Tìm kiếm bài viết theo id

[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!!

Thảo luận trong 'Thời Trang - Mỹ Phẩm' bắt đầu bởi hoangyen2106, 2/8/13.

ID Topic : 6859935
Ngày đăng:
2/8/13 lúc 14:56
  1. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Tham gia ngày:
    14/7/13
    Tuổi tham gia:
    10
    Bài viết:
    691
    --------------o0o------------o0o------------o0o--------------
    Strawberries_Shop
    http://BanhAnDamChoBe.Net

    BỘT ĂN DẶM - BÁNH ĂN DẶM - KẸO VITAMINS
    THỰC PHẨM DINH DƯỠNG CHO BÉ
    THỰC PHẨM CHỨC NĂNG - THUỐC GIẢM CÂN
    MỸ PHẨM - NƯỚC HOA - ĐỒ DÙNG CHO MẸ VÀ BÉ


    100% SẢN PHẨM LÀ HÀNG CHÍNH HÃNG ĐƯỢC NHẬP TỪ USA
    Chất Lượng - Uy Tín - Tận Tình - Giá tốt
    THANH TOÁN TRỰC TIẾP KHI NHẬN HÀNG
    (Áp dụng toàn quốc)

    BÁNH ĂN DẶM CÁC LOẠI
    Bánh Tan Hình Sao Gerber => 65.000/Hộp - 190.000/Combo 3 Hộp

    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 6 mùi vị : Chuối - Dâu Táo - Đào - Việt Quất - Khoai Lang - Vani

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!!

    Bánh Tan Hình Trái Tim Parent's Choice => 65.000/Hộp - 190.000/Combo 3
    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 6 mùi vị : Chuối - Dâu Táo - Đào Xoài - Việt Quất - Sữa Chua Dâu - Sữa Chua Vani


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 1
    Bánh Ăn Dặm Organic Plum => 85.000/Hộp
    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 5 mùi vị : Khoai Lang Tím + Việt Quất , Dâu + Củ Dền - Táo + Rau Củ - Đào + Khoai Lang - Xoài + Khoai Lang

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 2

    Bánh Ăn Dặm Organic Happy => 90.000/Hộp
    + Trọng lượng tịnh : 60gr
    + Có 5 mùi vị : Chuối - Táo - Dâu - Khoai Lang - Việt Quất + Carot


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 3

    Bánh Tan Hình Khúc Gerber => 65.000/Hộp KM 190.000/Combo 3 Hộp
    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 6 mùi vị : Phomai, Cà Chua, Rau củ, Táo - khoai lang,Ranch, Quế.


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 4
    Bánh tan hình khúc Parent's Choice => 65.000/Hộp KM 190.000/Combo 3 Hộp
    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 2 mùi vị để chọn lựa : phomai, rau củ,phomai+rau bina

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 5
    Bánh tan hình vòng tròn Gerber => 65.000/Hủ
    KM 190.000/Combo 3 Hộp

    + Trọng lượng tịnh : 42gr
    + Có 3 mùi vị : táo, chuối, mạch nha


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 6

    Bánh sữa chua khô Gerber => 75.000/Gói KM 215.000/Combo 3 Gói
    + Trọng lượng tịnh : 28gr
    + Cho bé từ 6 tháng trở lên
    + Có 3 mùi vị để chọn lựa : dâu, trái cây, đào

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 7
    Bánh sữa chua khô Parent's Choice => 75.000/Gói KM 215.000/Combo 3 Gói
    + Trọng lượng tịnh : 28gr
    + Cho bé từ 8 tháng trở lên

    + Có 5 mùi vị : dâu, mix berries,cam, chuoi, cherry

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 8

    Bánh Quy Tập Nhai Gerber Cho Bé 1 tuổi trở lên => 85.000 - 90.000/Hộp
    Các chuyên gia tại GERBER đã cho ra dòng sản phẩm chất lượng, là sự lựa chọn tốt nhất cho bữa ăn, đồ uống, đồ ăn nhẹ với nhu cầu phát triển và dinh dưỡng ở từng giai đoạn đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên.
    Gerber Graduates bổ sung dưỡng chất và dinh dưỡng cho trẻ
    Tốt cho trí nhớ,Tốt cho sức khỏe,Bổ sung Canxi cho xương và răng.Cung cấp Vitamin E và kẽmCác bà mẹ sẽ yên tâm vì bánh không có hương vị nhân tạo, không màu sắc hoặc chất ngọt.


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 9[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 10[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 11
    BỘT ĂN DẶM CÁC LOẠI
    Bột Ăn Dặm Gerber Gạo - Yến Mạch - Ngũ Cốc - Lúa Mì => 105.000/Hộp

    Bột ăn Dặm Gerber Mixed Trái Cây => 115.000/Hộp
    Bột Ăn Dặm Gerber Gạo DHA => 125.000/Hộp
    Bột Ăn Dặm Gerber Organic Yến Mạch / Gạo Lức => 125.000/Hộp

    Bột ăn dặm Gerber vị lạt hoặc ngọt nhẹ, dùng để khuấy với nước ấm / sữa công thức / sữa mẹ / nước xương / nước hoa quả....
    Độ tuổi sử dụng: từ 4 tháng
    Thành phần: 100% tinh bột, bột gạo, Vitamin A,C, E, Kẽm, Sắt, canxi, chất dinh dưỡng khác.
    Trọng lượng tịnh : 227gr, hộp nhựa


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 12
    Bột Ăn Dặm Tổng Hợp Gerber : 95.000/hộp
    + Trọng lượng tịnh : 120gr - gồm 8 gói nhỏ - 15g/gói
    + Hộp gồm 4 mùi vị trái cây hỗn hợp.Thích hợp cho bé mới băt đầu ăn dặm
    .Tiện mang theo khi cho bé đi ra ngoài.


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 13
    Thức ăn mặn nghiền /Trái cây tươi nghiền Gerber => 65.000/Block
    Gerber Nutritious Dinner thức ăn tươi nghiền nguyên chất từ thịt bò, gà, mì ống và rau củ quả là nguồn cung cấp Vitamin C, calcium, sắt, vitamin E, vitamin B6, vitamin B12, kẽm và khoáng chất cần thiết cho bé.
    - Được đóng hộp an toàn, không chứa đường, muối, tinh bột, gia vị nhân tạo, chất bảo quản và màu thực phẩm.
    - Trọng lượng: 198gr/ blocks, được đóng gói thành 2 hộp nhỏ mỗi hộp 99gr.

    - Có rất nhiều hỗn hợp để chọn lựa : thịt gà –mì ý, mì ý-phomai-rau củt,thịt gà-gạo,thịt gà-rau cu,dâu-chuối-táo,táo,chuối..

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 14

    Thức ăn mặn nghiền /Trái cây tươi nghiền Gerber 170gr => 58.000/Lọ

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 15
    Phô mai xịt Easy Cheese 226g => 170.000/Ống
    _Công dụng: Phô mai dạng xịt cao cấp dễ sử dụng, vị thơm béo, dẻo ngậy góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho nhiều món ăn. Cung cấp vitamin A, chất béo, protein, canxi và nhiều chất dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn của bạn.
    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 16
    *Easy Cheese _ American : phomai với hương vị đặc trưng của Mỹ
    *Easy Cheese _ Cheddar & Bacon : phomai với hương vị thịt xông khói
    *Easy Cheese _ Sharp Cheddar : phomai dùng với các món ăn
    *Easy Cheese _ Cheddar : phomai dùng với bánh quy giòn, bánh mì, sandwich....

    KẸO GUMMY VITES COMPLETE 275V => 400.000/Hộp
    Gummy Vites là sản phẩm cung cấp các Vitamin A,C,D,B6,B12 .. và khoáng chất Folate, Biotin, Iot, Kẽm... cho trẻ.Gummy Vites được đóng dưới dạng hộp, gồm nhiều hình các chú gấu nhỏ xinh xắn, mềm, dẻo, dai với rất nhiều hương vị hoa quả hấp dẫn. Điều đó vừa giúp cung cấp các Vitamin và khoáng chất cho trẻ, vừa giúp trẻ tự giác trong việc sử dụng hàng ngày mà không cần có sự ép buộc từ người lớn.

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 17
    THUỐC BỔ NHỎ GIỌT ENFAMIL
    1ml mỗi ngày cung cấp 9 loại vitamins với hương vị trái cây. Không chứa đường lactose, gluten, chất tạo ngọt và đường.
    Dung tích: 50ml, có ống nhỏ giọt kèm theo

    Hướng dẫn sử dụng:
    Một 1ml cho bé – không tính theo cân nặng, Tất cả những trường hợp sử dụng nhiều hơn 1ml thì phải có sự chỉ định cuả bác sĩ nhi.
    Xem chi tiết SP tại đây

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 18
    Enfamil Tri-Vi-Sol Vitamin A,C,D : 295.000/hộp
    Enfamil® Tri-Vi-Sol® Multivitamin Drops cung cấp các vitamin A, C, D , Sắt và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé từ sơ sinh đến 4 tuổi, đặc biệt hỗ trợ các bé sơ sinh tổng hợp các vitamin cần thiết.
    Sản phẩm bổ sung hàm lượng Sắt rất cần thiết cho sự phát triển của bé, giúp bổ máu, hồng hào, bù đắp thành phần thiếu hụt qua những bữa ăn của bé. Vitamin A, C, D quan trọng hỗ trợ cho sự tăng trưởng và phát triển hệ thống miễn dịch
    Enfamil Poly-Vi-Sol (có sắt/không sắt): 295.000/hộp
    Đặc biệt đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là sản phẩm bổ sung vitamin lý tưởng cho trẻ khi chuyển sang ăn dặm, đang trong giai đoạn phát triển nhanh hoặc biếng ăn. Poly-Vi-Sol bổ sung Vitamin D theo khuyến nghị của American Academy of Pediatrics đối với trẻ nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ và trẻ nhỏ uống ít hơn 500 ml sữa một ngày.
    Enfamil D-Vi-Sol Vitamin D : 295.000/hộp

    Enfamil® D-Vi-Sol® Multivitamin Drops, ngoài việc cung cấp vitamin D , còn có các khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé từ sơ sinh đến 4 tuổi, đặc biệt hỗ trợ các bé sơ sinh cần bổ sung vitamin D

    Bánh Ngũ Cốc Fruit Rings Kroger (345g) => 150.000/Hộp

    Đươc làm từ ngũ cốc nguyên hạt, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, VITAMIN, CANXI, Khoán chất.
    Không chứa chất béo, chất bảo quản, cholesterol
    + Trọng lượng tịnh : 345gr
    + Cho bé từ 08 tháng trở lên

    + Bánh ngũ cốc ăn với sữa tươi hoặc có thể ăn không.

    Bánh Ngũ Cốc Fruit Rings Golden Foods 198g => 105.000/Hộp

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 19[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 20


    Yến Mạch Lon 510gr các loại => 105.000 - 110.000/Lon

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 21 [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 22[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 23
    Hạt Óc Chó Kirkland Gói 1.36Kg => 670.000/Gói
    Quả Óc Chó Xấy Khô – Kirkland Walnuts được gọi là siêu thực phẩm từ thiên nhiên, “vua sức khoẻ” trong các loại thực phẩm.
    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 24


    Hạt Chia Seed Black Nuvita 907g =>520.000/gói
    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 25

    Nam Việt Quất Sấy Khô (Cranberries) Ocean Spray 1,36kg => 380.000/Gói
    Có 2 loại : Original và Hương Lựu


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 26[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 27


    Việt Quất - Cherries Sấy Khô Kirkland 567g => 330.000/Gói

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 28[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 29

    Nước ép trái cây All Nature Snapple =>65.000/chai
    Nước ép trái cây Snapple sự pha trộn độc đáo dư vị thanh tao lá trà xanh đen hòa quyện với vị ngọt ngào nước ép nguyên chất từ hoa quả tươi ngon mang đến hương vị thơm ngon đầy ấn tượng.
    Xuất xứ: Snapple Beverage corp., USA
    Quy cách: Chai 473ml


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 30

    Mật Ong Kirkland Honey Bear 680gr => 195.000/chai - 570.000/3 chai

    TP: 100% mật ong nguyên chất.
    Dung tích: 680g
    Thương hiệu: Kirkland
    Xuất xứ: 100% .U.S. Grade A Product Of Brazil

    (Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi)
    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 31
    Công dụng:
    - Mật ong hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại .
    - Xử lý vết thương: Bôi mật ong vào chỗ đau, có thể giảm đau, chống nhiễm trùng, giúp vết thương mau lành
    - Mát phổi, chống ho: Ngậm một muỗng mật ong vào miệng, nuốt từ cho mật ong thấm vào cổ họng. Do mật ong làm mát phổi và có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh ho
    - Khả năng miễn dịch: Mỗi ngày pha 2 thìa mật ong và 1/4 thìa nước chanh tươi vào cốc nước, mỗi ngày uống 3 - 4 cốc có thể tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tập cho cơ thể


    BÁNH QUY NABISCO CÁC LOẠI => 45.000/Ly
    Bánh quy dành cho trẻ em của Mỹ có dạng tròn với nhân bơ đậu phộng ở giữa, thơm ngon và bổ dưỡng, đầy đủ vitamin và khoáng chất, không chất hóa học, không chất bảo quản nên bố mẹ hoàn toàn yên tâm chọn lựa nhé.
    _Thích hợp cho bé từ 12 tháng trở lên.
    * Có nhiều loại : Bánh Oreo vị Chocolate, Bánh Quy Đậu Phộng Nutter Butter , Bánh Quy Hạt Socola Chip Ahoy, Bánh Quy Phomai Ritz, Bánh Gấu Teddy Mật Ong...

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 32
    Bánh Khoai Tây Lay's Stax => 60.000/Hộp
    +Trọng lượng: 163g
    +Hiện Shop có 4 vị: khoai tây,phomai,barbecue,vị hành.

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 33
    KẸO TRÁI CÂY KELLOGG'S HÌNH DISNEY => 120.000/Hộp
    +Trọng lượng tịnh : 226gr - gồm 10 gói
    Kẹo được làm từ 100% nước ép trái cây tươi nguyên chấtCung cấp 100% vitanmin C hoàn hảo, 80 calo năng lượng.
    Kẹo được làm từ những hình dáng các nhân vật trong bộ phim hoạt hình nỗi tiếng của hãng hoạt hình Disney tạo cho bé cảm giác thích thú.

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 34
    Kẹo Dẻo Trái Cây Dạng Cuộn Foot 42 Gói => 450.000/hộp
    Là loại kẹo dẻo với mùi thơm của trái cây , vị chua chua , ngọt ngọt rất dễ ăn và dễ bị ghiền.
    Trong 1 pack là 1 cuộn kẹo dạng hình băng keo , người ăn sẽ kéo ra và xé , cảm giác rất thú vi.
    Kẹo cung cấp nguồn vitamin C dồi dào.100% được làm từ nước ép trái cây..nên hương vị rất tự nhiên và chứa lượng đường rất thấp.

