Tìm kiếm bài viết theo id

Cần tư vấn về quyền thừa kế

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi babychip21, 26/9/14.

ID Topic : 7529208
Ngày đăng:
26/9/14 lúc 21:44
  1. babychip21 Thành Viên Bạch Kim

    Tham gia ngày:
    28/11/07
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    6,813
    Nhà mình có hai anh em,thằng em sống với ba mẹ,mình thì đi làm trên thành phố.Vài tháng mới về thăm nhà 1 lần.
    Mình vừa được biết em mình nhân lúc mình không có nhà đã dẫn ba mình ra phòng công chứng sang tên toàn bộ nhà đất qua tên nó mà không hỏi ý kiến của mình (ba mình đã già,làm nông không biết chữ,nó kêu kí gì thì kí nấy)

    Mình xuống nói chuyện đàng hoàng với nó thì nó kiếm chuyện gây sự đuổi mình đi.Mình xuống thăm gia đính thì nó khóa cửa không cho mình vào nhà.
    Phần đất đai đã chia theo hợp đồng miệng nó 1 phần mình 1 phần,được bà con cô dì trong nhà làm chứng.
    Nay xin ý kiến AE nào rành luật tư vấn dùm mình trong trường hợp này phải giải quyết ra sao
    Chân thành cảm ơn
     
  2. dragonface Audio Moderator

    Đã chuyển QSH sang cho em bạn rồi, nên không có vấn đề thừa kế đặt ra ở đây.

    Bây giờ chỉ có nước nhờ cha bạn can thiệp, khởi kiện hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho vô hiệu vì có yếu tố lừa dối (không biết chữ) ở đây.
     
  3. .tuanbass2002 Thành Viên Cấp 3

    Mình tư vấn luật cho bạn nhé:
    Trong luật dân sự quy đinh, trường hợp sang tên đất đai mà người sang tên trong tình trạng vô thức thì bạn có quyền khởi kiện theo những điều sau đây

    Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọaKhi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mìnhNgười có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.


    Như vậy, nếu bạn có thể nói chuyện được với ba mẹ bạn là do bị lừa dối và đòi quyền sở hữu tài sản lại thành của ba mẹ bạn, đồng thời ba mẹ bạn ra làm chứng trước tòa thì có thể bạn sẽ lấy lại được phần thừa kế của mình.

    Trường hợp của bạn không hiếm, thậm chí là rất nhiều.
     
  4. .tuanbass2002 Thành Viên Cấp 3

    Mình nghĩ ở trường hợp này bạn cần nói chuyện với ba bạn bởi quyền sử dụng đất là của ba bạn. Chuyển quyền thừa kế cho ai là quyết định của ổng. Trong trường hợp này nếu ba bạn bị em bạn lừa dối thì bạn có quyền kêu ba bạn khởi kiện.

    Còn không, thì khó mà đòi được lại phần thừa kế của bạn.
     
  5. choixongjong Thành Viên Vàng

    Nếu đã sang tên đổi chủ rồi thì đâu còn nằm trong tài sản thừa kế

    Dù trước đây có hợp đồng miệng nhưng nay người cho đổi ý thì vẫn hợp pháp. ý chí cuối cùng của người cho là được pháp luật chấp nhận, nhũng điều trước đó xem như không còn giá trị.
     
  6. PHONGVAN85 Thành Viên Kim Cương

    thì cứ ra tòa kiện thử xem, hợp đồng ủy quyền mà không có người trong gia đình chứng kiến thì không hợp lý lắm . Cần tư vấn về quyền thừa kế
     
  7. longtranlehoang Thành Viên Cấp 2

    TH này đã ra sổ đứng tên người em chưa bro ???
     
  8. backmask923 Thành Viên Cấp 3

    Trường hợp này thật sự rất khó để bạn có thể dành được 1 phần trong căn nhà này.

