Tìm kiếm bài viết theo id

Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi lenhathao, 6/9/16.

ID Topic : 8576049
Ngày đăng:
6/9/16 lúc 09:15
  1. lenhathao Thành Viên Cấp 3

    Tham gia ngày:
    7/9/04
    Tuổi tham gia:
    19
    Bài viết:
    591
    Gần một nghìn học sinh tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) không được đến lớp do bố mẹ muốn địa phương thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sau sự cố môi trường biển.

    Sáng 5/9, trong khi học sinh cả nước nô nức ngày tựu trường thì gần 1.000 học sinh thuộc ba cấp (mầm non, tiểu học, THCS) tại xã Kỳ Hà được bố mẹ cho ở nhà.

    Theo chính quyền địa phương, tại trường mầm non Kỳ Hà chỉ có 140 trong 330 em đến dự khai giảng, ở trường tiểu học là 132/694 học sinh, tỷ lệ này với THCS Hà Hải là 285/530.

    Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng
    Trường THCS Hà Hải có 530 học sinh ngày khai giảng chỉ có 285 em tới lớp. Ảnh:Đức Hùng

    Bà Nguyễn Thị Hường (trú xóm 9, xã Kỳ Hà) cho biết, người dân nơi đây chủ yếu làm muối và đi biển. Từ ngày xảy ra sự cố môi trường khiến cá chết thì ruộng muối bỏ hoang, thuyền "gác mái chèo" không ra khơi.

    "Tôi có 4 người con đang tuổi ăn học, giờ kinh tế khó khăn các cháu phải nghỉ ở nhà", bà Hường nói và cho hay đã kiến nghị địa phương miễn tất cả khoản đóng góp thì phụ huynh mới yên tâm để con em trở lại trường.

    Một phụ huynh khác cho hay trước mắt việc chuyển đổi nghề nghiệp khó khăn. Hiện tại hải sản đánh bắt về không ai mua, muối sản xuất ra không bán được nên việc trang trải chi phí học tập cho con "rất nan giải".

    Ở xã Kỳ Hà, học sinh tập trung trở lại trường vào ngày 25/8. Tuy nhiên từ đó tới nay, học sinh ở ba cấp đến trường rất lẻ tẻ. Nhiều em quanh quẩn ở nhà, có em ra đồng bắt cua, chơi đùa bên những con thuyền đang neo đậu chờ "biển sạch" ra khơi.

    "Thấy các bạn đến trường khai giảng, em cũng rất háo hức. Nhưng nhiều tháng qua bố mẹ không đi biển được, do vậy thiếu tiền mua sách vở", một học sinh nói.

    Thầy Trần Minh Đức, Hiệu trưởng trường tiểu học Kỳ Hà cho hay nhiều học sinh không đi học dẫn tới xáo trộn trong việc sắp xếp lịch dạy và học, tâm lý giáo viên bất an. "Thẩm quyền của nhà trường chỉ là vận động, quyết sách để hỗ trợ bà con là từ phía chính quyền", thầy Đức nói.

    Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng - 1
    Không tới trường, nhiều học sinh ra tập trung chơi đùa tại các bến thuyền. Ảnh:Đức Hùng

    Trao đổi với VnExpress, ông Phan Duy Vĩnh, Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết, người dân không cho con em đến trường từ nhiều ngày qua nhằm gây sức ép lên chính quyền, đòi hỏi một số yêu cầu.

    Thứ nhất, theo ông, người dân cho rằng do thiệt hại kinh tế bởi sự cố môi trường biển nên muốn địa phương miễn học phí. Về việc này huyện đã có văn bản đề nghị tới UBND tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 24/9, tỉnh sẽ trình Hội đồng nhân dân để quyết định.

    Thứ hai, người dân muốn miễn các khoản đóng góp xây dựng trường. Vấn đề trên UBND xã Kỳ Hà đã có phương án miễn giảm 1/3 các khoản song một số người không đồng tình, đòi miễn giảm 100%, đồng thời yêu cầu mua sách vở, quần áo cho tất cả con em họ.