    Trọng lượng: 21gr /gói x 42 gói


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 35
    KẸO DẺO TRÁI CÂY TWIZZLERS => 150.000/gói
    + Trọng lượng tịnh : 391gr
    + Kẹo dạng que xoắn ,sắc màu cầu vòng khiến bé thích thú khi ăn
    + Gồm nhiều mùi vị thơm ngon : dâu,cam,nho,dưa hấu, dâu tằm...
    + Nhập khẩu từ Mỹ
    Mách nhỏ : Cắt que kẹo từng khúc rồi cho vào lọ thủy tinh..sẽ vừa đẹp mắt lại bảo quản tốt hơn.


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 36

    Socola Các Loại Gói FunSize
    150.000/Gói
    Shop có gói nhỏ 113g giá => 55.000/gói

    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 37[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 38[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 39
    Chocolate Hershey Kisses Milk Chocolate Các Loại => 150.000/Gói
    Có 3 loại : Milk Chocolate - Milk Chocolate nhân hạt dẻ - Milk Chocolate nhân bạc hà
    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 40[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 41[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 42
    Socola Bọc Hạnh Nhân Kirkland Almonds 1.36kg
    Socola Bọc Nho Khô Kirkland Raisins1.53kg
    480.000/Hộp


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 43[Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 44


    LICK VÀO ĐÂY ĐỂ XEM THÊM CHOCOLATE - THỰC PHẨM SẤY KHÔ - THỨC UỐNG CHO MÙA LỄ TẾT


    KẸO TRỊ HO HALLS => 60.000/GÓI

    Kẹo ngậm trị ho Halls - Thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ
    ♦ Công thức cải tiến với Advanced Vapor Action ® formula♦ Chấm dứt các cơn ho, giúp làm dịu cổ họng và thông mũi♦ Sử dụng được cho bệnh nhân tiểu đường
    Kẹo trị đau họng Halls có tác dụng chữa ho do cảm lạnh, ho do bị kích ứng hoặc viêm họng, làm dịu sự khô rát của cổ họng với chiết xuất chanh và mật ong tươi mát, mang đến cảm giác sảng khoái, êm dịu cho người sử dụng. Kẹo hoàn toàn không đường nên thích hợp cho cả những người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường. Quy cách đóng gói : 30 viên/gói
    Cách dùng:Người lớn và trẻ trên 5 tuổi ngậm 1 viên/lần. Lặp lại sau 2 giờ khi cần thiết. Trẻ dưới 5 tuổi theo sự hướng dẫn của BS.


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 45
    SINGUM TRIDENT CÁC LOẠI => 25.000/PHONG 280.000/HỘP 14 PHONG
    Kẹo rất mềm, thơm ngon với nhiều hương vị độc đáo. Thêm vào đó là thiết kế nhỏ gọn, lịch sự có thể làm quà biếu tặng vô cùng ý nghĩa!!! Vị ngọt của kẹo hoàn toàn được làm từ xylitol, không hề có đường nên không tạo ra axit gây chua miệng, lại góp phần làm sạch răng miệng, kẹo được khuyên dùng để cai thuốc lá nữa.
    + Hộp gòm 14 phong - 18 tép nhỏ trong 1 phong
    + Nhiều mùi vị : quế - bạc hà - cam và kiwi - chanh và dâu - loại chuyên dụng thổi ...


    [Strawberries_Shop]Bánh Ăn Dặm,Bột Ăn Dặm,Kẹo Gummy,Vitamins Cho Bé.Giá Rất Tốt!! - 46

    Và còn rất nhiều sản phẩm khác - KH vui lòng xem
    http://www.banhandamchobe.net

    1. Giao hàng tại TP.HCM:

    Khách hành thanh toán trực tiếp khi nhận hàng


    Shop Freeship cho Đơn Hàng > 500.000 , Đơn Hàng < 500.000, phí ship => 10.000/ĐH - 20.000/ĐH

    2. Giao hàng Toàn Quốc :

    Khách hành thanh toán trực tiếp khi nhận hàng hoặc chuyển khoản trước theo thông tin :

    *Tên TK : VŨ THIÊN CHƯƠNG
    *STK : 93138169 - NH ACB - CN Phan Đăng Lưu - HCM
    *STK : 0071002115424 - NH VCB - HCM

    Shop
    Freeship cho Đơn Hàng > 1.500.000 , Đơn Hàng < 1.500.000, phí ship thỏa thuận


    Thời gian giao hàng từ 2 - 5 ngày từ khi ĐH được xác nhận

    Thông tin liên hệ

    MS.YẾN
    0913.96.30.37
    (DĐ/Viber)

    Email : yeninchristvn@yahoo.com
    YH! : yeninchristvn

    http://www.banhandamchobe.net
    www.facebook.com/shopbanhandam

    Chân thành cảm ơn khách hàng!


     
    Chỉnh sửa cuối: 9/9/15
  2. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1 tháng đến 6 tháng tuổi

    Ở lứa tuổi này, cho bé bú mẹ hoàn toàn cả ngày lẫn đêm, bú theo nhu cầu của trẻ, không nên ăn uống bất cứ loại thức ăn nào khác ngoài sữa mẹ. Mẹ hãy cho trẻ bú ngay trong giờ đầu sau khi sinh để bé bú được dòng sữa non. Sữa non có màu vàng nhạt, đặc sánh. Thành phần sữa non ngoài chất dinh dưỡng có nhiều kháng thể (IgA), các tế bào bạch cầu có tác dụng bảo vệ cơ thể trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng.
    Trường hợp mẹ không có sữa, hoặc ít sữa trẻ cần được nuôi bằng các loại sữa công thức, dinh dưỡng công thức có thành phần giống sữa mẹ nhất hoặc sữa đậu nành.
    Những dấu hiệu chứng tỏ mẹ đủ sữa: trẻ không quấy khóc, trong tháng đầu tiên trẻ bú xong là ngủ, đi tiểu nhiều lần /ngày (10-12 lần/ngày). Cân nặng tăng trong khoảng thời gian này là 700-800g/tháng.
     
  3. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi

    Trong 4-6 tháng đầu tiên, bé chỉ bú sữa. Nhưng trong 6 tháng tiếp theo, bé bắt đầu ăn dặm và đến khi 1 tuổi bé đã ăn được hầu hết các thức ăn như người lớn. Sự chuyển tiếp này là một vấn đề lớn vì cả mẹ và bé cần làm quen dần với khái niệm “bữa ăn gia đình”. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần cho trẻ ăn dặm từng bước để trẻ có thời gian làm quen với thức ăn mới, và bạn cần nhớ rằng sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho trẻ. Bạn nên tiếp tục cho trẻ bú mẹ và dùng bổ sung thêm sữa công thức phù hợp với độ tuổi của trẻ.

    Sữa vẫn là nguồn thức ăn quan trọng nhất cho trẻ nhỏ, sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và phù hợp với nhu cầu của bé. Bé cần bao nhiêu sữa mỗi ngày? Khi được 6 tháng tuổi, bé uống khoảng 1.000 ml sữa mỗi ngày. Bạn bắt đầu tập cho bé ăn dặm, chậm chậm từng chút một, bạn sẽ tăng dần lượng bột ăn dặm và giảm dần lượng sữa cho bé. Ở giai đoạn từ 6-12 tháng tuổi bé cần uống khoảng 750 ml sữa mỗi ngày.

    Lần đầu tiên bé nếm hương vị thức ăn thật sự. Học ăn là cả một nghệ thuật: thức ăn, phản xạ nhai nuốt, bàn ăn, thức ăn rơi vãi... Những bữa ăn đầu tiên bạn nên sắp xếp để cả gia đình cùng quây quần xung quanh bàn ăn, khích lệ và tự hào với từng muỗng ăn của bé.
    Bé có thể ăn được những thức ăn gì?

    - Bột ăn dặm hay là bột nấu trong những tháng đầu tiên. Cho bé ăn từ lỏng đến đặc dần.

    - Từ tháng thứ 9 bé có thể tập ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc.

    Nên chuẩn bị thức ăn cho bé như thế nào?

    - Nếu là bột ăn dặm đóng hộp: bạn nên pha chế đúng theo hướng dẫn trên bao bì.

    - Nếu bạn tự nấu cho bé: phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất đạm, bột đường, dầu ăn và rau củ tươi các loại. Khi bắt đầu nên cho bé ăn thức ăn nhuyễn hoàn toàn, thức ăn cho bé nên xay nhuyễn cho bé dễ ăn. Đến khi bé đã ăn thuần thục thức ăn nhuyễn, bạn chuyển sang cho trẻ ăn thức ăn nghiền hay băm nhỏ để tập cho bé nhai.

    Bé cần ăn bao nhiêu là đủ?

    - Bé sẽ bắt đầu bằng bột lỏng, cho bé ăn trong vài ngày, khi bé đã quen với thức ăn này thì chuyển sang thức ăn khác. Nếu bé không thích thức ăn mới thì bạn có thể cho bé ăn lại thức ăn cũ, bé co thể ăn 1 loại thức ăn trong nhiều tuần hay tháng tùy theo nhu cầu và ý thích của bé.

    - Từ 6-9 tháng sữa vẫn sẽ chiếm khoảng ¾ tổng lượng thức ăn bé cần mỗi ngày. Sang tháng thứ 9, bưã ăn dặm và lượng sữa sẽ bằng nhau

    - Khi bé được 12 tháng: cho bé tập ăn 3 bữa chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính và trước khi đi ngủ.

    Có thể phối hợp thức ăn dặm với sữa?

    - Trong suốt giai đoạn 6-12 tháng tuổi, sữa vẫn là thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Trộn sữa vào trong thức ăn dặm cũng là 1 cách rất có ích để bé làm quen với thức ăn đặc và các hương vị mới cũng như đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé.

    Các loại thức ăn nào an toàn cho bé?

    - Thịt: lựa chọn các loại thịt ít mỡ hay bỏ bớt mỡ. Từ tháng 6-8 nên cho bé ăn thịt gà, cá. Sau 8 tháng bé ăn được tất cả các loại thịt, khoảng 1 muỗng canh mỗi bữa.

    - Bột đường: là các loại bột gạo, bột ngũ cốc.

    - Rau củ: cho bé ăn tất cả các loại rau, khi bé mới bắt đầu tập ăn dặm nên tránh các loại rau củ có thể làm bé bị đầy bụng khó tiêu như các loại rau giàu nitrate (như rau diếp, củ cải đường, bắp cải, cần tây...), tháng thứ 9-10 bé có thể ăn các loại rau này nhưng hạn chế ăn chỉ ăn 1-2 lần/tuần.

    - Dầu mỡ: nên cho bé ăn các loại dầu thực vật, hạn chế ăn mỡ động vật.

    - Trái cây: bé có thể ăn tất cả các loại trái cây, bạn có thể bắt đầu bằng nước ép trái cây tươi pha loãng, rồi đến nước ép trái cây tươi nguyên chất, nước ép cả bã và bé có thể ăn trái cây cắt miếng nhỏ.

    Trên thực tế, sẽ có những trường hợp ngoại lệ nên những thông tin này chỉ là những hướng dẫn, không nên xem đây là những nguyên tắc để áp dụng vì bạn là người biết rõ bé nhất về nhu cầu và thói quen ăn uống của bé. ​
     
  4. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Dinh dưỡng cho trẻ 1-2 tuổi

    Bé yêu của bạn đang từ 1 đến 2 tuổi. Điều đó có nghĩa là bé sẽ chuyển dần từ chế độ ăn dành riêng cho mình sang ăn các thức ăn cùng gia đình. Đây chính là một thử thách không nhỏ cho mẹ trong việc chăm sóc bé. Vậy làm thế nào để bé hay ăn, chóng lớn, thông minh? Những lưu ý sau sẽ giúp mẹ có được những kinh nghiệm bổ ích:

    Sau 1 tuổi, lượng sữa bú mẹ hay sữa công thức đều đã giảm. Điều quan trọng lúc này là bé cần có một chế độ ăn đa dạng, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ thể (phối chộn nhiều loại ngũ cốc, ăn thịt và cá, trứng và đậu đỗ, phô mai, sữa, rau xanh và hoa quả). Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà sự tăng trưởng của cơ thể đang chậm lại vì thế cũng làm giảm cảm giác thèm ăn.

    Dinh dưỡng và chế độ ăn hàng ngày cho bé

    Ở tuổi này trẻ cần 110 calo/kg cân nặng. Vì vậy, trẻ nặng khoảng 9 – 13 kg cần 900 – 1.300 kcal. Trong đó, tỷ lệ giữa các thành phần sinh nǎng lượng là: Đạm: béo: đường bột = 15: 20: 65.

    Bạn có thể ước tính năng lượng của các thức ăn như sau: 1 gam đường (Glucid), hay 1 gam chất đạm (Protein) cho 4 kcal/gam, chất béo (Lipid) cho 9 kcal/gam. Lượng chất đường, đạm, béo thường được ghi trên nhãn mác sản phẩm, bạn nên lưu ý tới chúng khi mua đồ ăn cho trẻ. Việc cho trẻ ăn thừa hoặc thiếu so với nhu cầu này đều không tốt bởi trẻ có thể thừa cân, béo phì hoặc suy dinh dưỡng.

    Bạn có thể cho bé ăn 3-4 bữa chính có thể là cháo hoặc súp nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ…), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả). Bạn nhớ lưu ý nhóm chất béo cần được cung cấp đủ, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, vì đó là các vitamin tan trong dầu.

    Lứa tuổi này nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa. Nếu trẻ không bú mẹ, bạn nên cho trẻ ăn thêm 200 – 250ml sữa vào mỗi đêm. Nếu không muốn bé ăn đêm, bạn nên lui thời gian cho bé ăn bữa cuối lại hoặc bắt đầu bữa đầu tiên sớm hơn.

    Hoa quả chín hoặc nước hoa quả sau mỗi bữa ăn theo nhu cầu của bé.

    Cách chế biến thức ăn cho trẻ


    Nấu cháo cho trẻ 13 – 24 tháng: Bạn có thể nấu một nồi cháo trắng nhừ, mỗi bữa múc một bát vào xoong con rồi cho thêm thịt, cá, trứng, tôm, gan, đậu phụ… tùy ý. Bạn nên thêm rau xanh và dầu mỡ như nấu bột nhưng với số lượng nhiều hơn.

