Tìm kiếm bài viết theo id

Chia sẽ cách nuôi rùa.

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Alan Howard, 10/10/11.

ID Topic : 3963464
Ngày đăng:
10/10/11 lúc 13:46
  1. Alan Howard Thành Viên Cấp 2

    Tham gia ngày:
    4/7/11
    Tuổi tham gia:
    12
    Bài viết:
    495
    Tình hình là mình vừa mới mua một con rùa về nuôi. Chưa biết là đực hay cái nữa vì hok biết xem :sweat:

    Trước mình đã nuôi 2 con nhưng từ khi xây nhà không có chỗ nuôi nên đã đem cho. Đến giờ mới tìm được chỗ bán và mua nuôi tiếp Chia sẽ cách nuôi rùa.

    Mình tạo topic này để cùng ae 5giay tìm hiểu về rùa và cách nuôi chúng.

    AE 5giay có ai đang nuôi RÙA thì share hình ảnh và cách nuôi để cùng tham khảo ha. Chia sẽ cách nuôi rùa. - 1

    PS: Máy ảnh cho mượn rồi nên không post chân dung e nó lên đây được, vài ngày nữa mình post lên cho ae xem giúp RÙA e đang nuôi là loại RÙA gì luôn.

    Bài viết hay đã được ACE5s chia sẽ:
    Phương pháp nuôi rùa cạn

    Đây là giống rùa mà mình đang nuôi. ACE có ai biết cách cho nó ăn không? Sao mình để đồ ăn mà nó ko chịu ăn gì hết
    Chia sẽ cách nuôi rùa. - 2
     
  2. thammong Thành Viên Vàng

    bạn mua bao nhiêu 1 con thế?
     
  3. cauberong.vt Thành Viên Cấp 3

    rùa cạn hay nước ? nếu là rùa cạn thì thả trên cạn, rùa nước thì thả xuống nước, rùa biển thì thả xuống biển
     
  4. hongduongxz Thành Viên Cấp 2

    có rùa gì thả vào nồi ko bạn Chia sẽ cách nuôi rùa.
     
  5. phamthai4078 Thành Viên Cấp 3

    bác tính làm cái khu vườn cho con rùa đó bao nhiêu vậy,em ví dụ là cái thau giặt đồ cỡ lớn nha, bác làm miếng ván nỗi cố định nha (cho rùa lên nghĩ hoặc tắm nắng.có đường lên nha,giống lên dốc á,),nước thì thả lục bình (nhỏ hoặc to , bèo cũng ok luôn,),cho nó ăn thì mua cá,tép(tìm hiểu thêm) thái nhỏ, bỏ vào thau (ít nha, nhiều là thối lắm). rảnh làm cái nhà cho nó cho vui, bệnh hoạn thì bác tự tìm hiểu nha,(hồi nhỏ em nuôi hog có bệnh gì hết,)
    wa đây coi cho zui
    http://www.arowana.com.vn/forum/f76/phuong-phap-nuoi-rua-can-6912.html
     
  6. long12345 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    sao nhà e không cho nuôi rùa, nói xui lắm, phải năn nỉ xin xỏ làm sao đây các bác
     
  7. Alan Howard Thành Viên Cấp 2

    160k Chia sẽ cách nuôi rùa.

    Bro nói chuyện trớt quớt


    Bài viết hay quá cảm ơn bro Chia sẽ cách nuôi rùa. - 1. Cho hỏi thêm là bro có topic nào về phương pháp nuôi rùa nước luôn không??? Mình cũng chưa biết là rùa mình mua là cạn hay nước nữa. Chắc tối nay đi làm về lấy đt chụp post lên cho bro xem


    Chắc là do mê tín dị đoan của các cụ khi xưa thôi bro à
     
  8. Hơi Sợ Vợ Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    chơi nuôi rùa thịt luôn coi bộ có lý à
     
  9. yashirohitoshi Thành Viên Kim Cương

    Hồi nhỏ nhà mình cũng có nuôi con rùa, khoái nhất lúc đi hái rau muống với mua rau cho nó ăn, nuôi trong cái hồ cá kiểng cũ đã bỏ rồi.Chia sẽ cách nuôi rùa.. Trong hồ chia 2 bậc, bậc thấp để ngập nước cho nó chơi bời.:77, còn trên cao khô ráo để nó bò lên phơi nắng.Chia sẽ cách nuôi rùa. - 1.

