Tìm kiếm bài viết theo id

Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi khg-t, 6/9/09.

ID Topic : 1191064
Ngày đăng:
6/9/09 lúc 13:47
  1. khg-t Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    19/9/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    22
    Những cái chết oan uổng và thương tâm do bị điện giật khi đang đi trên đường như trường hợp của chị Truyền hôm 13/4 và gần đây nhất là trường hợp của em Duy đã nhắc lại và đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Trong khuôn khổ chủ đề này, tôi chỉ xin các bạn tham gia góp ý về một khía cạnh nhỏ nhưng khá thiết thực: cách cứu người bị điện giật ngoài đường.

    Tôi cũng xin giới hạn thêm nội dung của chủ đề này là: chỉ bàn về việc cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm có điện giật mà thôi, tạm thời không đi vào chi tiết các cách sơ cấp cứu như hô hấp nhân tạo, v.v. (Cứu người bị điện giật cần gấp rút còn hơn cả cứu hỏa. Nếu không biết cách đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm kịp thời thì mọi kiến thức về sơ cấp cứu cũng vô ích).

    Đây là một chủ đề nghiêm túc liên quan đến cứu mạng người, mong các bạn tham gia đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng, không nên spam, đùa giỡn, mỉa mai, tranh cãi hơn thua v.v.. Nếu chưa tiện đóng góp ý kiến, các bạn có thể cho một chữ "up" cũng là quý lắm, để chủ đề có duyên đến được với nhiều người hơn, để xin được ý kiến của nhiều người hơn. Xin cảm ơn các bạn.

    ---------

    Chúng ta có thể đóng góp ý kiến xoay quanh ít nhất là một trong những nội dung sau:

    1. Những điều nên và không nên làm trong việc cứu người ra khỏi khu vực nguy hiểm có điện giật ngoài đường phố.

    2. Các phương tiện, vật dụng có thể linh động dùng tạm khi cứu người.

    3. Các cách, giải pháp, mẹo vặt, v.v. có thể áp dụng trong khi cứu người.


    Để mở đầu, tôi xin được đóng góp những ý nhỏ sau đây:

    (Về nội dung 1)

    - Nên tìm cách cứu người ngay chứ không thể nên đợi bên Điện Lực cắt điện rồi mới sơ cấp cứu vì hâu như không ai có thể chịu được điện khoảng một vài trăm Volt trở lên giật quá 5 phút. Theo y học, 5 phút đầu là khoảng thời gian "cửa sổ vàng" mang lại cơ hội cứu sống cao nhất.

    - Tuyệt đối không nên tự tìm cách cứu người nếu gặp đường dây trung thế và cao thế! Nếu không, người đi cứu hoàn toàn có thể trở thành nạn nhân kế tiếp. (Những bạn nào biết làm ơn vào giúp mọi người về cách nhìn để phân biệt đường dây thường với đường dây trung và cao thế nhé. Những dấu hiệu nào càng đơn giản, dễ nhận ra càng tốt. Cảm ơn các bạn)

    - Khi cứu ra khỏi chỗ nguy hiểm được rồi cần tiến hành sơ cấp cứu như hô hấp nhân tạo, v.v. ngay tức khắc chứ không nên đẩy vội lên xe đưa đi bệnh viện vì những phút đầu là tối quan trọng, như đã nói ở trên.

    (Về nội dung 2 và 3)

    - Có thể xin mượn một vài cái bàn, ghế bằng gỗ hay nhựa, v.v lớn nhỏ nặng nhẹ tuỳ vũng nước nông sâu... của các hộ gia đình lân cận để "bắc cầu" trên vũng nước ngập, tới tận chỗ nạn nhân. Một hoặc hai nam giới đi trên chiếc "cầu tạm" này có thể nhanh chóng tới kéo nạn nhân ra khỏi khu vực điện giật nguy hiểm mà không bị giật (nếu chỉ là điện vài trăm Volt, và nếu đi giày thì càng an toàn).

    - "Bắc cầu" theo kiểu: đứng ở chỗ ngoài vũng nước đặt một cái ghế hay bàn như đã tả ở trên vào vũng nước. Bước lên cái ghế hay bàn này và nhờ người chuyền cho một cái ghế hay bàn khác vào, và cứ như thế đi đi lại lại trên chiếc "cầu tạm" này để "bắc cầu" dần dần tới chỗ nạn nhân.

