Tìm kiếm bài viết theo id

Cái thứ gì củng lấy

Thảo luận trong 'Linh tinh' bắt đầu bởi HiepSiSiTinh, 12/9/20.

ID Topic : 9529848
Ngày đăng:
12/9/20 lúc 18:13
  1. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    13/7/09
    Tuổi tham gia:
    14
    Bài viết:
    8,160
    Thu hồi trái châu gần 100 tuổi bị trộm ở Lăng Ông
    TP HCMTrái châu cổ làm bằng gốm sứ xanh trong bức tượng Lưỡng long tranh châu ở lăng Lê Văn Duyệt được tìm thấy sau 10 ngày bị mất trộm.

    Ngày 12/9, ông Trần Văn Sung, Phó ban quản lý Di tích Lăng Lê Văn Duyệt (quận Bình Thạnh) cho biết hôm 2/9, ban quản lý lăng phát hiện trái châu cổ có từ năm 1922 bị mất. Trích xuất camera, họ thấy cổ vật bị trộm khuya 29/8.

    Đến chiều 9/9, Công an quận Bình Thạnh đã thu giữ bộ trái châu và nhiều hiện vật khác do người đàn ông lấy trộm. Chiều hôm qua, cảnh sát trao trả trái châu cổ cho đơn vị quản lý lăng.

    Trưa nay, hai nhân viên Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM đã lắp đặt, dùng keo dán đá cố định bộ trái châu cao khoảng một mét (tính cả bệ) lên bức tượng trên cổng phía đường Đinh Tiên Hoàng.

    Cái thứ gì củng lấy

    Trái châu được nhân viên Trung tâm bảo tồn di tích TP HCM gắn lại vị trí cũ ở lăng Lê Văn Duyệt, quận Bình Thạnh, trưa 12/9. Ảnh: Đình Văn.

    Hơn 25 năm nay, lăng Lê Văn Duyệt nhiều lần bị trộm cổ vật. Hai năm trước, trong đợt trùng tu hệ thống chiếu sáng sân vườn, lăng bị mất bảy trong tám phù điêu bát tiên. Năm 2012, hai phù điêu con nghê ở cổng đường Phan Đăng Lưu cũng bị gỡ trộm. Đợt trùng tu năm 2010, đĩa cổ trang trí ở nhà hương bị mất. Năm 1995, cặp phù điêu Ông Nhật Bà Nguyệt dựng trong nhà này cũng bị trộm.

    Theo ông Sung, thời gian trùng tu, tôn tạo lăng để tổ chức các lễ hội thường xảy ra sơ hở để kẻ trộm đột nhập. Vị trí lăng nằm sát chợ Bà Chiều, khá sầm uất, đông người nên khó khăn trong việc đảm bảo an ninh trật tự. Bảy năm nay, ban quản lý lăng lắp đặt 26 camera theo dõi, tuyển 5 bảo vệ túc trực ngày đêm nhưng vẫn bị mất trộm.

    "Thời gian tới, chúng tôi sẽ đưa ra quy chế thật cụ thể về việc bảo vệ các tài sản trong lăng, gắn với trách nhiệm từng người một cách rõ ràng, để hạn chế tối đa những việc mất cắp", ông Sung nói.

    Hiện, các cổ vật trong lăng Lê Văn Duyệt, phía ban quản lý chỉ có thể xác định về niên đại, còn về giá trị vật chất phải cần những chuyên gia nghiên cứu về cổ vật mới xác định được chính xác.

    Cái thứ gì củng lấy - 1
    Trái châu đã được gắn lên trên cổng lăng ở phía đường Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Đình Văn.

    Lăng Lê Văn Duyệt (dân gian gọi là Lăng Ông) xây dựng năm 1848, là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (sinh năm 1764, mất năm 1832) tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng. Lăng rộng 18.500 m2 trên gò đất cao hướng ra ba đường Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức, Đinh Tiên Hoàng. Lễ giỗ tưởng nhớ Lê Văn Duyệt được tổ chức hàng năm tại lăng vào ngày 29 hoặc 30/7 và 1 đến 2/8 (âm lịch).

