Tìm kiếm bài viết theo id

Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi x.i_m.i_15052008, 11/11/10.

ID Topic : 2486731
Ngày đăng:
11/11/10 lúc 20:25
  1. x.i_m.i_15052008 Thành Viên Cấp 6

    Tham gia ngày:
    17/9/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    3,205
    Tình hình dạo web thấy có bài này hay hay sưu tâm jìa ae 5s mình bàn luận hen Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
    ---------------------------------------------------------------------

    Hấp tinh đại pháp

    Trong giang hồ, có lẽ không có môn võ công nào khiến các bậc anh hùng vừa khiếp sợ vừa khinh bỉ bằng môn Hấp tinh đại pháp. Các loại võ công thông thường thì giết người hoặc đả thương đối phương, nhưng Hấp tinh đại pháp lại là môn hấp thụ nội công của đối thủ, lấy của địch làm của mình, nói thẳng ra là ăn cắp nội công của địch thủ. Tưởng tượng xem bạn là một cao thủ võ lâm, luyện tập mấy chục năm trời dầm mưa dãi nắng, khổ cực trăm bề để có được nội công thượng thặng nhưng tất cả biến mất sau vài phút chỉ bằng một cái chạm tay vào người. Ghê gớm thay! Môn võ công này được Nhậm Ngã Hành - giáo chủ Triêu Dương thần giáo - sáng chế. Cơ bản của các môn nội công khác là tập trung chân khí tại đan điền, nguyên khí càng đầy rẫy thì nội công càng cao siêu. Nhưng Hấp Tinh Đại Pháp thì ngược lại. Môn võ công này biến huyệt Đan điền thành một dạng "hố đen" thu hút nội công của đối thủ rồi phát tán vào những huyệt ở Nhâm mạch. Khi cần phát thủ thì lại tập trung lại tại huyệt Đan điền rồi phát ra. Tuy nhiên môn võ công này không được toàn bích, bởi lẽ càng hút được nhiều nội công thì các loại nội công lại không giống nhau, không thể dung hoà được, dẫn đến tình trạng các môn nội công khác nhau oánh nhau trong người khiến người luyện tập đau đớn khôn tả mà chết. Nhậm Ngã Hành một đời võ công cái thế, mưu trí cao siêu song cũng bỏ mạng bởi chính môn võ công của mình. Chỉ có một thuốc chữa chính là Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm, hoà giải công phu Hấp Tinh Đại Pháp, sau này Lệnh Hồ Xung đã được Phương Chứng đại sư truyền thụ, hoá giải hoàn toàn.

    Dịch Cân Kinh

    "...Dịch Cân Kinh tương truyền do Đạt Ma lão tổ diện bích chín năm mà sáng chế ra, Thiền nông nhị tổ Tuệ Khả nhặt được dưới chân tường nơi lão tổ diện bích. Tuệ Khả đại sư nguyên pháp danh là Thần Quang, người thành Lạc Dương, thông suốt Khổng học và Lão học từ thuở nhỏ. Hồi Đạt Ma lão tổ còn trụ trì ở bản tự, Thần Quang đại sư lên chùa xin thụ giáo thêm. Đạt Ma thấy những điều sở học của đại sư phức tạp mà đại sư ỷ mình thông minh, khó giác ngộ thiền lý nên cự tuyệt không muốn thu nhận, Thần Quang đại sư năn nỉ mãi, thuỷ chung vẫn không được nhập môn. Thần Quang đại sư thấy mình năn nỉ cách nào Đạt Ma lão tổ vẫn không chấp thuận liền vung kiếm lên tự chặt đứt cánh tay trái. Đạt Ma lão tổ thấy Thần Quang thành khẩn như vậy mới thu làm đệ tử và đổi pháp hiệu là Tuệ Khả. Sau đại sư được lão tổ truyền chức làm Thiền Tôn pháp thống. Đời Tuỳ có nhà sư được phong Thiền Tôn phổ giác đại sư chính là vị này.

    Tuệ Khả nhị tổ lượm được "Dịch Cân Kinh" viết bằng chữ Phạn nghĩa lý rất uyên thâm. Khi lượm được di kinh thì Đạt Ma lão tổ đã viên tịch rồi cho nên không hỏi ai được. Nhị tổ nghĩ rằng Đạt Ma lão tổ diện bích chín năm mới lưu lại cuốn kinh này thì dù kinh văn sơ sài, song nhất định không phải chuyện tầm thường. Thế rồi ngài đeo kinh lên lưng đi khắp danh sơn thắng cảnh tìm kiếm cao tăng để nhờ giải thích. Nhưng hồi đó nhị tổ đã là một vị cao tăng đắc đạo đương thời, khổ tâm suy nghĩ còn chưa hiểu được. Vậy thì việc tìm kiếm một bậc diệu pháp cao thâm hơn Nhị tổ lại càng khó khăn, Vì thế mà hơn hai mươi năm những điều bí ẩn trong kinh văn thuỷ chung vẫn không sao hiểu được. Một hôm Nhị tổ gặp tuyệt đại pháp duyên được cùng một nhà sư Thiên Trúc pháp hiệu là Ban Thích Mật Đế trụ trì ở núi Nga My tỉnh Tứ Xuyên đàm luận Phật học rất ý nguyện tâm đầu. Nhị tổ liền lấy "Dịch Cân Kinh" ra để cùng Ban Thích Mật Đế nghiên cứu. Hai vị cao tăng ở trên đỉnh núi Nga My suy luận trong muời chín ngày mới hiểu hết. Nhưng Ban Thích chỉ là một vị cao tăng về Thiên Tôn Phật học. Mãi đến mười hai năm sau, Nhị tổ trên đường đi Trường An gặp một chàng tinh thông võ nghệ. Nhị tổ cùng y đàm luân ba ngày ba đêm mới thấu đạt được đến hổ ảo diệu về "Dịch Cân Kinh". Chàng thanh niên đó là một vị khai quốc đại công thần Đường triệu tên gọi Lý Tĩnh. Sau Tĩnh phò tá vua Thái Tôn bình định rợ Đột Huyết ra ngoài làm tướng soái, vào triều làm tướng quốc, được phong chức Vệ Công. Sở dĩ Lý Vệ Công lập được kỳ công tuyệt thế cũng một phần nhờ ở pho kinh này mà thành...'


    "...Dịch Cân Kinh tuyệt diệu ở chỗ bao quát các mạch lạc con người, liên hệ với tinh thần ngũ tạng. Khắp mà không tan, đi mà không dứt. Khí ở trong sinh, huyết ở ngoài thân. Luyện được kinh rồi thì tâm động là nội lực tự phát huy như nước triều dâng. Luyện Dịch Cân Kinh khác nào bơi thuyền trên sóng dữ , đợt sóng dâng lên hạ xuống thì thuyền lúc cao lúc thấp, cần chi phải dùng sức..."


