Tìm kiếm bài viết theo id

Video Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi x_power, 20/4/15.

ID Topic : 8021650
Ngày đăng:
20/4/15 lúc 16:30
  1. x_power DOVE CLUB Thành viên BQT Super Moderator

    Tham gia ngày:
    16/7/04
    Tuổi tham gia:
    19
    Bài viết:
    6,431
    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant

    Một huyền thoại trong rất nhiều huyền thoại, “con người chỉ sử dụng 10% sức mạnh của bộ não”. Huyền thoại nói rằng nếu như con người có thể sử dụng nhiều hơn mức trên thì có thể làm được những điều phi thường và bộ phim Lucy của đạo diễn kiêm biên kịch Luc Besson thể hiện điều đó và giải thích theo một hướng khác, theo thiên hướng của chủ nghĩa triết học Kant.

    Nói sơ qua một chút về triết học Kant. Immanuel Kant (1724 - 1804) là triết gia người Đức, là đại diện tiêu biểu của “chủ nghĩa lý tưởng siêu việt” (Transcendental Idealism), trong đó có cuốn nổi tiếng là Critique of Pure Reason (Chỉ trích về lý luận thuần túy). Kant đảo ngược hướng nhìn, trí tuệ không còn xoay quanh thực tại nữa, và trái đất của thế giới kinh nghiệm bắt đầu xoay quanh mặt trời trí tuệ. Hay nói một cách ít thi vị hơn: Kant không còn nhìn vào thực tại rồi đặt câu hỏi làm sao trí tuệ có thể phản ánh nó một cách trung thực nhất. Thay vào đó, ông hướng tới trí tuệ và đặt câu hỏi phải hình dung như thế nào về tri thức tiên nghiệm, tức tri thức có trước mọi thứ kinh nghiệm.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 1

    [HR][/HR]
    Chính trí tuệ đã kiến tạo thế giới thông qua phương thức mà nó hình dung ra thế giới​
    [HR][/HR]

    Theo như Kant thì trí tuệ không còn thuộc về thế giới kinh nghiệm mà nó nhận biết, chính trí tuệ đã kiến tạo thế giới thông qua phương thức mà nó hình dung ra thế giới; trí tuệ không phải là một bộ phận của thế giới mà là khởi thủy của nó; trí tuệ không mang tính kinh nghiệm, mà mang tính siêu việt; nó quy định cho thế giới kinh nghiệm phương thức tồn tại của thế giới đó. Nghe tới đây chắc bạn lùng bùng rồi đúng không (mình cũng vậy), cho nên thôi thì tóm gọn lại trong đôi ba chữ liên quan đến phim Lucy như thế này, khi bộ não người vượt qua giới hạn thì những trật tự thế giới không còn có ý nghĩa nữa, "tất cả thành tố, tất cả các mối quan hệ của các đối tượng trong không gian và thời gian, và chính bản thân không gian và thời gian thực sự, sẽ biến mất."

    Lucy là một sinh viên ở Đài Loan vô tình bị dấn thân vào dường dây buôn bán ma túy đá tổng hợp, một loại chất ma túy mới, có tên là CHP4, là một chất tự nhiên có trong cơ thể của những người phụ nữ đang ở tuần thứ 6 của thai kỳ. Sau đó bị hấp thụ chính chất ma túy này khiến cho bộ não phát triển vượt bậc, vượt qua giới hạn của não người và làm được những điều phi thường mà người thường không thể làm được.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 2