    P/S: nuôi rùa ko sao, nhưng để chết thì có điềm xui thì phải, cái này mình nghe đồn loáng thoáng thôi.;Chia sẽ cách nuôi rùa. - 2
     
  10. 0904627527 Thành Viên Vàng


    mê tín quá, lúc trước bà cô có nuôi 1 bé rùa, có 1 cái hồ kiếng cũng rộng, có thêm mô hình hòn non bộ ở giữa hồ có cây cầu rùi thả bé rùa vào hồ, mỗi lần pé rùa chơi đều bò lên cầu nhảy xuống nước bắn tung tóe vui vãi, nhưng nuôi pé rùa mau lớn wa hồ ko chứa nổi nên bà cô đem cho lâu rùi
     
  11. phamthai4078 Thành Viên Cấp 3

    em thì ko thể phân biệt rùa cạn hay rùa nước(chưa có nuôi hoặc 1 lần thấy rùa cạn),nhưng theo cảm nhận rùa của bác là rùa nước (hay đầm lầy), rùa này ăn thực vật thủy sinh (rong,phù du),cá,tép nhỏ bị chết (rùa chứ đâu phải cá,chim cò đâu mà săn),cũng có ăn rau,cỏ (hình như diếp cá,rau muống,rau lang,....),hình như có ăn trái cây nữa. hồi đó, nhà kế bên xin 2,3 con về nuôi, cưng lắm, mua tép nấu chín nữa chứ, có lần thấy mai nó đóng rong lấy bàn chải, chải sao hog biết rùa chết ngắt (chắc dùng vũ lực hay sao á),nó đóng rong thì đem nó phơi nắng hay gỡ hoặc kì cọ bằng tay mình thui,
    p/s kinh nghiệm đi làm mấy cái ao nuôi rùa,ếch,cá,lươn thui à chứ hog phải nhà khoa học gì. bây h thì em đi học ở SG rồi.
     
  12. dtgold Thành Viên Cấp 1

    Dân nuôi rùa thường mua thịt bò về băm nhỏ cho ăn rất mau lớn. Như anh Minh nuôi một con rùa gần 8 năm, chăm toàn bằng thịt bò nên từ một con rùa to bằng 3 ngón tay, đến giờ đã to như cái mũ bảo hiểm của trẻ con, suốt ngày nằm thụt đầu thụt cổ trong góc nhà tắm, thụt đầu vào mà thịt lòi ra vì béo quá.

    rùa nuôi thường có hai loại rùa cạn và rùa nước. Rùa cạn chỉ ăn chay (rau, hoa quả) còn rùa nước thì ăn tạp, từ thịt, cá, rau quả, đến tôm tép, giun, ốc sên, dế... rùa nước chén tất. Rùa cạn nuôi chậm lớn, còn rùa nước thì lớn rất mau nếu được chăm. Rùa có loại hiền (như rùa vàng thường thấy ở Tam Đảo), loại dữ như rùa tai đỏ, rùa hộp lưng đen... lơ ngơ thò tay vào miệng nó cắn là chảy máu. Nuôi lâu, rùa quen người, quen nhà, rất nhanh nhẹn bò loanh quanh trong nhà bắt muỗi. Có người còn kỳ công dạy được rùa lúc đói biết đi vào bếp đòi ăn, mót "ị" thì ra gần miệng cống, sáng tự ra sân phơi nắng, tối vào chuồng ngủ...

    So với thú chơi các loại cá cảnh và thủy sinh khác, nuôi rùa khá bình dân và ít tốn kém. Trong khi một con cá Rồng, cá La Hán giá lên tới vài triệu đồng một con thì rùa chỉ có 10.000-60.000 đồng một con. Nhiều người còn bắt được rùa trên núi nhân những chuyến du lịch hoặc mua ở Tam Đảo, Ba Vì.... với giá cực rẻ, chỉ vài nghìn đồng/con. Hàng ngày, chỉ cần bớt chút thức ăn của người hoặc rau quả còn thừa là đủ cho rùa sống khỏe.

    Công phu nhất là xây dựng cho rùa một chỗ ở, nhưng cũng chỉ tốn chừng vài ba trăm ngàn, người nào chịu khó, khéo tay có thể tự tạo cho rùa một bể bằng xi măng hoặc bể kính, với sỏi, vài hang động cho rùa chui rúc hoặc gò cao cho rùa leo trèo, làm sao càng giống môi trường tự nhiên càng tốt. Duy cho biết vừa mua cho đàn rùa nước một bể kính giá 600.000 đồng và tự tay làm một cái hộp cho em rùa cạn... rất đơn giản mà rùa sống rất khỏe. Dù rùa là loại rất dễ nuôi nhưng nếu nuôi không đúng cách hoặc kém vệ sinh là rùa dễ bị bệnh và chết nhanh chóng.