    Theo Phương Chứng đại sư Thiếu Lâm tự thì Dịch Cân Kinh là môn luyện tập nội công chí tôn vô thượng, bởi lẽ nội công đã luyện thành thì có thế tuỳ tâm mà phát động. Địch yếu hay địch mạnh ta đều có thế dễ dàng biến đổi để mà dành phần hơn như con thuyền trên nước, sóng dâng thì thuyền dâng theo. Lệnh Hồ Xung vì luyện Hấp Tinh Đại Pháp và trong người có nhiều luồng khí dị chủng, ngay cả danh y Bình Nhất Chỉ cũng đành bó tay nhưng Dịch cân Kinh thì có thể dung hoà chúng, như các nhánh sông đổ về một dòng. Tuy nhiên trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, ta không thấy mặt mũi Dịch Cân Kinh mà chỉ qua Phương Chứng đại sư truyền lại khẩu quyết cho Lệnh Hồ Xung mà luyện tập.


    Trong Thiên Long bát bộ, tương truyền Dịch Cân Kinh và Lục Mạch Thần Kiếm là hai pho võ công ngang nhau, thiên hạ vô địch, một về nội công, một về ngoại gia. Dịch Cân Kinh xuất hiện là lúc A Châu giả trang vào chùa Thiếu Lâm trộm chân kinh làm quà mừng thọ Mộ Dung Phục, chẳng may bị dính một chưởng Kim Cang, tuy giảm bớt mấy thành do Kiều Phong ném tấm gương đồng che chở nhưng cũng khiến y suýt mất mạng. Nguyên sư đệ của Cưu Ma Trí là Ba La Tinh, Triết La Tinh đột nhập vào Thiếu Lâm trộm kinh mà bị giam giữ mấy chục năm (mấy ông sư ác gớm, bây giừ tội trộm cắp cũng đâu tới mấy chục năm). Sau này, khi A Châu chết, Dịch Cân Kinh cũng theo Tiêu Phong qua Liêu quốc, và bị đánh rơi, Du Thản Chi nhặt được. Dịch Cân Kinh là một quyển sách bằng giấy dầu mỏng không thấm của Thiên Trúc , trên có các hình vẽ các nhà sư trong các tư thế luyện công kì lạ (rất giống với Yoga) và các đường xanh đỏ là các đường khí vận hành trong người. Du Thản Chi vì bị trúng độc của con Băng Tầm mà luyện thành Dịch cân Kinh và Hàn Băng độc chưởng. Tuy nhiên Dương Trang Chủ chỉ dựa vào đồ hình để luyện nên không hiểu được đạo lý nhà Phật bên trong. Sau này, trên Thiếu Lâm có vị đại sư già trông coi Tàng Kinh Các là người thông tuệ, tinh thông Phật pháp đã giảng giải về Dịch Cân Kinh: Dịch Cân Kinh là môn nội công của phái Thiếu Lâm dùng để luyện tập cơ thể cường tráng, tinh thần minh mẫn. Thiếu Lâm có 72 tuyệt kỹ nhưng muốn luyện các môn tuyệt kỹ đó đến độ tinh vi, ảo diệu thì phải có căn cơ nội công Dịch Cân Kinh, thì khi đạt trình độ thượng thặng mới không tổn hại cơ thể. Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác vì ko hiểu đạo lý đó mà mang thương tích, sau nhờ đại sư cứu chữa, quy y đầu Phật. Dịch Cân Kinh cuối cùng lại quay trở về Tàng Kinh Các, tiếp tục bị "đóng bụi" với thời gian.


    Bích hải triều sinh khúc

    Cùng với Lạc Anh thần kiếm chưởng là hai môn tuyệt kỹ đắc ý nhất của Đông Tà Hoàng Dược Sư, đảo chúa Đào Hoa Đảo. Đây là một khúc nhạc được tấu bằng ngọc tiêu kèm với nội lực thâm hậu vô song, tấn công vào định lực của đối phương, làm cho đối thủ tâm thần hoảng loạn, như điên như cuồng, không thể kìm chế được bản thân, nếu càng cố vận lực chống đỡ càng dễ dẫn đến tẩu hoả nhập ma. Khúc tiêu này mô tả biển cả mênh mông, vạn dặm phẳng lỳ, xa xa sóng biển từ từ tiến tới, càng gần càng mau, sau cùng thì cuồn cuộn dâng lên, sóng trắng như núi nối nhau, mà trong làn sóng thì cá nhảy kình bơi, trên mặt biển thì gió thổi âu bay, lại thêm yêu ma quỉ mị, quái vật giỡn sóng, thoắt thì núi băng trôi tới, thoắt thì biển nóng như sôi, biến đổi đủ vành, mà sau khi triều lui thì mặt nước phẳng lặng như gương, dưới đáy biển lại là những dòng nước chảy ngầm rất xiết, trong chốn không có tiếng động hàm chứa sự hung hiểm, càng khiến người nghe khúc nhạc này bất giác rơi vào chỗ mai phục, càng không thể đề phòng...Sau Hoàng Dược Sư bị bọn Bành Liên Hổ, Sa Thông Thiên lừa rằng con gái ông là Hoàng Dung đã chết, ông đau buồn bẻ ngọc tiêu đi, tuy sau này có thay bằng thiết tiêu nhưng từ đó không còn thấy khúc Bích hải triều sinh vang lên nữa.

    Kiếm của Độc Cô Cầu Bại

    Kiếm ma Độc Cô Cầu Bại chính là người sở hữu những thanh kiếm quý báo bậc nhất trong tác phẩm Kim Dung.
    Trong tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ, Dương Qua vô tình bắt gặp con quái xà quấn chặt lấy con chim điêu. Vốn có ác cảm với loài rắn đã giết hại mẹ mình, Dương Qua dùng thanh Quân tử kiếm của Cổ Mộ phái, vốn chém sắt như chém bùn chém vào người con quái xà. Không ngờ thanh kiếm bị mẻ mấy khúc, và sau đó gẫy đôi. Thì ra thanh kiếm này năm xưa Độc Cô đã lỡ tay dùng để chém chết một người hào kiệt. Coi là vật bất tường, ông bỏ thanh kiếm vào "kiếm mộ". Con quái xà vì lý do nào đã nuốt phải thanh kiếm của Độc Cô Cầu Bại, thanh Tử Vi kiếm. Dù vô cùng sắc bén và cứng - nhưng thanh kiếm lại dẻo nên có thể luồn theo người con quái xà, không chọc đứt người nó.

    Thanh Tử Vi kiếm vốn theo Kiếm ma lăn lộn giang hồ suốt bao năm tìm một địch thủ mà không toại nguyện. Vị tiền bối này liền ẩn cư, lấy thanh kiếm làm vợ, thần Điêu làm bạn, để vài chục năm sau có Dương Qua là một truyền nhân xuất sắc. Oan trái thay, cũng chính vì thanh bảo kiếm sắc bén có một không hai này mà Dương Qua bỏ lại một cánh tay nơi thành Tương Dương. Quách Phù trong cơn xuẩn động đã rút thanh Tử Vi kiếm chém Dương Qua. Thanh Thục nữ kiếm cũng không chống nổi sự bén ngọt của thanh Tử Vi, Dương Qua mất đi cánh tay... Âu là duyên số, vật bất tường ấy đã làm Dương Qua mất đi cánh tay.


