Tìm kiếm bài viết theo id

Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi Mr.Karamello, 26/8/14.

ID Topic : 7489595
Ngày đăng:
26/8/14 lúc 16:41
  1. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6

    Tham gia ngày:
    5/3/08
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    3,639
    [h=2]Angkor EV 2014 do công dân Campuchia - ông Nhean Phaloek - sáng chế, Công ty Heng thực hiện dự án sản xuất hàng loạt với tổng mức đầu tư 20 triệu USD.[/h]
    Thương hiệu "xe hơi" này không chỉ gây bất ngờ với người dân Campuchia, mà các quốc gia khác cũng nhìn Angkor EV 2014 với sự ngạc nhiên thú vị. Bởi lẽ, trong mắt của cộng đồng quốc tế, Camphuchia là quốc gia có ngành công nghiệp ôtô còn ở mức "chưa có gì", chưa đủ sức để cho ra đời một chiếc xe hơi nội địa.


    Với Việt Nam, ngành công nghiệp ôtô của Campuchia còn "non nớt" hơn nhiều. Thế mà thực tế họ đã đi trước, cho ra đời một thương hiệu ôtô nội địa đầy tự tin và thuyết phục. Sự khởi đầu này hứa hẹn một giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành công nghiệp ôtô Campuchia.

    Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói

    Chiếc xe "Angkor EV 2014" tại buổi lễ ra mắt ở tỉnh Kandal ngày 14/2. (AFP/TTXVN)

    Thực ra, nói họ đi trước là không đúng. Năm 1970 của thế kỷ trước, miền Nam Việt Nam đã từng sản xuất xe hơi La Dalat với tỉ lệ nội địa hóa lên đến 40%. Tiếc rằng, ngành công nghiệp xe hơi ra đời khá sớm và rất thành công thời đó đã không phát triển được. Cho đến nay, Việt Nam vẫn cứ lẹt đẹt đi sau các nước trong khu vực, thậm chí sản xuất không nổi con ốc hay sợi dây điện đạt chuẩn của ôtô!

    Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói - 1

    La Dalat - mẫu xe đầu tiên được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam


    Trong khi chiếc "xe hơi" Angkor đang làm bất ngờ các nước láng giềng, thì Campuchia còn tuyên bố xuất khẩu gạo vào thị trường Mỹ. Campuchia đã chuẩn bị đủ cơ sở để làm việc này. Gạo cao cấp của họ đã chiếm lĩnh được thị trường Châu Âu, đang sẵn sàng bước vào thị trường Hàn Quốc và nhắm đến thị trường Mỹ đầy thử thách.

    Trước những bước đi đầy ấn tượng về chiến lược sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Campuchia, chúng ta không khỏi giật mình nhìn lại.

    Hóa ra bao năm nay, hạt gạo Việt Nam vẫn chỉ dựa chủ yếu vào thị trường Trung Quốc và một số nước lân cận. Hạt gạo của Campuchia vươn tới các tiêu chuẩn chất lượng cao thì gạo Việt Nam vẫn chỉ là loại phẩm cấp thấp. Bao năm nay, dù cố gắng mấy phẩm cấp cũng không cao hơn hạt gạo Thái Lan, nay tiếp tục bị hạt gạo Campuchia bỏ lại phía sau.

    Càng nghĩ càng thấy lo, bởi chúng ta không hề có thương hiệu gạo chất lượng cao để có thể cạnh tranh trên các thị trường khó tính.

    Chỉ cần đề cập đến hai mặt hàng trên và so sánh cũng đủ thấy nguy cơ tụt hậu đã rõ ràng. Nguy cơ này chắc chắn không phải do dân mình trí tuệ thấp kém hơn dân nước khác, mà vì đang thiếu những chính sách đúng đắn.
     
  2. lee.nhan ƸӜƷ may mắn ƸӜƷ

    Tụt hậu vẫn còn đỡ hơn bất ổn chính trị như campuchia , bất ổn dẫn đến tụt hậu lâu dài .
     