    Nuôi rùa để tạo vận may
    Trong phong thủy, rùa là con vật mang lại may mắn và sự bảo vệ cho gia đình. Vì vậy, để thu hút tài lộc, vận may vào nhà bạn có thể nuôi rùa. Thời phong kiến Trung quốc, những gia đình giàu có, quan lại đều có ao rùa. Tại Malaysia, chúng ta có thể nhìn thấy ao rùa trong đền thờ Kek Lok Si ở đồi Penang và ở cao nguyên Genting.

    Rùa được xem là con vật linh thiêng mang lại điềm lành và có năng lực bảo vệ rất mạnh. Vì vậy bất cứ ai nuôi rùa cũng đều có thể hưởng được sự may mắn do rùa mang lại.

    Chăm sóc rùa

    Mua một cái chậu bằng gốm sứ có đường kính khoảng 20 cm. Đổ nước đến nửa chậu và đặt một hòn đá nhỏ ở giữa để rùa vừa có thể ở trong nước vừa bò lên hòn đá trên mặt nước.

    Nên thay nước ba lần một tuần. Nếu bạn sử dụng nước máy, thì nên để nước ra ngoài một thời gian, để chlorine bốc hơi hết trước khi thay nước trong chậu. Thức ăn của rùa bao gồm các loại cá nhỏ hoặc rau xanh.

    Bạn không cần thiết nuôi nhiều con rùa chỉ nên nuôi một con là được. Bởi vì số 1 là số của hướng Bắc, là hướng hợp với rùa. Do đó, về mặt phong thuỷ tốt nhất chỉ nên nuôi một con và đặt chậu ở hướng Bắc. Nếu rùa chết, bạn không cần lo lắng mà nên thay con khác. Bởi vì con rùa chết tức đã làm xong nghĩa vụ bảo vệ gia đình bạn.

    Rùa có thể nhịn ăn từ 3 đến 6 tháng và thức ăn của rùa cũng khá đơn giản gồm thịt, cá hay rau quả. Đặc biệt đối với con quy, thức ăn của nó chỉ thuần là rau quả.

    Bạn có thể thu hút thêm nhiều vận may đến với mình, bằng cách nuôi một con rùa trong nhà. Bạn nên đặt chậu rùa ớ góc hướng Bắc của ngôi nhà để hưởng được lợi ích của sự bảo vệ.

    Mấy con rùa cạn rất dễ nuôi. Mỗi ngày ăn 1 lần. Thực đơn của chúng thường là: đậu hũ, các loại trái cây như chuối, đu đủ, sapôchê, dưa hấu...; thịt xay thì 1 tuần ăn 1 lần thôi. Mỗi khi trời mưa là chúng bò loanh quanh trong sân, có vẻ thích tắm mưa(?). Hễ thấy có con giun đất là chúng nhanh nhẹn hẳn lên và ăn rất nhanh. Mặc dù rùa rất thích nhưng ko nên cho chúng ăn giun đất ---> bị tiêu chảy

    RÙA NÚI NÂU

    Mô tả

    Loài rùa to lớn này có các mảnh sừng thu gọn, kỳ lạ ở ngực trên phần yếm của nó, đứng tách biệt hẳn. Mỗi bên sườn có các vảy to có gai. Mai và các bộ phận mềm màu xám nâu đậm, đôi khi có các vệt màu vàng mờ ở chính giữa mỗi mảnh sừng trên mai. Con đực gần giống như con cái. Rùa con có các mảnh sừng ít nhô ra hơn, và các mảnh sừng ở sống lưng và cạnh rìa có thể hơi lõm vào.

    Sinh học:

    Thức ăn chủ yếu của loài có nhóm máu lạnh này là các loài thực vật, trái cây, nấm và thỉnh thoảng là thịt động vật chết thối rữa. Đẻ mỗi lần khoảng 30 trứng.

    Nơi sống và sinh thái:

    Loài này cư trú ở các rừng thường xanh nhiệt đới, chúng thích những nơi thoát nước tốt. Nơi đó nó có thể dễ tìm thức ăn

    Phân bố:

    Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh

    Thế giới: Loài này được tìm thấy ở phía Nam Thái Lan, Mã Lai, đảo Sumatra và Bomeo.




    ĐỒI MỒI

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Đầu có 2 đôi vảy trước trán. Mỏ nhọn, mai lưng được bao phủ bằng những tấm sừng, sắp xếp thành những dạng lợp ngói viền sau và viền bên của các tấm sừng không dính liền mai lưng. Có 4 đôi tấm sườn. Chân trước có 2 vuốt. Cá thể lớn nhất dài đến 90cm.

