Tìm kiếm bài viết theo id

Cách pha cà phê ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi CoffeeT0G0, 30/3/12.

ID Topic : 4788320
Ngày đăng:
30/3/12 lúc 00:52
  1. CoffeeT0G0 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    21/3/12
    Tuổi tham gia:
    12
    Bài viết:
    0
    Nguồn: Coffee To Go


    Cách pha cà phê ở Việt Nam

    Người Việt Nam dùng cà phê theo cách rất riêng, mỗi vùng và mỗi độ tuổi thưởng thức cà phê theo kiểu khác nhau. Gu thưởng thức cũng không theo chuẩn mực nào.
    Có người thích một cốc nâu đá pha sẵn đặc quánh ngọt lừ, có người chỉ say mê những giọt cà phê thong thả rơi từ chiếc phin cũ, lại có người thích uống cà phê đánh ực như uống một liều thuốc "tỉnh người". Nhưng phải công nhận một điều là cảm giác thư giãn nhìn người ta rót nước sôi xong ngồi chờ cà phê nở ra ngấm nước rồi chắt lọc từng giọt rơi xuống rất đặc biệt. Khoảnh khắc đó đem lại cho người ta thưởng thức một khoảng không gian riêng. Thời gian như được kéo giãn ra nhiều lần. Người Việt uống cà phê buổi sớm, buổi trưa, buổi tối, khi buồn, khi suy tư, khi stress công việc hay chỉ vì thói quen không thể bỏ.
    Cà phê phin xuất hiện ở mọi ngóc ngách trên từng con phố, từ chỗ thật bình dân sát góc tường ngồi xổm cho đến những quán cửa kính sành điệu với những nhân viên phục vụ trong bộ đồng phục rất "pro" và người uống phải trả giá gấp 5-7 lần để uống một phin cà phê quen thuộc. Người đàn ông trong văn chương gọi cà phê là hiện thân của sự khát khao. Họ ngồi chờ cà phê rơi từng giọt như đếm phút chờ người yêu, nhâm nhi từng ngụm nhỏ như trải nghiệm từng khoảnh khắc đắng chát ngọt bùi của cuộc đời.
    Bỗng chốc bừng tỉnh thoát khỏi mùi thơm mê hoặc của thứ thức uống dịu kì đó bởi những tiếng lách cách leng keng của muỗng, của ly. Một tách cà phê phê phin hiện diện cho sự sảng khoái thư giãn, đồng thời là cái thèm khát thú an nhàn hiếm hoi trong đời sống thị thành. Tuýp phụ nữ cá tính mạnh hay nhiệt huyết với công việc thường tìm đến những giải pháp tương đối an toàn để giảm Stress. Thay cho trà đặc và thuốc lá có thể làm vàng răng và khô cuống họng, cà phê vừa dễ uống lại an toàn hơn. Những cô gái rock thường thích cà phê đá không đường. Với họ cà phê là thức uống mạnh mẽ, cá tính đa, kết hợp và cho họ những hưng phấn, bốc đồng ở mức độ có thể kiểm soát được...

    Phin có nguồn gốc là filtre trong tiếng Pháp, hay filter trong tiếng Anh. Trong khi trước đây, phin thường được làm bằng nhôm, thì ngày nay, các loại phin nhôm dần được thay thế bằng các loại phin inox, nhìn sạch sẽ hơn và có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm pha chế thì phin nhôm vẫn cho ra nước cà phê thơm ngon hơn. Và đặc biệt với xu thế phát triển năng động của cuộc sống, anh Đào Thanh Tùng đã sáng tạo ra phin bằng giấy, chỉ có thể sử dụng một lần, hay còn gọi là "ly cà phê phin tiện dụng". Ngoài ra còn có một loại phin bằng sứ cao cấp của Bát Tràng.