    Nấu các món súp cho trẻ: Bạn có thể nấu các món súp bổ dưỡng như súp trứng – thịt – tôm, súp đậu xanh – bí đỏ – thịt, súp trứng chim cút – nấm hương, súp cà rốt – mật ong, súp củ cải – nấm hương – đậu Hà Lan, súp bột mì – trứng gà, súp thịt bò – cà chua, súp khoai tây… Với cách chế biến này, bạn có thể dễ dàng kết hợp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng trong một tô súp. Hơn nữa, màu sắc tươi sáng của món ăn sẽ rất dễ hấp dẫn bé.
     
  5. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 3 – 6 tuổi

    Khi trẻ 3 - 6 tuổi có sự phát triển cân nặng chênh lệch hơn 15% cân nặng chuẩn thì chứng tỏ trẻ có vấn đề về dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng béo phì. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến đặc điểm phát triển của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn này.
    Đặc điểm phát triển của trẻ

    Trẻ ở độ tuổi này đã có thể kiểm soát được những động tác của mình như: chạy, nhảy… và phạm vi hoạt động của trẻ tương đối lớn. Trẻ có thể học vẽ, viết chữ…, biết dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý muốn của bản thân như: hát, kể lại những câu chuyện đã nghe. Giai đoạn này, một số trẻ được bồi dưỡng đặc biệt nên có một vài tư chất vượt xa so với trẻ em bình thường.

    Các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng, sự phát triển trí não của trẻ 3 tuổi gần bằng so với người bình thường. Não là vật chất cơ bản cho sự phát triển trí tuệ của trẻ. Hơn nữa, sự phát triển của não lại có quan hệ mật thiết với việc cung cấp các chất dinh dưỡng, nhất là việc cung cấp prôtêin.

    Chúng ta có thể kiểm tra trọng lượng và chiều cao ở từng độ tuổi của trẻ để biết được thể trạng sức khỏe của bé.

    Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

    Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ở lứa tuổi này, bao gồm 6 loại: protein, mỡ, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó, mỡ, đường và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.

    Chất béo

    Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng, mềm, tạo cảm giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 3 - 6, trẻ cần khoảng 3g dầu mỡ một ngày.

    Nên cho trẻ ăn cả dầu và mỡ, nhất là mỡ các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… vì chúng chứa nhiều axit béo chưa no cần thiết cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.

    Cung cấp cho trẻ một lượng mỡ nhất định là rất cần thiết. Nếu trong một thời gian dài lượng mỡ không được cung cấp đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng, hạn chế chiều cao. Còn nếu lượng mỡ quá nhiều sẽ dẫn tới béo phì, mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt.

    Prôtêin

    Prôtêin do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid amin, trong đó có 8 loại acid amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn các acid amin khác được sản sinh từ trong cơ thể con người, nói một cách tương đối, nó không quan trọng bằng các acid amin bắt buộc.

    Đồ ăn chứa protein được chia làm 2 loại:

    Đồ ăn có chứa nhiều protein: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao nhất, tỉ lệ trong các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa…

    Đồ ăn có chứa một phần protein: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có một lượng rất thấp, tỉ lệ không phù hợp với cơ thể con người. Đó là các đồ ăn được chế biến chủ yếu từ thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau...

    Những đồ ăn có chứa hàm lượng protein cao (hay còn gọi là protein động vật) có lượng acid amin cần thiết, nó có giá trị "dinh dưỡng" tương đối cao, vì thế trong các bữa ăn cần phải cung cấp đầy đủ.

    Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng prôtêin cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao. Trẻ ở tuổi 3 - 6 phải cần một lượng protein từ 25 - 30g một ngày. Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá, các loại đỗ phải chiếm 50%.

    Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Thậm chí, nó còn làm giảm khả năng miễn dịch, chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não. Nhưng trong thời gian dài nếu cung cấp lượng prôtein thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể tiêu thụ hết.

    Đường

    Các loại đường chủ yếu là cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Trẻ 3 - 6 tuổi mỗi ngày cần 15g đường. Đường có trong các loại thức ăn như: ngũ cốc, sữa, hoa quả, các loại đỗ, rau.

    Nếu cung cấp đường không đầy đủ sẽ gây ra bệnh thiếu đường trong máu và sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng khác, làm cho sự tiêu hóa protein trong cơ thể cao. Nhưng, nếu lượng đường quá nhiều trong cơ thể thì chúng sẽ được chuyển thành mỡ và gây nên béo phì.

    Trong các bữa ăn nếu quá nhiều đường thì thành ruột phải tiết ra một lượng men lớn dẫn đến lượng mỡ giảm mạnh và chất gây chua sẽ ảnh hưởng đến thành ruột gây ra đau bụng.

    Các vitamin

    Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng cường đề kháng của cơ thể, chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu cầu vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển, dầu cọ, dầu đậu tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau dền...

    Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400UI/ngày.

    Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc, chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30 - 60mg/ngày.

    Các chất khoáng

    Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường. Mỗi ngày, trẻ cần 500 - 600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa, các loại tôm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi (CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1.5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống sữa bò.

    Canxi và phốt pho muốn hấp thu và chuyển hóa được lại phải có vitamin D, có rất ít trong thức ăn (sữa mẹ, lòng đỏ trứng và gan). Dưới tác dụng của ánh nắng mặt trời vào buổi sáng, vitamin D ở dưới da sẽ chuyển thành vitamin D. Cho nên muốn phòng chống còi xương ở trẻ, ngoài việc ăn uống đầy đủ, phải cho trẻ ra ngoài trời tắm nắng vào buổi sáng.

    Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim, gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu hơn trong thực vật, nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.

    Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị sinh học thấp hơn.

    Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh và quả chín.

    Nước

    Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con người sống được chủ yếu dựa vào thức ăn và nước uống. Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra từ trong cơ thể. Lượng nước cần thiết của trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần uống 1 - 1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có ga.

    Vào mùa hè, hoặc sau những lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết lại càng cao. Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho trẻ tránh để việc thiếu nước xảy ra. Nhưng nếu uống nhiều nước quá cũng sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.

    Đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ


    Thịt cá, rau quả phải tươi sống, đảm bảo an toàn không thuốc trừ sâu hay hóa chất. Thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, cá mòi, ruốc, phô mai, sữa chua… nên lựa chọn thương hiệu uy tín về chất lượng cũng như về an toàn thực phẩm.

    Thức ăn nấu chín nên ăn ngay. Nếu chưa dùng phải đậy nắp và để tủ lạnh, khi dùng phải nấu lại vì có một số vi khuẩn vẫn phát triển ở nhiệt độ 5 -10 độ C.

    Thịt, cá và rau quả cần rửa sạch dưới vòi nước chảy, không nên cắt nhỏ và ngâm trong nước vì sẽ làm mất đi một số vitamin tan trong nước (vitamin C, nhóm B, axit folic…). Riêng rau, củ như: khoai tây, cà rốt thì nên rửa nhẹ nhàng trong chậu nước sau khi đã gọt vỏ để giảm thiểu vitamin hòa tan vào nước, vì các vitamin thường nằm ngay dưới lớp vỏ.

    Thức ăn của trẻ cần chế biến từ mềm đến cứng, từ ít đến nhiều để trẻ quen dần. Nên thái, bằm từ rất nhỏ đến nhỏ vừa, nấu từ rất mềm đến mềm vừa đến cứng để tạo cảm giác ngon miệng và giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa phát triển.

    Thường xuyên thay đổi cách chế biến để tạo cảm giác ngon miệng. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt (bánh kẹo). Chỉ nên cho trẻ ăn bánh, kẹo sau bữa ăn. Sau khi cai sữa cần có chế độ ăn riêng cho trẻ, không bắt trẻ ăn chung quá sớm với người lớn sẽ ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ.
     
  6. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 6 – 10 tuổi

    Nền tảng để tạo thói quen ăn uống lành mạnh

    Ở lứa tuổi này, trẻ cần có sự tự do hơn trong việc lựa chọn thức ăn do môi trường sinh hoạt có nhiều thay đổi qua những bữa ăn tập thể, ăn ở bên ngoài. Trẻ chịu sự tác động của nhiều yếu tố lên thói quen ăn uống như ảnh hưởng từ bạn bè, quảng cáo,… Do đó, trẻ thích có được quyền đưa ra ý kiến cho những món ăn của mình.

    So với lứa tuổi mẫu giáo, trẻ ở lứa tuổi tiểu học có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, tuy nhiên, vẫn cần phải đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ để trẻ có sự phát triển thể chất toàn diện cũng như đảm bảo sức khỏe tốt cho việc học tập. Thói quen sử dụng những thực phẩm có nhiều năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng sẽ có thể dẫn đến trẻ bị béo phì. Do vậy, cần tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh trong suốt giai đoạn này để giúp trẻ có được thể chất tốt trong tương lai.

    Trẻ cần phải vận động
    Ở lứa tuổi này, nên khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để luyện tập cho cơ thể năng động, nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, tâm lý dễ bị sự tác động của bạn bè và thích ăn vặt, sử dụng những thức uống, thực phẩm giàu năng lượng mà ít dinh dưỡng sẽ dễ làm cho trẻ bị béo phì. Do đó, khi thấy cân nặng của trẻ tăng tăng quá nhiều so với mức tiêu chuẩn, cha mẹ cần cho trẻ biết về tác hại và những nguy cơ có thể có do béo phì, đồng thời khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất (như bóng đá, bóng rổ, chạy xe đạp, bơi lội,…). Bữa ăn cho trẻ ở lứa tuổi này vẫn cần phải đảm bảo đủ năm nhóm thực phẩm chính (gồm cả bữa chính và bữa phụ), nhưng nên hạn chế chất bột đường và các chất béo. Ngay cả trẻ béo phì đang theo chế độ ăn kiêng thì trẻ vẫn cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
    Ngoài ra, cũng cần để ý trẻ có biếng ăn hay không khi trẻ tự chọn thức ăn hoặc không thấy đói dù trẻ vẫn vận động nhiều.


    [SIZE=+1]Dinh dưỡng học đường[/SIZE]
    Hầu hết trẻ ở tuổi này vẫn cần ba bữa ăn chính: ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều. Trong suất ăn trưa ở trường cần phải kết hợp đa dạng giữa các nhóm thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cân đối và đầy đủ dưỡng chất, bao gồm:
    • Một chế độ ăn uống cân bằng chứa các nhóm thực phẩm đa dạng như một chiếc bánh xăng- uých, trái cây tươi và một hộp sữa chua
    • Chất đạm để cung cấp năng lượng như thịt, cá, trứng, phó mát hoặc đậu
    • Chỉ nên dùng một ít bánh nướng, bánh ngọt, xúc xích hoặc bánh mì kẹp thịt có lượng chất béo cao
    • Chất bột đường như bánh mì, khoai tây, cơm hoặc mì, và một khẩu phần rau (rau sống, đã nấu chín hoặc rau trộn) và một ít trái cây sấy khô hay còn tươi hoặc nước ép trái cây để cung cấp vitamin
    • Sữa và sản phẩm từ sữa để cung cấp đủ canxi cho sự phát triển xương và bố sung những dưỡng chất Dưỡng chất cho trí nhớ

      Dinh dưỡng hợp lý để trẻ đảm bảo sức khỏe và tăng cường trí nhớ đặc biệt quan trong trong độ tuổi đi học. Nguyên tắc chính là trẻ phải ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối để tránh suy dinh dưỡng hoặc béo phì. Trẻ phải ăn sáng trước khi đi học để tránh bị hạ đường huyết giữa buổi học. Đây là nguyên nhân làm cho trẻ buồn ngủ, mệt mỏi và mau quên.
    • Các chất đạm động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản,… sẽ giúp trẻ không bị thiếu máu thiếu sắt và các nguyên tố vi lượng (đồng, kẽm, coban,…) là nguyên nhân làm suy giảm trí nhớ.
    • Rau và trái cây sẽ cung cấp vitamin cho hoạt động trí nhớ.
    • Sữa là thực phẩm không thể thiếu vì sữa cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như canxi, đạm, vitamin. Mỗi ngày trẻ cần uống 300ml-500ml sữa. Nên cho trẻ uống sữa sau khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối.
    • Cần bổ sung cholin – dưỡng chất quan trọng cho trí nhớ và bổ sung các nguyên tố vi lượng từ thực phẩm hằng ngày cho trẻ như lòng đỏ trứng, nước nho, bơ đậu phộng, gan, bông cải,… Thiếu hụt choline lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng gan (nhiễm mỡ, chết tế bào gan…),và đặc biệt quan trọng là tổn thương não bộ và hệ thần kinh (tổn thương màng tế bào, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine).
    • [SIZE=+1]Những bữa phụ có lợi cho sức khỏe[/SIZE]


      Những bữa phụ là một phần quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và năng lượng cho trẻ ở giai đoạn này. Do đó, bữa ăn phụ cần đảm bảo có những thực phẩm sau:
    • Hoa quả tươi
    • Các chế phẩm từ bơ sữa với hàm lượng chất béo thấp
    • Bánh gạo
    • Ngũ cốc và sữa
    • Món điểm tâm có độ cứng và giòn cùng sữa chua
    • Quả hạch, hạt hoặc trái cây sấy khô
    • Bánh quy giòn có lợi cho sức khỏe hoặc bánh yến mạch
     
  7. Xem thêm bình luận
  8. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    TÂM SINH LÝ TRẺ 1 THÁNG TUỔI

    -*-
    1. NHỮNG MỐC VÂN ĐỘNG Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Cử động đẩy cánh tay một cách không đều ,run rẩy.​
    · Đưa bàn tay qua mắt và miệng.​
    · Cử động đầu từ bên này sang bên kia khi nằm sắp.​
    · Đầu ngả ra phía sau khi không được vịn.​
    · Giữ bàn tay nắm chặt.​
    · Cử động phản xạ mạnh.​
    -*-
    2. NHỮNG MỐC THỊ GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CÂNG BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Tập trung ở khoảng cách 20-25 cm​
    · Mắt nhìn bâng quơ và đôi khi lé.​
    · Thích mẫu hình trắng đen hoặc tương phản mạnh.​
    · Thích gương người hơn các mẫu khác.​
    -*-
    3. NHỮNG MỐC THÍNH GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CÂNG BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Thính lực gần như trưởng thành.​
    · Nhận biết vài tiếng động.​
    · Có thể quay về phía những tiếng động và giọng nói của gia đình.​
    -*-
    4. NHỮNG MỐC KHỨU VÀ XÚC GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Thích mùi ngọt​
    · Tránh mùi đắng hoặc chua​
    · Nhận biết mùi hương của sữa mẹ​
    · Thích cảm giác mềm hơn cứng​
    · Ghét sờ đồ xô xảm,gồ ghề​
    -*-
    5. QUAN SÁT SỨC KHỎE PHÁT TRIỂN KHI CHĂM SÓC BÉ
    Nếu trong tuần thứ 2,thứ3 hoặc thứ 4 của cuộc đời bé,bất kỳ một trong các dấu hiệu chậm phát triển dưới đây,bạn nên gặp bác sĩ nhi khoa:​
    . Mút kém va bú chậm​
    . Không nháy mắt khi thấy ánh sáng chói​
    . Không tập trung và theo dõi một đồ vật để gần di chuyển từ bên này sang bên kia​
    . Hiếm khi cử động tay và chân,có vẻ co cứng​
    . Tứ chi có vẻ rất thong thả hoặc mềm​
    . Hàm dưới rung liên tục,mặc dù không khóc hoặc kích thích​
    . Không đáp ứng với tiếng động lớn​
    -*-
    6. ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TRẺ 1 THÁNG TUỔI KHI CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ
    · Màu sắc va hình dạng di chuyển và tương phản cao​
    · Gương không vỡ được cột an toàn bên trong nôi.​
    · Băng đĩa nhạc và máy hát với nhạc nhẹ​
    · Đồ chơi mềm,có màu tươi gây âm thanh dễ thương
     