    Sinh học:

    Đồi mồi ăn chủ yếu là thực vật biển (rong tảo), có khi ăn cả cá, tôm cua. Mùa đẻ trứng từ tháng 2 - 5, mỗi lần đẻ khoảng 170 - 200 trứng, tròn, đường kính từ 38 - 41mm. Khi đẻ con mẹ bỏ lên bãi cát trên vùng triều ở ven biển hoặc hải đảo nơi vắng người hoặc các loài kẻ thù khác, dùng chân sau đào lỗ sâu khoảng 30 - 50cm, đẻ trứng xuống đó xong, con mẹ vùi cát cẩn thận rồi quay xuống biển. Trứng nhờ bức xạ mặt trời sưởi ấm và phát triển. Con non mới nở bới cát chui lên, lập tức bò ngay xuống biển, tìm nơi trú ẩn trong các hang, lỗ hoặc vách đá hay là ẩn trong các bụi cây rong tảo, chỉ khi đói mới bò ra kiếm mồi.

    Nơi sống và sinh thái:

    Sống ở biển cạnh các hải đảo, nơi có nhiều rong biển. Có thể nuôi trong các ao đầm nước mặn, có khả năng nhịn đói nhiều ngày nhưng phải thấm ướt da bằng nước mặn. Kẻ thù chủ yếu của con non là chim biển, chó, cá dữ (cá mập, cá mú...).

    Phân bố:

    Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Bà), Thanh Hóa, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Kiên Giang (Phú Quốc, Thổ Chu), Hoàng Sa, Trường Sa.

    Thế giới: Đại Tây Dương có từ bắc Mỹ đến nam Braxin, ở Ấn Độ Dương thường gặp ở Madagasca; Tây Thái Bình Dương có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Philíppin, Đông Thái Bình Dương có từ nam California đến Pêru.

    Giá trị:

    Thịt ăn ngon, vảy làm hàng mỹ nghệ (đồ trang sức qúy).

    Tình trạng:

    Trước đây có nhiều ở Cát Bà, Côn Đảo, Nha Trang, Phú Quốc, Thổ Chu, nhưng những năm gần đây số lượng đã giảm đi nhiều do bị săn bắt quá mức để làm hàng mỹ nghệ và khai thác trứng để ăn, phá hoại các bãi đẻ. Mức độ đe dọa: bậc E.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm khai thác trứng và con mẹ đẻ trứng ở các nơi dọc bờ biển, đặt biệt là Khánh Hòa, Kiên Giang (Phú Quốc), Bà Rịa - Vũng Tàu (Côn Đảo), Trường Sa và Cát Bà. Tổ chức các trại nuôi và sản xuất con giống.




    GIẢI KHỔNG LỒ

    Mô tả:

    Mai dẹp, tròn, có chiều dài lớn hơn chiều rộng chút ít. Mai con non có nhiều u nhỏ xếp xít nhau, có thể có gờ lưng rất mờ, sau đó mai trở nên nhẵn dần và gờ lưng mất đi khi trưởng thành. Rìa trước mai không có u thịt. Có 8 xương sống (đôi khi có 7), xương sống thứ nhất ngăn cách hoàn toàn đôi xương sườn thứ nhất, xương sống thứ 8 nhỏ. Có 8 đôi xương sườn, đôi thứ 8 không tiêu giảm và tiếp xúc nhau khoảng 3/4 ở đường giữa mai. Xương mai có các vết rỗ. Mai nhẵn, đồng màu xám hoặc xám hơi nâu, không có các vết sáng màu. Con non có các đốm sẫm màu trên đầu và mai. Yếm có 4-5 chai. Xương ức và xương ngực phân biệt. Xương trước yếm nhỏ và cách xa nhau. Xương đòn tạo thành góc vuông hoặc góc nhọn với đường giữa yếm. Yếm màu kem hoặc trắng nhạt.

    Sọ dẹp nhưng rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ đạt 5-6/10); xương gò má thẳng, tiếp xúc với xương đỉnh; xương mũi tròn và rất ngắn. Vòi mũi ngắn hơn so với đường kính ổ mắt. Đầu màu xám có các đốm thẫm nhỏ, cằm màu trắng đục. Chân và cổ màu xám xanh ở phía trên, màu kem ở phía dưới. Trên cổ có các gờ da nổi lên. Chân có màng bơi, có các u nhỏ hình vảy xếp dọc theo mép dưới của chi trước. Con đực nhỏ hơn con cái nhưng có đuôi dài và dầy hơn.