  3. thai.vietrealy Thành Viên Cấp 3

    Vn giờ ko tự làm đc gì đâu, chỉ buôn bán kiếm lời là nhanh thôi, sản xuất với chế tạo thì toàn nhập của Tàu cho rẻ, vài năm nữa thì cái gì cũng đi mua, Vn vô đối
     
  4. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Vỏ Cambodia nhưng máy China đó.
     
  5. TOÀN DCOM3G Thành Viên Cấp 5

    ko có số liệu nên ko được rõ. chứ 20 triệu đô la chắc xây được cái xưởng làm vỏ xe thôi. truonghaiauto ở kcn chu lai rồi mấy cái ở miền trung đầu tư cái nhà xưởng chỉ để lắp ráp mà hết mấy trăm triệu đô la rồi.

    còn gạo thì nghe đồn cam ko có nhà máy xay với đánh bóng nữa. toàn xuất thóc qua vn gia công thôi.
     
  6. TOÀN DCOM3G Thành Viên Cấp 5

    quan trọng nhất cái máy - động cơ. chứ làm bộ vỏ thì quá bèo.

    chiến đấu có j-11 china vỏ thì made in china , chứ động cơ vẫn phải nhập hết...
     
  7. Xem thêm bình luận
  8. legna Thành Viên Cấp 3

    tụt hậu về suy nghĩ nữa
     
  9. smit1 Thành Viên Kim Cương

    còn nói gì nữa, tại ơn của mấy IQ cao hết
     
  10. stop Thành Viên Cấp 4

    Bóng đá thua myama - Xe thua Campuchia

    Hic hic hic ... em sống ở 1 nước lạc hậu cmnr
     
  11. GaNhan Thành Viên Cấp 2

    hahaha..........................................
    chủ thớt hay lắm sắp lên dĩa rồi cưng ơi , tình hình việt nam giờ đang căng thẳng mà dám chê việt nam tụt hậu hả
    ôm cột chắc luôn
    Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói
     
  12. federerroger Thành Viên Vàng

    đọc bài "tư duy tiểu nông và nền văn hóa xe máy" để hiểu vì sao phải phổ cập ô tô cho mọi người. đó là điều cần thiết đế 1 quốc gia phát triển
     
  13. TheAntiHero Thành Viên Cấp 4

    Quá đúng, thất nhục nhả, có cơ hội là ai cũng đi nước ngoài hét
     
  14. Bactrang Thành Viên Kim Cương

    Quan trọng có đem lại lợi nhuận ko. Giờ kinh tế thị trường cái gì làm cũng phải tính toán hiệu quả còn làm ra để thể hiện thì làm xong cũng chỉ bỏ xó. Bác chủ có vẻ hơi bi quan nhưng đúng là thực tế. VN giờ tụt hậu quá chừng. Trông lên thì ko theo kịp người ta. Trông xuống thì thấy mình đã gần bị người ta đuổi kịp. Thương quá VN ơi!!!!!
     
  15. Lux_Pham Thành Viên Cấp 4

  16. dangdanchu Banned

    thấp cổ bé họng thì ráng chịu đi bọn dân đen.
     
  17. muasam_thanhtam Thành Viên Mới

    Càng lúc càng tụt xa so với các nước bạn, buồn như con chuồn chuồn.
     
  18. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Ủa mình thấy cán bộ nhà ta là đầy tớ của dân mà đi toàn xe hơi xịn thì lạc hậu là thế nào ?

    [h=1]90% người Hà Nội, TP HCM không mua nổi ôtô[/h]
    Nhiều loại thuế phí khiến giá ôtô lắp trong nước cao hơn 20% so với nhập khẩu. Doanh nghiệp cũng gặp muôn vàn khó khăn khi gõ cửa ngân hàng, xin cơ chế ưu đãi.


