Tìm kiếm bài viết theo id

Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:"Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta?"

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi xedaptructuyen, 27/3/14.

ID Topic : 7277846
Ngày đăng:
27/3/14 lúc 06:12
  1. xedaptructuyen Thành Viên Cấp 3

    Tham gia ngày:
    9/12/13
    Tuổi tham gia:
    10
    Bài viết:
    654
    TẠI SAO TRẺ MỸ LẠI TỰ TIN HƠN "TA"?

    Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta?
    Một thời gian dài sống tại Mỹ đã khiến tôi nghiệm ra lý do vì sao trẻ con Việt cứ mãi cúi đầu khi cô giáo hỏi bài.

    Tại sao trẻ con Mỹ lại tự tin hơn con cái chúng ta? Tại sao những đứa trẻ Việt khi cô giáo hỏi cứ cúi gằm mặt không dám phát biểu? Tại sao những đứa trẻ Mỹ sẵn sàng xung phong đứng hát trước một đám đông trong một nhà hàng xa lạ? Trả lời cho câu hỏi này, tôi biết, chúng ta đều có câu trả lời, đó là người Mỹ thì giáo dục con tốt hơn chúng ta, cách dạy con của họ hay hơn chúng ta. Vậy nhưng cụ thể, mẹ Mỹ đã dạy con ra sao, như thế nào thì hẳn không phải ai cũng biết. Từng có thời gian dài sống ở Mỹ, đi qua rất nhiều các tiểu bang từ Đông sang Tây, tôi mới nghiệm ra được cho mình lý do: Vì sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta. Đó là vì

    Cha mẹ Mỹ dành tình yêu vô điều kiện cho con

    Nghe có vẻ không liên quan, vậy nhưng các nhà tâm lý học tin rằng, sự tự tin của trẻ con có phần lớn nguồn gốc từ tình yêu vô điều kiện của cha mẹ dành cho con mình.

    Cụ thể là gì? Ngay từ khi trẻ mới chào đời, cho đến suốt cuộc sống sau này của trẻ, mẹ Mỹ luôn để con biết rằng: dù con nặng cân hay còi cọc, khỏe mạnh hay ốm yếu, thông minh hay chậm chạp, biết nghe lời hay nghịch ngợm, xinh xắn hay xấu xí, cao hay lùn….bố mẹ đều luôn yêu con và nuôi dạy con là một người độc lập, không giống như những đứa trẻ khác. Điều này khiến trẻ con Mỹ rất tự tin vì chúng biết, mình không cần phải so sánh với ai và dù có ra sao, chúng luôn nhận được sự ủng hộ vô điều kiện từ cha mẹ.

    Ngẫm lại với những đứa trẻ Việt, từ bé đã bị mẹ so sánh về cân nặng, chiều cao, lớn lên lại bị áp lực bới điểm số, bằng cấp. Nhiều bậc phụ huynh Việt tỏ ra ngại ngần trong việc thể hiện tình yêu với con và trước mặt người lạ, luôn cố tình chê con mình với mục địch cho bé cảm thấy bản thân cần cố gắng. Tuy nhiên, cách làm này là sai lầm. Đứa trẻ sẽ cảm thấy tự ti vì chúng chưa bằng người khác, và cha mẹ chúng dường như cũng chưa hài lòng về chúng.

    Trẻ em Mỹ được tôn trọng như một người lớn

    Lòng tự trọng là một phần tạo nên sự tự tin của con người. Trẻ nhỏ cũng có lòng tự trọng và cần được mọi người tôn trọng. Các trường học và cả gia đình ở Mỹ luôn dạy bọn trẻ về việc tôn trọng lẫn nhau. Một đứa trẻ có thể không giỏi toán như lại có tài lãnh đạo, một cô bé có thể không giỏi văn nhưng lại vẽ rất đẹp…Tất cả các bé đều có ưu điêm riêng của mình và đều phải được tôn trọng, giúp đỡ để phát huy tài năng.

    Giáo viên ở trường rất tôn trọng học sinh. Con trai tôi ở Việt Nam học rất giỏi, vậy nhưng sang Mỹ thì bị “khớp” vì so sánh với kiến thức của các bạn, thằng bé chẳng hề là gì. Vậy nhưng bất kể những câu hỏi của con trai tôi có ngô nghê đến đâu, các giáo viên đều trả lời rất tận tình kèm theo những câu nói như “Cô biết câu hỏi này rất khó…”, “Đây là một câu hỏi rất thú vị…” hay “Em đã hỏi đúng vấn đề quan trọng nhất…”. Giáo viên luôn giúp trẻ cảm thấy thoải mái về bản thân mình và can đảm nói lên ý kiến. Trẻ em lớn lên trong một môi trường như vậy liệu có thể không tự tin?

