Tìm kiếm bài viết theo id

Câu chuyện về căn nhà bị yểm

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi sesusi20, 23/5/09.

ID Topic : 940526
Ngày đăng:
23/5/09 lúc 14:56
  1. sesusi20 Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    17/6/06
    Tuổi tham gia:
    17
    Bài viết:
    1,144
    Câu chuyện một căn nhà bị yểm bùa.


    Tháng Giêng năm Kỷ Sửu vừa qua tôi có dịp ra Bắc lễ, lúc nhàn rỗi trà dư tửu hậu tôi mới ngồi kể về các phép yểm bùa của thợ mộc theo phái Lỗ Ban. Đang nói đến cách dùng chữ trong yểm bùa thì có một chị nói rằng: Cách đây gần 10 năm chồng chị có mua 1 căn nhà cổ về dựng trên nền đất của gia đình để giữ đất, không hiểu sao từ khi làm xong căn nhà đó thì vợ chồng làm ăn sa sút, khuynh gia bại sản đến mức khánh kiết và hiện nay đang lâm vào tình cảnh cực kỳ khó khăn.
    Chủ trước của ngôi nhà đó cũng là người gặp đại hạn, vợ chết, lấy vợ thứ thì được ít ngày thì cô ta cũng bỏ nhà ra đi. Con cái bệnh tật. căn nhà cổ bán rẻ như cho. Tính vào thời điểm lúc đó chỉ bán được hơn 3 triệu đồng.
    Người chủ sau này vốn là anh bộ đội, thấy rẻ, thấy đẹp thì mua chứ không có nhiều kiến thức về nhà cổ.
    Tại sao nhà lại bị yểm? Câu trả lời thì hiện nay cũng giống như truyền thuyết và trở thành nhiều dị bản khác nhau. Ở đây tôi chỉ giới thiệu hai câu trả lời là hai cách hiểu thông dụng nhất.
    Chung nhất vẫn là do cánh thợ mộc làm ra. Từ xưa đã có luật mật truyền trong các Làng Nghề mộc là khi đi dựng 9 căn nhà thì đến căn thứ 10 thì phải cúng cho Tổ nghề. Cho dù nhà đó là nhà của chính bố đẻ mình. Những cánh thợ mộc có đức thì người ta làm một căn nhà mái rạ ven sông, rồi chọn ngày đốt. Làm được điều này thì chẳng có ân oán gì vì chẳng gây họa cho ai, nhưng lại tốn kém. Còn cánh thợ mộc khác phần do kinh tế eo hẹp, phần do lời thề không phản bội tổ nghệ nên họ cứ thế mà làm. Biết rằng làm điều ấy là không tốt nhưng nếu không yểm thì rất là nguy cơ. Cũng có khi chủ nhà đối đãi chẳng ra gì với họ cho nên họ mới yểm cho để báo thù.
    Truyền thuyết thứ 2 là, chủ nhà vốn là người độc ác hoặc có nợ máu với dân, thường làm những việc trái với luân thường đạo lý. Tổ sư nghề mộc hiển linh và báo mộng cho anh thợ cả để phải yểm ngôi nhà ấy.
    Cách yểm nhà thì cũng có nhiều cách. Thông thường có ba cách chính.
    Thứ nhất, thường dùng nhất là dùng mảnh chàng hoặc mảnh đục đóng găm vào 2 đầu long cốt (đòn nóc), trên 2 cái xà ngang thì viết đôi dòng chữ:

    Dòng thứ nhất viết dưới xà ngang bên trái:
    CÀN NGUYÊN HANH LỢI TRINH​

    Nguyên những chữ này nằm trong Kinh Dịch thuộc Quẻ Bát Thuần Càn là tượng trưng cho Trời thiêng liêng , đức lớn nên người Xưa muốn mượn những chữ ấy mà trừ bỏ những điều không tốt . Ngoài ra tại một số vùng quê khác ở đồng bằng bắc bộ khi xây dựng các căn nhà theo lối cổ cổ người ta vẫn đưa bốn chữ này lên . Theo khảo cứu thì năm câu này cũng có trong câu Thần Chú yên Thổ Địa Thần của Đạo Giáo.
    Người thợ cả khéo léo chạm ẩn một chữ “Khứ” nghĩa là đi. Đồng nghĩa với việc hung họa sẽ ập xuống nhà này. Đây là một cách yểm thừa tự. Hoặc trong 5 chữ đó người thợ chạm cố ý bớt nét đi – đây là cách yểm chiết tự. Hoặc dùng máu chó đẻ, chọn giờ Thìn ngày Thìn thì đồ lên các nét vẽ.
    Dòng thứ hai viết dưới xà ngang bên phải:
    KHƯƠNG THÁI CÔNG TẠI THỬ​