    - Trước khi kéo nạn nhân lên có thể nằm trên mặt bàn và chạm thử nạn nhân xem mình có bị điện giật không (nằm để nếu có bị giật cũng không mất thăng bằng mà té xuống vùng nước có điện giật nguy hiểm).

    (Tất cả các bước trên nếu diễn tả bằng lời thì hơi dài dòng nhưng trong thực tế có thể làm rất nhanh).

    Một vài thiển ý để mở đầu. Chắc còn nhiều sai sót lắm. Xin các bạn sửa giùm và đóng góp thêm ý kiến.

    Tinh thần là khi gặp những trường hợp như vậy chúng ta không thể cứ bó tay đứng nhìn. Phải làm một cái gì đó. Vấn đề là làm như thế nào. Và phải chuẩn bị tinh thần trước để khỏi lúng túng vì mỗi một giây đều vô cùng quý giá không thể bỏ phí.

    Cảm ơn các bạn.

    ---------
    PHẦN CẬP NHẬT:

    Tôi có thêm phần cập nhật ở trang 2, 3, 4, và 5 về các ý kiến để các bạn tiện theo dõi. Cảm ơn các bạn.

     
  2. yangna Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Trường hợp : trời mưa , thấy có ng bị giật thì sao ? lúc này mún kiếm cái cây khô để kéo sợ dây điện ra cũng khó , ko khéo thêm 1 nạn nhân vì nc dẫn điện
     
  3. khg-t Thành Viên Mới

    Cám ơn ý kiến của bạn. Đúng là rất khó. Nhưng tôi thích câu danh ngôn của Pháp: "Đừng nói vấn đề này là khó, nếu không khó đã không thành vấn đề" hay câu của Việt Nam "Cái khó ló cái khôn". Hy vọng nhiều người chúng ta họp lại cuối cùng sẽ nghĩ ra được những cách đơn giản mà hiệu quả có thể áp dụng trong những trường hợp như thế này.

    Còn đối với ý bạn nêu ở trên, theo thiển ý của tôi thì nếu quả thật có người đang bị tai nạn điện cần giúp đỡ thì có thể "dựa vào sức dân", nghĩa là mượn, huy động các dụng cụ ở các hộ gia đình ngay tại khu vực đó: dù che mưa, que gỗ, v.v. để kéo dây điện ra.
     
  4. mrt Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Điện giựt lúc trời tạnh thì may ra còn có thể cứu đc bằng cách mang găng tay khô, cây khô... chứ còn trời mưa thì... thật sự thua.
     
  5. tranthuykl Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Em cũng nghĩ vậy.
     
  6. whirlwin01 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    người bị điện giật-->chạy vòng vòng tìm bàn (2 phút)-->có bàn, khiêng bàn ra chỗ người bị điện giật (1 phút)-->từ từ sắp xếp bàn đến chỗ ng bị điện giật (1 phút 30s)-->mò mò kéo ng bị điện giật lên + thử nghiệm có điện (1 phút)----------> ng bị điện giật chít ngak trước khi cứu chữa Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường---> đề xuất ko khả thi nhak pácBàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường - 1
     
  7. Azar Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    đi xe hơi, khỏi sợ bị điện giật :sexy_girl:

    chịu thôi, trời mưa ẩm ướt thì có trời mới cứu được Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường
     
  8. PhatThanhMobile Thành Viên Bạch Kim

    Hãy gọi 114!


    Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM không chỉ biết chữa cháy! Sở này có hẳn một lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp trực chiến 24/24g, sẵn sàng ứng cứu các sự cố, tai nạn thường gặp.

    Câu chuyện về cái chết thương tâm của em học sinh lớp 8 Cồ Quốc Duy trong đêm 31-8 đã khiến nhiều cán bộ và chiến sĩ Sở Cảnh sát PCCC TP.HCM thở dài tiếc nuối. Tiếc là không ai gọi số 114, dù Sở Cảnh sát PCCC với một lực lượng cứu hộ cứu nạn chuyên nghiệp nằm trên cùng một con đường và cách hiện trường chưa đầy 1km.
    “Chúng tôi đã kiểm tra lại nhật ký trực ban, trong đêm 31-8 không nhận được cuộc gọi nào báo tin về em học sinh bị nạn do rò rỉ điện” - thượng tá Nguyễn Quang Nhật, trưởng phòng hướng dẫn chỉ đạo chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, cho biết. Nếu Sở Cảnh sát PCCC được báo tin, liệu em Duy đã được cứu? Ông Nhật nói: “Chuyện đã rồi nên rất khó nói, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ có mặt kịp thời để triển khai cứu nạn, không phải để mọi người bất lực đứng nhìn như thế”.