    Trẻ em Mỹ trưởng thành từ những đứa trẻ từ bé đã được tôn trọng: Bố mẹ vào phòng con phải gõ cửa, muốn thay đổi đồ gì trong phòng con phải có sự đồng ý của trẻ, những gì liên quan đến con đều phải nói với con, nhật ký của con thì không được quyền mở ra đọc….Mẹ Mỹ biết rằng, một đứa trẻ không được tôn trọng không chỉ không tự tin, mà còn không biết tôn trọng người khác.

    Sự tự tin của trẻ được khuyến khích và đánh giá cao

    Khi một đứa trẻ được đánh giá cao bởi mọi người, chúng sẽ tự nhiên cảm thấy vui vẻ, muốn khẳng định mình hơn, cảm thấy tự hào và tự tin hơn. Ngược lại, những đứa trẻ hay bị khiển trách, phê bình, thậm chí mỉa mai sẽ cảm thấy như mình luôn thất bại, mặc cảm, từ đó mất đi nhiệt tình trong việc học và trong cuộc sống.

    Trường học của con trai tôi thưởng tổ chức các chương trình văn nghệ, mỗi đứa trẻ sẽ lên và trình bày một tài năng của mình. Các phụ huynh sẽ ngồi ở dưới, cùng lấy máy quay để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Và đương nhiên, tiết mục nào cũng nhận được những tràng pháo tay nhiệt tình nhất. Sự tự tin luôn được khuyến khích ở Mỹ.

    Cha mẹ Mỹ tin tưởng vào con cái

    Có bao giờ bạn nghe thấy một cuộc đối thoại dạng như “Mẹ ơi con thấy cái áo này hơi nóng” và sau đó người mẹ sẽ đáp lời “Con mặc vào đi. Nóng gì mà nóng”. Mẹ Việt có thể từ chối ý kiến của con và cho rằng lời nói của trẻ không đáng tin cậy và không tin tưởng vào con mắt, cảm nhận của một đứa trẻ. Vậy nhưng mẹ Mỹ thì không. Những đứa trẻ nhiều lần bị từ chối và phản đối ý kiến bởi chính bố mẹ mình lâu dẫn sẽ mất tự tin và khả năng độc lập. Là phụ huynh, cha mẹ Mỹ luôn cố găng tin tưởng vào cảm xúc và quan sát của coin mình, để ý đến ý kiến cá nhân của trẻ. Khi trẻ muốn thử điều gì, mẹ Mỹ sẽ cho con cơ hội để làm. Điều đó khiến trẻ con Mỹ có cơ hội để tự tin hơn.

    Hãy dạy con như mẹ Mỹ, ta sẽ có được một thế hệ trẻ con mới, tự tin và tự chủ hơn.

     
  2. MoZart Thành Viên Cấp 6

    Đó là lý do thanh thiếu niên Mẽo qua 18t là đã ra ở riêng tự lập tự đi học Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta?

    Còn thanh niên VN học xong ĐH ko chịu đi làm, rồi lên 5s than vãn thất nghiệp này nọ lọ chai rồi đổ thừa cho nền kinh tế với giọng điệu vô cùng vĩ mô đi kèm với bằng TN loại trung bình @__@
     