  9. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    TÂM SINH LÝ TRẺ 1 THÁNG TUỔI

    -*-
    1. NHỮNG MỐC VÂN ĐỘNG Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Cử động đẩy cánh tay một cách không đều ,run rẩy.​
    · Đưa bàn tay qua mắt và miệng.​
    · Cử động đầu từ bên này sang bên kia khi nằm sắp.​
    · Đầu ngả ra phía sau khi không được vịn.​
    · Giữ bàn tay nắm chặt.​
    · Cử động phản xạ mạnh.​
    -*-
    2. NHỮNG MỐC THỊ GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CÂNG BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Tập trung ở khoảng cách 20-25 cm​
    · Mắt nhìn bâng quơ và đôi khi lé.​
    · Thích mẫu hình trắng đen hoặc tương phản mạnh.​
    · Thích gương người hơn các mẫu khác.​
    -*-
    3. NHỮNG MỐC THÍNH GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CÂNG BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Thính lực gần như trưởng thành.​
    · Nhận biết vài tiếng động.​
    · Có thể quay về phía những tiếng động và giọng nói của gia đình.​
    -*-
    4. NHỮNG MỐC KHỨU VÀ XÚC GIÁC Ở TRẺ 1 THÁNG TUỔI CẦN BIẾT KHI CHĂM SÓC BÉ
    · Thích mùi ngọt​
    · Tránh mùi đắng hoặc chua​
    · Nhận biết mùi hương của sữa mẹ​
    · Thích cảm giác mềm hơn cứng​
    · Ghét sờ đồ xô xảm,gồ ghề​
    -*-
    5. QUAN SÁT SỨC KHỎE PHÁT TRIỂN KHI CHĂM SÓC BÉ
    Nếu trong tuần thứ 2,thứ3 hoặc thứ 4 của cuộc đời bé,bất kỳ một trong các dấu hiệu chậm phát triển dưới đây,bạn nên gặp bác sĩ nhi khoa:​
    . Mút kém va bú chậm​
    . Không nháy mắt khi thấy ánh sáng chói​
    . Không tập trung và theo dõi một đồ vật để gần di chuyển từ bên này sang bên kia​
    . Hiếm khi cử động tay và chân,có vẻ co cứng​
    . Tứ chi có vẻ rất thong thả hoặc mềm​
    . Hàm dưới rung liên tục,mặc dù không khóc hoặc kích thích​
    . Không đáp ứng với tiếng động lớn​
    -*-
    6. ĐỒ CHƠI PHÙ HỢP VỚI TRẺ 1 THÁNG TUỔI KHI CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ
    · Màu sắc va hình dạng di chuyển và tương phản cao​
    · Gương không vỡ được cột an toàn bên trong nôi.​
    · Băng đĩa nhạc và máy hát với nhạc nhẹ​
    · Đồ chơi mềm,có màu tươi gây âm thanh dễ thương
     
  10. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    TÂM SINH LÝ TRẺ 2 - 6 THÁNG TUỔI

    2 tháng tuổi

    Ngoài nhu cầu được ủ ấm và ăn no, ở bé xuất hiện một nhu cầu mới-nhu cầu giao tiếp. Trẻ bắt đầu"giao tiếp" với người khác bằng cách gừ gừ… Trẻ đã biết hóng chuyện, thấy ai cười nói với mình thì toe miệng cười lại, bắt đầu phát ra những tiếng "i... a, a gừ".
    Trên dưới 2 tháng tuổi, đôi mắt của trẻ tinh anh hơn. Trẻ bắt đầu "phát hiện" ra sự tồn tại của bàn tay mình và rất "thích" giơ tay lên để ngắm nghía.
    Khi nằm ngửa, chân tay trẻ quẫy đạp liên hồi, đầy hứng khởi.

    3 tháng tuổi

    Nếu như trong những tháng đầu tiên, trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thị giác, thính giác và vị giác thi sang đến tháng thứ 3, trẻ bắt đầu dùng đôi tay để sờ mó, khám phá đồ vật hay giơ tay ra để lấy đồ chơi.
    Khi biết lẫy, thế giới quan mới được mở ra và kích thích rất mạnh, khiến bé luôn luôn muốn lật mình. Bạn sẽ thấy con lẫy liên tục, nếu không được người lớn giúp lật lại, bé rất có thể bị trớ, tức bụng rồi khóc.
    Ở trẻ cũng bắt đầu xuất hiện hành động phản kháng, chứng tỏ trẻ đã có thể thể hiện cảm xúc của mình.
    Tâm lý ăn uống của trẻ cũng thay đổi, ví dụ như lúc ăn, lúc dừng, và có thể cuối cùng dứt khoát không ăn nữa.

    4-5 tháng tuổi

    Trẻ rất thích "giao tiếp" với mọi người thể hiện bằng việc gù gù đáp trả hoặc "hóng chuyện" với người lớn.
    Trẻ lúc này rất tò mò và ham tìm hiểu thế giới xung quanh. Khi được bế ra ngoài thì nhìn ngó khắp nơi. Rất thích sờ mó, nắn bóp, cho vào miệng những gì mà trẻ vớ được. Đặc biệt, trẻ ở tháng này rất thích ăn bốc, "chơi" với thức ăn khi đang ăn.
    Cha mẹ lúc này đừng vì vấn đề vệ sinh mà ngăn cản bé, vì những hành vi đó chính là những hoạt động hoc tập tích cực, là tiền đề cho việc phát triển trí óc sau này.
    Trẻ ở những tháng này đặc biệt đã có thể cười khanh khách, cười thành tiếng thể hiện sự vui sướng của mình.

    6 tháng tuổi

    Trẻ có thể định hướng được nơi phát ra âm thanh bằng cách quay đầu về hướng có giọng nói hoặc tiếng động.
    Trẻ cũng thích "bắt chước" âm thanh bằng cách bập bẹ. Trẻ phát âm các âm tiết nguyên âm, phụ âm hoặc sự kết hợp đơn giản của chúng như ba ba, bà bà, ma ma., đi đi. Những lúc chơi một mình, trẻ sẽ "nói" nhiều nhất.
    Ở thời điểm này, cảm xúc của trẻ đã phong phú hơn. Ngoài sự thích thú, vui vẻ (xuất hiện ở tháng thứ 2), sự giận dữ (xuất hiện ở tháng thư 3-4) thì trẻ đã biết đến sự buồn rầu.
    Trẻ cũng bắt đầu sử dụng cảm xúc của người chăm sóc như một thông tin chỉ định cho các phản ứng tình cảm. Thông thường, trong các tình huống lạ hoặc đa nghĩa, trẻ sẽ nhìn người chăm sóc để biết cách ứng xử. Nếu người đó cười, trẻ sẽ cười. nếu người đó tỏ ra lo sợ, trẻ cũng lo sợ. Do vậy, người mẹ cần lưu ý đặc điểm này để luôn tạo cho trẻ cảm giác an toàn, vui vẻ, hạnh phúc.
     
  11. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    TÂM SINH LÝ TRẺ 6 -12 THÁNG TUỔI

    Ở giai đoạn này, sự thể hiện cảm xúc cũng đã rõ ràng, cái “tôi” của trẻ cũng dần được khẳng định. Giây phút hạnh phúc có thể xuất hiện khiến trẻ “tự dưng” thơm cha mẹ, hoặc người thân, thậm chí trẻ sẽ lặp lại việc thơm này nếu như được vỗ tay khuyến khích.
    "Mẹ ơi, hãy ở bên con!"

    Trẻ bắt đầu nhận biết mình là một thực thể, cơ thể tách biệt, được bao quanh bởi Da và điểm tận cùng là bàn tay và bàn chân. Trẻ đã cảm nhận được sự tồn tại của thế giới khác ngoài mẹ. Nhận thức này khiến cho cảm giác lo sợ bị tách mẹ bắt đầu xuất hiện.

    Trước đây, khi bạn ra khỏi nhà, trẻ không nhận biết được. Đến tháng này trẻ biết được sự vắng mặt của bạn và trẻ có thể lưu giữ hình ảnh của bạn và có cảm giác nhớ bạn. Do vậy, trẻ có thể khóc đòi theo ngay khi bạn khuất tầm mắt trẻ.

    Ở tháng thứ 9 và những tháng sau đó (12-18 tháng), lo sợ tách mẹ sẽ lên đến cực điểm, có thể trở thành khủng hoảng ở trẻ. Do vậy, việc tập luyện ngay từ những tháng đầu khi trẻ có dấu hiệu bám mẹ là rất quan trọng.

    Bạn phải làm gì?

    Mẹ trước khi đi hãy ôm ấp, vỗ về bé, hãy an ủi và làm bé yên tâm bằng các giải thích rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu (ví dụ như "mẹ phải đi làm, con ngoan chiều mẹ sẽ trở về với con".

    Bé có thể sẽ không hiểu hết ý nghĩa câu nói của bạn nhưng lời nói và sự cưng nựng của bạn sẽ an ủi trẻ và giúp trẻ có cảm giác an toàn.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tập cho con quen dần với sự vắng mặt của mình bằng cách bắt đầu tách con trong một khoảng thời gian ngắn (7-10’) ở một thời điểm cố định trong ngày và giao con lại cho một người mà trẻ cũng tương đối quen thuộc.

    Nếu như bé không quá lo lắng, khóc lóc, hãy tăng thời lượng tách bé lên dần dần.

    Liên hệ với thế giới bên ngoài

    Nhu cầu xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với mọi người xung quanh khiến tình cảm của trẻ đối với người nuôi dưỡng chính (thường là mẹ) ngày càng mạnh mẽ và phát triển không ngừng, tình cảm đó còn mạnh hơn cả sự thích thú đối với đồ chơi.

    Người chăm sóc chính vừa là cầu nối giứa trẻ với thế giới hiện thực, vừa là tác nhân mạnh mẽ làm nảy sinh những tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ.

    Trẻ cũng biết quan sát và "bắt chước" các trạng thái tình cảm, tâm trạng của người khác. Chẳng hạn nếu trẻ thấy một bạn khác đang khóc, trẻ sẽ dễ dàng khóc theo.

    Trẻ 8 tháng tuổi bắt đầu biết lạ, (sợ người lạ, vật lạ, sự kiện lạ). Bất cứ những cái gì trẻ không biết, không trải nghiệm lúc trước đều làm trẻ sợ (chuông reo, cửa sập, con chó…). Trước những phản ứng này, bạn hãy an ủi, ôm trẻ để làm yên lòng trẻ.

    Nhà thám hiểm nhỏ tuổi

    Trẻ lúc này như một nhà thám hiểm, rất thích "khám phá" thế giới, rất thích sờ mó, gặm, đập, chà những gì mà nó vớ được. Trẻ khám phá một vật bằng cách lắc, đập, làm rơi, ném trước khi đi đến gặm nhấm theo phương pháp thử và sai. Điều này làm trẻ thấy mình có thể gây những tác động, ảnh hưởng đến thế giới bên ngoài và nhận thấy mình có thể làm được một điều gì đó.

    Trẻ cũng đã có khái niệm về công dụng của đồ vật: dùng lược để chải tóc, dùng thìa để ăn…
     
  12. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Những thay đổi về cảm xúc ở trẻ từ 1 – 3 tuổi

    Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, cố vấn chuyên môn Hội quán các bà mẹ TP HCM, để có cách giáo dục phù hợp theo hướng khuyến khích cái tốt và hạn chế cái xấu, các bậc cha mẹ cần hiểu biết về những thay đổi trong nhận thức và cảm xúc của trẻ .Riêng trong giai đoạn từ một đến 3 tuổi, trẻ bắt đầu có những thay đổi về cảm xúc và tâm lý như sau:

    1. Hình thành cảm xúc mới lạ
    Giai đoạn này trẻ đã bắt đầu có cảm xúc với các đồ vật, tiếp cận mạnh dạn hơn, có nhiều sáng kiến hơn và có xu hướng chuyển cảm xúc thành ngôn ngữ. Bé có thể rất thích một đồ vật nào đó đem lại cảm xúc mới lạ, nhưng cũng dễ dàng chán nó. Các em cũng thường không làm được mọi việc đến nơi đến chốn, chẳng hạn đang chơi say mê đồ chơi này nhưng thấy cái khác thì bỏ bẵng cái cũ để chơi với cái mới ngay.
    Ở tuổi này, trẻ luôn mong chờ sự âu yếm, khen ngợi nhẹ nhàng và rất sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng. Các em biết bộc lộ cảm xúc thân thiện khi muốn chia sẻ và muốn mọi người chú ý đến một số hành động mình làm. Hơn nữa trẻ cũng bị lây cảm xúc của người khác. Vì thế lời khen ngợi của người lớn, của cha mẹ là nguồn tạo cảm xúc tích cực quan trọng, làm cho cảm xúc thô sơ nơi trẻ trở thành cảm xúc tự hào. Từ đó, trẻ có được thói quen làm việc tốt để được khen ngợi, tránh làm những điều làm cha mẹ không vui.
    Cùng với cảm xúc tự hào, trẻ còn xuất hiện cảm xúc xấu hổ. Bé cảm thấy xấu hổ mỗi khi hành động của mình không được người lớn hưởng ứng hoặc nét mặt cha mẹ lạnh lùng, chê trách. Hiểu được diễn biến tâm lý này, cha mẹ nên giúp trẻ phát triển cảm xúc tình cảm tự hào và xấu hổ, giúp trẻ nhận ra đâu là hành vi tốt được khuyến khích, đâu là hành vi xấu không nên làm.