    Dương Qua rời thành Tương Dương và lặp lại con Thần Điêu của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại. Dương Qua đã đến được nơi ở xưa của Độc Cô và tìm được kiếm mộ của người. Thanh thứ nhất chính là Tử Vi. Thanh thứ hai là thanh Huyền Thiết Kiếm, dài ba thước mà nặng tới sáu mươi cân. Lưỡi kiếm tròn mà không sắc, Độc Cô đã dùng để chu du thiên hạ năm bốn mươi tuổi. Thanh Kiếm này rèn bằng kim loại đặc biệt, cứng rắn vô song. Thanh kiếm bị thất lạc ở Tuyệt Tình Cốc, nhưng sau đó đã tìm lại được và Quách Tỉnh đã dùng chất liệu thanh huyền Thiết Kiếm đúc nên thanh Ỷ thiên kiếm và Đồ Long đao, cất giấu Võ mục di thư và Cửu âm chân kinh - mãi trăm năm sau mới xuất hiện và gây chấn động giang hồ (Ỷ thiên Đồ long ký). (sau này hai thanh Ỷ thiên và Đồ long chặt vào nhau vỡ ra để lấy bí kíp, Trương Vô Kỵ phải dùng đến thanh lệnh bài của Bái Hỏa giáo Ba Tư để làm kẹp, hàn lại mới không bị chảy ở nhiệt độ cao như vậy).


    Còn thanh gương lợi hại nhất, khi kiếm đạo của Độc Cô Cầu Bại đã đạt đến mức thượng thừa lại là thanh kiếm bằng gỗ. Theo Độc Cô tiền bối, khi ấy vạn vật cỏ cây đều có thể trở thành kiếm được. Mộc kiếm nếu luyện thành tinh thuần sẽ không có thanh gương nào chống nổi nó.

    Nói cách khác, dẫu báo kiếm quan trọng, nhưng "người sử kiếm chứ chẳng phải kiếm sử người"...

    Ám nhiên tiêu hồn chưởng

    Do Thần điêu đại hiệp Dương Quá sáng tạo nên trong quãng thời gian chờ đợi Tiểu Long Nữ. Vốn dĩ Dương Quá bị mất một cánh tay, bất lợi hơn người khác ở chỗ chiêu thức khó biến hóa bằng; song lại có cơ duyên luyện công trong hải triều nên có lợi thế về công lực. Môn Ám nhiên tiêu hồn chưởng do vậy hoàn toàn dựa vào nội lực thâm hậu, không quan trọng những biến hóa chiêu số.

    Ám nhiên tiêu hồn chưởng vốn lấy ý trong câu:


    "Ám nhiên tiêu hồn giả

    Duy biệt nhi kỷ hỹ"

    trong bài "Biệt phú" của Giang Yên. Ám nhiên tiêu hồn chưởng gồm có tổng cộng 17 chiêu:


    Tâm kinh nhục khiêu

    Khởi nhân ưu thiên
    Đà nê đới thủy
    Vô trung sinh hữu
    Bồi hồi không cốc
    Lực bất tòng tâm
    Hành thi tẩu nhục
    Đảo hành nghịch thi
    Phế tẩm vong thực
    Cô hình chích ảnh
    Ẩm hận thôn thanh
    Lục thần bất an
    Cùng đồ mạt lộ
    Diệp vô nhân sắc
    Tưởng nhập phi phi
    Ngai nhược mộng kê


    Ngọc Nữ tâm kinh

    Được Lâm Triều Anh sáng tác để khắc chế võ công Toàn Chân giáo và ghi trong ngôi Hoạt tử nhân mộ, căn phòng khắc bộ tâm kinh thậm chí tương phản hoàn toàn với căn phòng luyện võ của Vương Trùng Dương.
    Thưở thiếu thời Lâm Triêu Anh từng luyến ái Vương Trùng Dương nhưng Vương Trùng Dương không đáp lại tình yêu đó bởi muốn giành trọn đời mình để kháng Kim. Lâm Triều Anh vì đó đâm u uẩn, hận Trùng Dương hận luôn Toàn Chân giáo do ông sáng lập; viết nên bộ Ngọc Nữ Tâm Kinh khắc chế võ công Toàn Chân giáo.

    Bộ Ngọc nữ tâm kinh đa phần là kiếm pháp, nhưng không có kiếm pháp khắc chế quyền cước Toàn Chân phái.

    Võ công này phải có hai người cùng luyện ,trợ giúp lẫn nhau.Chia làm ba bước:

    Bước 1:luyện thành các môn võ công của phái Cổ Mộ.


    Bước 2:luyện võ công phái Toàn Chân.


    Bước 3:luyện võ công ghi trong Ngọc Nữ tâm kinh để khắc chế võ công phái Toàn Chân.


    Nội công Ngọc Nữ tâm kinh đi từ bàng môn tả đạo chiếm thượng phong, khi luyện công, hơi nóng toàn thân bốc lên ngùn ngụt, cần tập ở nơi thoáng mát và rộng rãi, cởi bỏ hết quần áo mà tập, để cho hơi nóng phát tán, không đọng lại chút nào trên cơ thể, nếu không sẽ tích tụ bên trong, nhẹ thì gây trọng bệnh,nặng thì làm chết người. Lúc luyện, hai người phải dùng nội lực đạo dẫn phòng hộ cho nhau, nếu không sẽ tẩu hoả nhập ma.

    Ngọc nữ tâm kinh gồm chín đoạn hành công, đơn số hành công là Âm tiến, còn song số là Dương thoái. Dương thoái có thể dùng lúc nào tuỳ ý, còn Âm tiến phải liền một mạch.
    Lâm Triêu Anh sáng tạo Ngọc Nữ tâm kinh để chống phái Toàn Chân, nhưng tình ý với Vương Trùng Dương thì không thay đổi, khi viết đến chương cuối, bà tưởng tượng được cùng Vương Trùng Dương chống địch, một người sử dụng võ công phái Toàn Chân, một người sử dụng Ngọc nữ tâm kinh, tạo thành Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp. Song kiếm tung hoành là khách, kề vai đánh địch mới là chủ, mỗi chiêu thức đều phối hợp nhau, chiếu cố nhau, tình ý triền miên tha thiết.

    Người sử dụng Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp:

    Nếu một đôi nam nữ không là tình lữ thì sẽ không lĩnh hội được những chỗ tinh diệu của nó, tâm linh không thể hoà thông với nhau; nếu hai người liên thủ là bằng hữu, sẽ quá khách sáo; nếu là kẻ trên người dưới, sẽ khó tránh dựa dẫm vào nhau; nếu là phu phụ, thì tuy tốt, nhưng hai bên lại quá ư đắm đuối, e lệ thẹn thùng, nửa gần nửa xa, tâm linh vẫn có chỗ chênh lệch.
    Sau này, Tiểu Long Nữ được Lão Ngoan Đồng Chu Bá Thông truyền thụ võ công Song Thủ Hổ Bác cũng sử được Ngọc nữ tố tâm kiếm pháp rất lợi hại.

    Cửu Âm chân kinh

    Do Hoàng Thường vào núi viết nên, gồm cả phần nội công và chiêu thức có oai lực phi thường, có liên quan mật thiết đến cuộc đời của bao tôn sư võ học: Vương Trùng Dương tranh được pho bí kíp này sau khi chiến thắng trong kì Hoa Sơn luận kiếm, chia pho kinh thành hai phần nội công và ngoại thức, đồng thời cũng tốn phí bao tâm tư để ngăn không cho nó lọt vào tay những kẻ lòng dạ độc ác như Tây Độc...Hoàng Dược Sư đánh đuổi hết các đệ tử của mình khỏi đảo Đào Hoa, Âu Dương Phong trăm mưu ngàn kế chiếm đoạt để cuối đời tẩu hỏa nhập ma, hóa điên loạn, Châu Bá Thông bị cầm thù mười mấy năm, Đoàn hoàng gia xuống tóc tu hành...