  3. what see??? Thành Viên Cấp 4

    bài viết khá hay. Like
     
  4. xedaptructuyen Thành Viên Cấp 3

    Vài nét phát thảo mục tiêu giáo dục hiện nay với mong muốn đạt được ...
    Mục tiêu giáo dục bao gồm các mặt đức, trí, thể, mỹ, lao động...
    Mọi người nhận thấy, thế kỷ 21 là thế kỷ của công nghệ thông tin và truyền thông, kỷ nguyên của sự hội nhập toàn cầu. Vì thế có thể hình dung các kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm tư duy năng động và sáng tạo, khả năng liên kết và giải quyết vấn đề, đề xuất các ý tưởng độc đáo, các kỹ năng giao tiếp, làm việc trong môi trường đa quốc gia, sử dụng thành thạo vi tính, ngoại ngữ... Những kỹ năng về giải quyết vấn đề hoặc kỹ năng cụ thể về vi tính, truyền thông, công nghệ, giao tiếp... sẽ quan trọng không kém gì các kỹ năng cơ bản là đọc, viết, làm toán. Có thể hiểu, tất cả kiến thức và kỹ năng như đã hình dung trên tạo thànhcác kỹ năng trí tuệ (tư duy) của con người trong thế kỷ 21. Đó là các kỹ năng vô cùng cần thiết, đòi hỏi các em học sinh cần có và phải có để sau này bước vào môi trường làm việc trong một không gian năng động toàn cầu. Đó chính là phương tiện và vũ khí chiến lược giúp giới trẻ tồn tại và cạnh tranh hiệu quả trong kỷ nguyên thay đổi không ngừng của thế giới. Nếu các em học sinh được phát triển và rèn rũa các kỹ năng ấy thì sẽ không sợ thất nghiệp và chắc chắn thành công trong đường đời. Tất nhiên, nhà trường chỉ có thể trang bị những kiến thức và các kỹ năng cơ bản nhất như trao cho họ chiếc chìa khóa và muốn thành công họ còn phải sống, làm việc và tiếp tục học suốt đời. Sở dĩ có thể nói như trên vì: - Học sinh phải được trang bị đủ kiến thức để thi đua giành các cơ hội trong học tập, việc làm, được thừa nhận và trọng đãi trong thế giới ngày nay. Nói đúng hơn là người học sẽ có điều kiện tốt hơn để thành công. - Kỹ năng tư duy tốt sẽ là điều kiện tiên quyết giúp học sinh trở thành những công dân tốt. Khả năng tư duy có phê phán giúp con người tạo nên những quyết định thông minh, có ý thức, suy nghĩ sâu sắc để tìm ra các giải pháp thích hợp đối với những vấn đề của xã hội và cuộc sống đặt ra chứ không cần cái đầu đầy các công thức nhưng vẫn ngơ ngác như gà công nghiệp . - Nếu có khả năng tư duy tốt, người ta sẽ luôn điều chỉnh để có trạng thái tâm lý tốt. Trạng thái tâm lý tốt giúp người ta có được thái độ tích cực đối với cuộc sống, sống nhiệt tình, thiện cảm với người khác. Khi có những bất đồng, người biết suy nghĩ sẽ cảm thấy day dứt hơn, từ đó có tinh thần khắc phục những thiếu sót, lầm lỗi bằng mọi giá. - Học sinh trở thành những người có đầu óc tư duy tốt vì lý do tồn tại. Tức là biết phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Cuộc sống của chúng ta luôn đối mặt với quá nhiều những vấn đề phức tạp, thách thức, những lạc hậu cản trở tiến bộ, những mối hiểm nguy đe dọa cuộc sống. Kiến thức thì mênh mông vô hạn như biển cả, sau một chặng đường học tập có thể nhiều kiến thức hay định lý sẽ quên đi, cái còn lại lâu dài ở trong mỗi con người lại là phương pháp: phương pháp tư duy, phương pháp ứng xử, phương pháp giải quyết vấn đề... điều đó mới là quan trọng cho cuộc đời và nghề nghiệp của con người trong thời đại ngày nay. Xét cho cùng thì thông qua dạy kiến thức và kỹ năng để đạt được mục tiêu hình thành và phát triển năng lực tư duy - trí tuệ của học sinh, tạo được nền móng trí tuệ - cách suy nghĩ để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn sau này cho mỗi học sinh khi bước vào đời. .À,vậy với mong muốn có một thế hệ vừa có tài vừa có đức thì ta phải làm như thế nào? Để được một con người, một nhân cách toàn diện thì phải bắt đầu từ những cái nhỏ bé và sơ đẳng nhất của quá trình giáo dục.Nhiệm vụ của nhà trường tiểu học là giáo dục học sinh phát triển toàn diện Đức-Trí-Thể-Mĩ. Nhiệm vụ của các thầy, cô giáo nói chung và đặc biệt là giáo viên cấp 1 là làm cho học sinh yêu thích học tập cũng như hăng hái tham gia các hoạt động tập thể, cho các em cảm thấy trường học là ngôi nhà thứ hai của mình và mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui... Muốn vậy các em cần được hình thành thói quen tốt từng bước trong hoạt động ở lớp, từ nền nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội.... Muốn cho các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động, người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi bước chân vào ngưỡng cửa nhà trường. Nhận thức được điều đó và là một giáo viên trực tiếp dạy lớp 2 đã nhiều năm nên tôi rút ra một số kinh nghiệm về Rèn nền nếp cho học sinh cấp 1.