    Kích thước:

    Trọng lượng cơ thể đạt 30-60 kg, chiều dài mai có thể đạt tới 1000 mm,

    tiêu bản ở Cúc Phương (Ninh Bình) có LCL = 500 mm. Mẫu vật nghiên cứu: 2 mẫu sọ và 2 mẫu mai. Typ: Holotype: BMNH 1947.3.6.21 và 1947.3.6.22 (mẫu sọ), địa điểm thu mẫu chuẩn: Mallacca, tây Malaysia.

    Phân bố:

    Việt Nam: Vùng Bắc Trường Sơn: Nghệ An.

    Thế giới: Nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cambodia, Phillipine, Malaysia, Indonesia New Ghine.


    RÙA HỘP LƯNG ĐEN

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Mai phồng nhẵn. Gờ sống lưng nổi rõ. Yếm có hai mảnh cử động được, bờ sau yếm không khuyết. Mai xám đen. Yếm màu vàng nhạt, ở bờ ngoài mỗi tấm vảy bụng có một vệt đen. Chiều dài mai khoảng 20cm.

    Sinh học: Rùa hộp lưng đen ăn thực vật. Chúng đẻ 2 - 5 trứng, hình bầu dục, kích thước 40 - 46/ 30 - 34mm.

    Nơi sống và sinh thái:

    Thường sống trong các ao, đầm ruộng ngập nước. Chúng ẩn mình trong những đám lá cây mục nát.

    Phân bố:

    Việt Nam: Đắc Lắc (Đắc Phơi, Bản Đôn), Long An, Minh Hải.

    Thế giới: Mianma, Thái Lan, Campuchia, Philíppin, Malaixia, Inđônnêxia.

    Giá trị:

    Rùa hộp lưng đen có gíá trị thẩm mỹ. Thịt và trứng ngon được nhân dân ưa thích.

    Tình trạng:

    Số lượng ít do bị săn bắt liên tục. Mức độ đe dọa: bậc V.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.


    RÙA NÚI VÀNG

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chiều dài mai khoảng 27, 5cm.

    Sinh học:

    Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, đẻ 4-5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào đất.

    Nơi sống và sinh thái:

    Rùa núi vàng sồng ở trong rừng, ở những bụi cây thấp, những nơi có độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô rùa núi vàng có cá tính trú khô, chúng nằm lỳ trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.

    Phân bố:

    Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc (Lục Ngạn), Tây Ninh.

    Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia.

    Tình trạng:
    Rùa núi vàng hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều và thiếu môi trường sống thích hợp. Mức độ đe dọa: Bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm săn bắt để ăn thịt và mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.


    RÙA NÚI VIỀN


    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Mặt trên đầu có nhiều tấm sừng. Mai rùa núi vàng không phẳng như lưng rùa núi viền cũng không phồng cao như rùa núi nâu. Phía trước yếm phẳng, còn phía sau yếm lõm sâu. Chân rùa hình trụ, ngón chân không có màng da. Mai rùa núi vàng có má vàng, ở giữa mỗi tấm vảy có đốm đen. Chiều dài mai khoảng 27, 5cm.

    Sinh học:

    Rùa núi vàng ăn thực vật và quả rụng. Chúng đẻ trứng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm, đẻ 4-5 trứng, kích thước 40/50mm và có tập tính vùi trứng vào đất.

    Nơi sống và sinh thái:

    Rùa núi vàng sồng ở trong rừng, ở những bụi cây thấp, những nơi có độ cao tương đối thấp. Ở miền Nam Việt Nam, về mùa khô rùa núi vàng có cá tính trú khô, chúng nằm lỳ trong bụi và không ăn, sang mùa mưa mới ra hoạt động kiếm ăn.

    Phân bố:

    Việt Nam: Cao Bằng, Lạng Sơn (Hữu Lũng), Hà Tây, Hòa Bình, Hà Bắc (Lục Ngạn), Tây Ninh.

    Thế giới: Ấn Độ, Xrilanca, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Philíppin, Malaixia.

    Tình trạng:
    Rùa núi vàng hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều và thiếu môi trường sống thích hợp. Mức độ đe dọa: Bậc V. Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm săn bắt để ăn thịt và mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.