    Những tư vấn ở phía trên là đúng luật. Nếu cha bạn bị lừa dối, ép buộc thì hợp đồng sang nhượng không có giá trị. Tuy nhiên, cái khó ở đây là hợp đồng sang nhượng đã được công chứng rồi. Nguyên tắc đi ra công chứng sẽ được công chứng viên hỏi sự tự nguyện, họ hỏi rất kỹ về nội dung hợp đồng do đó, khó có thể nói là lúc đó cha bạn bị lừa dối, ép buộc.

    Dù khó nhưng nếu bạn làm thì hy vọng có thể được.
     
  9. thinhhocmon Thành Viên Cấp 6

    hihi..........5s rành luật quá chủ thớt phải nói rõ nội dung thứ 1 : Mẹ của bạn còn sống ko ?,nếu còn sống thì 99% là bạn thua kiện rồi(vì phần tài sản cho ai là quyền cùa ba và mẹ của bạn quyết đinh) ,thứ 2 : nếu mẹ bạn đã mất thì gia đình của bạn (gồm : Ba ,bạn +em trai khốn nạn của bạn) phải làm quyền thừa kế tất cả tài sản của gia đình bạn lại theo pháp luật (tài sản chung của ba và mẹ bạn mỗi người đc 50%)........cứ dựa vào đó mà ngâm cứu nhé bác google thẳng tiến....
     
  10. luugiathinh Thành Viên Cấp 4

    Đã sang tên thì khó đấy.
    Về tình anh em ruột kiện nhau về tài sản mọi người cười chế.
    Giờ kiện thì phải lôi bố bạn ra kiện tội con là lừa đảo.
    Sau khi kiện thì còn gì là tình nghĩa.
    Mình vì thế mà không tranh giành thuề kế với ace!
    Vì cha mẹ cho mình cuộc sống và đã nuôi mình khôn lớn rồi đó là của cải lớn nhất phận làm coni.
     
  11. Mắt Kính SV Thành Viên Cấp 4

    Bây giờ quan trọng nói chuyện với ba mẹ bạn thôi, bạn có đi kiện mà ra tòa ba mẹ bạn nói: Tui hoàn toàn tự nguyện cho thằng em, vì nó gần gũi tui hơn, thằng anh 5 khi 10 họa mới về 1 lần...... thì chỉ tốn tiền án phí mà thôi.

    [video=youtube;GLE5UEYf-bQ]http://www.youtube.com/watch?v=GLE5UEYf-bQ[/video]
     
  12. kazihaha Thành Viên Bạch Kim

    Ba anh già cả không biết chữ, thì có quyền kiện ra.
    Mà anh em trong nhà, làm êm thôi.
    Tiền bạc éo quan trọng bằng tình thân máu mủ đâu.
     
  13. Bactrang Thành Viên Kim Cương

    Bạn ko chứng minh được lúc sang tên chủ sở hữu trên giấy tờ nhà đất ba bạn hoàn toàn ko làm chủ được hành vi hoặc do bị ép buộc thì coi như thua dù ba bạn có biết chữ hay ko. Trường hợp này khó. Mình nghĩ bạn nên tìm đến văn phòng luật sư để tham khảo ý kiến của người có chuyên môn.

    Còn cái bạn nói là hợp đồng miệng ko có giá trị pháp lý. Pháp luật VN chỉ công nhận Hợp đồng được lập bằng văn bản. Giờ chỉ có cách dùng tình cảm để thuyết phục ba mẹ bạn suy nghĩ lại thôi chứ đi năn nỉ ông em chắc ko ăn thua đâu.
     
  14. bomi Thành Viên Cấp 4

    Điều 106. Hộ gia đình
    Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

    Điều 109. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình
    1. Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thoả thuận.
    2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý.

    Điều 131. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
    Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
    Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này.


    Điều 132. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa
    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
    Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
    Đe dọa trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của cha, mẹ, vợ, chồng, con của mình.


    Điều 133. Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
    Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
     

Chia sẻ trang này