    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 1 Cách pha cà phê ở Việt Nam - 2
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 3 Cách pha cà phê ở Việt Nam - 4

    Cách pha : có nhiều bí quyết pha cà phê phin khác nhau. Ở đây, Coffee To Go xin được chia sẻ cách pha của bartender lão làng Vương Nghĩa.
    Bước chuẩn bị: Rửa sạch phin, tráng phin bằng nước nóng.
    Bước 1: cho 3 muỗng cà phê bột cà phê xay vào phin loại 1, nêm hơi chặt cà phê, đặt miếng chặn lên trên;
    Bước 2: cho thêm 1 muỗng cà phê bột cà phê xay lên trên miếng chặn; rồi chế nước sôi vừa đủ ngấm đều cà phê trong phin, đợi khoảng 3 phút; làm như vậy cà phê sẽ nở ra và quá trình nhỏ giọt lúc cho nước sôi sẽ chậm hơn, cà phê sẽ đặc hơn.
    Bước 3: chế nước sôi già (nước sôi nhưng vẫn giữ lửa khoảng 3 phút) vào khoảng 8 phần phin;
    Bước 4: đậy nắp phin và hứng cà phê rỉ ra từ dưới phin.

    • Cà phê đen nóng pha cà phê bằng phin, có hoặc không thêm đường tùy sở thích.
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 5


    • Cà phê đá như cà phê nóng, nhưng cà phê pha đặc (nhiều bột cà phê), rồi thêm đá lạnh, có người thích bỏ đường, có người không, tùy "gu". Khi pha cà phê đá, chúng ta có thể đánh cà phê cho nổi bọt trước khi rót vào ly đá, những bọt khí này sẽ bốc hơi mang theo mùi cà phê ngây ngất, làm tăng thêm phần quyến rũ cho ly cà phê của bạn.
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 6


    • Cà phê sữa nóng dưới đáy ly/cốc có để sẵn sữa đặc (nhiều ít tùy ý), cà phê nóng rơi xuống từ phin, quấy đều. Còn một cách khác là pha cà phê trước, rồi cho sữa đặc vào từ từ sau đó. Tuy nhiên, cà phê và sữa thường bị nguội vì đợi lâu trong khi lọc. Để khắc phục khuyết điểm này, chúng ta có thể đặt ly cà phê trong một chén nước nóng, nhiệt trong chén nước sẽ giúp ly cà phê của bạn vãn còn nóng sau khi pha. Theo thói quen, cà phê nóng và cà phê sữa nóng thường uống vào buổi sáng sớm trong/trước bữa ăn sáng. Nhiều người uống cà phê nóng/cà phê sữa nóng mà không cần ăn sáng.
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 7


    • Cà phê sữa đá như cà phê sữa nóng, nhưng pha thật đặc (nhiều cà phê, nhiều sữa), rồi cho thêm đá lạnh, quấy đều. Bí quyết ở đây là sau khi pha, rót thêm 1 ít cà phê lên bề mặt sẽ làm cho ly cà phê sữa đá thêm thơm mùi cà phê.
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 8


    • Bạc xỉu "nguyên thủy" chính là café sữa pha theo kiểu người Hoa, ít café nhiều sữa. Cách pha như cà phê sữa, nhưng lượng sữa nhiều hơn, và ít cà phê hơn, thích hợp cho nữ giới; có thể thay sữa đặc bằng sữa tươi. Có hai loại, bạc xỉu nóng và bạc xỉu đá.
    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 9 Cách pha cà phê ở Việt Nam - 10


    • Cà phê trứng - có hai loại
    - Đập một quả trứng sống vào một tách cà phê nóng, thêm đường, có hoặc không có sữa;
    - Lòng đỏ trứng được đánh bông thành kem, phía dưới có một lượng nhỏ cà phê đen.

    Cách pha cà phê ở Việt Nam - 11



    Key: Coffee To Go, Coffee Take Away, Cà phê mang đi, ở đâu
    Nguồn: http://www.facebook.com/pages/Coffee-To-Go/233067216792698
     

Chia sẻ trang này