    Trước năm 1975, tuyến đường chạy dọc phía Tây lăng (đoạn từ Lăng đến cầu Bông) mang tên Lê Văn Duyệt. Sau 1975, đoạn này bị đổi tên và nhập chung tên với đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1). Ngày 11/7 vừa qua, đoạn đường 947 m này được HĐND thành phố thống nhất phục hồi tên cũ là đường Lê Văn Duyệt sau đề xuất của ban quản lý lăng.
    Hà An - Đình Văn
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  2. 7800II Thành Viên Kim Cương

    cái này nó trộm do nó có giá trị, mới đọc trên fb tôi là dân q2 thì có thằng kia còn mang cả cái thùng xốp cũ ra đổi cái thùng xốp mới để đựng rác của nhà ngta nữa kìa.
     
  3. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Thằng này nó đổi cho cái thùng cũ còn đỡ, kế nhà mình bị nó đổ rác ra ngoài để lấy cái thùng luôn, sáng ra nghe ông già kế bên chửi quá chừng.
     
  4. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, mấy thằng này dở ẹt, cứ xách bọc rác bỏ vô thùng hơi đâu vác thùng về. Nhà tui trước đây chiều mang bọc rác ra cửa là đến tối thành...3 - 4 bọc. Không biết bọn thu gom rác nó canh me sao mà biết được mấy nhà trốn tiền rác qua bỏ ké, nó đến nhà chửi cho một trận. Từ đó bọc rác hết...đẻ
     
  5. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6


    Ra nước ngoài thấy cái Passport VN là chúng nhìn như thằng ăn trộm. Ở Nhật, Hàn ăn trộm bên đấy toàn người VN làm, nổi tiếng khắp toàn cầu.
     
  6. 7800II Thành Viên Kim Cương

    bà bác có mấy đứa con bên Thụy Điển kể là bên đó ngta trồng táo nhiều và coi như làm hàng rào xung quanh nhà, nếu muốn ăn thì đi ngang nói ngta 1 tiếng thì hái vô tư, vì táo rụng đầy gốc chả ai thèm ăn, nhưng người việt của mình qua đó toàn lén lén bẻ trộm, trong khi nhà nào nó cũng có camera, có gửi lên cho công an xuống làm việc, thế là bị giám sát, theo dõi trong 6 tháng, cuối mỗi tuần là phải lên trình diện. nhục ko thể tả
     
    TUAN_VU, tuannokia, ruaden4 and 2 others like this.
  7. Xem thêm bình luận
  8. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Hồi lúc mình đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, chổ tham quan có trồng vườn táo, cây táo thấp nhưng quả thì nhiều vô kể, mấy cô mấy bác nhà ta hái ăn tại chổ thì tụi nó không nói gì, nhưng lại hái cho một đống rồi nhét đầy túi để mang về, thấy tụi Thổ nó nhìn tỏ vẻ khó chịu.
     
  9. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Cái thứ gì củng lấy
     
    TUAN_VU, ruaden4, 7800II and 2 others like this.
  10. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

  11. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Rừng “chảy máu” vì thú chơi “tao nhã”

    BTN - Theo người dân xã Hoà Hội, huyện Châu Thành, hơn 2 tháng nay, nhiều người không biết từ đâu đến, kéo vào rừng Hoà Hội lùng sục, ngang nhiên bứng đi nhiều gốc bằng lăng mà không thấy cơ quan chức năng lên tiếng.



    Cái thứ gì củng lấy


    Các gốc bằng lăng được một hộ dân tại ấp Thành Trung, xã Thành Long, huyện Châu Thành mua về trữ lại để kinh doanh.

    Săn cây hay phá rừng?

    Theo người dân xã Hoà Hội, huyện Châu Thành, hơn 2 tháng nay, nhiều người không biết từ đâu đến, kéo vào rừng Hoà Hội lùng sục, ngang nhiên bứng đi nhiều gốc bằng lăng mà không thấy cơ quan chức năng lên tiếng.