    Tại hội nghị công bố chiến lược ngành công nghiệp ôtô Việt Nam do Bộ Công Thương tổ chức sáng 26/8, Chủ tịch Tập đoàn Vinaxuki Bùi Ngọc Huyên nhận định, thị trường ôtô Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của số đông. Theo một khảo sát mà công ty nghiên cứu, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, 90% người dân muốn có ôtô đi nhưng không mua nổi vì giá quá cao. “Làm sao người nghèo có thể sở hữu được ôtô ở Việt Nam bởi thuế phí quá đắt như hiện nay”, ông Huyên nói.
    Lời nhận định của vị lãnh đạo doanh nghiệp từng viết tâm thư lên Thủ tướng kêu cứu xuất phát từ thực tế ôtô Việt Nam đang phải chịu loại 4 thứ thuế, phí gồm: nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng và trước bạ. Các mức thuế phí được điều tiết theo hình thức nhân tố này giảm thì yếu tố khác lại tăng. Do phải oằn mình chịu nhiều thuế phí, ôtô Việt Nam có giá quá cao khiến nhiều người không tiếp cận được. Sản phẩm ôtô lao đao vì thuế phí còn doanh nghiệp khổ vì chính sách không đồng bộ, vốn mỏng, nhân lực non yếu.
    “Muốn giảm thuế, Bộ Tài chính lắc đầu bảo phải chờ Quốc hội. Ngân hàng cũng không giải quyết được vấn đề vốn. Làm ôtô mà chỉ được vay vốn 1-3 năm thì chúng tôi chịu”, ông chia sẻ.
    Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói
    Giá ôtô Việt Nam đang quá cao khiến nhiều người khó tiếp cận. Ảnh: Anh Quân