    Ông Nhật còn nói giữa Sở Cảnh sát PCCC và ngành điện có quy chế phối hợp về xử lý tình huống trong chữa cháy và cứu hộ cứu nạn. Khi nhận được tin báo, Sở Cảnh sát PCCC sẽ yêu cầu ngành điện cô lập nguồn điện khu vực sự cố và trong trường hợp khẩn cấp, chỉ huy lực lượng chữa cháy và cứu hộ cứu nạn được phép chủ động dùng phương tiện chuyên dụng để ngắt điện, cứu người.


    Theo thượng tá Nguyễn Quang Nhật, hiện lực lượng cứu hộ của Sở Cảnh sát PCCC đã được trang bị nhiều thiết bị chuyên dụng đủ sức giải quyết các sự cố, tai nạn thường gặp để cứu người. Ngoài ra lực lượng cứu hộ cũng có hẳn phương án cứu người bị kẹt trong đống đổ nát của các công trình xây dựng hoặc các vụ tai nạn giao thông.
    Thiếu tướng Trần Triều Dương, giám đốc Sở Cảnh sát PCCC, cho biết ngoài đội cứu hộ trực thuộc sở, các phòng cảnh sát PCCC cấp quận huyện và phòng cảnh sát PCCC trên sông đều có tổ cứu hộ cứu nạn trực 24/24g, sẵn sàng ứng cứu các sự cố, tai nạn khi nhận được tin báo. Do đó, khi có những sự cố như sập nhà, điện giật, đụng xe, cháy nổ, đắm tàu... (trừ cấp cứu y tế), bên cạnh các cơ quan chuyên ngành, người dân đừng quên gọi lực lượng cứu hộ của Sở Cảnh sát PCCC qua số điện thoại quen thuộc: 114!


    NGUYỄN TRIỀU
     
  9. Bsnobita Thành Viên Cấp 4

    lại cứ sa đà vào việc này,ngoài đơi2 thường thì có hàng vạn trường hợp,k ai liệt kê hết để có phương án rồi đến lúc gặp chuyện thì bắt đầu ục lại trí nhớ rồi xử lý.theo mình:
    1.nếu có lòng chủ thốt nên tìm nhưng thông tin giúp người tránh bị điện giật....vì nó có nguyên tắc chung.
    2.nếu bị điện giật thì tuỳ vào sức của mình,đủ tự tin+biết mình phải làm gì thì làm,k thì....và nguyên tắc trong trường hợp này là đưa nguôn điện ra khỏi người bn hay ngược lại.
     
  10. huyhuy Thành Viên Kim Cương

    nói chung nếu theo nguyên tắc và quy định an toàn về điện thì bàn tới bàn lui đều không khả thi vì nguyên tắc an toàn , nhưng khi cứu người phải có chút hy sinh thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. đơn cử như vụ em DUY thật ra thấy nước ngập lại có điện không ai dám vào , nếu đi tìm bàn ghế như trên thì không đủ thời gian, theo tôi thì chỉ cân kiếm 1 khúc cây dài hơn 1 m (nếu có càng dài càng tốt) lội đến dùng cây hắc em ra khỏi khu vực cột điện vì theo tui biết là điện ha thế 220v này chỉ áp phê trong vòng bán kính 1m). Tui từng thấy mấy tay chích cá lội xuông nước vừa lội vứa chích mà vẩn không sao , tôi có hỏi thăm điện không giựt à, người ta nói xa hơn 1 m không sao cả) Nhưng nói về an toàn điện thì rõ ràng không ai cho phép . . . . .
     
  11. kizz2 Thành Viên Bạch Kim

    cột dây vô người liều đi vô ôm ra,thêm cái cây dài nữa cho chắc ăn,nếu bị dựt mấy ngừơi ngòai còn lôi ra đưôc
     
  12. Emotional Thành Viên Cấp 3

    còn điện áp bước?:sad:
     
  13. yangna Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường kiu nhà nc xài điện 110v , còn đóng dây điện đồ sộ ngoài đg thì chỉnh trang lại cho an toàn , nếu giật die ng vậy thà xài đèn cày
     
  14. Matris UyTín Là Ưu Tiên Hàng Đầu

    1 bài viết rất hay
     
  15. Heart. Thành Viên Cấp 2

    Trời khô thì lấy cái cây khều ra Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường Còn trời mưa thì pó tay Bàn cách cứu người bị điện giật ngoài đường - 1
     
  16. Friendsclub_5s Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    trời mưa ngập mà gọi 114 tới thì hơi bị lâu à
     
  17. khg-t Thành Viên Mới

    CẬP NHẬT:

    Xin cám ơn các ý kiến đóng góp của các bạn.