    2. Hình thành sự tự ý thức.Đây được xem là bước ngoặt cảm xúc của trẻ. Ở tuổi lên 3, các em bắt đầu hình thành cảm xúc tự ý thức. Lúc này, trẻ cảm thấy mình là một con người độc lập khi hiểu phần nào về cơ thể của mình. Các em sẽ tự tập cảm xúc trên mọi bộ phận cơ thể: mắt, mũi, chân, tay và cả những đặc điểm giới tính. Chẳng hạn bé tự kéo tai, bịt mắt, bẻ ngón tay, ngón chân… một cách rất thích thú. Hoạt động tự tìm hiểu như vậy là do cảm xúc bên trong đã xuất hiện làm cho trẻ có ý muốn khám phá cảm xúc, hình thành kinh nghiệm cá nhân.
    Ở tuổi này, cha mẹ nên cho trẻ chơi soi gương và hướng dẫn cảm xúc tình cảm đối với bản thân bé. Sự chê trách hoặc không đồng ý một cách cực đoan của người lớn sẽ làm cho các em đau đớn và thấm sâu vào cảm xúc, khiến bé buồn nản và cảm xúc ấy có thể theo các em suốt đời. Bên cạnh đó cha mẹ nên cư xử công bằng với trẻ, khen ngợi hành vi tốt và không hưởng ứng hành vi xấu, nhờ đó trẻ sẽ hiểu và bỏ tính xấu, học tính tốt.
    Một lưu ý mà cha mẹ cần nhớ, ở tuổi này, trẻ rất khó kiềm chế cảm xúc, nhất là khi phải làm một việc không thích. Nếu người lớn bắt ép, trẻ chỉ làm qua loa cho xong chuyện với tâm lý không thoải mái. Vì thế, người giáo dục trẻ cần có sự kiên trì và thái độ vui vẻ nhắc trẻ làm xong phần việc theo yêu cầu đã được đặt ra, đồng thời động viên để tập cho trẻ tính kiên trì.
     
  13. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Trẻ 3 đến 4 tuổi và các mốc phát triển cần biết

    Trẻ từ 3 đến 4 tuổi được xếp vào nhóm trẻ tuổi mẫu giáo. Kiến thức và sự hiểu biết về các mốc phát triển của trẻ (về thể chất, xã hội và trí tuệ) sẽ giúp các bậc phụ huynh và giáo viên Mầm non hiểu về tốc độ phát triển và trưởng thành của trẻ, đưa ra được các đích đến, các yêu cầu phù hợp với khả năng của trẻ đồng thời tổ chức được các hoạt động làm trẻ hứng thú, rèn luyện thể chất và tinh thần, góp phần bồi dưỡng kỹ năng sống – hành trang quan trọng cho tương lai.



    Ở lứa tuổi này, trẻ muốn sờ, nếm, gửi, nghe và thử nghiệm tất tả mọi thứ xung quanh. Trẻ thể hiện rõ ý thức ham học hỏi qua kinh nghiệm và thực hành. Trẻ học từ các trò chơi, bận rộn trong việc phát triển các kỹ năng, sử dụng ngôn ngữ và luôn cố gắng để kiểm soát được nội tâm. Trẻ muốn tự khẳng định bản thân khi tách khỏi cha mẹ, độc lập hơn các em bé tuổi chập chững và đã có thể diễn đạt các nhu cầu của mình bằng ngôn ngữ.

    Một em bé tuổi mẫu giáo vẫn có những nỗi sợ hãi riêng. Nỗi sợ phổ biến nhất mà các bé thường gặp là môi trường mới và kinh nghiệm mới, sợ xa bố mẹ và những người thân quan trọng khác. Bé có thể thử bạn bằng cách lặp đi lặp lại những từ “lóng” hoặc những hành động rất ngốc nghếch khiến bạn nổi giận. Các bé tuổi này vẫn gặp phải vấn đề khi cố gắng hoà đồng với bạn bè, vẫn gặp khó khăn khi chia sẻ với bạn bè. Bởi giàu trí tưởng tượng nên bé gặp khó khăn khi nói về cuộc sống thực và cuộc sống tưởng tượng của bé. Bé cũng có thể có những người bạn trong trí tưởng tượng. Các em bé tuổi mẫu giáo cần có những nguyên tắc đơn giản và rõ ràng để bé biết ranh giới của những hành vi có thể chấp nhận được.
    Tìm hiểu về quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp phụ huynh và giáo viên Mầm non hướng dẫn con trẻ vượt qua giai đoạn này một cách tốt nhất. Dưới đây là một số đặc tính của các bé tuổi Mẫu giáo. Lưu ý rằng mỗi trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau.
    [h=2]Phát triển về thể chất[/h] [h=3]Trẻ 3 tuổi[/h]
    • Đi bằng mũi chân
    • Đứng bằng 1 chân
    • Đi xe đạp 3 bánh
    • Xếp được 6 tới 9 khối chồng lên nhau
    • Bắt bóng
    • Vẽ đường nằm ngang, thẳng đứng và vòng tròn
    • Cầm được 3 đồ vật nhỏ cùng lúc
    • Cao hơn năm trước khoảng 8cm
    [h=3]Trẻ 4 tuổi[/h]
    • Điều khiến được các cơ nhỏ. Bé có thể vẽ các bức tranh tượng trưng (ngôi nhà, người và hoa)
    • Chạy bằng mũi chân
    • Nhảy lò cò
    • Chạy nhanh.
    • Nhảy chân sáo.
    • Ném bóng.
    • Tự chơi đánh đu.
    • Thích tự kéo phécmơtuya, tháo khoá và cởi cúc quần, áo
    • Tự mặc quần áo.
    • Có thể dùng kéo để cắt một đường thẳng
    • Thích buộc dây giầy
    • Thích viết các chữ cái.
    • Hoạt bát và dễ nổi giận trong khi chơi....(còn tiếp)
     
  14. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ CỦA TRẺ 5 TUỒI

    Với trẻ 5 tuổi cái TÔI đã được hình thành, trẻ ý thức khá rõ về những “quyền lợi” và “thế mạnh” của mình. Vì thể trẻ dễ có những tình trạng như : Hiếu động – nghịch ngợm, nhõng nhẽo, nhút nhát.. Hay lại trở nên biếng ăn, kén ăn hoặc có nguy cơ béo phì.

    1. Vấn đề về Hành vi:


    Thông thường, khi bước vào lứa tuổi từ 4 – 6 tuổi, trẻ có rất nhiều năng lượng vì chưa phải tập trung nhiều vào chuyện học tập, và các bộ phận cơ quan đang trên đà “liên tục phát triển”. Vì vậy, nhất là đối với các bé trai thì việc nghịch ngợm, leo trèo, chạy nhảy và cả phá phách nữa đều được xem là chuyện bình thường. Thế nhưng cũng có những trẻ thì sự năng động đó đã phát triển đến mức “ngoài tầm kiểm soát” của bố mẹ và cả với chính cháu bé. Đây là tình trạng mà ta gọi là hiếu động thái quá hay rối loạn vận động.

    Vì thế chúng ta cần phân biệt hai tình trạng khác nhau của trẻ như sau :

    Trẻ có tính khí năng động: Do trẻ có nhiều xung năng, cá tính hướng ngoại, nên thường xuyên chạy nhảy, chơi đùa nhưng vẫn có khả năng giao tiếp và có quan hệ tốt với người xung quanh. Trẻ có sự hiểu biết và có thể ngồi chơi một cách tập trung trong một số trò chơi ưa thích trên 15 phút. Đây là một tình trạng bình thường, chỉ cần có những tác động và cách ứng xử thích hợp giúp trẻ điều chỉnh một số hành vi quá đáng.

    Sự hiếu động của trẻ nếu biết cách tác động sẽ giúp cho trẻ phát triển được nhiều kỹ năng tốt thông qua các trò chơi vận động. Chúng ta chỉ cần sắp xếp cho trẻ có một không gian thích hợp ( Là khu vực được phép chơi thoải mái trong nhà ) cùng với việc tập cho trẻ tham gia các hoạt động trong nhà như phụ giúp bố rửa xe, tưới cây, phụ mẹ dọn dẹp và chuẩn bị bữa ăn.. những điều đó giúp trẻ vừa có điều kiện “xả năng lượng” vừa nâng cao sự tự tin vào khả năng của mình.

    Trẻ hiếu động – kém tập trung: Trẻ thường xuyên có tình trạng lăng xăng do không có khả năng tập trung vào một điều gì, dù cho đó chỉ là chuyện ngồi chơi 5, 10 phút và khả năng giao tiếp, hiểu biết rất kém và thường có tình trạng chậm nói. Chúng ta gọi đó là hội chứng Tăng động – giảm chú ý (Hay Hiếu động – kém chú ý -Attention-deficit hyperactivity disorder-ADHD).

    Để phân biệt, ngoài những dấu hiệu như chậm nói, hay không có trí nhớ ngắn hạn, thường có những hành vi lập lại, thì một trẻ có hội chứng ADHD hầu như không thể ngồi yên trong bất cứ hoàn cảnh nào (ăn uống, vui chơi…) quá 5 phút. Trong khi đó thì trẻ hiếu động do tính khí có thể ngồi yên chơi một trò chơi hay chơi games một cách say mê từ 10 phút cho đến nửa giờ hoặc hơn thế ! Khi nghi ngờ hay thấy trẻ có những dấu hiệu của ADHD, phụ huynh cần đưa con đến các nhà chuyên môn về tâm lý để có những chẩn đoán chính xác về mức độ và các biện pháp can thiệp thích hợp.

    Với trẻ có tình trạng ADHD thì cần có một sự chẩn đoán về tâm lý một cách kỹ lưỡng để xác định mức độ rối loạn kém tập trung của trẻ ở mức nào, việc chẩn đoán thông qua các bảng câu hỏi đánh giá, các test về phát triển và cả kinh nghiệm lâm sàng của các chuyên gia vì đây là một tình trạng rối nhiễu tâm lý rất dễ có những nhận định sai đưa đến các chẩn đoán lẫn lộn với Tình trạng Tự Kỷ và Tình trạng Chậm phát triển trí tuệ. ADHD có nhiều mức độ khác nhau, từ mức nhẹ, trung bình có khả năng điều chỉnh và học tập cho đến mức độ năng chỉ có khả năng được chăm sóc mà không thể tiếp nhận một kiến thức nào. Còn đối với trẻ hiểu động do tính cách thì chỉ cần áp dụng những biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp là trẻ có thể giảm bớt lăng xăng để nâng cao khả năng học tập trong một quá trình học tập bình thường.

    Có một định hướng không đúng trong việc can thiệp cho trẻ ADHD, đó là chú trọng vào việc làm giảm đi sự hiếu động của trẻ và cố gắng tập cho trẻ nói, như điều trị bằng một vài loại thuốc chống xung năng ( như ritalin, metadate, focalin, adderall …mà không nghĩ đến những tác dụng phụ có thể gây nghiện hay có thể bị trụy tim mạch ) hay buộc trẻ phải theo một chương trình tập luyện nghiêm khắc để không còn hiếu động nữa. Thực ra, trẻ có những hành vi lăng xăng rối loạn là do không có khả năng chú ý, vì thế trẻ dễ trở nên bối rối và phải chạy nhảy lung tung. Vì thế, để giảm tình trạng hiếu động của trẻ thì ta cần phải giúp và dạy trẻ gia tăng khả năng tập trung qua một số liệu pháp và trò chơi do các chuyên gia tâm lý giới thiệu, chứ không chú trọng vào việc buộc trẻ phải ngồi yên !

    Trẻ lười biếng: Trái ngược với tình trạng hiếu động, đó là có những bé tỏ ra lười biếng trong mọi hoạt động. Có thể đó là do trẻ có sức khỏe kém, suy nhược dẫn đến những phản ứng chậm chạp lâu dần thành thói quen. Nhưng đa phần là do sự chăm sóc, cưng chiều hơi thái quá của những người mẹ hay ông/bà khiến cho trẻ hầu như không phải làm một điều gì ngay cả đến việc tự chăm sóc bản thân.

    Điều này có thể chấp nhận nơi những trẻ dưới 3 tuổi, khi khả năng vận động tinh của trẻ chưa thuần thục, khiến trẻ dễ gây đổ vỡ hoặc vụng về. Nhưng với trẻ 5 tuổi bình thường, thì trẻ đã hoàn thiện về các chức năng vận động. Vì thế, người lớn phải tập cho bé biết tự ăn, tự làm vệ sinh cá nhân và luôn khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động chung với các thành viên khác trong gia đình và có thể làm một số công việc nhẹ nhàng phụ giúp bố mẹ.

    Việc cưng chiều trẻ, ngay cả với những gia đình khá giả để trẻ không phải làm một việc gì khác ngoài việc vui chơi và học tập là một điều không nên, vì điều đó là mầm mống cho những thái độ và những hành vi không thích nghi với các môi trường bên ngoài mà cụ thể là nhà trường tiểu học. Qua đó, bé sẽ trở nên lười biếng và ích kỷ , không biết tham gia các hoạt động chung với mọi người chung quanh và sẽ có những khó khăn trong việc giao tiếp, ứng xử với bạn bè khi vào lớp Một.

    Có thể, ban đầu sự lười biếng đó chỉ đơn giản là việc thức dậy trễ, làm biếng đánh răng, rửa mặt, tắm rửa… dần dần sẽ đi đến việc làm biếng gấp màn, chăn gối và quần áo cá nhân. Từ đó, trẻ sẽ tỏ ra lười biếng trong việc xếp dọn đồ chơi, đồ dùng cá nhân trong phòng … Từng bước một, nếu không có biện pháp tác động và can thiệp kịp thời, thì mức độ lười biếng của trẻ ngày càng tăng cho đến khi bố mẹ, người thân cảm thấy không còn chịu đựng nổi nữa, thì lúc đó việc can thiệp tác động để điều chỉnh sẽ là một điều hết sức khó khăn, và có thể gây ra những tổn thương về mặt tâm lý, hay tạo ra những trở ngại trong các mối quan hệ tại gia đình rất khó thay đổi sau này khi trẻ lớn hơn.
    Còn tiếp...
     
  15. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    tiếp theo:

    2. Vấn đề về ứng xử:

    Có những trẻ nếu không hiếu động, nghịch ngợm thì lại trở nên nhõng nhẽo, đòi hỏi sự chăm sóc quá mức cần thiết và luôn mong muốn mọi người phải làm theo, phải chấp nhận những đòi hỏi của bản thân, điều đó khiến cho khả năng ứng xử của trẻ sẽ trở nên kém cỏi và thụ động…

    Trẻ nhõng nhẽo: Đối với một đứa trẻ nhút nhát, thì chúng ta có thể cho đó là một mặt của tính cách rụt rè, thụ động và hướng nội. Điều đó đồng nghĩa với việc cải thiện tình trạng nhút nhát cho trẻ không phải là một điều đơn giản. Nhưng với trẻ nhõng nhẽo thì có thể nói là do sự “tập luyện” của bố mẹ và đôi khi có sự hỗ trợ khá đắc lực của ông bà. Trong trường hợp này thì để làm giảm đi sự nhõng nhẽo của trẻ là một điều cực kỳ khó khăn !