    Hồng Thất Công trúng chất độc của loài quái xà trên thanh trượng của Âu Dương Phong, mất hết công lực một đời, có lẽ sẽ trở thành một lão già vô dụng nếu không có phần yếu quyết Cửu Âm chân kinh giúp hồi phục... Nam đế vì trị bệnh cho Hoàng Dung cũng hao tốn nguyên khí trầm trọng, nếu không nhờ Cửu Âm chân kinh cũng chẳng thể nào kịp góp mặt trong kì Kiếm luận thứ hai... Quách Tỉnh, Dương Qua đều có nội lực cao thâm bởi được luyện môn thần công này...

    Sau này Chu Chỉ Nhược theo di mệnh Diệt Tuyệt sư thái lấy được Cửu âm chân kinh dấu trong Ỷ thiên kiếm, luyện và trở thành cao thủ.

    Cửu Dương chân kinh

    Như một nửa còn lại của Cửu Âm chân kinh, một môn chí dương một môn chí âm. Cửu Dương chân kinh do Đạt Ma tổ sư Thiếu Lâm viết nên. Giác Viễn đại sư chỉ luyện môn chân kinh này mười năm với mục đích khỏe mạnh gân cốt mà được một kỳ tài võ học là tổ sư Võ Đang Trương Tam Phong liệt vào hàng nội lực cao khôn cùng, ngang với Quách Tỉnh... Trương Vô Kỵ về sau cũng lấy nội công chí dương của môn thần công này làm nền tảng vững chắc để vừa trục chất hàn độc, vừa làm bệ đỡ tuyệt vời để nhanh chóng đạt được tầng thứ bảy của Càn Khôn Đại Na Di, môn võ mà giáo chủ đời trước Dương Đính Thiên chỉ luyện đến tầng thứ tư đã trở thành thiên hạ đệ nhất nhân...

    Ba người Vô Sắc thiền sư, Quách Tương, Trương Quân Bảo cùng nghe Giác Viễn truyền thụ Cửu Dương chân kinh. Mức giác ngộ của ba người không giống nhau. Vô Sắc võ công cao hơn cả. Quách Tương là ái nữ của Quách Tĩnh và Hoàng Dung, võ công uyên bác hơn cả. Trương Quân Bảo chưa có sở học gì, thành ra sở học lại tinh thuần hơn cả. Vậy, Vô Sắc được chữ "cao", Quách Tương được chữ "bác", Trương Quân Bảo được chữ "thuần", sau này đều thành những danh sư võ học. Trong đó, Quách Tương sáng lập Nga My, Trương Quân Bảo sáng lập Võ Đang (Trương Tam Phong), là những danh môn của võ lâm Trung Nguyên. Mới hay Cửu Dương chân kinh uy lực vô ngần.


    Thật ra, Cửu Dương Chân Kinh có phải do Đạt Ma Tổ Sư viết hay không thì còn phải xem lại, bởi vì, xét theo thời điểm ấy, trình độ tiếng Hán của Tổ Sư thuộc hàng... amateur, khó có thể viết nên những câu kinh thông tuệ mẫn tiệp, hàm ý sâu sắc như trong truyện được ( trích lời Trương Tam Phong ). Đồng thời Cửu Dương chân kinh khác hẳn với những võ công Thiếu Lâm, mà gần với võ công Đạo gia hơn. Nên nhớ 2 bộ chân kinh thượng thừa của phái Thiếu Lâm là Dịch Cân và Tẩy Tuỷ đều được viết vào thời gian này và đều viết bằng tiếng Phạn (trong Thiên long Bát Bộ)... Có giả thuyết cho rằng các nhà sư đời sau đã viết nên bộ kinh này và lồng nó vào trong cuốn Lăng Già Kinh ở Tàng Kinh Các . Giả thuyết này xem ra có lý hơn .


    Càn khôn đại na di

    Môn võ công trấn sơn của Minh giáo. Môn thần công này gồm tất cả bảy tầng. Vị cao nhân của Minh giáo Ba Tư khi xưa thực sự cũng chỉ luyện và hiểu đến phần thứ sáu. Tâm pháp tầng thứ bảy thực ra do ông dùng trí tưởng tượng, sự thông minh của mình mà suy luận, biến hóa, sáng tạo nên. Môn thần công này cực kỳ khó luyện. Giáo chủ đời thứ 33 của Minh giáo là Dương Đính Thiên chỉ luyện được đến tầng thứ tư đã trở thành vô địch. Trương Vô Kỵ nhờ có căn bản của Cửu Dương thần công mà luyện được gần hết tầng thứ bảy, chỉ thiếu muời chín câu cuối cùng. Tuy nhiên mười chín câu ấy chính là phần sai lệch mà vị cao nhân năm xưa tưởng tượng ra. Trương Vô Kỵ biết ngưng đúng, "tri túc bất nhục" thành ra không bị cái họa tẩu hỏa nhập ma, đứt kinh mạch vì nội công sai lệch.

    Tâm pháp của Càn khôn đại na di được ghi trên mảnh da dê (mà sau này Trương Vô Kỵ và Tiểu Siêu tìm được dưới đường hầm Minh giáo); còn phần chiêu thức lại được ghi trên tám tấm thẻ Thánh hỏa lệnh của các sứ giả Minh giáo Ba Tư. Đạo lý căn bản của Càn khôn đại na di là làm thế nào để vận dụng tối đa sức lực mà con người có được. Bình thường sức người tiềm ẩn, không ai biết. Đến khi gặp những lúc bất ngờ như cháy nhà mới thấy sức người trói gà không chặt có thê bưng đồ nghìn cân. Tuy nhiên muốn luyện công, càng lên tầng cao càng cần phải có công lực mạnh, nếu không sẽ bị tẩu hỏa nhập ma. Nhiều giáo chủ Minh giáo không hiểu đạo lý này nên đã tự hủy mình.


    Hàng Long Thập Bát Chưởng
    còn gọi là Giáng Long Thập Bát Chưởng

    Môn võ công trấn bang của Cái Bang. Sau đây là tên 15 chiêu của Giáng Long Thập Bát Chưởng, tên 3 chiêu còn lại sẽ được bổ sung sau:

    1 . Kháng Long Hữu Hối

    2 . Kiến Long Tại Điền
    3 . Phi Long Tại Thiên
    4 . Quần Long Vô Thủ
    5 . Bàn Long Thực Nhật
    6 . Song Long Xuất Hải
    7 . Long Chiến Ư Dã
    8 . Lợi Thiệp Đại Xuyên
    9 . Đột Như Kì Lai
    10. Hoặc Dược Tại Uyên
    11. Lý Sương Băng Chí
    12 . Hồng Tàm Ư Lục
    13 . Chấn Kinh Bách Lý
    14 . Thần Long Bãi Vĩ
    15 . Tiềm Long Hốt Dụng

    Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang Chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ, uy lực tuỳ theo người sử dụng. Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh. Tiếc thay, từ sau thời Anh Hùng Xạ Điêu, vật đổi sao dời, Hàng Long Chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang, đến thời Gia Luật Tề thì chắc không học nổi toàn bộ, Quách đại hiệp đành phải gửi gắm hi vọng vào hậu thế trong thanh Ỷ Thiên kiếm... Nhớ lại sau này bang chủ Cái Bang Sử Hoả Long chỉ tập thành có muời hai chiêu mà tiếc cho Tiêu Phong một thân anh hùng lại vùi thây nơi hiểm địa ...


