đây sẽ cho thu nhiều tỷ đồng. Số tiền đó sẽ dùng để xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất của trại, nâng cao khẩu phần ăn cho phạm nhân…

    Những “bông hồng thép”
    Với hơn 1.000 tù nhân nữ, phân trại 4, Trại 05 Thanh Hóa cần một lượng không nhỏ nữ cán bộ quản giáo trực tiếp tham gia quản lý và cải tạo phạm nhân. Trừ “nữ tướng” Nguyễn Thị Can, người đã có mặt tại trại từ cuối những năm 1990, hiện là Phó giám thị phụ trách phân trại 4, các nữ quản giáo khác còn khá trẻ. Giữa ngàn tù nhân nữ, họ khá giản dị trong bộ cảnh phục, tóc cặp gọn gàng sau gáy, nói năng nhẹ nhàng, dứt khoát. Chả thế mà nhiều “nữ quái” nức tiếng từng thụ án ở đây như Dung Hà, Ngọc “lé” hay nhóm “tám vía”, những tù nhân tính khí cục cằn như đàn ông, phải nể sợ.

    Trại giam du ký

    Vũ Thị Yên, sinh năm 1979, đã có thâm niên 8 năm công tác ở trại, bảo: “Người ta cứ nói quản giáo đánh tù nhân và ăn chặn của tù, em nghe mà ức chảy nước mắt. Bọn em ở trong này làm ruộng chả thua nông dân. Năm vừa rồi, lũ về, cả trại từ tù nhân đến quản giáo, cảnh sát bảo vệ và cán bộ, nhân viên đều phải lao vào cứu lúa. Ai nấy chân ngập bùn, nước vây ngang lưng cúi xuống mò gặt lúa non. Chị cứ đi đến từng đội lao động sẽ biết. Khi phạm nhân lao động thì cán bộ phải ngồi canh gác, cùng hứng nắng, hít bụi chứ chẳng nhàn nhã gì. Nếu để phạm nhân trốn trại, vi phạm kỉ luật thì cán bộ cũng theo đó mà bị khiển trách hoặc kỉ luật, tùy theo tính chất nghiêm trọng của vụ việc”. Quả thực, mấy ngày ở cùng Yên, tôi tận mắt thấy cô cùng 2 phạm nhân nữ phụ trách bếp ăn của đội 3 đánh vật với những gánh củi to lấp người. Những gánh củi ấy, cô phải cùng những phạm nhân kia đi thu lượm trong rừng về để làm chất đốt. 29 tuổi, cô này vẫn “chưa cùng ai”. Có lúc nghe cô cười: “ế rồi” mà tôi thấy trĩu buồn.
    Thiếu úy Trần Thị Hà là thế hệ thứ hai trong một gia đình có truyền thống gắn bó với trại giam này. Bố cô, ông Trần Đức Hiệp đã công tác tại đây 33 năm, chồng cô cũng đang làm quản giáo tại phân trại 1. Hà kể, những ngày đầu nhận công tác, cô hồi hộp vô cùng, khi phải trực đêm đã đành, những ngày không phải trực cũng đúng giờ đấy là choàng tỉnh như một phản xạ. Buổi sáng, quản giáo phải dậy từ 4 giờ 30 phút để đi làm, 5 giờ 30 phút vào phòng giam quản lý phạm nhân tập hợp đội. 6 giờ 30 phút theo phạm nhân đi làm, 10 giờ 30 phút cho phạm nhân về trại, 13 giờ 30 phút tiếp tục xuất trại đi làm buổi chiều, 16 giờ 30 phút đưa phạm nhân về nghỉ, quản lý phạm nhân chia cơm, ăn cơm… 18 giờ chiều mới được nghỉ. Con cái đành nhờ ông bà hoặc hàng xóm trông nom, đến ca trực lại bỏ con ở nhà cả đêm để lên trại.

    Mùa gió Lào, nắng như đổ lửa. Vườn vầu mới hôm trước còn xanh tốt, sáng hôm sau đã bạc phếch, chỉ một mồi lửa là cháy bùng dữ dội. Nắng đến nỗi cây tre còn bạc huống chi da thịt con gái. Nữ quản giáo theo phạm nhân ra hiện trường lao động bịt khăn che mặt kín mít. áo cảnh phục ngắn tay dành cho mùa hè được can thêm hai ống tay làm từ ống quần cảnh phục cũ mới đủ dày để tránh nắng. Tôi hỏi trung tá Nguyễn Thị Can: “Công việc khó khăn, nguy hiểm như vậy, các chị có sợ không?”. Câu trả lời rất chắc chắn: “Đã có cả một hành lang pháp lý quanh mình, chỉ cần làm đúng thì không sợ bất cứ thứ gì”.








     
  5. deathvn Thành Viên Bạch Kim

    Đọc thấy ớn thật :beat_shot:
     
  6. bluesky2428 Thành Viên Cấp 4

    đọc moi mắt wa. thanks
     
  7. abc_gsm Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    nhà giam bi jờ gạch men đá ốp tường nữa như ks hen
     

Chia sẻ trang này