    Tre nhõng nhẽo trong một chừng mực nào đó lại có vẻ dễ thương, nhất là với các bé gái xinh xắn thì chút nhõng nhẽo sẽ làm cho các em tạo được sự quan tâm nhiều hơn, và đó cũng được xem là một thế mạnh của bé. Thế nhưng, từ sự dễ thương để đi đến thói đành hanh và nhất là sự xa lánh của bè bạn, kể cả các anh chị trong nhà vì sự quá đáng của mình chỉ là một bước nhỏ.

    Với các cô gái tuổi dậy thì hay cả ở những phụ nữ đã trưởng thành thì đó là sự nhõng nhẽo có kiểm soát, đôi khi đó là sự tính toán, thậm chí đó là cả một nghệ thuật khiến các đấng mày râu điêu đứng một cách ‘tự nguyện” ! Nhưng còn với các bé gái và cả các bé trai trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, thì lại là một tình trạng nhõng nhẽo không kiểm soát, không kìm chế được. Các bé luôn ở trong tình trạng được voi đòi tiên, được một muốn hai … điều đó thường dẫn đến hậu quả là sẽ đi đến một cuộc “chiến tranh” giữa bé và người lớn mà đa phần chiến thắng lại thuộc về các …bé !

    Vì vậy, từ khi trẻ bước vào lứa tuổi từ 3 – 5 tuổi thì việc đặt ra những mức độ để hạn chế các nhu cầu không cần thiết của trẻ là một điều cực kỳ quan trọng. Nói cách khác, trong một số lĩnh vực một mặt chúng ta để cho bé tự giác trong các hoạt động cá nhân để hình thành sự tự tin vào bản thân qua việc tôn trọng những thái độ và quyết định của trẻ (nhưng chỉ trong một số vấn đề như chuyện chọn món ăn, thức uống, chọn quần áo để mặc đi chơi … ) mặt khác thì cần phải đặt ra những hạn chế trong việc đòi hỏi người lớn chiều theo ý mình, mua sắm những món đồ chơi, đồ dùng phí phạm.

    Ví dụ như chúng ta cho bé đi vào siêu thị hay nhà sách, thì quyền lợi mà trẻ được hưởng có thể là việc tự do chọn cho mình một món đồ chơi ưa thích hay cuốn sách hấp dẫn với trẻ. Nhưng sự giới hạn ở đây là chỉ được phép chọn từ 1 – 2 món đồ chơi hay cuốn sách ưa thích mà thôi. Trẻ sẽ mè nheo đòi thêm một vài món hay một vài cuốn sách nữa. Nếu chúng ta nghĩ rằng việc mua thêm những thứ đó không “ảnh hưởng gì đến nền hòa bình thế giới” là chúng ta đã bắt đầu tạo tiền đề cho một chuỗi các đòi hỏi khác cho đến một lúc nào đó thì dù có là ai đi chăng nữa cũng không thể đáp ứng nổi.

    Đôi khi chúng ta nghĩ rằng, đó chỉ là những “chuyện nhỏ” không đáng gì, vì trẻ cũng còn nhỏ nên có chiều nó một chút cũng không sao. Quả thật, đó là những chuyện nhỏ như con thỏ, nhưng đó chính là những viên gạch xây nên những tòa nhà vững chắc cho những tật xấu như tính ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi của bản thân, sự tham lam và thói “chơi cha” người khác mà có thể vì những tính cách như vậy, khi lớn lên trẻ sẽ gặp rất nhiều những khó khăn trong cuộc sống vì không thể tạo được sự tôn trọng và hòa hợp với những người chung quanh.

    Vì thế, đây là giai đoạn đặt nền tảng cho những phẩm chất tốt đẹp trong lĩnh vực ứng xử sẽ giúp cho trẻ không chỉ đạt được những kết quả tốt trong việc học mà còn là những khởi đầu thành công cho việc bước chân vào cuộc đời sau này.

    Trẻ ích kỷ : Với trẻ dưới 3 tuổi thì vấn đề ích kỷ chưa cần phải đặt ra, hay đúng hơn thái độ chỉ biết có bản thân lúc đó được gọi là Ái kỷ (yêu bản thân mình) chứ không phải là ích kỷ (Chỉ biết sự tiện ích, quyền lợi cho bản thân mình).

    Trẻ dưới 3 tuổi phần lớn đều có tính ái kỷ, và đó là điều bình thường. Chính sự biết yêu bản thân mình là một điều tiên quyết trong việc dẫn đến lòng tự trọng, biết bảo vệ mình trước những tác động từ bên ngoài. Vì lúc đó, trẻ chưa xác định được Cái Tôi, sự phân biệt giữa những điều thuộc về người khác ( kể cả cha mẹ ) và những điều thuộc về mình chưa rõ ràng, khiến cho trẻ sẽ có thái độ : “cái gì trong tay ta là của ta !” Đó không phải là sự chiếm hữu, vì chúng ta có thể đổi cho trẻ một món đồ khác có hình dáng hay công dụng tương tự mà trẻ vẫn chấp nhận.

    Nhưng với trẻ 5- 6 tuổi thì các em đã phân biệt được cái Tôi, đã nhận biết được “quyền sở hữu” đã muốn có những “tài sản riêng” và nếu không được rèn tập cho biết những giới hạn, thì trẻ có thể trở thành ích kỷ, chỉ biết đến những điều tốt, điều lợi cho bản thân mà không nghĩ đến những người chung quanh. Đây là một tính chất khó phát hiện trong giai đoạn đầu, thường thì chỉ đến khi trẻ bộc lộ một cách khá rõ ràng thì lúc đó gia đình mới biết, nhưng biết cũng chỉ là để mong chờ những biện pháp giáo dục từ bên ngoài, để có thể làm thay đổi một thái độ có khi đã ăn sâu trong trẻ.

    Vì thế, một mặt ta khuyến khích trẻ biết quý trọng giá trị bản thân, đây là một trong những giá trị tinh thần quan trọng. Mặt khác, cần phải để ý để tránh cho trẻ tập nhiễm thói quen ích kỷ. Vì khi đã “nhiễm” tính chất này thì rất khó bỏ. Điều nguy hiểm là đôi khi chính phụ huynh cũng có những thái độ ích kỷ trong cuộc sống, và cho đó là sự “khôn ngoan” biết “ăn người” và chính phu huynh lại tập cho trẻ thói quen biết và thích lợi dụng người khác, luôn tìm cách chơi “trên cơ” và chỉ biết bảo vệ quyền lợi cho bản thân và gia đình mình, bất chấp là điều đó có thể gây thiệt hại cho những người xung quanh.

    Chúng ta nên biết rằng, thói ích kỷ sẽ làm cho đứa trẻ bị coi thường và bị tập thể bạn bè xa lánh. Với người lớn, đôi khi bằng vị trí và sự giàu có, mặc dù sống rất ích kỷ những vẫn còn có được một số các mối quan hệ trong xã hội, nhưng thực ra đó chỉ là những sự “rình rập” nhau, hay chỉ mang tính xã giao chứ khó kiếm được những người bạn tốt hay cộng sự trung thành. Nhưng với trẻ thì khi sớm bộc lộ tính ích kỷ, trước sau gì cũng sẽ bị cô lập với bạn bè, vì chắc là ít trẻ nào lại thích chơi với một người bạn ích kỷ. Đó là một nguy cơ lớn có thể dẫn đến những tổn thương về tâm lý cho trẻ. Vì một trong những điều làm cho cả trẻ lẫn người lớn lo lắng nhất, chính là sự tẩy chay hay bị cô lập với tập thể, với những người xung quanh.


    3. Các vấn đề về tính cách

    Nhìn chung, tính cách của con người có hai nhóm chính là Hướng Nội và hướng ngoại. Với trẻ 5 tuổi thì tính cách đã được xác định và bộc lộ một cách khá rõ rệt. Trong mỗi loại tính cách Hướng nội hay hướng ngoại thì lại có 4 nhóm tính khí khác nhau là :

    Đối với nhóm Hướng nội thì trẻ thường có một trong 4 loại tính chất là :

    Tính thực tế : Trẻ có quan điểm rõ ràng, cụ thê và kiên định. Trẻ thường phản ứng nhanh nhưng lại thường thiếu kiên nhẫn và ưa vật chất.

    Tính Lãnh đạm : Trẻ có tính cách này thường bình thản, có tính tự chủ cao, có khả năng suy luận tốt, dẻo dai và khách quan. Nhưng thường các em không có sức khỏe tốt và sự nhạy bén trong các hoạt động tập thể.

    Tính nhu nhược : Trẻ thiên về tính cách này thường tử tế và thích được chiều chuộng. Nhưng các em lại ủy mị, dễ xúc động và thiếu sự hăng say trong mọi lĩnh vực.

    Tính Vô Tình : Trẻ thiên về tính cách này thường kém chú ý vào những chuyện xung quanh và có một cách sống khép kín.

    Đối với nhóm Hướng Ngoại thì trẻ thường có một trong 4 loại tính chất sau :

    Tính Duy cảm : Trẻ thiên về tính cách này thường có khả năng dễ hòa đồng với mọi người và môi trường xung quanh, có khả năng nhận thức bằng trực giác tốt nhưng trẻ lại hay thay đổi và thường khá chủ quan.

    Tính Đa Tình : Trẻ thiên về tính cách này thường có khả năng làm việc cần mẫn và thận trọng nhưng lại thiếu tập trung, khả năng chú ý kém vì thế thường thiếu tự tin.

    Tính Hiếu hoạt : Trẻ hăng say, linh động thực tế và có nhiều sáng kiến nhưng lại thiếu kiên nhẫn.

    Tính Nhiệt Tâm : Trẻ tự chủ, nhạy bén, có óc tổ chức nhưng lại kém giao tiếp và có tự ái cao.

    Trên thực tế thì không bao giờ có một loại tính cách thuần túy trong một con người, mà bao giờ trong tâm tính, con người luôn có một phần của tính hướng nội và một phần của tính hướng ngoại. Chỉ có điều là tính hướng ngoại sẽ nhiều hơn tính hướng nội hay ngược lại tính hướng nội sẽ chiếm ưu thế hơn theo một tỷ lệ nào đó. Thông thường sẽ là 4 phần hướng nội – 6 phần hướng ngoại hay có thể là tỷ lệ 7/3, thậm chí là 8/2 hay 9/1. Nhưng cũng sẽ có một số trẻ có tính hướng nội và hướng ngoại cân bằng nhau theo tỷ lệ 5/5 – Đây là một tình trạng dễ có nguy cơ gặp phải những rối nhiễu tâm lý, bởi vì trẻ sẽ không thể xác định được mình thuộc nhóm nào, khi thì cởi mở, khi thì khép kín … và điều đó sẽ dễ làm cho trẻ bối rối, không tự chủ được bản thân.

    Trẻ nhút nhát: Như đã nói trên, đôi khi nhút nhát là một tính cách, và tính cách này thường dễ có ở những trẻ hướng nội hơn là hướng ngoại. Nhưng trong một chừng mực nào đó thì sự nhút nhát lại là một điều đem lại sự an toàn cho trẻ cũng như tạo sự quan tâm của người khác đối với các em. Nhất là đối với các em gái, thì sự nhút nhát “chút chút” cũng là một cái duyên khiến cho các “anh hùng” có thể đứng lên bảo vệ, che chở mà qua đó, khiến cho các đấng nam nhi có thể “đổ” một cách dễ dàng hơn. Nhưng cũng có những sự nhút nhát thái quá, cái gì cũng sợ, cái gì cũng làm cho bé xanh mặt, thậm chí là ngất xỉu hay hét toáng lên, bám chặt lấy bố mẹ… hoặc đôi khi thì chỉ tự nhiên, bạo dạn trong gia đình, khi bước chân ra ngoài đường, đối diện với những người không quen biết thì trở nên sợ hãi vô cùng. Đó là những tình trạng cần khắc phục vì nó có thể dẫn đến những rối loạn tâm lý không đáng có, hay trở nên những thói quen không tốt, hạn chế rất nhiều cho khả năng quan hệ, phối hợp với những hoạt động sau này của trẻ.

    Một số trường hợp nhẹ thì có thể giúp trẻ trở nên bớt nhút nhát hơn bằng việc để cho trẻ tự làm các việc trong nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ như việc tự thay quần áo, tự ăn cơm ..và dần dần tự làm nhiều hoạt động khác. Khi trẻ có thái độ nhút nhát thì phụ huynh cũng không nên tỏ ra quá quan tâm, lo lắng vỗ về, mà cứ để trẻ bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, rồi sau đó sẽ làm cho trẻ hiểu rõ về những điều làm cho trẻ sợ hãi. Thay vì nói: “ Có gì đâu mà con sợ!” hay “ Có thế mà cũng sợ !” “con sợ cái gì chứ?” những câu nói như thế này có khi còn làm cho trẻ sợ hơn nữa, chúng ta nên nói : “Có phải căn phòng tối làm con sợ phải không?” “con chó kia làm con sợ ?” điều đó giúp trẻ xác định được đối tượng “đáng sợ” của mình và khi đã hiểu rõ cũng như có thể nói ra được thì trẻ sẽ dần dần bớt sợ đi.

    Trẻ hung hăng : Ngược với tính nhút nhát, thì có những trẻ lại tỏ ra rất bướng bỉnh, hung hăng. Trẻ luôn tìm cách chống đối mọi người, với bạn bè thì trẻ lại luôn tìm cách “thống trị” hay luôn tìm ra những lý do để gây hấn. Đây là một tính cách thường rơi vào các trẻ hướng ngoại và trẻ em nam dễ gặp phải hơn các bé gái.

    Cũng như tính nhút nhát, sự hung hăng của trẻ, ngoài một yếu tố do tính cách hướng ngoại của trẻ, thì thường là do sự “tập huấn”của cha mẹ. Có khi chính cha mẹ các em cũng thuộc loại “ Trời không sợ, đất không kiêng” trong cuộc sống hàng ngày luôn tìm cách gây hấn để cho mọi người phải nể sợ, hoặc có khi do sống trong một số môi trường “thuận lợi” cho sự hung hăng dễ phát triển như trong quân đội, trong các đội thể thao, võ thuật, thậm chí là trong giới “xã hội đen” … mà ở đó, sự hung hăng đôi khi lại là một thái độ có lợi và cần thiết. Từ đó, phụ huynh cũng có cách ứng xử một cách hung hăng, thích bạo lực với trẻ, và trẻ cũng bị nhiễm tính chất đó cho đến khi trẻ bộc lộ ra, thì lại nhận được sự khuyến khích, cổ vũ của cha mẹ.