    RÙA HỒ GƯơM

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Mai dẹp có hình dạng thuôn gần giống hình chữ nhật. Xương sống đầu tiên ngăn cách đôi xương sườn thứ nhất. Có 7 xương sống, xương thứ bảy nhỏ tiếp xúc với đôi xương sườn thứ 6 và 7 (mẫu T91); đôi khi có xương sống thứ 8 rất nhỏ, tách biệt hẳn với xương sống thứ 7 (mẫu HN 01). Đôi xương sườn thứ 8 tiêu giảm rất nhỏ và tiếp xúc nhau gần như hoàn toàn nhưng đường tiếp xúc này nằm lệch so với đường giữa mai. Xương mai có nhiều vết rỗ tròn. Mai màu xanh nâu hoặc nâu đen (ở các mẫu khô ở Việt Nam), mẫu chuẩn đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Anh có những đốm màu vàng và nhiều chấm vàng nhỏ nằm xen giữa (đôi khi tạo thành vòng tròn bao quanh đốm lớn hoặc xếp thành các sọc). Các điểm này thường thấy rõ dọc theo phần trước của hai riềm mai. Yếm chỉ có 2 chai không phát triển ở vùng xương ức và xương ngực. Các xương trước yếm tách biệt và các xương đòn tạo thành góc vuông với đường giữa yếm. Yếm màu xám hoặc trắng đục.

    Sọ cỡ lớn, chiều cao sọ xấp xỉ chiều rộng (tỉ lệ giữa chiều cao/chiều rộng sọ 8-9/10); xương gò má hơi cong, ngăn cách với xương đỉnh bởi xương sau ổ mắt; xương mũi ngắn. Hàm dưới không có gờ ở giữa và chiều rộng của khớp nối nhỏ hơn đường kính ổ mắt. Carl và Babour (1989) mô tả xương gò má tiếp xúc với xương vảy, tuy nhiên khi phân tích các mẫu sọ HN01, IEBR-nQT85, 1 mẫu sọ không số thu tại Thanh Hoá (đang lưu giữ tại Viện Công nghệ Sinh học) thì thấy xương gò má nối với xương vảy qua xương vuông gò má; đặc điểm này cũng được Farkas và Fritz (1998) nhắc đến “xương vuông gò má tham gia tạo nên mấu ròng rọc của xương tai đối với loài R. swinhoe”. Xương gốc bướm nối với xương khẩu cái. Vòi mũi ngắn. Đầu, cổ và mặt trên của chân có màu đen hoặc nâu, phía dưới màu vàng ở các mẫu vật khô. Quan sát ảnh đầu rùa chụp ở Hồ Gươm có nhiều đốm màu vàng trên và hai bên đầu, mặt dưới cằm màu trắng đục hơi vàng. Con đực có đuôi dài và dầy, gốc đuôi sát hậu môn.

    Kích thước: Trọng lượng từ 24-175 kg, chiều dài mai (kể cả riềm da) từ 330-1100 mm, trung bình của 2 tiêu bản (HB1 và HK01) có LCL = 1030 mm. Mẫu vật nghiên cứu: 8 mẫu vật, bao gồm 2 mẫu khô, 4 mẫu xương mai, 4 mẫu sọ. Typ: Holotype: BMNH 1946.1.22.9, sọ có số hiệu BMNH 1947.3.6.13, địa điểm thu mẫu chuẩn: Thượng Hải, Trung Quốc. Mẫu tham khảo: ZMB 36437, 36438

    Nơi sống và sinh thái:

    Thường sống ở những sông hồ sâu, nước chảy yếu. Những hôm trời oi bức về mùa hè, con giải thường ngóc cổ lên khỏi mặt nước để thở. Về mùa đông con giải ở Hồ Gươm (Hà Nội) đôi khi mò lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng. Tuy con giải cỡ lớn nhưng không dữ như ba ba mà chậm chạp, không cắn người như trong những truyền thuyết.

    Phân bố:

    Việt Nam: Phú Thọ (Hạ Hoà), Hà Nội (Hồ Gươm), Hà Tây (Bằng Tạ), Hoà Bình (Lương Sơn), Thanh Hoá (Sông Mã).

    Thế giới: Nam Trung Quốc.

    Giá trị:

    Thịt ngon, ở nhiều nước Đông Nam Á giải được nhập về và sử dụng làm đặc sản ở những khách sạn.

    Tình trạng:

    Hiện còn số lượng rất ít do bị săn bắn nhiều làm thực phẩm. Mức độ đe dọa: bậc V.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.



    Rùa HỘP TRÁN VÀNG

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Rùa híp cỡ trung bình. Mai cao, gồ hẳn lên. Yếm gồm 2 mảnh cử động được, khi đầu co thụt vào trong mai thì nửa yếm phía trước khép kín lại. Khác những loài rùa khác, Rùa híp có 2 tấm vảy hậu môn của yếm gắn liền làm một. Mai có màu nâu hoặc màu hạt dẻ, chính giữa lưng có một vệt dài màu vàng mảnh, chiều dài mai khoảng 28cm.