    Truyền thuyết kể lại, Khương Thái Công (không phải là Khương Tử Nha) có nghề đồ tể, Ông chuyên đi thăm heo, ông ta tay cầm roi chỉ vào con heo nhà nào, mà nhà đó không bán cho lão ta thì heo đó sẽ chết. Vì thế khi khắc dòng chữ này thợ chạm thế nào cũng phải đi ăn tiết canh rồi lén lấy chút huyết heo về đồ lên chữ. Nhà nào phải những dòng chữ này thì tuyệt tự, hậu duệ tan nát. Con cái đẻ ra thì ngu đần, thất học hoặc bỏ học, sự nghiệp tan rã. Chủ nhà làm ăn ngày một đi xuống.

    Đây là hình ảnh xà ngang của ngôi nhà bị yểm
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm

    Vết nứt trên xà đã được trám lại nhưng có hình cây kiếm
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 1


    ... còn tiếp....
     
  2. sesusi20 Thành Viên Cấp 4

    Còn một phương pháp yểm khác, rất ít được sử dụng vì nếu dùng phương pháp yểm này thì người thợ cả phải thật cao tay. Ngoài nghề làm mộc cho nhà thì anh ta phải giỏi cả nghề làm quan tài. Trong nhà anh ta có 1 cỗ quan tài lớn, khi muốn yểm ngôi nhà kia thì phải mặc bộ đồ khâm liệm người chết, chui vào quan tài mà luyện phép, khi luyện phép xong thì khi đến nhà cần yểm thì chỉ cần họa bùa yểm vào không trung, rồi vỗ mạnh một cái, hoàn toàn không lưu lại một dấu vết nào. Yểm bằng cách này thì cũng rất khó tìm ra, chỉ có những thầy cao tay dùng ngải ngậm vào miệng, đốt Mẫu Lệ (vỏ sò) và Hổ Tu (râu hổ) thì may lắm hình bùa vẽ mới hiện lên cột.

    Thời gian sau này, chế độ phong kiến suy thoái, trình độ thợ cả cũng không còn mấy người giỏi. Chính vì thế khi dựng nhà có bao nhiêu ngón nghề là anh ta mang ra sử dụng hết. Chính vì thế gia chủ có khi lao đao đến mấy đời.

    Cách gỡ yểm thì có nhiều cách. Thực ra gọi là gỡ thì không được chuẩn, mà là dùng phương pháp phong yểm (Phong nghĩa là gói lại) – tức là yểm ngược lại căn nhà trên, không cho bùa cũ phát tác.

    Đàn tràng tế luyện
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm



    Mâm bùa đã chuẩn bị
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 1

    Thông thường thì người mới mua nhà cũ về thì bao giờ cũng làm hẹp hơn căn nhà được mua, việc đầu tiên là cưa ngắn 2 đầu long cốt lại, sào mực cũng được chặt đi theo kích thước mới. Các chân đá cũng phải thay đổi cho nhau.
    Còn như những nhà không biết, thì biện pháp hóa giải cực kỳ khó khăn. Phải thực sự hiểu được nguyên lý của cách yểm trước đó và tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.
    Như căn nhà này thì tôi dùng 1 cái cầu bằng vải đỏ giăng từ mép hiên ngoài xuống sân. Dưới cầu dán 108 đạo bùa Lục Tự, trên cầu rải 108 con bài tổ tôm. Đoạn lập đồ cúng ngay dưới gầm cầu vải.