    Như đã nói ở trên, huyền thoại về việc con người chỉ sử dụng 10% bộ não và sau khi tăng lên 20%, 30% … thì cũng vẫn chỉ là huyền thoại, viễn tưởng. Và những thứ mà phim đưa ra khi người ta đạt đến mức ấy cũng chỉ là dự đoán, khó mà là sự thật. Nhưng cái chính của phim không phải chỉ là thể hiện cho người xem cho vui. Cái cốt lõi mà đạo diễn muốn nói chính là hậu quả của việc vượt qua giới hạn này. Cảm xúc dần biến mất, không đau đớn, không sợ hãi, không buồn vui, không gì cả. Khi nắm quyền làm chủ tất cả mọi thứ ở bản thân mình và cả thế giới xung quanh khiến người ta hoang mang bối rối và mọi ý nghĩa cuộc sống hầu như không còn và ta chẳng biết nên làm gì tiếp theo. ​
    [HR][/HR]
    Khi ý thức vượt qua mọi giới hạn, thậm chí thoát ra khỏi chính bản thân con người thì dường như nó tồn tại bao trùm hết mọi thứ​
    [HR][/HR]

    Khi ý thức vượt qua mọi giới hạn, thậm chí thoát ra khỏi chính bản thân con người thì dường như nó tồn tại bao trùm hết mọi thứ và như theo triết học Kant ở trên, chính nó là thứ kiến tạo nên thế giới, một thế giới riêng biệt. Nếu như bạn đã từng đọc cuốn “Xứ sở kỳ diệu bạo tàn và chốn tận cùng thế giới” của Haruki Murakami thì bạn cũng sẽ có cảm giác này, khi ý thức vừa là thứ vô hình vừa là siêu hình.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 3

    Trở lại câu chuyện phim, phim thể nghiệm một phong cách mới của đạo diễn Luc Besson, diễn giải song song. Một kiểu thể hiện mới lạ và thú vị, những hình ảnh “minh họa” lấy từ chính cuộc sống thiên nhiên để giải thích cho hành vi của con người, những hình ảnh minh chứng cho sức mạnh của bộ não và những hình ảnh song song giữa Lucy và vị giáo sư giảng giải về não người khiến cho người xem nắm bắt được mọi thứ rõ ràng hơn và chấp nhận “lý thuyết” mà đạo diễn đưa ra. Một kiểu dựng phim độc đáo và thuyết phục. ​
    [HR][/HR]
    Phim thể nghiệm một phong cách mới của đạo diễn Luc Besson, diễn giải song song, khiến cho người xem nắm bắt được mọi thứ rõ ràng hơn​
    [HR][/HR]

    Tri thức, mục đích thực sự của cuộc sống, cũng là một trong những tư tưởng mà phim muốn truyền tải. Trong phim, một cách trực tiếp, vị giáo sư khẳng định về mục đích cốt lõi của cuộc sống và truyền lại tri thức từ đời này qua đời sau. Tuy nhiên đây dường như chỉ là một lý do để Lucy dấn thân vào cuộc thí nghiệm mới khi bộ não dần đạt 100%, chứ nói mục đích thực sự của cuộc sống là truyền lại tri thức, trí tuệ, hiểu biết … thì nó hơi khiên cưỡng một chút.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 4

    Scarlett Johansson là một diễn viên mà mình khá yêu thích (nói chung cứ ai đẹp và hấp dẫn là mình thích cả). Trong phim này đã thể hiện xuất sắc hình tượng nhân vật từ một cô sinh viên ngờ nghệch, không kiểm soát được bản thân (bị thằng bộ dụ làm tốt thí) đến khi trí não phát triển, với phong thái lạnh lùng, vô cảm, bình tĩnh, tự tin. Ngoài ra thì khả năng đánh đấm (hoặc thể hiện như thế) trong phim cũng rất tốt, xứng đáng là một “đả nữ” hàng đầu của Hollywood ngày nay.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 5