    Với đối tượng là học sinh lớp 2, các em còn nhỏ, rất hiếu động, mải chơi, chưa chú tâm vào việc học chưa xác định được hướng đi đúng đắn trong học tập và kỉ luật. Lần đầu tiên cắp sách đến trường với bao bỡ ngỡ, chắc chắn rằng cả cha mẹ, thầy cô cũng như chính bản thân các em đều rất mong mình học được nhiều, biết được nhiều điều. Nếu ngay từ lớp đầu cấp được rèn nền nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì ở các lớp sau các em cũng sẽ là những học sinh có nền nếp học tập tốt, tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập ở các lớp trên và tạo tiền đề cho việc rèn luyện, phấn đấu thành người công dân có ích cho đất nước sau này. Đối với học sinh lớp 2 cần rèn cho HS một số thói quen cơ bản:
    1/ Nền nếp học tập trên lớp.
    Khi bắt đầu cắp sách đến trường, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nền nếp trong học tập, thói quen chưa tốt lời nói chưa rõ ràng, các em không diễn đạt đủ ý, trả lời chưa đầy đủ câu văn, còn lúng túng khi giơ tay phát biểu ý kiến, Việc xếp hàng ra vào lớp chưa có quy củ...Đó là hạn chế mà hầu hết các em HS hay mắc phải. Vì vậy giáo viên ngay từ đầu phải hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ, uốn nắn lời nói của học sinh cho đầy đủ câu văn từ những câu trả lời đơn giản nhất. Không cần quá rập khuôn nhưng sửa ngay từ đầu rất dễ đối với lứa tuổi này và dần dần sẽ trở thành kỹ năng của học sinh.
    HS còn lúng túng trong việc sử dụng sách vở, đồ dùng học tập của từng môn học, cách giơ tay, giơ bảng hoặc lấy được sách rồi lại loay hoay với việc tìm bài học...nên giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách mở SGK. Việc sắp xếp sách vở cho học sinh thực hiện vào giờ truy bài. Và cần quy ước các kí hiệu sử dụng trong giờ học để các em thực hiện thành một thói quen.
    Khi có hiệu lệnh lấy bảng một tay rút bảng, một tay giữ sách bên trên, tư thế thoải mái, nhẹ nhàng. Viết bảng xong cần cất đúng vị trí cũ. Khi đọc xong bài GV hướng dẫn HS kẹp que tính vào trang bài vừa học rồi gập lại đến khi GV yêu cầu chỉ cầm que tính lật là đến luôn không cần mất nhiều thời gian. Trong giờ học vần, học sinh khi nào thì phát âm, đánh vần, khi nào đọc trơn, phân tích tiếng hay luyện nói đều theo quy định mà giáo viên đã quy ước với học sinh.
    Khi đánh vần, đọc trơn, giáo viên chỉ từng chữ hay cả tiếng, cả từ.. Khi phân tích, giáo viên đặt ngang thước dưới tiếng hay từ cần phân tích. Học sinh thực hành theo dãy, theo nhóm v.v...
    Tất cả những việc ấy đều cần có một nề nếp tốt nếu không sẽ ảnh hưởng tới chất lượng học tập của một giờ học.
    Trên thực tế khi đi học rất nhiều em còn thiếu sách vở đồ dùng: giờ toán quên vở bài tập; giờ học vần, tập đọc quên sách Tiếng Việt; giờ viết không có bút... cá biệt có em không mang cả cặp sách vì sáng ra dậy muộn, gia đình quên nhắc nhở v.v... vì vậy, các em không hoạt động học tập cùng các bạn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của cả lớp. Do đó, cần hình thành nền nếp học tập, tạo thói quen cho học sinh giờ nào việc nấy là việc làm cần thiết không thể thiếu được.
    Chính vì vậy tôi thấy rằng để dạy một tiết học đủ thời gian 35 phút có chất lượng và đảm bảo được không khí học tập của lớp thì phải đưa các em vào nền nếp học tập ngay từ đầu năm học.
    2/Rèn cho học sinh ý thức tự học trong giờ truy bài và tự giác học ở nhà.
    Rèn cho học sinh có ý thức tự học là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp một. Hiện nay học sinh đều được học 2 buổi/ngày nên toàn bộ bài học được giáo viên hướng dẫn và học sinh hoàn thành ngay trên lớp nhưng vẫn cần rèn cho các em có nền nếp buổi tối về nhà với sự hướng dẫn của bố mẹ, tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau. Đồng thời với việc buổi sáng trong giờ truy bài cán bộ lớp sẽ kiểm tra sự chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập của từng bạn để báo cáo cô giáo kịp thời nhắc nhở những bạn còn vi phạm, thiếu đồ dùng học tập hay chưa chuẩn bị tốt bài. Lâu dần các em sẽ có thói quen về nền nếp học tập ở nhà và sang học kỳ 2 các em có thể tự giác ngồi vào bàn học không cần sự nhắc nhở của bố mẹ cũng như tự soạn lấy sách vở và đồ dùng học tập cho mình. Như vậy ý thức tự giác và nền nếp học ở nhà rất cần thiết và có lợi cho các em khi học ở các lớp sau này.
