Tìm kiếm bài viết theo id

Các Bác chuẩn bị sướng nhá

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi HiepSiSiTinh, 3/6/20.

ID Topic : 9490945
Ngày đăng:
3/6/20 lúc 10:42
  1. ruaden4 Thành Viên Bạch Kim

    Chuyển container tôm Sài Gòn ra Hà Nội đắt gấp đôi sang Mỹ

    Vận chuyển 1 container tôm từ TP.HCM ra tới Hà Nội mất 80 triệu đồng, gấp đôi chi phí vận chuyển ra nước ngoài. Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng chi phí logistics hiện quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản Việt.

    Chi phí cho logistics đang quá cao

    Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, những hiệp định song phương, đa phương đã và đang góp phần mang nhiều cơ hội mới cho hàng hóa Việt Nam tham gia các thị trường lớn, đặc biệt là lĩnh vực nông sản.

    Bên cạnh những ưu thế về tài nguyên và đa dạng trong sản xuất, chế biến thì nông sản Việt Nam cũng có những hạn chế như quy mô sản xuất, chất lượng và số lượng là những nguyên nhân thường thấy khiến nông sản khó chinh phục các thị trường lớn. Tuy nhiên, vấn đề nan giải không kém là hạ tầng và dịch phụ logistics cho nông sản Việt Nam, dù nhiều lần bàn thảo nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp tối ưu.

    Hiện chi phí logistics cho nông sản Việt Nam quá cao, lên tới 25% tổng giá trị hàng hóa, ở một số mặt hàng thậm chí còn cao hơn rất nhiều, là nguyên nhân chính dẫn đến giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam tại các thị trường tiềm năng.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá
    Theo các doanh nghiệp, chi phí logistics quá cao làm giảm sức cạnh tranh của nông sản Việt

    Chia sẻ về vấn đề này tại Hội nghị trực tuyến: “Cắt giảm chi phí logistics - Giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chuỗi giá trị nông sản Việt" ngày 9/7, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Minh Phú Lê Văn Quang cho rằng, chi phí vận chuyển nội địa quá cao đang cản đường tiêu thụ nông sản của nhiều doanh nghiệp.

    Ông dẫn chứng, chi phí vận chuyển một container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ hết 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 16 triệu đồng, nhưng từ TP.HCM ra Hà Nội mất 80 triệu đồng.

    Tương tự, từ TP.HCM đến biên giới Trung Quốc mất
    100 triệu đồng. Trong khi, Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc nhưng chi phí chưa bằng một nửa.
    Theo ông Quang, điều đó vô cùng nghịch lý.

    Là chủ doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu 14.000 tấn chuối sang Malaysia, Singapore, Hàn Quốc trong năm 2019, ông Võ Quan Huy (Đức Huệ, Long An) thừa nhận, chi phí logistics đang rất cao, chiếm khoảng 30% chi phí sau thu hoạch.

    "Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, chi phí logistics tăng tới 45%, trong đó cước tàu biển tăng tới 40% do những tác động của dịch Covid-19", ông Huy nói. Việc các thị trường xuất khẩu liên tục thay đổi chính sách kiểm dịch thực vật đã tác động lớn đến chi phí logistics.

    Theo ông Nguyễn Duy Minh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, các yếu tố làm tăng chi phí logistics bao gồm: chi phí vận chuyển cao, các phụ phí và phí địa phương cao do các hãng vận chuyển nước ngoài áp vào cho chủ hàng, hạn chế về cảng và cơ sở hạ tầng, các tỉnh thành đưa ra các phí hạ tầng mới, chi phí về kiểm tra chuyên ngành.

    Ông Minh dẫn số liệu từ một nghiên cứu về chuỗi cung ứng rau củ quả cho thấy, chi phí logistics trong chuỗi này chiếm tới 20,9%. Trong đó, 61% liên quan đến vận tải, 20% liên quan đến xếp dỡ, 14% lưu trữ, 5% bao bì.

    Quy hoạch đường sông, đường biển để giảm phí vận chuyển

    Ông Lê Văn Quang cho rằng quá nhiều trạm thu phí đường bộ đã đẩy chi phí vận tải lên cao. Trong khi đó, hệ thống đường biển, đường sông của nước ta rất thuận lợi nhưng không phát huy tác dụng do không có cảng nội địa.