    Đả Cẩu Bổng Pháp

    Công nhận là ông tổ sư khai môn lập phái của Cái Bang thật lạ, một mặt sử dụng tên một con linh vật, Rồng, để đặt tên cho chưởng pháp (Hàng Long thập bát chưởng) mặt khác sử dụng tên một con vật tầm thường, Cẩu, để gọi môn Bổng Pháp chí bảo trấn bang...

    Như ta đã biết, Đả Cẩu Bổng Pháp gắn liền với cây Đả Cẩu Bổng danh lừng thiên hạ, tương truyền tất cả các Bang Chủ Cái Bang khi tiếp nhiệm trọng trách đều được Bang Chủ tiền nhiệm dạy cho môn võ công thần diệu này. Nhưng có lẽ ít ai biết được hình dáng thực sự của cây Đả cẩu Bổng . Nó dài ba thước lẻ bảy phân, thẳng, làm bằng trúc. Còn Đả Cẩu Bổng của Bang Chủ thì làm bằng Lục ngọc , có màu xanh như trúc vậy. Một cây gậy tầm thường như vậy nhưng lại có quyền lực tối cao, có thể sai khiến hàng vạn vạn Bang Chúng dưới quyền.


    Tiếp theo là bàn về Đả Cẩu Bổng Pháp , lộ Bổng Pháp này gồm ba mươi sáu chiêu, chia theo 8 chữ khẩu quyết : buộc, đập, trói, đâm, khều, dẫn, khoá, xoay. Tuỳ tình hình địch thủ và gia số võ công mà sử dụng một trong tám chữ khẩu quyết này là có thể khắc địch chế thắng. Điểm lợi hại của Bổng Pháp này là người võ công kém hơn khi đụng đối thủ mạnh cũng có thể chiến thắng nổi, chiêu thức Bổng Pháp biến ảo tinh diệu tuyệt kì. Tiếc là Kim Dung tiên sinh chỉ nhắc sơ qua vài chiêu: Ngao Khẩu Đoạt Trượng (dùng cướp gậy) , Áp Thiên Cẩu Bối (khẩu quyết chữ Khoá), Bổng Đả Song Khuyển (chữ Đập), Bát Thảo Tầm Xà (chữ Đâm) , Lục Phản Cẩu Điện ( chữ Đâm ) , Bát Cẩu Triều Thiên ( chữ Khoá ) ...


    Hiệp Khách Hành

    Là võ công của Thạch Phá Thiên học được ở cái đảo Long Mộc. Môn võ này gọi là Thiên Thai Huyền Kinh, được chép bằng khoa đẩu cổ văn, tức dạng văn tự cổ nhìn giống như những con nòng nọc đang bơi.
    Vì môn võ này mà hai vị Long Mộc đảo chủ cứ mỗi mười hai năm lại sai người lên đất liền vời những bậc chưởng môn hay tôn sư võ học, kiến thức mênh mông như biển để lên đảo luận bàn về pho thần công tuyệt đỉnh này. Bốn mươi năm rồi mà mỗi ngày lại có thêm những cách hiểu khác nhau về môn thần công này. Các vị chưởng môn, tôn sư ấy bị môn võ mê hoặc đến mức ở lỳ trên đảo, chưa tìm ra yếu quyết là chưa về đất liền, khiến những người ở lại đều tưởng họ đã qua đời.

    Thạch Phá Thiên không biết chữ, nên khi nhìn những chữ chép trên vách chỉ hình dung ra những con nòng nọc đang chuyển động, giống như hồi thơ ấu hay nhìn nòng nọc bơi trong vũng nước. Vì vậy mà lại lĩnh hội được yếu quyết: dáng nòng nọc chuyển động ứng với cách vận chân khí đến từng huyệt đạo trong cơ thể. Nhờ chữ duyên ấy mà chàng trai này đã luyện được môn thần công có một không hai này.


    Gồm tất cả hai mươi bốn môn võ công tuyệt thế,Thạch Phá Thiên luyện được trở thành vô địch thiên hạ một thời. Nguyên bí kíp Hiệp Khách Hành này là dựa vào bài thơ nổi tiếng Hiệp Khách Hành của ông Lý Bạch đời Đường, không có gì là bí ẩn, chỉ có kiểu viết như những con nòng nọc là bí quyết luyện võ công mà thôi. Hiệp Khách Hành nguyên văn như sau:


    Triệu khách mạn hồ anh

    Ngô câu sương tuyết minh
    Ngân yên chiếu bạch mã
    Táp đạp như lưu tinh
    Thập bộ sát nhất nhân
    Thiên lí bất lưu hành
    Sự liễu phất y khứ
    Thâm tàng thân dữ danh
    Nhàn quá Tín Lăng ẩm
    Thát kiếm tất tiền hoành
    Tương chá đạm Chu Hợi
    Trì trường khuyến Hầu Doanh
    Tam bôi thổ nhiên nặc
    Ngũ nhạc đảo vi khinh
    Nhãn hoa nhĩ nhiệt hốt
    Ý khí tố nghê sinh
    Cứu Triệu huy kim chuỳ
    Hàm Đan tiên chấn kinh
    THiên thu nhị tráng sĩ
    Hiên hách Đại Lương thành
    Túng tử hiệp cốt hương
    Bất tàm thế thượng anh
    Thuỳ năng thư các hạ
    Bạch thủ Thái Huyền Kinh

    Độc Cô Cửu Kiếm

    Là môn võ công tuyệt thế có lai lịch, xuất xứ rất không rõ ràng. Tương truyền (theo như Phong Thanh Dương lão tiền bối nói với Lệnh Hồ Xung ở hậu động phái Hoa Sơn) Độc Cô Kiếm là tuyệt học lừng danh thiên hạ một thời của danh kiếm Độc Cô Cầu Bại. Nhưng lạ ở chỗ vị tiền bối này xuất hiện một lần vào thời Tương Dương thành dưới dạng bí kíp võ công chỉ dạy cho Thần Điêu Đại Hiệp Dương Quá và tuyệt không hề có Độc Cô Cửu Kiếm nào ở đây . Trong khi đó , tiến vào bối cảnh chính của Tiếu Ngạo Giang Hồ, Độc Cô Kiếm lại xuất hiện cùng với Phong Thanh Dương. Tuy nhiên cũng cần nhắc luôn, ngoài Phong lão tiền bối ra, trong giang hồ hình như chưa ai từng nghe đến tên môn kiếm pháp tuyệt thế này cả. Đọc đến đây, mình không khỏi nảy ra thắc mắc, vậy Độc Cô kiếm này được truyền đến tay Phong Thanh Dương như thế nào? Có lẽ chẳng ai ngoài Kim Dung tiên sinh trả lời được thắc mắc trên...

