Tìm kiếm bài viết theo id

Ông Bảy “đệ nhất” xích lô không còn cô đơn

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi hungdaiphu, 20/8/09.

ID Topic : 1151156
Ngày đăng:
20/8/09 lúc 18:55
  1. hungdaiphu Thành Viên Cấp 2

    Tham gia ngày:
    1/5/09
    Tuổi tham gia:
    14
    Bài viết:
    486
    Ông Bảy “đệ nhất” xích lô không còn cô đơn
    TT - Báo Tuổi Trẻ ngày 20-7-2009 đăng bài phóng sự “Ông Bảy “đệ nhất” xích lô” viết về ông Trần Văn Bảy, trên 90 tuổi, sống lang thang trên chiếc xích lô là phương tiện mưu sinh tại Q.1, TP.HCM. Đọc bài báo nói trên, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Chánh Phú Hòa (353 Điện Biên Phủ, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã nhận phụng dưỡng ông Bảy đến cuối đời.
    Ông Trần Phú Khánh, trưởng chi nhánh công ty tại TP.HCM, cho biết ngày 19-8 ông Bảy được đưa về chăm sóc tại xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Tại đây, công ty sẽ bố trí một nhân viên y tá túc trực để kiểm tra sức khỏe, đồng thời có người chăm lo cơm nước cho ông.
    Đây là trường hợp đầu tiên được công ty nhận về chăm sóc.
    H.LỘC
     
  2. tommysmith Thành Viên Kim Cương

    Ông Bảy “đệ nhất” xích lô

    TT - Tuổi đã ngoài 90, lưng còng run rẩy, ông già cố gượng đẩy chiếc xích lô lăn từng vòng một. Thi thoảng ông cụ lại quỵ xuống, thở hổn hển rồi rướn sức đứng dậy...

    Ông Bảy “đệ nhất” xích lô không còn cô đơn

    Ông Bảy và chiếc xích lô là phương tiện mưu sinh của mình-Ảnh: S.B.
    Hầu như người dân ngụ ở hai phường Cô Bắc và Cầu Ông Lãnh (Q.1, TP.HCM) ai cũng đều biết ông, bởi ông được xem là một trong những người già nhất ở đất Sài thành còn sống bằng nghề xích lô - một cái nghề cũng đã xế chiều... Ông tên Trần Văn Bảy, mọi người quen gọi vui ông là ông Bảy “đệ nhất” xích lô.

    “Kiếp ngựa hoang”

    Khi ai hỏi đến tuổi tác, ông cụ chỉ nói một câu gọn lỏn: “Tui tuổi con ngựa. Ngựa hoang! Sinh năm 1918”. Ông nói vui rằng chẳng biết có phải vì cầm tinh con ngựa nên cả cuộc đời ông là những ngày dài lang bạt...

    Ông không nhà cửa, chẳng vợ con và họ hàng thân thuộc. Hơn 70 năm qua, chiếc xích lô là người bạn tri kỷ, là phương tiện mưu sinh và cũng là túp lều di động che chở ông những đêm dài mưa rét bên vỉa hè. Ông kể: “Quê tui ở Gò Công Đông, cha mẹ mất sớm nên tự rong ruổi khắp nơi kiếm sống từ thuở bé. Năm 17 tuổi, tui lên Sài Gòn làm thuê ở bến xe miền Tây mấy năm trời mới tích góp được một ít tiền để thuê chiếc xích lô ở Cầu Ông Lãnh mưu sinh. Phải mất hơn năm năm làm phu xích lô trên mọi ngả đường, tui mới đủ tiền mua chiếc xích lô cho mình, vì thế tui quý nó hơn bất cứ thứ gì trên đời...”.

    Hằng ngày ông dậy từ lúc tờ mờ sáng, miệt mài đẩy xe dọc đường Cô Giang, quẹo xuống Nguyễn Khắc Nhu rồi men theo lề đường Cô Bắc tìm kiếm những vị khách hiếm hoi giữa dòng taxi và các loại xe đời mới. Trưa đến, ông lại lọ mọ tìm một vỉa hè nằm ngả lưng dưới bóng cây. Không ít lần ông đã ngất xỉu trên đường mưu sinh.