    Vận chuyển đường sông chi phí chỉ bằng 1/10 so với đường bộ. Chính vì vậy, ông đề nghị cơ quan chức năng tính đến vấn đề quy hoạch đường sông, đường biển để giảm chi phí logistics cho doanh nghiệp.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá - 1
    Chi phí vận chuyển bằng đường biển, đường sống rất thấp, song cần có quy hoạch và đầu tư
    Trong khi đó, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Quốc Toản góp ý, cần có quy hoạch logistics theo vùng, theo loại hình để thúc đẩy liên kết giữa các địa phương nhằm hình thành các trung tâm vận chuyển, logistics hiện đại, từ đó, đạt được sự liên kết giao thông, cảng biển, hàng không...

    Khu vực chế biến thường được đặt trong các khu công nghiệp, nếu không gần vùng nguyên liệu thì sẽ khiến giá thành tăng, hao hụt trong vận chuyển sau thu hoạch. Theo ông Toản, cần có từng đề án căn cơ cho từng vùng Bắc Bộ, Tây Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL,... để tối ưu hóa được quy hoạch vùng nhằm giảm chi phí logistics.

    Để tháo tháo gỡ vấn đề logistics trong lĩnh vực nông sản, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) lưu ý, việc đầu tư các trung tâm logistics nông sản quy mô lớn, tập trung, phục vụ cho cả một vùng giúp hàng hóa nông sản đảm bảo yếu tố lưu trữ, thời gian bảo quản dài, từ đó phân phối về các siêu thị, cửa hàng là hết sức quan trọng.

    Bên cạnh đó, vai trò vận chuyển của đường sông, đường biển giá thành rẻ nhưng lại phụ thuộc vào bến bãi và phương tiện bốc xếp. Do đó, cần nhìn nhận vai trò của hình thức vận chuyển này từ đó có sự đầu tư phù hợp.

    Ông mong muốn các doanh nghiệp nông sản có sự thay đổi nhận thức trong sử dụng dịch vụ logistics, tăng cường dịch vụ thuê ngoài hay thay đổi hành vi trong thương mại quốc tế nếu có làm xuất nhập khẩu. Điều này có ý nghĩa rất lớn bởi từ đó doanh nghiệp giành quyền chủ động xử lý các khâu trong logistics và đưa các doanh nghiệp logistics nội vào sâu hơn trong chuỗi thương mại quốc tế.

    “Bản thân các chủ hàng cần trang bị kiến thức logistics cũng như quản trị chuỗi cung ứng tốt, tổ chức sản xuất tinh gọn, hiệu quả để từ đó cắt giảm chi phí logistics”, ông Hải nhấn mạnh.

    Tâm An - Vietnamnet.vn
     
  2. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, lại bẩu tiếp: "si du nô...ờ gen"
     
  3. 7800II Thành Viên Kim Cương

    Vận chuyển hàng từ sg ra hn sẽ nhanh hơn đi từ vn qua mẽo, vì đi đường bộ, mà cái đường bộ vn thì bác biết rồi đất, bot ở khắp nơi, chưa kể phải mua đường, ko mua đường nó giữ vài ngày hư cmn thực phẩm, rồi phải chung chi bánh mì, tiền bãi...
     
  4. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Vì sao TP HCM muốn thu phí thoát nước?
    Đại diện Sở Xây dựng TP HCM cho biết việc thu phí thoát nước được tính toán, cân nhắc rất kỹ, dự kiến mỗi năm thu 830 tỷ đồng để duy tu, sửa hệ thống thoát nước.

    Ông Đặng Phú Thành, Trưởng phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng TP HCM, người chủ trì, xây dựng đề án thu phí dịch vụ thoát nước từ nay đến năm 2024, trả lời VnExpress về những nội dung trong đề án.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá

    Ông Đặng Phú Thành, Trưởng phòng Hạ tầng Kỹ thuật, Sở Xây dựng TP HCM trả lời với VnExpress ngày 17/8. Ảnh: Hà An

    - Vì sao Sở Xây dựng thực hiện đề án này?