    Một người dân tên H, ngụ ấp Bưng Rò, xã Hoà Hội dẫn chúng tôi vào rừng. Từ khu vực thi công tuyến kênh thuộc Dự án thuỷ lợi tưới tiêu khu vực phía Tây sông Vàm Cỏ Ðông, rẽ vào một đường mòn dẫn vào rừng, đi khoảng 20m, trước mắt chúng tôi là những hố lớn, nhỏ- tàn tích của việc đào bứng gốc bằng lăng, bên cạnh là những khúc gỗ bị cắt khúc còn sót lại. Càng đi sâu vào rừng, vết tích của việc đào bứng gốc cây càng nhiều. Theo quan sát, có đến hàng trăm hố lớn nhỏ bị đào bới, chứng tỏ cây bằng lăng bị khai thác triệt để.

    Ði khoảng 1km trong rừng, chúng tôi gặp hai người đàn ông hơn 30 tuổi đang đào bứng một gốc bằng lăng có đường kính khoảng 10cm. Bên ngoài có một xe mô tô đã tháo biển kiểm soát, ống pô xe bị bịt kín. Qua tiếp xúc, hai người này cho biết họ là người dân ấp Bố Lớn, vào rừng tìm cây bằng lăng, bứng về làm cây cảnh chơi chứ không phải để bán.

    Hai người này còn cho biết thêm, hiện có rất nhiều người đi bứng cây chuyên nghiệp, thường đi theo từng nhóm khoảng 5 - 7 người, tìm bứng cả cây lớn và cây nhỏ, sau đó vận chuyển ra bìa rừng bằng xe máy, có xe máy cày có rơ-moóc chở đi.

    Một người cho biết, cây bằng lăng khi ra nhánh non, cắt ghép với cây tường vi trổ bông rất đẹp.

    Theo ông H, người dân đổ xô vào rừng Hoà Hội tìm bứng gốc bằng lăng bắt đầu từ hơn 2 tháng nay. Lúc rầm rộ có đến hàng chục người, chia thành các nhóm nhỏ, số lượng bằng lăng bị bứng đi có đến hàng trăm gốc, có gốc to đến hai người ôm. “Bây giờ trong rừng này rất khó tìm được cây bằng lăng, nên các đối tượng này di chuyển sang những nơi khác”.

    Theo nguồn tin, khoảng 14 giờ, ngày 31.8, người dân tại tổ 10, ấp Bến Cừ, xã Ninh Ðiền (huyện Châu Thành) phát hiện một xe máy cày kéo theo rơ-moóc, trên xe có 2 gốc bằng lăng khá lớn, khoảng một người ôm.

    Bằng lăng tiêu thụ ở đâu?

    Qua công tác nắm địa bàn, Hạt Kiểm lâm Châu Thành phát hiện 8 hộ dân ở xã Thành Long mua gốc bằng lăng về trữ lại để ghép với cây tường vi bán ra thị trường. Hạt đã lập biên bản, xác minh nguồn gốc của những gốc bằng lăng.

    Bước đầu xác định có khoảng 900 gốc bằng lăng được các hộ dân mua trữ, ghép với loại cây tường vi để bán. Khi cơ quan chức năng đến làm việc, họ trình bày, số gốc bằng lăng này được bứng trên đất của người dân, cũng có vài gốc mua trôi nổi, do một số người đem đến bán. Hạt Kiểm lâm Châu Thành tiếp tục xác minh sự việc, để có cơ sở xử lý theo quy định.

    Theo Hạt Kiểm lâm Châu Thành, qua công tác kiểm tra, xác định có việc người dân vào rừng Hoà Hội bứng gốc bằng lăng, nhưng thời gian qua, Hạt chưa bắt quả tang trường hợp nào. Hiện tại, Hạt tăng cường công tác tuần tra kiểm soát khu vực rừng do Hạt quản lý, để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng trên.

    Ông M, ngụ ấp Thành Trung, xã Thành Long- một trong những người bị lập biên bản về việc mua gốc bằng lăng trữ lại, cho biết, ông vào rẫy của người dân mua gốc bằng lăng về để ghép với cây tường vi. Hiện ông trữ khoảng 100 gốc đủ kích cỡ. Tuy nhiên, ông M thừa nhận, có một số người chở gốc bằng lăng đến bán, ông không nắm được nguồn gốc.