    Tôi xin được tổng kết lại các ý kiến cho đến nay. Xin lỗi các bạn tôi không có điều kiện trả lời và cám ơn riêng từng bạn được, mong các bạn thông cảm.

    - Một số bạn nói rằng bàn chuyện này rất khó, vì thế này hay thế khác, chẳng hạn nếu trời đang mưa thì... thua. Hay có bạn cho rằng nguyên tắc an toàn điện không cho phép? Nhưng chính vì thế nên mới đặt ra vấn đề này để bàn. Như một câu danh danh ngôn của Pháp: "Đừng nói vấn đề này là khó, nếu không khó đã không thành vấn đề" hay câu của Việt Nam "Cái khó ló cái khôn". Hy vọng nhiều người chúng ta họp lại cuối cùng sẽ nghĩ ra được những cách đơn giản mà hiệu quả có thể áp dụng trong những trường hợp như thế này.

    - Cũng vậy, có bạn nói giải pháp "bắc cầu" của tôi không khả thi vì có thể mất quá 5 phút, người bị điện giật đã chết rồi. Theo tôi biết thời gian 5 phút đầu tiên là thời gian tối ưu, không phải chỉ có từng đó thời gian để cứu người. Ngoài ra, sẽ có gía trị xây dựng hơn nếu chúng ta bác bỏ một giải pháp bằng cách góp ý một giải pháp khác tốt hơn để thay thế.

    - Có bạn nói cứ gọi 114. Dĩ nhiên là phải gọi tất cả các nơi có thể rồi. Vấn đề là: Trong lúc chờ đợi, chúng ta phải tiến hành song song việc cứu người như thế nào, vì những phút đầu tiên rất quan trọng, không biết họ có tới kịp không, và chẳng lẽ cứ khoanh tay đứng đợi và chỉ biết nhìn nạn nhân đang bị nguy kịch?

    - Có bạn nói nếu tôi có lòng thì tìm thông tin giúp người tránh bị điện giật, v.v. Tôi nghĩ đó là một chủ đề khác nữa. Ngay từ đầu tôi đã giới hạn nội dung chủ đề. Phòng tránh và cấp cứu là hai vấn đề khác nhau. Tôi không thể bàn về mọi khía cạnh, mọi vấn đề có liên quan được. Bạn đó cũng nói là là chỉ cần nắm nguyên tắc: cách ly nguồn điện với nạn nhân là được. Tôi thiết nghĩ ai chẳng biết nguyên tắc đó, nhưng vẫn lúng túng khi sự cố xảy ra. Vì vậy nên mới cần bàn các giải pháp cụ thể ở đây để khi đụng chuyện đỡ lúng túng.

    - Có bạn đề nghị cột dây vào người để vào cứu, có gì người khác còn kéo ra được. Rất cảm ơn ý kiến của bạn. Tuy tìm dây đủ dài và chắc cũng hơi khó một chút, nhưng có lẽ cũng nên cân nhắc điều đó.

    Cảm ơn các bạn.
     
  18. tv41147 Thành Viên Cấp 5

    topic này hay quá! đánh dấu để theo dõi.
     
  19. duy_ca_ca Thành Viên Kim Cương

    cái này phải nhờ mấy anh nhà đèn làm ơn đi khắp các con đường kiểm tra thật kỹ cái nào dây nhợ lòi ra thì làm cho nó gọn vào đừng để gặp tời mưa nó bị mát , mà trời mưa thấy người đang giật làm sao kiếm cái gì khô để kéo ra được , ko khéo bị phóng điện chết cả đám
     
  20. thinhai Thành Viên Cấp 5

    xã hội có bao nhiêu người am hiểu về điện :cách tốt nhất tất cả các học sinh cấp II đều học cách phòng chống điện giật (học nghề điện xong ...đến các nghề khác)
    khi gặp sự cố ai cũng bỏ chạy ...đứng lại chết chùm hay sao! potay....
     

Chia sẻ trang này