    3/ Rèn nền nếp giữ gìn sách vở đồ dùng học tập.
    Rèn nếp giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập cũng là một nội dung quan trọng trong việc dạy dỗ các em. Việc ngăn nắp trong khi sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập cũng là yếu tố dẫn đến thói quen học tập nghiêm túc. Tôi hướng dẫn các em cách lấy sách vở trong cặp nhanh không gây tiếng động, thực hiện được theo các ký hiệu của giáo viên yêu cầu, ví dụ: B: lấy bảng; STV: sách Tiếng Việt… Em nào đã sắp xếp sách vở ở nhà một cách khoa học thì lấy vở nhanh, tôi cho các em thi đua xem em nào, tổ nào làm nhanh (trong thời gian đầu) khi cô nói và viết tên môn học trên bảng là lúc các em lấy sách vở của môn đó ra. Giữa giáo viên và học sinh có sự kết hợp nhịp nhàng. Tôi thấy tiết học rất nhẹ nhàng và đảm bảo đủ thời gian cho các hoạt động học tập.
    4/ Rèn cho học sinh thói quen vệ sinh cá nhân.
    Để học sinh có thói quen, biết cách vệ sinh cá nhân hằng ngày thì trước tiên giáo viên nên dẫn các em ra vòi nước rửa sạch sẽ và hướng dẫn cho từng em cụ thể, thường xuyên kiểm tra nhắc nhở hằng ngày rửa tay trước khi ăn cơm, sau khi dùng bảng phấn, sau khi đi vệ sinh…Nếu em nào tay chân bẩn thì cho đi rửa ngay và nhắc nhở phê bình trước lớp. Đến cuối tuần có phần thưởng động viên khuyến khích cho những học sinh sạch sẽ, gọn gàng trong cả tuần và phê bình những học sinh chưa sạch sẽ. Nếu giáo viên làm thường xuyên như vậy thì học sinh sẽ đi vào nền nếp và có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Để hình thành được các nền nếp và thói quen như trên tôi cần có sự giúp đõ từ phụ huynh và đồng nghiệp
    Đối với phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh.
    - Hàng ngày. kiểm tra sách vở của con.
    - Nhắc nhở con học và làm bài tập thầy,cô giao
    - Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khoá biểu hàng ngày.
    - Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
    - Sinh hoạt điều độ, đúng thời gian biểu, giờ nào việc nấy, tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
    - Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
    Đối với giáo viên bộ môn: Ngay từ khi học sinh bước vào lớp một, ngoài cô giáo chủ nhiệm lớp , các em còn được học các thầy, cô giáo bộ môn như: Âm nhạc, Tiếng Anh, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học... nên việc rèn nếp cho học sinh lớp một là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn chuyên biệt để cùng rèn nếp cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách phát biểu...Nếp này phải được rèn thường xuyên trong học sinh để các em tạo thói quen và trở thành điều kiện thuận lợi cho việc học tập ở những lớp trên.
    Các thầy, cô giáo bộ môn cũng rất hài lòng và rất vui khi các em đã thật sự vào nề nếp, giáo viên chỉ việc giảng dạy mà không phải quan tâm nhiều đến việc rèn nền nếp.
    Qua các biện pháp đã thực hiện, tôi nhận thấy muốn cho học sinh có nền nếp học tập tốt thì người giáo viên phải hướng dẫn học sinh một cách tỉ mỉ,cầm tay chỉ việc từ việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập ở nhà đến việc lấy vở, cất vở khi chuyển tiết, nếp giơ tay phát biểu, chú ý nghe giảng, giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, làm bài, viết bài sao cho theo kịp các bạn, đảm bảo thời gian học. Thầy, cô giáo phải thực sự là người cha, người mẹ thứ hai của các em ở trường.Qua một thời gian thực hiện các biện pháp trên tôi thấy học sinh lớp mình có sự chuyển biến rõ rệt về nền nếp cũng như chất lượng học tập và các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học trở thành niềm vui, niềm khao khát tìm tòi cái mới. Các em rất hứng thú say mê trong học tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp một không những làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em học tích cực chủ động sáng tạo hơn trong việc học tập.
     