    Theo ông M, bằng lăng sau khi ghép với cây tường vi, thường được bán cho những người chơi cây cảnh trong tỉnh hoặc vận chuyển qua tỉnh Bình Dương để bán. Về giá cả, ông M cho rằng, do dư luận đồn thổi bằng lăng sau khi ghép tường vi có giá cao, thậm chí có gốc vài chục triệu đồng, thực tế giá không cao như vậy. Thế nhưng, chúng tôi hỏi giá bán thực tế là bao nhiêu, ông M không trả lời mà chỉ nói cây cảnh có lúc giá này, có khi giá khác!

    Khó khăn trong công tác xử lý

    Ông Cao Hoài Ân- công an viên xã Hoà Hội, thành viên tổ bảo vệ rừng cho biết, rừng Hoà Hội có diện tích khoảng 1.300 ha, 3 mặt tiếp xúc với đường huyện số 23 và đường liên xã Hoà Hội - Hoà Thạnh - Biên Giới, nhiều lối mòn dẫn vào rừng, nên công tác bảo vệ gặp khó khăn.

    Theo ông Ân, qua công tác tuần tra, lực lượng chức năng của xã phát hiện 17 trường hợp người dân tự ý vào rừng bứng gốc bằng lăng, đã lập biên bản bắt một trường hợp, phạt hành chính 750.000 đồng, nhắc nhở và cho ký cam kết đối với một người dân địa phương; lập biên bản tịch thu tang vật 15 trường hợp, thu giữ 17 gốc cây bằng lăng.

    Thời gian tới, lực lượng bảo vệ rừng của xã sẽ phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện triển khai các đợt tuần tra, kiên quyết xử lý những trường hợp người dân cố tình vào rừng khai thác.

    Thú vui “tao nhã” từ các loại cây rừng cổ thụ làm cho tài nguyên rừng vốn suy giảm, nay lại càng nghèo nàn hơn.




    Minh Dương-Thiên Tâm

    Nhiều năm trở lại đây, phong trào chơi cây cảnh phát triển mạnh, nhiều người đổ hàng trăm triệu đồng để mua những gốc cây cổ thụ nhằm thoả mãn thú chơi, gọi là “tao nhã”. Hiện có một số người ghép cây bằng lăng với cây tường vi cho hoa rất đẹp nên nhiều người “lùng nát” rừng tìm loại cây này.
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  12. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

  13. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Móa, cái đồ đông lạnh mà nó cũng nhét vô trym được.
     
  14. HieuJavascript Thành Viên Cấp 2

    lấy đc trái châu đó đi thiếu gì người 30-50tr
     
    TUAN_VU and 7800II like this.
  15. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

  16. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

  17. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

  18. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Vừa xong : Một phụ nữ cầm điện thoại ngồi trong nhà ở KP6-Tân Biên , bị hai đối tượng đi xe AB vào tận trong nhà giật rồi bỏ chạy ra hướng giáo xứ Hà Nội.
    Bà con chú ý nhé
     
  19. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Nguyên nhân cướp lộng hành là bọn chúng biết không người đi đường nào muốn bắt chúng nó, vì sợ liên lụy hoặc bị hại, vì vậy chúng ngang nhiên cướp giật mặc cho người bị hại la hét kêu cứu.
    nhớ có cái clip thằng cướp giật dây chuyền con bé ngay trên đường, 1 anh chàng vespa tông thẳng vô nó làm nó bị té rồi mà cả đám đông người chung quanh không dám nhào vô bắt nó, hài dễ sợ.
     
  20. choixongjong Thành Viên Vàng

    Ờ, bắt nó thì dễ ẹt. Nhưng sau đó là về đồn viết lời khai, trình bày các kiểu mất hết...cả ngày. Chưa kể nhiều lúc có trát mời khai bổ sung sau đó. Loằng ngoằng mất thời gian mà chẳng được bù tiền nghỉ việc, nên...thôi cho đỡ phiền fuck
     
  21. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Có mất thì mới có người mua, thôi vậy cho dân có việc làm thời cô vy, cũng coi như kích cầu. Tỷ lệ thất nghiệp giảm - kính tế đi lên.
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.

Chia sẻ trang này