    Theo Phó chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh, xã Kỳ Hà là một trong 54 thôn xóm trên địa bàn chịu thiệt hại bởi sự cố môi trường biển. Chính quyền đang nỗ lực để thực hiện công tác đền bù, tuy nhiên một số người dân ở đây vẫn chưa hợp tác để kiểm kê, kiểm đếm thiệt hại.

    "Chính quyền liên tục cử giáo viên đến vận động bà con cho con em tới trường. Ban đầu họ vui vẻ nhưng sau đó thì xua đuổi", ông Vĩnh nói và cho hay nhà chức trách đang nỗ lực từng ngày để thuyết phục phụ huynh thay đổi ý định, bởi việc ngăn tới trường là vô lý, làm mất quyền lợi của trẻ em.

    Đức Hùng

    http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-d...-ca-nghin-hoc-sinh-di-khai-giang-3463512.html

    Đúng hay sai khi họ làm vậy?
     
  2. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Có lửa mới có khói .Thượng bất chính hạ tắc loạn.
     
    Harry_nhat and QuiHoang like this.
  3. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Chắc tiền bồi thường chưa về đến ngư dân cho nên họ mới có thái độ như vậy. mà nghe nói tiền trả đợt 2 rồi mà không nghe tới chi trả bồi thường như thế nào, hay là chờ lấy lãi suất bỏ túi rồi mới trả cho dân.
     
    QuiHoang thích bài này.
  4. choixongjong Thành Viên Vàng

    Thì chuyện sắp "bùn hóa" nên bị phản ứng.
    Chỉ tội mấy đứa nhỏ bị đem ra làm áp lực, nguy cơ thất học Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng
     
  5. joh.le Thành Viên Cấp 5

    Tội nghiệp cho đồng bào mình. Sao thời buổi này quá nhiều Lê Chiêu Thống và Trần Ích Tắc!
     
  6. BDKS Thành Viên Cấp 4

    Đúng hay sai không biết. Nhưng Bố Mẹ mà không có cái ăn, không có kế sinh nhai, chẳng thể nào lo cho con đến ttrường được. Cái ưu tiên vẫn là cái ăn trước đã, đói rã mép lấy sức đâu mà học. Cần thực tế chút.
     
  7. XiaoSinKFC Thành Viên Cấp 5

    tui có con cũng cho nó nghĩ, tiền ăn éo có lấy đâu học hành. Có thực mới vực được đạo, bồi thường cho bà con đeeeee
     
  8. MoZart Thành Viên Cấp 6

    15 năm nữa mấy đứa nhỏ lại vào SG làm thuê thôi mà. Xong ăn nhậu đánh nhau ngổ ngáo khắp cả SG
     
    nguoianhyeu and Thiên Sứ like this.
  9. nguoianhyeu Thành Viên Vàng

    Tiền bồi thường cũng ngang ngang tiền hoàn thuế cho nó.Moá,đúng hài và ngu vô lờ.Nó vào đè đầu cỡi cổ dân mình ,xả độc mà còn nhân nhượng.

    Có phải nó vô tình đâu.Kinh nghiệm của nó đã làm nhiều dự án rồi,đã từng bị lên án rồi.Vậy tại sao không rút được kinh nghiệm :
    1) cố ý
    2) công nghệ cũng chỉ có thế,không thể làm hơn được.

    Sắp tới có thằng tập đoàn bên tôn,nhảy vào làm sắt thép nữa.Nghe nói là nhà thầu là 1 công ty con của thằng vừa xả thải

    Bọn mày nối giáo cho giặc hay lắm .Good job.
     