    Bây giờ ta nói về phần chính yếu : Kiếm Quyết .

    Như ta đã biết , Độc Cô Cửu Kiếm gồm có chín thức kiếm : Tổng Quyết Thức, Phá Kiếm Thức, Phá Đao Thức, Phá Thương Thức, Phá Sách Thức, Phá Tiên Thức, Phá Tiễn Thức, Phá Chưởng Thức, Phá Khí Thức... Mặc dù chia ra thành chín thức kiếm như vậy, tựu chung nó cũng có một nguyên lý: Dĩ vô chiêu thắng hữu chiêu, được thể hiện qua lời nói của Phong lão tiền bối :"Người sử kiếm chứ không phải kiếm sử người", "Sử kiếm cần kiếm ý chứ không phải kiếm chiêu, kiếm pháp liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi", "Độc Cô Cửu Kiếm, có công không thủ ".

    Nhất Dương chỉ

    Một môn chỉ pháp lợi hại bậc nhất thiên hạ, được khai sinh bởi Đoàn gia nước Đại Lý. Tương truyền họ Đoàn giành được thiên hạ từ cuối thời Bắc Ngụy, tức là so với Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn còn sớm hơn khoảng ba mươi năm, phần lớn là nhờ môn công phu điểm huyệt kì bí này, bao đời chỉ truyền cho con cháu, không hề ngoại truyền.

    Môn võ công này còn lợi hại ở chỗ ko những có thể giết người mà còn có thể cứu người (Đoàn Chính Minh dùng chỉ lực dẫn nội lực trong người Đoàn Dự tán vào hai huyệt Thiện Trung, Khí Hải ; Đoàn Nam Đế đả thông kì kinh bát mạch cho Hoàng Dung cũng nhờ vào tuyệt kĩ này). Nhất Dương Chỉ có thể phóng ra cách không hoặc có thể điểm trực tiếp vào huyệt đạo của địch thủ hay có thể thi triển qua tuyệt kĩ cách vật truyền kình (Đoàn Diên Khánh dùng Nhất Dương Chỉ qua cây trúc trượng). Có điều ít ai rõ được là Nhất Dương Chỉ gồm sáu tầng công lực , hình như ngoài Khô Vinh đại sư Thiên Long tự ra, chưa có ai luyện đến tột cùng của sáu tầng công lực này, kể cả trụ trì Thiên Long tự là Thiên Tướng.


    Lục Mạch Thần Kiếm

    Được ghi trên trục gỗ là Lục Mạch thần kiếm kinh, bảo vật trấn tự của Thiên Long Tự, là pháp yếu võ công tối cao của họ Đoàn nước Đại Lý, cần phải có nội công cao mới luyện được, ai không đủ nội công thì có thể phân ra sáu người có nội công thâm hậu và phải ngang nhau mà luyện sáu loại kiếm khí. Lục Mạch thần kiếm kinh ghi trên một quyển trục trong đó có sáu tấm hình đàn ông khoả thân, trên có ghi rõ các huyệt đạo, các đường kinh mạch; muốn ra chiêu phải có ý niệm trước sau đó mới thúc đẩy nội lực ra ngón tay.

    Theo lời Khô Vinh đại sư, Lục Mạch kiếm là môn công phu bá đạo, nguy hiểm tột cùng, phát ra chỉ để giết người nên chỉ truyền cho xuất gia đệ tử nhà họ Đoàn, còn tục gia đệ tử phải tự tập luyện.


    Đúng như tên gọi, Lục Mạch Thần Kiếm gồm sáu đạo kiếm khí, phát ra từ sáu ngón của hai bàn tay, trong đó một ngón trỏ tay phải và toàn bộ bàn tay trái. Cuốn đồ phổ cất giữ bí kíp này mang tên là Lục Mạch Thần Kiếm Kinh đã bị Khô Vinh đại sư dùng Nhất Dương Chỉ đốt đi nên có lẽ môn tuyệt thế thần công này thất truyền từ đó. Cách dẫn khí vận kình của Lục Mạch Kiếm tương tự như Nhất Dương chỉ, có điều từ đầu ngón tay phóng ra không phải là chỉ kình mà là vô hình kiếm khí sắc bén vô cùng, giết người trong chớp mắt. Chính vì Đoàn Dự ko luyện Nhất Dương chỉ nên chàng mới gặp khó khăn khổ sở khi thi triển môn võ công này, từng được người đời ca ngợi là Thiên Hạ Đệ Nhất Kiếm . So với phép đánh đơn kiếm hay song kiếm thì Lục Mạch Kiếm bá đạo hơn nhiều vì nó cho phép người sử dụng đánh sáu loại kiếm cùng một lúc, phạm vi tấn công vừa lớn lại vừa mạnh, thần tốc ko ai bì kịp. Ta có thể thấy Đoàn Dự khi phát huy kiếm pháp này, kiếm khí bao phủ một vùng rộng khoảng một trượng vuông, ko ai có thể xâm nhập vào vòng kiếm mà chàng tạo ra được. Uy lực của môn Thần công này quả thật thiên hạ ít thấy.


    Bây giờ ta luận tiếp về sáu mạch kiếm ...


    Sáu mạch kiếm của Lục Mạch là : Thiếu Xung - ngón trỏ trái, Trung Xung - ngón giữa trái, Quan Xung - ngón vô danh trái, Thiếu Trạch - ngón út trái, Thiếu Thương - ngón cái trái, và Thương Dương - ngón trỏ phải. Như ta đã biết, mỗi mạch kiếm pháp thiên về một loại kiếm khác nhau, tỷ như Thiếu Xung là mạch kiếm thiên về biến chiêu mạnh mẽ; Trung Xung là mạch kiếm hỗ trợ tấn công; Quan Xung, lấy cái vụng về thắng cái tinh xảo; Thiếu Trạch, nhìn tưởng yếu ớt vô lực nhưng thực chất thiên về độc hiểm; Thương Dương, linh hoạt nhất trong bộ sáu kiếm pháp là kiếm pháp chủ công; Thiếu Thương, kiếm pháp có uy lực mạnh mẽ nhất, loáng thoáng vài nét vạch nang vẽ dọc nhưng mạnh mẽ khôn lường, là kiếm pháp khắc địch chế thắng khi đối đầu cường địch.


    Nhìn trận pháp mà sáu nhà sư Thiên Long Tự thể hiện khi đối đầu cùng Đại Luân Minh Vương Cưu Ma Trí, ta có thể thấy rõ phần nào uy lực khủng khiếp của môn võ công này. Đó là khi sáu người, mỗi người sử dụng một loại kiếm, nếu chỉ có một người dùng hết cả sáu loại kiếm , hẳn uy lực còn ghê gớm hơn rất nhiều ...