    Những người hung hăng thường có được những ưu thế ban đầu và nhất thời, nhưng về lâu dài thì họ thường gặp phải những thất bại và chống đối bởi tính cách thích gây hấn của mình. Nếu như họ không kìm chế được bản thân, thì có khi sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại. Vì thế, trong cuộc sống chúng ta cần tập cho trẻ không quá nhút nhát, biết cách tự bảo vệ mình và có lòng tự trọng. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng không nên gieo vào lòng trẻ tính hung hăng, sự ham thích bộc lộ sức mạnh của cơ bắp hay luôn có thái độ bắt nạt người khác. Có thể trẻ sẽ trở nên một “thủ lĩnh” trong xóm hay trong lớp học. Nhưng những quyền lợi đem lại thường không đủ bù đắp cho những gì mà trẻ sẽ nhận được từ thái độ hung hăng của mình. Ông cha ta đã có câu : “Chữ Nhẫn là chữ tương vàng, ai càng nhẫn được thì càng sống lâu”. Chúng ta cũng đã biết và thấy được rất nhiểu tấm gương thành công trong cuộc sống nhờ sự nhẫn nại của mình. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có một số dấu hiệu của sự hung hăng, thì chúng ta cần có những tác động tích cực, mềm mỏng nhưng kiên quyết để giúp cho trẻ hiểu rằng, đó chỉ là những thái độ đưa đến sự thất bại mà thôi.

    Khi trẻ bộc lộ tính hung hăng, thì phụ huynh không nên quát mắng, đánh phạt trẻ vì điều đó chỉ gây thêm cho trẻ sự ức chế, mà hãy nhẹ nhàng nhưng nghiêm khắc chỉ ra cho trẻ thấy thái độ không tốt của bé, và sự không hài lòng của bố mẹ, trẻ dần dần sẽ hiểu rằng thái độ hung hăng sẽ không giải quyết được gì và cũng không đem lại kết quả gì, và trẻ sẽ dần dần thay đổi tính cách của mình.
     
  16. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    TÂM LÝ TRẺ 6 TUỔI

    Khi con bước vào lứa tuổi mầm non sung sức, rất nhiều bậc phụ huynh băn khoăn : Không biết tâm lý lứa tuổi này có gì đặc biệt?

    Ý thức về cái tôi ở trẻ phát triển mạnh

    Trẻ hiểu được mình là như thế nào, có phẩm chất gì, những người xung quanh đối xử với mình ra sao, vì sao mình lại làm việc này, mình làm việc này tốt hay chưa tốt, đúng hay sai. Chính nhờ ý thức bản ngã phát triển mạnh nên trẻ đã có thể điều chỉnh được hoạt động của bản thân. Trẻ hay đưa ra các lời nhận xét về bản thân mình và người khác. Trẻ cũng thể hiện cái tôi của mình bằng việc thích tự mình quyết định.

    Trẻ bắt đầu thích nghe chuyện có pha một chút kịch tính, phức tạp hơn chuyện của trẻ 5 tuổi. Trí tưởng tượng phong phú, có tình hiện thực khiến chúng luôn nhân cách hóa các sự vật xung quanh.

    Do sự phát triển của cơ thể, trẻ lứa tuổi 4-6 rất hoạt bát và hiếu động, chúng không thích ngồi một chỗ, chỉ thích được tự do chạy nhảy, không lúc nào chịu ngồi yên.
    Tính hiếu kì phát triển mạnh

    Trẻ 6 tuổi rất hiếu kỳ, cái gì cũng muốn hiểu, muốn biết. Khi thấy cái gì mới lạ, nó tò mò ngắm nghía, được đi ra ngoài thì ngó trước ngó sau, và luôn mồm đặt câu hỏi "tại sao ?"

    Trên cơ sở tính hiếu kì mạnh và cái chưa lý giải được, trẻ thông qua động tác thực tế, qua hỏi han, thăm dò, tìm hiểu thì mới phát hiện, mới hiểu được cái mới và nhận thức cái mới.

    Cho nên các bậc cha mẹ và người lớn nên vui vẻ trả lời các câu hỏi của trẻ, chăm chú theo dõi trẻ và không nên chỉ ừ hữ cho qua chuyện. Nếu trẻ nhỏ không được thoả mãn hoặc không nhận được lời giải chính xác thì chúng sẽ mất đi tính nhiệt tình tìm hiểu khám phá hiện tượng sự vật xung quanh, mà chỉ dựa vào ý tưởng suy đoán lung tung.

    Nguyên nhân dẫn đến tính hiếu kì ở trẻ giai đoạn này là do trẻ ở giai đoạn này có trí tưởng tượng rất phong phú, nó có thể dựa vào những việc và sự thực đã biết để suy đoán hoặc quyết đoán. Thời kỳ này, sức tưởng tượng của trẻ có đặc điểm riêng, đó là việc trẻ thích đem các sự việc diễn ra hàng ngày liên hệ tới mình. Ví dụ nghe người lớn nói chuyện về máy bay, nó sẽ hỏi ngay “Con có được đi máy bay không”. Bố mẹ trẻ cần chú ý, khi trẻ hỏi những câu hỏi ngây thơ và buồn cười đó thì không nên mắng trách hoặc diễu cợt con trẻ. Lúc này, bố mẹ nên cổ vũ trẻ quan sát, chỉ dẫn cho trẻ hiểu, giúp nó suy nghĩ bằng cách kiên trì giảng giải và trả lời câu hỏi của trẻ.

    Tâm lý không ổn định

    Khi trẻ 6 tuổi, tâm lý dễ pha trộn khiến cho trẻ có thể vừa khóc, vừa cười, thậm chí đang khóc rất to chuyển sang cười ngay được.

    Thành công là một nguồn hứng thú của trẻ. Trẻ lúc này cũng đã biết thắng thua, được mất. Có đứa đã xuất hiện bản tính ganh đua từ rất sớm.

    Các hình tượng cụ thể có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ. Trẻ rất thích xem phim hoạt hình, múa rối, truyện tranh là vì lẽ đó.

    Trẻ 6 tuổi lại bước vào một giai đoạn mới của sự ích kỉ. Trẻ không muốn chia sẻ, hiếu thắng, đặt mình là trung tâm. Ví dụ khi chơi với bạn, rất hay thay đổi quy định chơi để hợp với hoàn cành của mình hoặc bỏ ngang trò chơi nếu mình sắp thua. Hãy quan sát con bạn khi bé chơi, bé sẽ rất hay nói những câu như "à thôi, bây giờ mình chơi thế này nhé !" hoặc "thôi, chơi lại từ đầu đi"... Trẻ cũng rất hay dỗi, hờn nếu bị chê trách, chê bai.

    Trẻ rất nhạy cảm, hay tủi thân nếu bố mẹ không chú ý, buồn nếu bị mắng và thường cảm thấy rất có lỗi nếu làm sai việc gì. Trẻ cũng hiếu thắng, luôn mong muốn mình phải làm tốt, làm đúng mọi việc.

    Tuổi lên 6- chuẩn bị vào lớp một có thể được coi là bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Cha mẹ nên chuẩn bị trước về mặt tâm lý cho trẻ ví dụ như kể về trường mới, đưa trẻ đến xem trường cấp 1 sẽ học, kể những câu chuyện về các anh chị học lớp...
     
  17. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Khủng hoảng" tuổi lên 7

    Bà nội bảo Mít đi học, bé không chịu và còn lý sự: “Bố mẹ lúc nào cũng bắt con phải thế nọ, thế kia. Nếu bố đánh con, con sẽ gọi 113”

    Chuyện của các bé


    Mẹ Mít kể chuyện: “Con trai mình 7 tuổi đang học lớp 1. Nhưng bây giờ có ai nhắc bé làm chuyện gì sai, bé đều trả lời: “Đằng nào thì mẹ cũng mắng”. Bà nội bảo Mít đi học viết chữ đẹp ở nhà cô, bé không thích đi và còn nói: “Bố mẹ lúc nào cũng bắt con phải thế nọ, thế kia. Nếu bố đánh con, con sẽ gọi 113”.

    Cuối cùng, bà cũng đưa được Mít đi học. Nhưng trước khi đi, bé lại dặn bà đừng mách với mẹ. Bé đã biết lỗi rồi. Chuyện như thế rất hay diễn ra ở nhà Mít. Khi không có bố mẹ ở nhà, bé thường phớt lờ ý kiến của người lớn. Tới khi bố mẹ gần đi làm về, bé lại vội xin lỗi, năn nỉ đừng ai mách với bố mẹ.
    Bé Cún 7 tuổi cũng luôn khẳng định: "Con yêu mẹ hơn vì mẹ đẻ ra con chứ bố có đẻ ra con đâu". Lúc sau, bé lại bảo: “Con yêu bố mẹ như nhau vì mẹ đẻ ra con, nhưng phải có bố thì mẹ mới đẻ con được". Có lúc cu cậu, chẳng biết nghe ở đâu, lý sự: "Bố chỉ tạo con ra trong bụng mẹ. Còn mẹ phải đẻ con rất đau, nên con vẫn yêu mẹ hơn".

    Rồi bé suốt ngày hỏi và lý sự, nhưng bố mẹ Cún chưa biết giải thích với bé: "Bố tạo ra con trong bụng mẹ như thế nào?", "Mẹ đẻ con ra bằng cách nào, vì bụng mẹ làm gì có sẹo, chẳng lẽ lúc mẹ đẻ xong thì bụng nó tự liền vào à?”.

    Hãy tìm cho con người thầy tốt nhất

    Khi bé lớn lên, bé sẽ trải qua các giai đoạn mà các chuyên gia tâm lý gọi là khủng hoảng: tuổi lên 3, lên 7 và 13 tuổi. Các giai đoạn này như những nấc thang, dẫn dắt bé từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành.

    Khủng hoảng tuổi lên 7 là một nấc thang đầy thú vị đối với những bé ăn dặm, mặc dù cũng lắm “phiền toái”. Về “hình thức”, bé sẽ cao hơn rất nhanh, khuôn mặt có nhiều biến đổi. Răng sữa bắt đầu thay.

    Về “nội dung”, bé trở nên một cách già dặn ghê gớm. Bé bắt đầu nhớ mọi việc lâu hơn và đưa ra những câu hỏi vặn vẹo làm cha mẹ nhiều khi cũng bí quá, không biết trả lời thế nào. Bé bắt đầu xây dựng hình mẫu lý tưởng cho mình và điều khiển cảm xúc của bản thân.

    Mẹ bé Mít kể rằng: “Con mình đang khóc thảm thiết nhưng vẫn liếc mình trong gương xem mình khóc thế nào?”.

    Bảy tuổi, bé cũng muốn tách dần ra khỏi bố mẹ. Không muốn đi cùng bố mẹ đến nhà họ hàng hay người quen. Bé bắt đầu thích chơi với các bạn bằng tuổi cơ. Nhiều lúc bé lại thích một mình để tập làm người lớn.

    7 tuổi, giai đoạn rất nhạy cảm với cả bé và bố mẹ. Hãy đừng nuông chiều hay nghiêm khắc với con một cách quá đáng. Hãy luôn tôn trọng cảm xúc của con, cho con một khoảng trời tự do nhưng cũng phải có những giới hạn nhất định. Quan trọng nhất, bố mẹ và người lớn trong gia đình phải là tấm gương để bé noi theo.

    Đây là giai đoạn khủng hoảng mà bé cần có người chỉ dẫn để thông qua đó làm quen với thế giới xing quanh. Thầy cô giáo lúc này có vai trò cực kỳ quan trọng: giúp trẻ hình thành các thói quen và kỹ năng. Bé chăm học, hư hay không cũng bắt đầu từ đây. Lời nói của các thầy cô giáo có sức nặng và ảnh hưởng đến bé hơn bố mẹ nhiều.
    Nhiều chuyên gia đã đưa ra lời khuyên cho giai đoạn này là: “Bố mẹ hãy tìm cho con người thầy đáng tin cậy”.
     
  18. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    CÁC MỐC PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ 8 TUỔI

    Biết những gì con bạn mong đợi khi trẻ phát triển có thể đảm bảo với bạn rằng con bạn đang đi đúng hướng với những người bạn cùng trang lứa hoặc thông báo cho bạn những mối lo ngại có thể xảy ra. Dưới đây là một số sự kiện quan trọng cần quan sát khi con bạn tám tuổi.
    Trong suốt những năm lớp 1 đến lớp 3, bạn sẽ không thấy thay đổi đáng kể trong các kỹ năng vận động của con trẻ bởi đây là một giai đoạn chọn lọc, khi phối hợp cải thiện và chon lọc các kỹ năng vận động được chú ý. Nhưng bạn sẽ nhận thấy những thay đổi đáng kể trong các kỹ năng xã hội và tư duy. Con bạn được xây dựng trên cơ sở các kỹ năng phát triển trong suốt thời thơ ấu và hướng tới sự độc lập cao hơn, cả về trí tuệ và tình cảm Dưới đây là một số mốc quan trọng mà bạn có thể mong đợi khi con bạn 8 tuổi

    Phát triển vân động

    • Kiểm soát ngón tay được khá tinh chế • Tăng sức chịu đựng, có thể chạy và bơi xa hơn

    Phát triển ngôn ngữ và tư duy

    • Có thể trò chuyện ở một mức độ gần như người lớn • Đọc có thể là một mối quan tâm chủ yếu • Tìm hiểu những lý để hiểu các sự kiện • Bắt đầu cảm thấy thành thạo trong các kỹ năng và có sự ưu thích đối với một số hoạt động và một số hoạt động • Suy nghĩ bắt đầu được tổ chức và lô-gic hơn • Bắt đầu nhận ra khái niệm về sự thuận nghịch (4 +2 = 6 và 6-2 = 4)

    Phát triển cảm xúc và xã hội
    • Có nhu cầu cao đối với tình thương và sự hiểu biết, đặc biệt là từ mẹ • Có thể vui vẻ và dễ chịu cũng như thô lỗ, hách dịch, và ích kỷ • Có thể là khá nhạy cảm và quá xúc động • Cảm xúc thay đổi nhanh chóng • Thiếu kiên nhẫn, tìm kiếm sự chờ đợi đối với các sự kiện đặc biệt đau khổ • Kết bạn dễ dàng, phát triển những người bạn thân cùng giới • Thích chơi nhóm, các câu lạc bộ, và các đội thể thao, mong muốn mình là một phần của một nhóm • Chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi áp lực xã hội lên những người cùng tuổi • Có thể bị ám ảnh và bị thúc đẩy bởi tiền bạc

    Lời khuyên cho các bậc cha mẹ có con 8 tuổi

    Khi 8 tuổi, con của bạn có một nhu cầu mạnh mẽ về “thuộc về” • Nói chuyện với con bạn về những áp lực xã hội lên những người cùng tuổi • Lắng nghe và thảo luận về mối quan tâm của con cái về bạn bè và kết quả học tập. • Hãy tận dụng lợi ích trong mối quan tâm của con cái tới tiền bạc để giảng dạy về chi phí và tầm quan trọng của tiết kiệm nhằm hướng tới mục tiêu. • Xây dựng đạo đức lý do tại sao một số những điều là đúng hay là sai. • Nhận biết nhu cầu của trẻ về sự riêng tư và những bí mật. Đưa trẻ một ngăn kéo khóa hoặc hộp bí mật. Và cuối cùng … Hãy nhớ rằng mặc dù các sự kiện quan trọng đề cập ở đây là điển hình, trẻ em trải qua các giai đoạn này nhịp độ của riêng của từng trẻ. Một số trẻ sẽ phát triển sớm hơn, một số lại chậm hơn một chút. Trao đổi bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về sự phát triển của con trẻ với bác sĩ nhi khoa hoặc giáo viên.
     