    - Việc thu phí thoát nước thực hiện theo Nghị định 80/2014 của Chính phủ, quy định trách nhiệm về lập, thẩm định, phê duyệt giá dịch vụ thoát nước. Trên cơ sở đó ngày 23/4/2014, Thành ủy TP HCM giao cho Trung tâm điều hành chống ngập nước (nay thuộc Sở Xây dựng) phối hợp với Sở Tài chính thực hiện thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Từ đó đến nay, chúng tôi phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức nghiên cứu, xây dựng và đề xuất giá dịch vụ thoát nước theo Nghị định 80.

    Dự thảo đã đưa ra ba phương án đề xuất thu phí thoát nước để tham vấn các sở ngành và Ngân hàng Thế giới. Trong đó phương án tăng trung bình mỗi năm 5% được đánh giá khả thi, đảm bảo không gây ra nhiều xáo trộn, tác động xã hội.

    - Cơ sở nào để Sở Xây dựng đưa ra mức phí nước thải năm 2020 mỗi m3 là 1.430 đồng và năm 2024 mỗi m3 là 4.237 đồng?

    - Sở Xây dựng thuê đơn vị tư vấn, lấy ý kiến sở ngành, cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra mức giá dịch vụ thoát nước. Chúng tôi đưa ra mức giá dựa theo quy chuẩn tính toán của Nghị định 80 và các quy định của Bộ Xây dựng. Với phương án được chọn, chúng tôi lấy giá nước sạch, cộng với mức thu phí môi trường đang thu bằng 10% giá cấp nước để đưa ra mức phí thoát nước năm 2020 là 15%.

    Mức giá dựa trên chi phí sản xuất được tính đúng, tính đủ khi thực hiện nhiệm vụ xử lý cho một m3 nước thải tại khu vực được cung cấp dịch vụ. Chí phí xử lý gồm các chi phí vận hành, duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước; các chi phí khấu hao xe, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình được đầu tư để phục vụ công tác thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; các chi phí về thuế, phí khác theo quy định...

    Sau năm 2024, chúng tôi sẽ căn cứ theo tình hình thực tế và các văn bản pháp luật để có điều chỉnh mức phí hợp lý nhất. Theo đề án, mỗi năm thành phố sẽ thu khoảng 830 tỷ đồng phí dịch vụ thoát nước.

    - Giá nước sạch ở TP HCM được điều chỉnh tăng 5-7% mỗi năm. Người dân lo lắng đề án này gây "phí chồng phí". Ông đánh giá thế nào về việc này?

    - Chúng tôi có lộ trình đánh giá tổng thể trong nhiều năm, xem xét mức độ ảnh hưởng của người dân chứ không vội vàng làm trong một sớm một chiều. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mức độ tác động và ảnh hưởng đến thu nhập, đặc biệt là các hộ nghèo khi thu phí dịch vụ thoát nước chỉ từ 0,051% năm 2020 và 0,197% năm 2024.

    Hiện trong giá nước sạch đã có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Mức phí bảo vệ môi trường sẽ không được thu nữa khi áp dụng đề án. Như vậy, đề án không làm phát sinh thêm phí mà để đảm bảo duy trì hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.

    Trước đây chi phí duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước được lấy từ ngân sách. Bây giờ thành phố chủ trương việc thu phí phải tính đúng, tính đủ, người xả thải nhiều phải trả phí nhiều.

    Cha con ông Nguyễn Phú Hộ (53 tuổi) móc bùn thải tại một cống thoát nước trên đường Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12, TP HCM, ngày 14/8. Ảnh: Quỳnh Trần

    - Thành phố sẽ sử dụng số tiền thu được ra sao để đem lại hiệu quả trong thoát nước và chống ngập thời gian tới?

    - Số tiền thu từ phí thoát nước sẽ được phục vụ cho việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước hiện hữu, gồm nạo vét, sửa chữa duy tu, duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước hàng năm, thực hiện đúng quy định của Nghị định 80.

    Còn các chương trình về chống ngập thuộc về lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án thoát nước phù hợp với biến đổi khí hậu, quy hoạch của thành phố... Đây là hai vấn đề tách bạch nhau. Việc chống ngập cần được giải quyết bằng nhiều phương án chứ không chỉ ở vấn đề duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước.

    Hiện, mức giá dịch vụ thoát nước đã được Sở Xây dựng trình UBND TP HCM và sẽ triển khai trong thời gian tới.