    Chỉnh sửa cuối: 6/9/16
    BDKS and HiepSiSiTinh like this.
  10. Harry_nhat Thành Viên Cấp 6

    1 chữ thôi " loạn"
     
  11. Harry_nhat Thành Viên Cấp 6

    Không phải đồng loạt không cho đi học
    Mà là rất muốn cho là đàng khác
    Nhưng tiền không có nên trường không cho học

    Tiêu đề nhà báo phải ghi là " Nhà trường không cho hàng ngàn học sinh học miễn phí"
     
  12. BDKS Thành Viên Cấp 4

    2 cái này đều đúng:
    1) cố ý
    2) công nghệ cũng chỉ có thế,không thể làm hơn được.

    Lý do: TQ nó hăm he VN nhiều, muốn mua thêm Kilo thì phải có USD. Thôi thì phải bấm bụng có USD để có công cụ phòng thủ với chị Na mất nết.
    Ngày xưa còn có nước này nước kia viện trợ. Giờ VN phải tự lực cánh sinh. Kinh tế VN lèo tèo chưa phát triển mạnh, đâu có USD để mua công cụ phòng vệ. Phải hy sinh cái này để bù vào cái khác.
    Cái khó của VN mình là chỗ đó. TQ nó cũng biết vậy nên lợi dụng vào VN xả thải.
     
  13. HandMake_HCM Thành Viên Cấp 2

    Làm vậy chỉ tội mấy đứa nhỏ thôi, nhỏ tuổi thì vẫn nên học hành chứ.
     
  14. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Rác tụi nó còn ăn thì nó không từ thứ gì trên đời.
    Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng

    Giáxử lý rác của Đa Phước khiến TP HCM 'mất' 48 tỷ mỗi năm


    Chỉ chôn lấp rác, chưa phân loại để tái chế nhưng giá xử lý lại cao hơn tất cả những nơi khác, Đa Phước đang khiến TP HCM phải chi thêm rất nhiều ngân sách
    Nằm biệt lập như một cù lao tại huyện Bình Chánh, cách trung tâm TP HCM gần 20 km, Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước (bãi rác Đa Phước) do Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (Vietnam Waste Solutions - VWS) làm chủ đầu tư. Nó vốn được quy hoạch làm khu dự trữ chiến lược và chỉ xử lý rác cho vùng Nam Sài Gòn với công suất nhỏ. Tuy nhiên, hiện Đa Phước xử lý đến 5.000 tấn một ngày, chiếm khoảng 70% lượng rác của thành phố.

    Lúc đầu, TP HCM chi trả 16,4 USD cho VWS xử lý một tấn rác, sau tăng lên hơn 19 USD, đến cuối năm 2014 là 20,166 USD và hiện là 21,1 USD. Với mức giá này, TP HCM đang thanh toán cho VWS cao hơn khoảng 3 USD mỗi tấn so với doanh nghiệp khác.

    Trong kết luận của Thanh tra TP HCM hồi cuối tháng 1, giá xử lý rác tại Đa Phước cao hơn tất cả các đơn vị khác. Trong đó, cùng là công nghệ chôn lấp nhưng thành phố áp dụng giá xử lý một tấn rác với VWS cao hơn 67.384 đồng so với Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị thành phố. Với đơn giá này, ngân sách thành phố phải chi thêm khoảng 48 tỷ đồng mỗi năm.

    Theo Thanh tra thành phố, cùng hoạt động xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng Đa Phước có cơ sở xây dựng giá và điều chỉnh tăng giá không giống với những đơn vị khác. Cơ sở xác định giá xử lý chất thải rắn sinh hoạt khi ký hợp đồng với VWS căn cứ vào "tổng chi phí đầu tư thực tế" của công ty này nhưng cho đến nay "không thể biết được chi phí đầu tư của VWS".