    Hai gương mặt khác đáng chú ý nhất trong dàn diễn viên là Morgan Freeman và Choi Min Sik. Morgan Freeman một lần nữa lại thể hiện cho ta thấy phong cách quen thuộc của mình, một giáo sư “biết mọi điều” và những biểu cảm hay diễn xuất vẫn y như thế, đôi khi mình tự hỏi là bao giờ Morgan mới thôi đóng những loại vai như thế này. Choi Min Sik là một cái tên lớn của điện ảnh Hàn và cả Châu Á, nổi tiếng với vai diễn trong Old Boy và gần đây là I saw the devil, một diễn viên thể hiện những hình ảnh gai góc với khả năng diễn xuất tốt. Nhưng trong phim này hình như mất đi cái thần thái đó mà thiên về kiểu hài hước, nhẹ nhàng hơn một chút, mặc dù là tay trùm buôn ma túy. Không để lại nhiều ấn tượng cho khán giả và không có chút khí chất nào như đã từng thể hiện ở những phim được nhiều người biết đến.​
    [HR][/HR]
    Cái chất hài hước tưng tửng là thứ không thể thiếu trong phim của Luc Besson​
    [HR][/HR]

    Cách xây dựng câu chuyện trong Lucy chứa nhiều sự bất ngờ, biến ảo, hồi hộp, kịch tính và cả hài hước. Luc Besson vốn là người có chất trào lộng kiểu Pháp thấm sẵn trong máu, ai từng xem nhiều phim của ông đều biết, nên kể cả trong những lúc căng thẳng nhất, ông vẫn có thể chọc cười khán giả bằng những câu thoại ngắn, những ánh mắt nhỏ hay những động tác hình thể đơn giản nhất. Đây cũng là một điều mà mình khá thích xem phim của Luc Besson, nó không phải là kiểu cười phấn kích mà là kiểu cười thi vị hơn, tinh tế hơn và rất nhẹ nhàng chứ không cần lên gân.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 6

    “Thời gian” cũng là một yếu tố được đề cập trong phim. Thời gian là một chiều riêng biệt trong vật lý, không phải bất biến mà có thể thay đổi. Trong phim, thời gian được nhắc đến như là một thứ bao trùm tất cả, vật chất chỉ hiện hữu khi thời gian tồn tại, không có thời gian thì mọi thứ đều vô nghĩa. Có lẽ tư tưởng này của đạo diễn cải biến từ thuyết tương đối rộng của Enstein, “không gian và thời gian như một tấm vải có thể co giãn và rách được, chỗ rách của tấm vải không - thời gian chính là lỗ đen, không - thời gian quanh đó cong và có lực hút mạnh tới mức ánh sáng cũng không thoát ra nổi. Khi đó, trong lỗ đen, thời gian ngừng lại, không còn trôi chảy và mọi vật chất cũng không thể tồn tại trong đó."​
    [HR][/HR]
    Những cảnh cuối phim thể hiện rõ ràng tư tưởng của bộ phim về trí tuệ, tri thức và ý thức​
    [HR][/HR]

    Nói thêm về ảnh hưởng của triết học Kant trong phim, ở những cảnh cuối, khi bộ não đạt 100%, mọi thứ tan biến và góc nhìn từ từ biến đổi, thay đổi liên tục cả về không gian và thời gian, từ đó vượt ra khỏi trái đất, vượt khỏi dãi thiên hà, vượt ra tất cả mọi thứ. Trí tuệ như độc lập với tất cả, tồn tại riêng biệt và có mặt ở bất cứ đâu.

    Lucy - Giới hạn não người, tri thức, ý thức và triết học Kant - 7

    Tóm lại thì Lucy là một bộ phim thành công, nó là sự kết hợp giữa dạng phim hành động, kịch tính pha trộn với khoa học viễn tưởng. Vừa mang tính chất giải trí mà lại truyền tải những tư tưởng triết học phức tạp. Thậm chí trong một bộ phim mà đạo diễn lại đưa vào đó rất nhiều thứ phải suy nghĩ và hại não. Lucy là phim rất đáng xem, để thoái mái hòa mình vào câu chuyện phim hấp dẫn và thỉnh thoảng suy nghĩ một chút về tư tưởng kỳ lạ của phim.​
     

Chia sẻ trang này