    Theo chiến lược ngành, sản lượng xe sản xuất trong nước năm 2020 là 227.500 chiếc, 2025 là 237.900 chiếc, năm 2035 là hơn 1,5 triệu chiếc. Giai đoạn 2021 – 2025, phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện ô tô cho khu vực và thế giới. Giai đoạn 2026 đến 2035 đáp ứng tới 65% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng trong nước.
    Tại hội nghị, số đông các doanh nghiệp cho rằng do chưa có nền công nghiệp ôtô, người tiêu dùng vẫn phải sử dụng động cơ chất lượng thấp của Trung Quốc “chạy một hai năm đã bò lăn ra đường”. Bởi vậy, các doanh nghiệp cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải có những giải pháp đột phá.
    Chủ tịch Công ty cổ phần ôtô Trường Hải Trần Bá Dương cho rằng, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang chịu nhiều thiệt thòi và phải cạnh tranh khốc liệt với một số nước trong khu vực khi chiến lược đưa ra quá chậm. Trong khi Thái Lan và Indonesia đã đạt sản lượng 1 triệu xe, cả nước mới chỉ được dự báo trên 130.000 xe, một con số quá khiêm nhường.
    Theo ông Dương, để xe lắp ráp trong nước có lợi thế thì việc cần phải giảm thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, bộ Tài chính cần công bố lộ trình giảm thuế xe nhập nguyên chiếc từ ASEAN để nhà sản xuất yên tâm. “Doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn, chưa kịp lớn đã phải hội nhập. Chính sách thuế nếu không làm nhanh, quyết liệt, thị trường sẽ không phát triển kịp thời, nhà sản xuất sẽ chờ và không ai dám đầu tư cả”, ông Dương lo ngại.
    Mặc dù đồng tình với chiến lược ngành do Bộ Công Thương tham mưu, song một lãnh đạo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (Vama) vấn đề thuế, cơ chế chính sách là trở ngại lớn để phát triển thị trường hiện nay. Bởi thực tế, xe sản xuất trong nước đang đắt hơn xe nhập khẩu 20%. Lãnh đạo Vama kiến nghị, các chính sách đưa ra phải có tính ổn định, giảm thiểu thủ tục hành chính phiền hà gây khó cho doanh nghiệp. “Việt Nam phải tạo ra thị trường, sân chơi bình đẳng của những người chơi trong ngành công nghiệp; giảm sự chênh lệch giá giữa sản xuất trong và ngoài nước”, đại diện Vama bày tỏ.
    Công nghiệp ô tô Việt Nam từng bị coi là thất bại khi các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia có tỷ lệ nội địa hóa 40-70%, còn Việt Nam mới chỉ khiêm tốn 10%. Chiến lược ô tô bị đánh giá tụt hậu khi được soạn thảo vào giai đoạn 2010- năm 2012, đúng lúc thị trường ô tô đang đi xuống, do đó, các con số đưa ra chưa thực sự thuyết phục. “Sản lượng mỗi năm mà chiến lược đề ra chỉ bằng 2 tháng tiêu thụ ở Thái Lan thì công nghiệp ôtô không phát triển được”, ông Bùi Văn Hữu, Chủ tịch Công ty cổ phần TMT thẳng thắn.
    Nhận được câu hỏi xoáy, song Tiến sĩ Dương Đình Giám - Viện trưởng Viện chiến lược - chính sách công nghiệp khẳng định Chiến lược và Quy hoạch này là để phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam, chứ không phải để cho người Việt Nam có ôtô đi. “Nếu người Việt Nam cần có xe đi thì nhập khẩu là nhanh nhất”, ông khẳng định.
    Trước nhận định sản lượng đưa ra trong chiến lược là lôi thời, vị Viện trưởng cho hay, mỗi mục tiêu trong từng giai đoạn đều có sự tham vấn của doanh nghiệp. Ngoài ra, theo ông, quy hoạch sau này nếu không phù hợp có thể điều chỉnh tùy vào tình hình thực tiễn. “Năm 2013, sản xuất xe của Thái Lan đã đạt 1,2 triệu chiếc, đừng so sánh vì chúng ta không cạnh tranh với họ mà là tận dụng những cơ hội để phát triển ngành”, ông bày tỏ quan điểm.
    Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang khẳng định tất cả các ý kiến sẽ được Bộ lắng nghe tiếp thu và phối hợp với Bộ Tài chính cùng đưa ra hướng giải quyết. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho rằng sản lượng đề ra trong giai đoạn đến 2035 như vậy là hợp lý bởi Bộ đã phối hợp với các ban ngành tính toán kĩ về mức sản lượng này. Theo ông Quang, sản lượng được đề ra dựa trên sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, cơ chế chính sách của nhà nước.
    Hoàng Lan

    Nhà của người dân còn không đủ tiền để mua thì lấy đâu ra nhiều tiền để mua xe hơi . Làm đầy tớ ở VN công nhận sướng thật toàn Ở nhà lầu , biệt thự và đi toàn xe hơi xịn ...

     
  19. xTrance Thành Viên Cấp 5

    Nước ta còn nghèo đói nên rất cần nguồn thuế của dân để nuôi cảng , cái gì cũng sản xuất trong nước thì lấy éo gì hành nhập cho bố thu thuế . Lúc ấy dân ăn sung mặt sướng khôn ra thì sao cai trị đc .
     
  20. Fortransit16 Thành Viên Cấp 5

    Moá lại phí 5 phút cuộc đời !
     
  21. LanLy UY TÍN & CHẤT LƯỢNG

    Tự sx làm gì cho mệt bác. Vẽ ý tưởng gửi qa China cho Tàu nó làm rùi về VN gắn vô Made in VN là dc rùi. Giống như mấy hãng dt VN đang làm zị đó Tụt hậu so với Campuchia: Còn gì để nói
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. thanhtra777,
  2. 1000Phim,
  3. okvipcz2,
  4. ChocoNWix
Tổng: 579 (Thành viên: 4, Khách: 525, Robots: 50)