    Song Thủ Hỗ Bác

    Do lão Ngoan Đồng Châu Bá Thông bị giam mười lăm năm trên Đào Hoa Đảo nghĩ ra. Nguyên võ công này dịch nghĩa đen tức là hai tay đánh lẫn nhau. Nguyên Châu Bá Thông tính tình tinh nghịch từ nhỏ, không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, lại là người mê thích võ công đến quên cả tính mạng, tuy nhiên tâm hồn ông ta thuần phác như đứa trẻ lên ba. Nghĩ ra môn võ này dĩ nhiên rất kỳ quái, người luyện võ Song thủ hỗ bác trước tiên phải tập cách phân tâm mà không rối, phải điều khiển được cả hai tay theo những ý nghĩ riêng biệt. Bài tập vỡ lòng của môn võ này là một tay vẽ hình tròn và một tay vẽ hình vuông (cùng một lúc). Đến khi quen rồi thì hai tay có thể sử dụng hai môn võ công khác nhau, tuy công lực không tăng nhưng về chiêu số chiếm tiện nghi rất nhiều, ví dụ như, tay phải dùng Không Minh Quyền, tay trái dùng Giáng Long Thập Bát chưởng, kẻ địch lúc đó có lợi hại đến đâu cũng hoang mang không biết đường nào mà né tránh, tựa như hai cao thủ tuyệt đỉnh đang cùng ra chiêu, thật là lợi hại.

    Ban đầu, Châu Bá Thông không nghĩ rằng môn võ này ( thực ra phải gọi là bí quyết luyện võ công) có thể khắc địch chế thắng mà chỉ để cho hai tay đánh nhau làm trò tiêu khiển mà thôi. Nhưng sau cũng nhờ có Quách Tỉnh lạc vào, bày trò vui tám người đánh nhau mới tìm ra cái bí quyết này, thật là thiên hạ vô song, vì hai ông Châu Bá Thông mà cùng ra chiêu thì quả thật lúc đó thiên hạ không ai chống nổi.


    Về sau có Tiểu Long Nữ cũng luyện được bí quyết này, đem song kiếm hợp bích tung hoành thiên hạ, đánh cho tên Đại Luân Minh Vương quốc sư Mông Cổ chạy toé khói. Bí quyết này đến nay không biết có người nào luyện được không, nhưng theo khoa học thì đây là hiện tượng hai bán cầu não cùng làm việc riêng biệt, khiến cho tay chân có thể tuỳ ý sử dụng theo mục đích khác nhau...thật là lợi hại.



    Tịch tà kiếm pháp

    --- Đây là môn kiếm pháp nguy hiểm nhất trong Kim Dung truyện và có lẽ trong tất cả các truyện kiếm hiệp mà MB từng đọc, môn này sở dĩ cực kì khó luyện bởi vì cửa ải đầu tiên vô cùng hung hiểm, nếu ko vượt được ải này thì khi luyện công dương khí xâm nhập, sẽ chết do tẩu hoả nhập ma ... Nhưng khi luyện thành thì uy lực vô cùng kinh khủng, ko cần phải nói .

    Trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, Tịch Tà Kiếm Phổ chính là nguyên nhân để bao nhiêu võ lâm cao thủ, bang hội, môn phái tranh giành chém giết lẫn nhau, là nguyên nhân khiến cho gia đình Lâm Bình Chi tan cửa nát nhà, khiến cho phái Hoa Sơn chia năm xẻ bảy, có thể nói tác phẩm này của tiên sinh được xây dựng xung quanh quyển kiếm phổ này ... Vậy lai lịch của nó ra sao ???


    ---- Tương truyền vào thời Minh sơ, sau thời của Chu Nguyên Chương khai quốc khoảng 50 - 70 năm, một vị thái giám hậu cung đã khai sinh bộ kiếm pháp này ( nguyên tên là Quỳ Hoa Bảo Điển ), chỉ để dành riêng cho thái giám luyện tập ( lí do gì chắc các vị đã biết ),có vài thuyết khác lại cho rằng người viết bộ kiếm pháp này là Ngụy Trung Hiền thời Minh mạt. Thuyết này ko đáng tin lắm, vì xét theo thời điểm của bộ Tiếu Ngạo thì việc nhà Thanh nhập quan hình như chưa xảy ra. Bộ kiếm phổ này ko biết tại sao lại lưu lạc ra ngoài giang hồ, đến tay trụ trì Thiếu Lâm Phúc Kiến là Hồng Diệp Thiền Sư, nghe nói hình như ông này cố thử luyện võ công chép trong kiếm phổ nhưng ko thành công ( có lẽ vì ko tuân theo bước đầu tiên ), Hồng Diệp buồn bực sinh bệnh mà chết, tuy nhiên trước đó có hai vị tiền bối phái Hoa Sơn là Nhạc Túc, Thái Tử Phong tới chơi, xem lén mỗi người nửa cuốn rồi về viết lại. Nhưng khổ nỗi đầu Ngô mình Sở, ko khớp với nhau, từ đó hục hặc gây bất hoà, mối rạn nứt nội bộ Hoa Sơn bắt đấu từ đó, hai phe Kiếm Tông, Khí Tông cũng từ đó chia ra.Hồng Diệp nghe tin, hai đệ tử đắc ý của mình là Độ Nguyên thiền sư tới Hoa Sơn thu kiếm phổ, ông này lòng trần chưa dứt, tới Hoa Sơn lại được hai vị cao thủ kia mang kiếm phổ ra thỉnh giáo, khoái quá, nhớ lại, thêm thắt chi tiết, rồi hoàn tục, trốn khỏi Thiếu Lâm. Lập ra Phước Oai Tiêu Cục lừng lẫy giang hồ với bảy mươi hai đường Tịch Tà Kiếm Pháp, cái tên Tịch Tà từ đây mà ra ... Đáng hận là môn võ công này lại ko thể truyền cho con cháu, vì sợ tuyệt tự nên từ từ suy vi mất, Độ Nguyên ( lúc này đổi tên là Lâm Viễn Đồ ), chép lên áo cà sa, giấu trên xà nhà, hi vọng sau này con cháu sẽ phục hưng kiếm pháp kì môn của Lâm gia này ...


    Quay lại với Hoa Sơn Phái, lúc này bộ Quỳ Hoa Bảo Điển lưu lại vốn ko đầy đủ nên hai huynh đệ Nhạc, Thái sinh ra bất hoà, chia bè rẽ phái, Ma giáo sai người đến cướp Bảo Điển. Hoa Sơn lực bạc thế cô, ko giữ nổi bí kíp, để lọt vào tay Ma giáo. Sau này Nhậm Ngã Hành đem truyền lại cho Đông Phương Bất Bại, khai sinh ra một quái vật của võ học đương đại đệ nhất võ công thiên hạ ...


    Vậy thực chất của môn kiếm pháp kì bí này là thế nào? Tịch Tà kiếm gồm bảy mươi hai đường, biến hoá kì ảo, thực chất dựa vào tốc độ phi thường, công kích đối phương lúc chưa kịp đề phòng để thủ thắng, điều này ta có thể thấy qua thân pháp kì ảo của Đông Phương Bất Bại, nhanh đến ko thể tưởng tượng được, thật xứng đáng tám chữ Nhật xuất đông phương, duy ngã bất bại, dùng cây kim thêu chống ba tay đại cao thủ đương thời mà vẫn ung dung khí khái ... Có lẽ tốc độ đó có được một phần nhờ vào bí quyết " dẫn đao tự cung , võ lâm xưng hùng " của môn võ này ...