    Sinh học:

    Thức ăn là ốc nhỏ và thực vật. Nuôi trong vườn động vật chúng thích ăn chuối chín và các loại rau. Rùa híp đẻ trứng vào tháng 6. Trước khi đẻ có tập tính bới đất để vùi trứng. Rùa híp thường đẻ 1 trứng. Một rùa nuôi ở Nghĩa Đô (Từ Liêm, Hà Nội), ngày 02/6/1974 đẻ 1 trứng hình bầu dục, kích thước 63 x 29, 5mm, nặng 33g.

    Nơi sống và sinh thái:

    Thường sống trong các bụi rậm ở rừng vùng núi và trung du nhưng ở mát và ẩm ướt ở những nơi có nhiều nước.

    Phân bố:

    Việt Nam: Yên Bái (Lục Yên), Bắc Thái (Chợ Đồn, Ba Bể), Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hòa Bình (Mai Châu, Tu Lí), Nghệ An (Đô Lương), Hà Tĩnh (Hương Khê), Thừa Thiên - Huế (Bạch Mã).

    Thế giới: Chưa có số liệu.

    Giá trị: Có gíá trị thẩm mỹ.

    Tình trạng:

    Số lượng ít do bị săn bắt liên tục. Mức độ đe dọa: bậc V.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm săn bắt, cần tổ chức nuôi.


    RÙA ĐẦU TO

    Bộ: Rùa Testudinata

    Mô tả:

    Rùa cỡ trung bình nhỏ, có đầu khá to không thụt vào trong mai. Mỏ rùa trông giống như mỏ chim vẹt. Mai rùa rất đẹp và dưới đuôi mắt ở mỗi bên đầu có một vệt vàng nhạt chạy từ mắt tới cổ. Mai màu xám, mặt bụng có màu vàng rất nhạt. Chiều dài mai khoảng 15, 0 - 18, 4cm.

    Sinh học:

    Thức ăn chủ yếu là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác và rùa đầu to đẻ 2 trứng vào mùa hè.

    Nơi sống và sinh thái:

    Sống ở ven suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối. Rùa đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm.

    Phân bố:

    Việt Nam: Lào Cai (Sapa), Bắc Thái (Định Hòa), Lạng Sơn, Quảng Trị (Đồng Tâm Vẽ), Gia Lai (Sơ Klang).

    Thế giới: nam Mianma, nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Thái Lan, bắc Lào.

    Giá trị:

    Có gíá trị thẩm mỹ. Mai và yếm còn được dùng nấu cao.

    Tình trạng:

    Số lượng ít do bị săn bắt liên tục, nhất là thời gian gần đây do việc mua bán trao đổi với nước ngoài tăng mạnh. Mức độ đe dọa: bậc R.

    Đề nghị biện pháp bảo vệ:

    Cấm tuyệt đối săn bắt, mua bán trao đổi, cần tổ chức nuôi.





    Rùa là loài bò sát hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng rất cao ở Việt Nam. Theo các chuyên gia về bò sát tính toán rằng bình quân cứ 150 cá thể rùa sinh ra thì chỉ có một cá thể sống sót đến lúc trưởng thành trong môi trường tự nhiên. Chúng ta cần phải bảo vệ chúng do vậy việc nuôi dưỡng, bắt nhốt chúng là một việc làm bất hợp phạp Một số loài rù như Rùa núi vàng, rùa baska... là loài được đưa vào sách đỏ quốc tế hoặc Cites cho nên chúng đang được Luật pháp Việt Nam bảo vê. Theo tôi bạn không nên nuôi rùa vì như vậy ít nhiều bạn đã tiếp tay trong việc tàn phá thiên nhiên hoang dã Việt Nạm
    Là thành viên của diễn đàn tôi rất mong bạn hãy bảo vệ thiên nhiên hoang dã bằng cách nói KHÔNG với việc bắt, giết, buôn bán và nuôi dưỡng trái phép ĐVHD ở Việt Nam
    Cám ơn bạn !
     