    Theo đề án của Sở Xây dựng TP HCM, phí dịch vụ thoát nước được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình có xả nước thải vào hệ thống thoát nước ở địa bàn thành phố. Việc thu phí sẽ dựa vào lượng nước tiêu thụ hàng tháng của hộ dân thông qua hóa đơn do Tổng công ty cấp nước Sài Gòn TNHH MTV đảm nhiệm.

    Số tiền thu được sau khi để lại 1% chi trả dịch vụ đi thu và đóng các loại thu, nghĩa vụ tài chính... Phần còn lại nộp vào ngân sách để đầu tư, duy trì, phát triển hệ thống thoát nước ở thành phố.

    Nếu đề xuất này được chấp thuận, giá tiền nước và dịch vụ thoát nước bình quân mà người dân phải trả cho mỗi m3 trong năm 2020 là 11.029 đồng; năm 2021 là 12.198 đồng; năm 2022 là 13.469 đồng; năm 2023 là 14.848 đồng; năm 2024 là 16.344 đồng. Số tiền này chưa tính 10% thuế giá trị gia tăng.
    Hà An
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/8/20
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  5. 7800II Thành Viên Kim Cương

    Móa, mua nước xài thì cũng chỉ 11k/m3, và rồi đầu ra của nước cũng chặt thêm 11k nữa, mịa, ko gì sướng bằng độc quyền
     
  6. ruaden4 Thành Viên Bạch Kim

    Lúc nhỏ em có từng xem 1 câu truyện ngụ ngôn xứ 34 như vầy:

    Ở 1 vương quốc kia có 1 vị vua cai quản 1 vùng đất rộng lớn, an bình. 1 ngày nọ, vua khát nước bèn kêu anh hề lấy cho vua 1 ly nước. Anh hề đem ly nước lại cho nhà vua, nhưng không đưa cho ông mà hỏi:
    - Tâu đức vua cho phép thần hỏi 1 câu. Nếu ngài đang ở trong 1 sa mạc rộng mênh mông, không thấy đường ra, và ngài đang rất khát nước. Vậy ngài sẽ trả bao nhiêu để đổi lấy ly nước này?
    Nhà vua trả lời:
    - Ta sẵn sàng đánh đổi 1 nửa vương quốc cho ly nước này.
    Anh hề đưa ly nước cho nhà vua uống. Chờ đến khi đức vua uống xong ly nước, anh hề lại hỏi:
    - Vậy thưa đức vua, nếu như vì lý do nào đó, sau khi uống xong ly nước này mà ngài không thể xả nó ra. Vậy ngài sẽ trả bao nhiêu để xả được nó ra?
    Nhà vua trả lời:
    - Nếu thế, ta sẵn sàng đổi 1 nửa vương quốc để xả được nó ra.
    Lúc này anh hề buồn bã mà rằng:
    - Thì ra, cả vương quốc này chỉ đáng giá bằng 1 ly nước.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/8/20
  7. choixongjong Thành Viên Vàng

  8. vuhoanggiang Thành Viên Vàng

    vụ thu thuế nước để phát triển hạ tầng thoát nước thì em không phản đối vì ngân sách thu đều mang về ngoài kia cho chúng nó ăn sài nên Sài Gòn cũng chẳng còn gì để đầu tư...tuy nhiên đừng có cái kiểu thu của dân Sài Gòn rồi mang ra Hà Lội phân bổ lại là em đóe chịu đâu nhé!
     
  9. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6

    Mỗi năm chúng nó thu biết bao nhiêu mà xây cái gì cũng ko có tiền, toàn đi vay đi mượn không. Không làm 1 cái gì có thể sinh ra lợi nhuận, toàn ngồi đó ăn với hưởng.
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  10. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, làm mod sướng vậy đó
     
    TUAN_VU, HiepSiSiTinh and 7800II like this.
  11. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Ối,chuyện này có liên quan gì đến MOD đâu mà bác chọt kinh thế?
     
  12. ruaden4 Thành Viên Bạch Kim

    Oh, vậy chắc liên quan đến bác nên bác mới phản ứng nhanh thế nhỉ ???
     
  13. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    À,có rì đâu.Vì tớ đọc xong cmt của lão @Mr.Karamello xong,xem lão @choixongjong quote,tớ dọc đi đọc lại mấy lần vẫn ko thấy có sự liên quan nên nghĩ:"chắc tại mình già quá nên khâu đọc hiểu có vấn đề gì rồi".
     