    Tiếu Ngạo Giang Hồ

    Đáng nhẽ không nên đưa vào mục từ điển võ thuật này, nhưng đây là điệu nhạc du dương, kỳ ảo, cung đàn điệu sáo của khúc nhạc này xuyên suốt toàn bộ tác phẩm Tiếu Ngạo Giang Hồ, một tuyệt tác kiếm hiệp, ( với cả nếu bỏ đi thì quả thật có thiếu sót).

    Tên đầy đủ là Tiếu Ngạo Giang Hồ chi khúc, nguyên là cầm tiêu hợp tấu do hai người bạn thâm giao tri kỷ là Lưu Chính Phong của Hành Sơn, thuộc Ngũ Nhạc Kiếm Phái, và Khúc Dương trưởng lão của Ma Giáo mất mấy chục năm công lực và tâm huyết sáng tác ra. Khúc nhạc này có hai phần: Cầm phổ và Tiêu phổ.


    Cầm Phổ: tức là phần nhạc điệu cho đàn cầm, nguyên là Khúc Dương trưởng lão lấy từ điệu Quảng Lăng tán, một khúc nhạc cực hay thời cổ. Tương truyền rằng đời Tấn có ông Kê Khang biết khúc nhạc này, nhưng sau Kê Khang bị Chung Hội dèm pha, bị Tư Mã Chiêu giết chết, trước lúc chết có nói rằng : "Quảng Lăng tán từ nay không còn nữa". Nhưng thực ra, Quảng Lăng tán do người đời cổ làm ra, truyền lại cho Kê Khang. Lúc ấy, Khúc Dương trưởng lão mới đi đào các ngôi mộ thời trước Tấn để tìm bằng được Quảng Lăng tán này, đào được hai mươi chín ngôi mộ, đến ngôi mộ của Thái Ung thì tìm thấy ! Dựa vào Quảng Lăng tán mà sáng tác ra Cầm phổ cho Tiếu Ngạo Giang hồ.


    Tiêu Phổ: Do Lưu Chính Phong dựa vào tài năng âm nhạc tuyệt vời của mình để sáng tác ra.


    Hai người Lưu, Khúc tuy Chính, Tà khác nhau nhưng lại như là Bá Nha, Tử Kỳ, lấy âm nhạc để hiểu tấm lòng nhau, quả là tri âm trên thiên hạ. Khúc Tiếu Ngạo một khi tấu lên đến lúc lâm ly tuyệt mỹ thì bách điểu ly tan, trăm hoa rơi rụng, tựa như tiếng lòng u uất, lại có lúc trong sáng vui tươi, có khi như sấm ran chớp giật lại có khi như suối thở hiền hoà...thật là một khúc nhạc có một không hai. Chỉ có hai người thật hiểu tấm lòng nhau, khi tấu lên mới có thể diễn tả được hết ý nghĩa của khúc Tiếu Ngạo này.


    Về sau, tên lãng tử Lệnh Hồ Xung của phái Hoa Sơn và Thánh Cô Nhậm Doanh Doanh trong Ma Giáo thành một đôi trời sinh, cơ duyên khéo gặp, lại học được khúc nhạc này. Hai người hợp tấu, cầm tiêu hài hoà, tạo nên một đoạn đường trong sáng thanh bình trên chốn Giang hồ hiểm ác. Đáng để người đời ngưỡng mộ...
    -----------------------------------------------------------------------

    Riêng e thì e thik chiu "Độc Cô Cửu Kiếm",còn các bác thì sao ? :byebye:
     
  2. maxnoob Thành Viên Cấp 1

    Toàn Kim Dung ko có Cổ Long,Vote Linh Tê Nhất Chỉ Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
     
  3. WhatThe Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Hấp Tinh Đại Pháp.
    Hôm qua mới coi lại Đắc Kỷ.
    Đẹp vãi Hà, Trụ Vương chết là phải.
    Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
     
  4. Milestone Thành Viên Cấp 3

    Hấp Tinh có họ hàng với Bắc Minh Thần Công và Hóa Công Đại Pháp ko ta?
     
  5. x.i_m.i_15052008 Thành Viên Cấp 6

    ---- CÁI NÀY HÌNH NHƯ CÓ Á NHƯNG HÔNG THẤY ĐỀ CẬP...BẮC MINH THẦN CÔNG JỚI HẤP TINH ĐẠI PHÁP GIỐNG NHAU VỀ TÍNH CHẤT VÕ CÔNG Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - STps:
     
  6. simgiabeo nhất Vợ, nhì Trời !

    e thích Lục mạch thần kiếm Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
     
  7. oxpengox142 Thành Viên Cấp 2

    Vote cho Hấp tinh đại pháp
     
  8. cineboy Thành Viên Cấp 4

    "Lăng Ba Vi Bộ" của Tiêu Dao phái, ""Đàn chỉ thần công" của Đông Tà, "Cáp Mô Công" của Tây Độc, "Sư Tử Hống" của Kim Mao Sư Vương Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
    Nhớ hồi chơi Thiên Long Bát Bộ, thuộc hết chiêu thức các phái, cũng may là bỏ được Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST - 1
     
  9. x.i_m.i_15052008 Thành Viên Cấp 6

    ---- "Giáng long...." của Bắc Cái , "Nhất Dương Chỉ" của nam Đế nữa Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST - 2
     
  10. Jimmyhuy86 Thành Viên Cấp 4

    72 tuyệt kĩ thiếu lâm là vô đối
     
  11. nguyenduy1603 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Uy lực vote cho Giáng Long 18 chưởng
    Mềm mỏng vote cho lăng ba vi bộ
     
  12. Milestone Thành Viên Cấp 3

    TLBB phải kể Cửu Âm Bạch Cốt Trảo trong Cửu Âm Chân Kinh Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST - 2
     
  13. Poseidon88 Thành Viên Cấp 1

    X.....tinh đại pháp là ghê gớm nhất,ra 1 chiêu 2 người thăng thiên hic
     
  14. Sir.Tèo Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Theo Kim Dung thì chiêu "Lục mạch thần kiếm" là vô đối. Về khinh công thì "Lăng ba vi bộ" là trùm. Riêng mình thích "Giáng long thập bát chưởng" thôi
     
  15. Du_lich_cung_mr_D Thần Cơ Diệu Đoán

    Sao ko co Nhu lai than chuong,cai nay gom 10 tang , ai luyen xong la dac dao lun a.
     
  16. x.i_m.i_15052008 Thành Viên Cấp 6

    e cũng đag tìm tên 10 tầng của môn này...nghe tên hay hay...có tầng nào muh "Vạn Phật Quy Tông" jì jì á :byebye:.Bro nào bik rõ share a e bik jới ^^
     
  17. ketui0922 Thành Viên Kim Cương

    Không thấy chiêu "Vạn Kiếm Quy Tông" nhỉ?
     
  18. danggia Thành Viên Cấp 4

    5giay dạo này chuộng kiếm hiệp quá ta.
     
  19. x.i_m.i_15052008 Thành Viên Cấp 6

    cái này hình như của Vô Danh bên truyện Phong Vân thì fải Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
     
  20. sonthieugia Thành Viên Cấp 4

    sao k có 72 phép thần thông của Ngộ Không? Bàn về các chiêu thức võ học các môn phái trong các truyện kiếm hiệp - ST
     
    Ngoc Chinh thích bài này.

Chia sẻ trang này