    Cầu chiêu binh
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 2

    Mâm phát lương
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 3

    Trong nhà thì khi vào thì tôi cho đóng kín cửa lại đốt trầm cho đặc khói, một lúc thì mở hết các cửa cho thoát hết âm khí.
    Tôi lập một đàn cúng trấn nhà ngay giữa nhà. Sau khi cúng thì bắt đầu sang thỉnh thánh luyện bùa.


    Đàn cúng thần linh
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 4
    Một ván in Lục Tự được đóng lên trên phía trước bàn thờ, bốn cây cột được dán ngược 4 đạo bùa trấn.


    Bùa Án Ma Ni Bát Minh Hồng bằng gỗ đóng giữa nhà
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 5

    Riêng đối với 2 cái câu đàu bị yểm thì dùng ấn Đức Thánh Trần dán đè lên, mặt sau ấn vẽ bùa ngược vào đó.

    Bùa Phong yểm dán trên câu đầu
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 6


    Bùa Áp Đảo dán ngược vào cột
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 7

    Đoạn tôi thắt ngang lưng 1 dải lụa đó, trán chít khăn đầu rìu, cầm kiếm Thất Tinh trèo lên nóc nhà, giăng 1 tấm lưới đánh cá, miệng đọc chú tay cầm kiếm bắt quyết trừ tà. Xong thì hô hấp Thiên Cang yểm trợ sái đậu thành binh khu trừ tà khí xuống cầu vải đỏ đã được giăng sẵn trước đó. Tức tốc nhảy xuống đất và dùng kiếm chém rách cái cầu vải, đặng không cho hung thần có đường lên nữa.



    Cầu Thỉnh Tổ áp sát hung thần
    Câu chuyện về căn nhà bị yểm - 8[/center]





    Tôi lấy các vị: Hùng Hoàng, thần sa, chu sa, quỷ kiến sầu, đinh hương,.. Chia làm 6 phần. Căn dặn chủ nhà chôn 4 góc nhà, giữa nhà và giữa cổng. Tất cả có kèm theo 1 đạo bùa.

    (sưu Tầm )
     
  3. vochongduthao Thành Viên Cấp 4

    Tớ ko hiểu cácn trấn yểm này, chưa nghe wa bao giờ
     
  4. daoshop Thành Viên Cấp 5

    Hix hình khủng quá. Đề nghị sửa lại cho vừa phải T_T
     
  5. tranduy079 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    cái nay mình tin nha ông ngoại mình cũng lổ bang đúng như bạn nói luôn ,xin học mà ông ngoại nói ác lắm giờ chết rùi thất truyền huhu
     
  6. woodenhouse Thành Viên Cấp 4

    sốc hihi... up ... hình như theo thông lệ xây 10 căn nhà thì phải có 1 căn bị yếm hix ... phải coi cái này để biết sau này còn biết đường mà tránh ... thường nhà mới xây xong chủ nhân vào ở nếu có lục đục trong nhà ... hay nảy sinh những vấn đề khi ở nhà mới thì chủ nhân nên tìm 1 thầy giỏi về coi lại coi có bị yếm không ... phải thầy giỏi nha chứ dở hơn người yếm thì tìm ko ra cũng vậy à ....
     
  7. data_com Thành Viên Cấp 5

    hay, chờ tiếp,
    Bác post hình thì nên resize lại trước, chứ bác để size lớn quá load lâu mới đọc được nên khó đọc quá.
     
  8. newbie_911 Thành Viên Vàng

    sã kinh quá gần nhà e có hàng xóm mới dọn về xây nhà khi tết vừa xong mà bị trộm cắp thăm viếng mới hum xém tý nữa là cháy to rồi,kg bít có phải là nhà thứ 10 khg nữa,hy vọng là khg phải
     
  9. edogawadragon Thành Viên Cấp 1

    thật là rùng rợn
     
  10. ca_heo Thành Viên Cấp 1

    1280 * 1024 mà còn pó tay ko đọc nổi. MÀ cho hỏi nhìn hình sao thấy mới quá zạ?
     
  11. danh12 Chuyên Bán PDA Phone

    size lớn wá nhưng củng công phu khi viếc bài này , bài này rất hay cho ta kíên thức
     

Chia sẻ trang này