  13. Bánh Bò Thành Viên Cấp 3

    hồi đó có nuôi con rùa
    có 2 kỉ niệm đáng nhớ

    thứ nhất
    ngày đầu được bác tặng em ấy
    ngồi nhìn
    nhìn đã rồi thả vô hòn nông bộ, ba đang nuôi cá ba đuôi trong đó
    đi chơi 1 vòng về thấy cá nổi lềnh bềnh, con nào cũng bị táp lủng bụng.

    thứ hai
    một ngày đẹp trời
    lấy rau muống đút con rùa ăn
    nó không ăn, táp vô ngón tay một phát không nhả
    đến khi nó rời khỏi ngón tay thì mang theo luôn một miếng thịt kèm theo máu xịt ra
     
  14. cauberong.vt Thành Viên Cấp 3

    1 nấm mộ 50 năm vừa dc khai quật
     
  15. kecodon1990 Thành Viên Cấp 4

    hoa văn rùa của bác chủ sao giống rùa tai đỏ trước mình có nuôi thế =.=
     
  16. goldfish1906 Thành Viên Cấp 4

    hồi đó mình mua 2 con ở Nguyễn thông về nuôi . khoảng 2 tuần sau da nó bị nổi bọc trắng ... Chẳng biết sao nữa .
     
  17. changkho2544 Thành Viên Bạch Kim

    giống lúc nuôi baba, hình như bị nhiễm trùng gì đó, nuôi rùa cạn đi bạn ơi, dễ nuôi hơn nước, rùa nước phải thay nhiều mệt lắm ^_^ ( do rùa ăn thừa )
     
  18. NHÂN VẤN THIÊN Thành Viên Cấp 4

    rùa này la rùa nước
    bạn muốn cho nó ăn thì trước tiên bỏ nó vào 1 cái thau to to tý ,sau đó cho tôm , thị heo , thịt bò ,....cắt miếng nhỏ bằng ngón tay út hoặc tay trỏ dài 1 đốt tay ,tom nho thi de nguyen , tom to cắt lam 2 -3 khuc tuy kich thuoc cua rùa , sau đó bạn phải đi ra , ko dc o do quan sat nó , nếu muốn quan sat thi di ra xa va dung cu dong gi het , vì loài rùa rất nhát , à wen cái thau phai có nữa thau nước nha , noi tom lai la ban de no dung nhin thay cai gi dong day ngoai thuc an ra la no tu dong no an a !
     
  19. jack black Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Rùa của bạn là rùa nước vì chân có màng. Rùa núi thì chân sẽ có móng to và dài vì rùa dùng để di chuyển và leo bám nhiều. Rùa nuôi cũng dễ mà bạn, nếu nuôi rùa nước thì bạn nuôi trong bể, nước để tầm 1 gang tay, bạn có thể trải cát thoai thoải hoặc để 1 khay nhựa trên mặt nước để rùa có thể leo lên sưởi nắng. Thức ăn cho rùa thì tùy vào điều kiện của bạn, có thể dùng thịt bò tươi thái nhỏ hoặc tép sống thả thẳng vào bề(nếu như hay quên cho ăn, nhưng làm vậy thì thường rất tốn, rùa hay ăn sạch số tép trong bể trong thời gian rất ngắn, nếu mỗi ngày bạn cho 5-10 con thì có thể kiểm soát được số lượng), ngoài ra bạn có thể cho ăn thêm cá lóc con. Nếu là rùa cạn thì bạn có thể nuôi trong bể cạn, để thêm 1 dĩa nước. Thức ăn thì đa dạng, có thể thả cá tươi để rùa tự ăn, nhưng chỉ nên thả ít thôi, thả nhiều rùa ko ăn hết, cá chết rùa ko ăn sẽ gây thối. Có thể cho rùa ăn thêm trái cây.

    Nhà mình đang nuôi 1 con baba được 5-6 năm rồi, lúc mua bằng 2 đốt ngón tay, giờ thì được 3 tấc. Không dám cho ăn nhiều vì baba rất lớn ko đủ chỗ mà nuôi.
     
  20. canhcua5tht Thành Viên Bạch Kim


    trc có ng nhờ nuôi dùm con rùa tai đỏ vài hôm. Cái giống này nó phàm ăn như quỷ. Lúc đó thả nó trong cái hồ roài kê mấy cục gạch cho nó leo lên. CHo nó ăn thịt gà, cá... thả vào bao nhiêu nó đớp lập tức bấy nhiêu, có kiêng kể gì có người hay ko Chia sẽ cách nuôi rùa.. Mà nói chứ nuôi rùa cạn khỏe hơn nuôi rùa nước. Nghe nói phân rùa nước độc lắm, nó ị ra trong nước lình xình thấy ghê lắm, trước tính nuôi mà nghĩ tới màn thay nước này nọ cũng phê quá.
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

Tổng: 1,215 (Thành viên: 0, Khách: 1,202, Robots: 13)