    Đúng hay sai? Phụ huynh đồng loạt không cho cả nghìn học sinh đi khai giảng - 1
    Giá xử lý rác ở Đa Phước được cho là đắt hơn các nơi khác dù cùng công nghệ. Ảnh: Hữu Nguyên

    Về vấn đề này, hồi tháng 2/2015, ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - (thời điểm đó là Phó chủ tịch UBND TP HCM) có văn bản khẩn giao Sở Tài nguyên - Môi trường đề xuất các phương án đấu thầu, xử lý rác nhằm điều chỉnh giá của Đa Phước về mức hợp lý, tiết kiệm ngân sách cho thành phố và đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng.

    Ông Hà cho rằng, việc thành phố thoả thuận giá xử lý rác với VWS tại Khu xử lý chất thải rắn Đa Phước là không đúng với Luật Cạnh tranh bởi "các sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước ấn định giá".


    "Giá xử lý rác cao đem lại lợi nhuận hàng năm của công ty VWS 25-40%, cao hơn rất nhiều lần so với doanh nghiệp khác hoạt động cùng lĩnh vực. Chẳng hạn Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị có tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khoảng 3%/năm. Đây là bất hợp lý, cần được giải quyết kịp thời để tránh thiệt hại cho ngân sách Nhà nước và đảm bảo hoạt động công ích là phục vụ người dân, không phải lĩnh vực kinh doanh kiếm lợi nhuận cao", văn bản nêu.

    Tuy nhiên, tại cuộc họp cuối tháng 3, lý giải việc giá xử lý rác tại Đa Phước cao nhất so với các công ty khác, Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan cho rằng, do Đa Phước là dự án của doanh nghiệp tư nhân nên giá được tính đầy đủ các chi phí, kể cả chi phí vận hành sau khi bãi rác đóng cửa (trong vòng 24 năm). Còn doanh nghiệp Nhà nước xử lý rác các chi phí có thể tính ở mức độ chưa đầy đủ hoặc thiếu.

    "Giai đoạn đấu giá rác xử lý ở Đa Phước có cao hơn nhưng hiện gần như tiệm cận với các đơn vị xử lý khác. Mặt khác, UBND thành phố khống chế mức tăng giá xử lý rác ở Đa Phước theo chỉ số giá tiêu dùng. Nếu CPI tăng trên dưới 3% thì giá xử lý rác chỉ tăng ở mức 3% thôi", ông Hoan nói.

    Bất cập về giá xử lý rác của Đa Phước một lần nữa lại được nhắc đến hồi tháng 8 khiThường vụ Thành ủy và UBND TP HCMyêu cầu các đơn vị liên quan xem xét lại (giá khởi đầu 16,4 USD/tấn) đã bao hàm cả chi phí sản xuất compost và chế biến phân hữu cơ so với thực tế khối lượng rác đang chôn lấp.

    Dự án Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Đa Phước được thành lập theo chỉ đạo của Thành ủy TP HCM và Thường trực UBND TP HCM thời điểm năm 2002. Trong khi đó Khu xử lý rác Tam Tân (nay là Khu Phước Hiệp) là công trình trọng điểm, chiến lược của thành phố. Tuy nhiên, các nhiệm kỳ lãnh đạo tiếp theo, TP HCM đã thuyết phục trung ương để dồn rác dần về Đa Phước và muốn đóng cửa bãi rácPhước Hiệp do gây ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến việc kêu gọi đầu tư vào Khu đô thị Tây Bắc gần đó.

    Bãi rác Đa Phước là một trong 3 "nghi phạm" được Sở Tài nguyên - Môi trường chỉ ra là nguyên nhân gây mùi hôi thối khiến cả khu Nam Sài Gòn bị ảnh hưởng trong thời gian gần đây. Vụ việc cũng đượcThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo UBND TP HCM làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và có phương án giải quyết.

    Hữu Nguyên
     
    duchoavn thích bài này.
  15. tunteng Thành Viên Mới

    Nãy trên face nói có e học sinh nhà nghèo ôm bụng đói đi học tử vong kìa
     
  16. hoanggiang090 Thành Viên Cấp 3

    an ko chua thu ji ma!
     

Chia sẻ trang này