  19. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Sự phát triển của trẻ từ 9 đến 12 tuổi

    Vào những năm cuối tiểu học và đầu trung học, trẻ sẽ trải qua rất nhiều sự thay đổi cả về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Những yêu cầu trong học tập được tăng lên, vai trò của bạn bè bắt đầu trở nên quan trọng tương tự với gia đình, và tuổi dậy thì sẽ làm hình dáng của các bé thay đổi. Đây cũng là giai đoạn mà những sự khác biệt cá nhân giữa các bé trở nên rõ ràng hơn.

    Khi bé 9 tuổi
    Phát triển về thể chất
    • Sử dụng các công cụ như búa hoặc các dụng cụ làm vườn tương đối thành thạo
    • Điều khiển tốt cử động của bàn tay và các ngón tay
    • Có thể vẽ các bức tranh có nhiều chi tiết
    • Có thể theo đuổi các hoạt động cho đến khi kiệt sức
    Phát triển về trí tuệ
    • Có thể ghi nhớ và thuộc lòng các thông tin, dù có thể chưa hiểu sâu về chúng
    • Đọc để học, chứ không còn là học để biết đọc
    • Quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ
    • Có thể giữ được mạch tư duy và có thể tiếp tục suy nghĩ ngay cả khi bị gián đoạn
    • Có thể sử dụng từ điển
    • Có hứng thú với kỹ năng lãnh đạo
    • Đã bắt đầu biết tư duy phản biện
    • Bắt đầu có ý thức về những cái đúng và sai (bên cạnh những cái tốt và những cái xấu)
    Phát triển về cảm xúc
    • Có thể có tâm trạng thất thường
    • Có thể biết đánh giá bản thân và người khác
    • Biết cách phàn nàn để tránh phải làm những việc không mong muốn
    • Trở nên có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn
    • Coi trọng sự công bằng với bản thân và với những người khác
    • Thích trò chuyện và chia sẻ ý tưởng

    • Khi trẻ 10 tuổi
      Phát triển về thể chất

      • Có kỹ năng và sức bền để thực hiện các hoạt động như đi xe đạp, chạy bộ hoặc chơi các trò chơi thể thao tập thể
      • Những đặc điểm trong tính cách có thể bộc lộ qua dáng điệu và thói quen
      • Những bé gái bắt đầu có các dấu hiệu của tuổi dậy thì
      - Cơ thể trở nên mềm mại hơn - Ngực bắt đầu phát triển Phát triển về trí tuệ
      • Có thể ghi nhớ và nhắc lại thuộc lòng không cần suy nghĩ về những chủ đề khác nhau
      • Đã có thể phân biệt được đúng sai nhưng chưa nhất quán, vẫn cần phải dựa vào người lớn
      • Có ý thức về thời gian, nhưng cần được định hướng để biết lên kế hoạch một cách thiết thực
      • Vẫn còn cho rằng những niềm tin của bản thân là đúng và tất cả mọi người đều có cùng suy nghĩ như vậy
      Phát triển về cảm xúc
      • Thường có tâm trạng vui vẻ, đôi khi tỏ ra khá ngây ngô
      • Biết tôn trọng và yêu thương bố mẹ
      • Những lo ngại và sợ hãi trước đây đã giảm xuống đáng kể
      • Có thể hay tức giận, nhưng biểu hiện của sự tức giận sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh
      • Tình bạn đã trở nên quan trọng, đa số sẽ làm bạn với bạn bè cùng giới
      • Thích các câu lạc bộ và hoạt động nhóm
      • Chưa có nhiều sự quan tâm tới những bạn khác giới

    Khi trẻ 11 tuổi

    Phát triển về thể chất

    Rất hiếu động và tràn đầy năng lượng
    Các bé nam đã có biểu hiện của sự dậy thì:

    - Cơ thể đầy đặn hơn so với trước đây

    - Phát triển cơ bắp hơn so với các bạn gái

    Các bé gái có nhiều sự thay đổi về cơ thể

    - Lông mu ngày càng nhiều hơn

    - Ngực vẫn tiếp tục phát triển

    - Cao hơn

    Phát triển về trí tuệ

    Có thể sử dụng logic khi tranh luận, và áp dụng những logic này vào những tình huống cụ thể
    Cải thiện kỹ năng đưa ra quyết định
    Bắt đầu nhận ra rằng những người khác nhau sẽ có những quan niệm và niềm tin cá nhân khác nhau

    Phát triển về cảm xúc

    Có xu hướng trở nên ích kỷ, hay phê phán và thiếu hợp tác
    Cũng có thể sẽ hay khóc, hay sợ hãi và luôn lo lắng
    Mối quan hệ với bố mẹ có thể sẽ nảy sinh những căng thẳng
    Thể hiện sự giận dữ bằng cơ thể: đánh nhau, sập cửa hoặc đá vào các đồ vật
    Khi không ở nhà, cách cư xử thường vẫn khá ngoan ngoãn
    Bạn bè vẫn rất quan trọng, nhưng sẽ có nhiều mâu thuẫn hơn trước đây
    Có thể có một vài người bạn thân
    Vẫn chưa thực sự bị hấp dẫn bởi bạn khác giới, nhưng đã bắt đầu chú ý nhiều hơn
     
  20. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Dạy con cách tự chủ

    Dạy con cách tự chủ là một trong những việc quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ cần làm, bởi đây sẽ trở thành một trong những kỹ năng thiết yếu để bé thành công trong tương lai. Học được cách tự chủ, trẻ em có thể biết đưa ra những quyết định và cư xử phù hợp trong những tình huống căng thẳng và nhờ đó có thể nhận được những kết quả tích cực hơn. Ví dụ như, nếu như bạn nói với con rằng con không được ăn kem sau giờ ăn tối nữa, con có thể sẽ khóc, mè nheo hoặc thậm chí hét lên với hy vọng rằng bạn sẽ mủi lòng. Nhưng nếu như con biết cách tự chủ, con sẽ hiểu rằng phản ứng tức giận sẽ chỉ càng khiến mẹ kiên quyết hơn, và tốt hơn là nên kiên nhẫn chờ đợi. Sau đây là một số gợi ý để giúp con kiểm soát được cách hành xử của mình:

    Dưới 2 tuổi

    Khi con ở độ tuổi sơ sinh và đang tập đi, con thường sẽ không làm được những điều mà con muốn làm. Và con thường phản ứng với điều đó một cách giận dữ. Bạn có thể ngăn chặn sự bùng nổ của con bằng đồ chơi hoặc những hoạt động khác phù hợp. Khi được 2 tuổi, con sẽ bắt đầu có ý thức hơn về mọi thứ vì thế bạn có thể bắt đầu dạy con cách kiểm soát hành vi của mình. Mỗi khi con phản ứng một quá đà, hãy để con ngồi một mình (trong sự theo dõi âm thầm của bạn) và không có đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật nào tiêu khiển nào ở xung quanh, như ở cầu thang hoặc nhà bếp, để con biết được hậu quả của việc cư xử không đúng của bản thân. Và đồng thời khi con bình tĩnh hơn, bé sẽ nhận ra là dành thời gian ở một mình sẽ tốt hơn nhiều so với việc làm ầm lên vì giận dữ.

    Từ 3 đến 5 tuổi

    Bạn có thể tiếp tục áp dụng cách thức như trên để kiểm soát hành động của con, nhưng thay vì để con ở một mình trong một khoảng thời gian định sẵn, hãy cho con ra ngoài ngay khi con cảm thấy bình tĩnh hơn. Điều này sẽ giúp con nâng cao ý thức tự chủ của bản thân. Và hãy khen ngợi con vì đã không mất kiểm soát trong những tình huống khó khăn hoặc bực bội. Từ 6 đến 9 tuổi
    Khi con ở độ tuổi đến trường, con nên được dạy để hiểu được về những hậu quả mỗi khi con cư xử không đúng, vì thế con sẽ có ý thức với hành động của bản thân, biết suy nghĩ kỹ càng hơn trước khi phản ứng lại với bất cứ điều gì. Mỗi khi con gặp một tình huống căng thẳng nào đó, hãy khuyến khích con rời xa khỏi đó trong chốc lát để có thể bình tĩnh hơn.

    Từ 10 đến 12 tuổi

    Khi con ở độ tuổi này, con đã có thể tự hiểu được cảm giác của mình. Hãy động viên con nghĩ về những điều đã làm con mất kiểm soát và phân tích chúng. Hãy giải thích cho con rằng đôi khi có những việc dù ban đầu không được tốt đẹp, cũng không có nghĩa là chúng sẽ kết thúc một cách tồi tệ. Hãy đề nghị con dành thời gian để suy nghĩ kỹ càng trước khi phản ứng lại trong một tình huống nào đó.
     
  21. hoangyen2106 Thành Viên Cấp 3

    Phát triển năng lực tư duy cho con

    Trong giai đoạn trẻ học mẫu giáo, một trong những cách cha mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển tư duy của con là chỉ ra đặc điểm của những đồ vật, sự vật mà lúc bình thường trẻ có thể không để ý tới. Và mặc dù trẻ từ 3 đến 4 tuổi thường đủ khả năng làm theo những trình tự đơn giản để thực hiện một mục tiêu nào đó, các con sẽ thấy khó khăn hơn nhiều nếu phải chủ động hình dung ra một bức tranh lớn hơn trong đầu và giữ được mục tiêu của mình trong ý thức. Vì thế, hãy luôn nhắc nhở con về những công việc mà con đang cố gắng thực hiện cũng như những quy định và nguyên tắc liên quan tới công việc đó. Một số nhà nghiên cứu tin rằng ở độ tuổi từ 3 đến 5, hầu hết các bé đã bắt đầu biết nhìn nhận từnhữngkinh nghiệm mà mình trải qua, và từ đó đã sẵn sàng để phát triển những kỹ năng căn bản như: dự đoán, kiểm tra kết quả, tự giám sát và thử nghiệm thực tế.

    Một số gợi ý có ích để giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy:


    • Thực hiện những hoạt động mà qua đó bạn có thể tư duy cùng với con. Hãy chắc chắn rằng bạn luôn nói ra tiếng những suy nghĩ của mình: “Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo nhỉ?”, “Việc mẹ con mình đang làm bây giờ có giống với việc mình đã từng làm trước đây không?”, “Hãy dừng lại một chút và xem chúng ta đang làm như thế nào rồi.” “Hai mẹ con mình đang cố gắng làm việc gì thế?”, “Con có thể làm gì để thực hiện việc này tốt hơn?”

    • Luôn luôn bắt đầu bằng việc giúp con bạn tóm tắt lại những gì con đã biết về một đề tài hoặc một vấn đề nào đó, từ đó con có thể có được sự kết nối và hình dung ra hoàn cảnh của công việc con đang thực hiện. Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy sẽ rất tuyệt vời.

    • Hãy hướng dẫn con bạn xây dựng một kế hoạch giúp con tiến tới mục tiêu cuối cùng qua từng bước. Con sẽ thực hiện công việc này như thế nào? Những trở ngại gì mà con có thể gặp phải? Con sẽ đối phó với những trở ngại đó ra sao?

    • Thúc đẩy 4 kỹ năng siêu nhận thức căn bản: dự đoán, kiểm tra, giám sát và đánh giá.

    • Giúp con hiểu được tại sao việc làm chủ một vấn đề hoặc kỹ năng cụ thể sẽ có ích cho cuộc sống của con và làm thế nào để con học được cách liên hệ từng sự việc tới những gì con đã biết.

    • Luôn luôn khuyến khích trẻ tự đánh giá hiệu suất công việc của mình. Nhiệm vụ này có gì khó khăn? Những điều gì đã giúp con thực hiện nhiệm vụ này? Con đã học được những gì để có thể tiếp cận những nhiệm vụ tương tự trong tương lai?

    • Nguyên tắc chung là hãy đặt câu hỏi để hỗ trợ hoặc khuyến khích con bạn tự tư duy, thay vì hướng dẫn và đưa ra những đáp án dễ dàng. Huấn luyện viên David Hemery – người đã từng đạt huân chương Olympic – nhận xét: “Nếu những câu hỏi của chúng ta có thể thúc đẩy nhận thức và ý thức tự chịu trách nhiệm của trẻ, chắc chắn điều đó sẽ giúp gia tăng sự tự tin của chúng.”

    • Khuyến khích trẻ tự nói chuyện với bản thân khi giải quyết một nhiệm vụ nào đó, từ đó trẻ sẽ có ý thức hơn về quá trình tư duy của mình.

    • Hãy cẩn thận để không nhắc nhở trẻ quá nhiều. Trẻ sẽ học tốt nhất khi có thể tự mình phát hiện ra một điều gì đó. Nếu bạn đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc những lời nhắc nhở quá nhanh thì trẻ sẽ trở nên phụ thuộc vào bạn.

    • Thuyết phục trẻ không nên vội vàng. Trẻ sẽ không thể có được sự tự ý thức, tự giám sát và những nhìn nhận sâu sắc nếu bé luôn hấp tấp để đạt được kết quả cuối cùng. Bé chắc chắn sẽ bất cẩn và dễ mắc lỗi hơn. Hãy làm gương và cho trẻ thấy những thói quen tốt, chứng minh cho bé hiểu rằng đôi khi việc dành thời gian để thực sự nắm được một điều gì đó một cách cặn kẽ là rất quan trọng.

    • Cuối cùng, luôn luôn giúp con bạn xác định và chỉ ra được những nguyên tắc, chiến lược, hoặc quy định nào đã giúp làm tăng hiệu suất công việc của con trong lúc thực hiện nhiệm vụ. Điều này cho phép con bạn xây dựng được những kỹ năng giải quyết vấn đề. Nhà toán học và triết học người Pháp – Rena Descartes đã nhận xét: “Mỗi vấn đề mà tôi giải quyết đều trở thành một nguyên tắc để áp dụng cho những vấn đề sau đó.” Trẻ thường suy luận và áp dụng những nguyên tắc một cách không ý thức, vì thế trẻ sẽ khó có thể biết cách sử dụng những nguyên tắc này trong những hoàn cảnh khác.
     

Chia sẻ trang này