  5. yashirohitoshi Thành Viên Kim Cương

    Like cái cmt này còn hơn cả bài viết
     
  6. smit1 Thành Viên Kim Cương

    nghỉ lại thanh niên vn đúng sướng thật, thất nghiệp ko có tiền trợ cấp mà cũng sống phẻ re
     
  7. Silent Joker Why So Serious?

    Thiên đường mà lị.
     
  8. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Người VN hơn hẳn người nước ngoài ở cái tính tự ti, còn tự tin thì thua xa. Nhìn thấy 1 người nước ngoài đứng nói chuyện với 1 người VN, thì lúc nào tác phong của người VN cũng có vẻ khúm núm hơn.
     
  9. xedaptructuyen Thành Viên Cấp 3

    Này,các mẹ Việt Nam quá chăm chút cho con,hãy nên để con tự lập và mạnh dạn để con đi dù những bước đầu tiên có vấp ngã cũng nên để con trẻ tự đứng dậy.Mình đạ từng thấy các ông bố bà mẹ thường đánh vào mặt đất bảo hư quá dám làm bé ngã thật ko nên tí nào.
    Hạ hồi phân giải
     
  10. chu_Thoong Thành Viên Cấp 2

    ghê ghê
    rành bên mẽo dữ
    vậy khi mô dza khi 18t có ra ở riêng, tự lập tự đi hoc ko vậy?

    cái này hỏi thật lòng nha, ko có ý xiên xỏ móc ngoéo gì đâu
    nói trứơc khỏi mất công
     
  11. Tư Cổ Cò Thành Viên Cấp 4

    như mình nè, 18t đã tự thân tìm đường qua Liên Xô học tập, rồi qua Mỹ học tiếp cao học. Hiện giờ thì tự tin rồi. Đầu đội trời, chân đạp đất. Chinh phục mọi nẻo đường! Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta?
     
  12. cvchanh Thành Viên Bạch Kim

    Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 1Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 2Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 3Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 4Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 5Hot!Cảm nghĩ của bạn về vấn đề:Tại sao trẻ em Mỹ lại tự tin hơn ta? - 6
     
  13. huynhmymymy Thành Viên Cấp 4

    nguoi giau va co tien luc nao khong tu tin hon nguoi ngheo ko tien chu
     
  14. xedaptructuyen Thành Viên Cấp 3

    Còn bạn nghĩ như thế nào?
     
  15. lmcdv Thành Viên Cấp 3

    Hồi đi học đã từng thấy thằng có bằng loại giỏi nhưng trình vẫn thua xa thằng có bằng trung bình đó. Hai kỳ kiểm tra khác nhau hay hai thầy dạy khác nhau có thể tạo ra những kết quả ảo. Đừng nghĩ thằng TB là dở vì có thằng chỉ chuyên nghiên cứu sâu vào chuyên nghành thôi, còn những môn phụ thì chấp nhận điểm rất thấp, nhưng khi đấu chuên môn thì thằng TB dễ dàng hạ đo ván thằng giỏi. Chưa kể những kỳ thi tốt nghiệp hay làm luận án còn phụ thuộc rất lớn vào các thầy. Nếu chịu đi đêm với các thầy sẽ có kết quả ngoài sức mong đợi, nhưng những thằng giỏi thực sự thì dek chịu đi đêm vì tự trọng, nhưng ra đời thì nó lại có trình hơn xa mấy anh giỏi ảo.
     
  16. 0o_HEINEKEN_o0 Thành Viên Cấp 1

    Chỉ có siêng năng và có ý thức cao thì mới giỏi được..!!
     
  17. choixongjong Thành Viên Vàng

    Nhớ lại cái hồi bác còn sống phải hem. Thui yên tâm nghỉ đi ha, đừng bức xúc với bọn nhỏ nữa.
     

Chia sẻ trang này