Trang chủ / Cách trồng rau / Cơ sở vật chất kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn -Phần 2

Cơ sở vật chất kỹ thuật trồng rau sạch, an toàn -Phần 2

Cẩm nang trồng rau sạch an toàn (phần 4)

Áp dụng đúng phương pháp trồng rau sạch sẽ làm rau của quả đạt chất lượng và bảo vệ sức khỏe người dùng
Áp dụng đúng phương pháp trồng rau sạch sẽ làm rau của quả đạt chất lượng và bảo vệ sức khỏe người dùng

Giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là nguyên liệu sản xuất quan trọng trong việc trồng rau sạch. Đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được thời điểm gieo trồng, để chủ động tạo sản phẩm đáp ứng tốt kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay tất cả các loại rau sạch đều sử dụng hạt giống F1 hoặc giống OP do các công ty trong nước sản xuất hoặc nhập từ nước ngoài. Tại thành phố có rất nhiều công ty cung cấp hạt giống có chất lượng cao. Tuy nhiên, cần phải chú ý các yếu tố sau đây:

– Chất lượng hạt giống được quyết định bởi: tỷ lệ nảy mầm phải trên 90%, độ sạch phải trên 98%, ẩm độ hạt nhỏ hơn 10%, không có hiện tượng bị sâu mọt.

– Có rất nhiều loại hạt giống rau sạch. Tuy vậy, có những giống chỉ phù hợp gieo trồng trong mùa mưa, có giống phù hợp gieo trồng trong mùa nắng. Do vậy, cần nắm bắt các thông tin về giống thật chính xác để quyết định chọn lựa giống phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết khí hậu, phù hợp với thị hiếu của thành phố.

– Số lượng hạt giống cũng là một yếu tố quan trọng để thực hiện kế hoạch trồng rau sạch. Trong mùa nắng lượng hạt giống trên một đơn vị diện tích ít hơn khi gieo trồng rau sạch trong mùa mưa. Do yếu tố ngoại cảnh tác động, cần tính toán hạt giống dự phòng.

4. Chuẩn bị phân bón:

Rau là loại cây ngắn ngày nhưng cho khối lượng sản phẩm khá lớn. Do vậy, muốn trồng rau sạch ra một sản lượng lớn nên chuẩn bị  rau trồng một lượng dinh dưỡng tương ứng từ đất.

Trong trồng rau sạch, phân hữu cơ chiếm một vai trò rất quan trọng. Ngoài việc chúng cung cấp các chất dinh dưỡng đa lượng NPK cho cây phân hữu cơ, phân hữu cơ còn là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng mà chúng không thể thiếu trong quá trình phát triển và tạo năng suất như Bo, Mangan, Kẽm, Molipden…Phân hữu cơ còn một vai trò rất quan trọng khác là làm đất tơi xốp đất, tăng độ mùn, góp phần cải tạo đất, giữ ẩm cho đất trong mùa khô. Khi gia tăng hàm lượng mùn chúng kết hợp với các loại phân hoá học khi bón vào đất, chống làm trôi phân, tăng hiệu suất sử dụng của phân.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh rất tốt để sử dụng cho rau. Đặc biệt, có những loại phân hữu cơ vi sinh có chứa các loại vi sinh vật đối kháng khi bón vào đất chúng sẽ phát triển hạn chế sự phát triển của các loại vi sinh vật gây bệnh cho cây.

Khi sử dụng phân hữu cơ để bón cho trồng rau sạch cần bón đúng cách mới phát huy tác dụng, và nên dùng loại phân đã được ủ hoai, bón lót chôn vào trong đất.

Phân hoá học: là các loại phân cung cấp các nguyên tố đa lượng cho cây chủ yếu phân NPK. Có loại phân đơn chỉ chứa một chất như Urê chứa đạm, KCl chỉ chứa kali, Super lân chỉ chứa lân… Có những loại phân hỗn hợp được phối chế chứa từ 2 chất trở lên như phân DAP, NPK…

Hiện nay, có nhiều loại phân bón sinh học rất tốt cho qui trình trồng rau sạch như WEGH, NEP 26 đã được khuyến cáo sử dụng cho rau.

Chuẩn bị phân bón để trồng rau sạch cần lưu ý các vấn đề sau:

– Đủ lượng, đúng loại

– Phân hữu cơ phải được ủ hoai mục trước khi sử dụng.

– Bón vào đất đúng cách, đúng thời điểm, đúng lượng, đúng loại.

– Tính toán lượng và loại phân bón đảm bảo có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Còn tiếp…..

Nguồn : Cẩm nang trồng rau ăn quả an toàn – TS. Trần Viết Mỹ

Xem thêm

Dùng trứng gà làm phân bón sau 3 ngày cây lớn nhanh thần tốc, hoa nở rộ kín vườn

Đối với nhiều người thích trồng cây thì bón phân cho cây quả là một …

Ứng dụng axit humic và rong tảo để sản xuất hoạt chất kích thích sinh học

Ngày nay, các loại hoạt chất kích thích sinh học được sử dụng ngày càng …