  14. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Hình của bác thật là hay.
     
  15. ruaden4 Thành Viên Bạch Kim

    Vậy là bác chỉ cần xem hình minh họa của em là hiểu, không cần đọc comment luôn.
    Các Bác chuẩn bị sướng nhá
     
  16. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Đúng vậy đó bác ơi.
     
  17. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    • Vay một tỷ USD làm tuyến Metro Số 2
    TP HCMChính phủ đề nghị Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cấp khoản vay mới khoảng một tỷ USD, đảm bảo vốn cho Metro Số 2, dự kiến phê duyệt năm 2021.

    Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM (MAUR) cho biết, khoản vay một tỷ USD (khoảng 23.000 tỷ đồng) sẽ thay thế cho khoản vay 390 triệu USD vừa hủy trước hạn. Hiện, UBND TP HCM làm việc với Bộ Tài chính, sau đó báo cáo Thủ tướng thực hiện các thủ tục thẩm định điều kiện vay.

    Theo MAUR, việc hủy khoản vay trước đó đã được UBND TP HCM tính toán khi phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Metro Số 2 (Bến Thành - Tham Lương) vào cuối năm ngoái (từ hơn 26.000 tỷ đồng lên 47.800 tỷ đồng), do đó không ảnh hưởng đến thực hiện dự án.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá

    Hướng tuyến Metro Số 2. Ảnh: MAUR.

    Liên quan nguồn vốn tại dự án Metro Số 2, theo Bộ Tài chính, toàn bộ vốn vay của Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) cho dự án cũng đã hủy. Dự án đang xin điều chỉnh tăng giá trị vay lại từ vốn của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và thành phố dự kiến vay mới từ nguồn vốn KfW, ADB.

    Dự án đã điều chỉnh tổng mức đầu tư. Do đó, để đàm phán các hiệp định vay mới và ký hợp đồng, Bộ đề nghị TP HCM báo cáo Thủ tướng phân chia giá trị cấp phát, vay lại đối với từng nguồn vay (cả cũ và dự kiến mới).

    Bộ Tài chính đề cập giai đoạn 2021-2025 (thời gian dự kiến làm Metro Số 2), hạn mức vay vốn của TP HCM theo tính toán trước mắt chỉ gần 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD). Trong khi thời gian này, thành phố có nhiều dự án lớn triển khai nên cần xác định thứ tự ưu tiên để vay phù hợp theo hạn mức.

    Các Bác chuẩn bị sướng nhá - 1
    Các hộ dân ở quận Tân Bình đang tháo dỡ nhà để bàn giao mặt bằng thực hiện tuyến Metro Số 2, ngày 23/8. Ảnh: Hữu Khoa.

    Được phê duyệt cách đây chục năm, Metro Số 2 có tổng mức đầu tư hơn 1,3 tỷ USD, hợp vốn từ ba nhà tài trợ gồm: ADB (540 triệu USD); KfW (313 triệu USD) và EIB (195 triệu USD). Dự án sau đó bị nhiều vướng mắc, chậm tiến độ và gần cuối năm 2019 điều chỉnh vốn lên gần 2,1 tỷ USD.

    Metro Số 2 dài hơn 11 km, trong đó đi ngầm 9,2 km, còn lại chạy trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot (nơi sửa chữa, bảo trì tàu). Toàn tuyến có 9 ga ngầm, một ga trên cao và một depot tại Tham Lương, quận 12. MAUR đang đẩy nhanh giải phóng mặt bằng qua 6 quận mà dự án đi qua để khởi công năm 2021.
    • Gia Minh
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  18. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    để chờ xem 2021 tuyến số 1 chạy được chưa.
     
  19. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Bác nên kiên nhẫn.Nếu đến năm 2021,thắc mắc của bác đúng thì các cháu-nghĩa là con của chính cung & dàn thứ phi của bác sẽ đc trải nghiệm công trình này.
    Chắc chắn là như thế.
     
    TUAN_VU, 7800II, ruaden4 and 2 others like this.
  20. 7800II Thành Viên Kim Cương

    lão ấy làm IT thì muốn hình não lão ấy làm hình đó cho bác, miễn là bác ra đề bài
     

Chia sẻ trang này