    Ông Bảy kể: “Năm ngoái, có một ông khách Tây nặng cả trăm ký nhờ tui chở ra công viên 23-9. Vừa đến đường Nguyễn Thái Học thì chiếc xích lô khựng lại, ông khách quay ra sau đã thấy tui gục đầu. Hốt hoảng, ông khách Tây vội vàng cùng người dân đưa tui đi cấp cứu”.

    “Cuộc đời lang bạt của tui cũng đã hơn 90 năm. Ngẫm lại, giàu sang nhung gấm rồi cũng về với cát bụi. Tui đạp xích lô nghèo hèn nhưng sống đời không thẹn với lương tâm. Người ta có bạn, có đôi thì tôi cũng có chiếc xích lô tri kỷ. Tui buồn thì cũng có buồn, khổ thì có khổ nhưng lương tâm luôn thanh thản” - ông Bảy bảo vậy.
    Thời gian gần đây bệnh tật hoành hành, lắm khi ông Bảy đạp xe không nổi nên chuyển sang đẩy xe kiếm sống.

    Nhớ lại chuyến phu xe cách đây vài ngày, ông Bảy xoa mớ tóc bạc, buồn hiu: “Hôm bữa có một phụ nữ ăn mặc sang trọng thuê tui chở qua quận 4. Vừa đẩy lên được nửa dốc cầu Ông Lãnh thì tự nhiên tôi thở không nổi, đầu óc xây xẩm. Chiếc xe đổ ngược trở lại, tui ngã ngửa ra sau, còn bà ta té nhào xuống đất. Bà khách chửi một tràng rồi vứt vào thùng xe 10.000 đồng”. Ông lồm cồm gượng đứng dậy và lí nhí xin lỗi. Ông nói có thể người đàn bà kia không nhớ, nhưng ông thì nhớ rất rõ. Cách nay hơn 40 năm, ông là người đưa đón bà ta đến trường mỗi ngày. Ông Bảy “đệ nhất” xích lô không còn cô đơn - 1:sad:

    Ông Mười Tân, 87 tuổi, “đồng nghiệp” của ông nay đã “nghỉ hưu”, nói: “Anh Bảy yếu lắm rồi, ít ai dám can đảm ngồi lên làm khách. Thế là nhiều ngày phải nhịn đói. Có lần anh bị ngất, gặng hỏi mãi anh mới bảo là hết tiền ăn đã hai ngày. Tui già còn có con cái phụng dưỡng, nhìn anh Bảy cô đơn mà lo cho ổng quá. Nhỡ đến lúc trăm tuổi thì tính sao đây?”.

    Ấm lòng người phu xe

    Trong câu chuyện của đời mình, ông Bảy luôn miệng nói: “Tui là người phu xe giàu nhất thế gian!”. Bởi ông bảo khi những vòng xe đã mỏi mệt, khi sức già đã tàn kiệt thì may mắn là bên ông vẫn có những người chia sẻ từng ly nước, bát cháo. Đẩy chiếc xích lô vào sát hiên cho khỏi mưa, ông nói vui: “Cuộc sống tui coi vậy mà cũng sướng. Ở nhà ngàn sao, ăn cơm thiên hạ. Có đói, có no nhưng đời chẳng vướng bận thứ gì...”.

    Thương ông lớn tuổi, khổ cực, nhiều người đã âm thầm giúp đỡ, khi thì cho chút đỉnh tiền, khi thì cho tô cháo lòng, tô hủ tiếu... Chị Đẹp, chủ quán cơm 210 Cô Bắc, cho biết: “Có người ở phường tình nguyện đặt hủ tiếu cho ông ăn sáng và ngày hai buổi cơm. Nhưng gần tháng qua ông bị đau bao tử, chỉ có thể húp cháo cầm hơi”. Nghe đâu có một người đàn ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ thấy ông cô độc ngỏ ý đưa ông Bảy về nhà nuôi. Nhưng ông chỉ cảm ơn rồi từ chối: “Tui sống ở đây với bà con, lối xóm quen rồi. Chiếc xích lô, cái vỉa hè này đã cưu mang tui cả đời, nay nỡ lòng nào bỏ nó mà đi”.

    Ông Bảy bảo: “Có đêm mưa to gió lớn, xe và tui ướt sũng. Vậy mà cũng có người trùm áo mưa tìm đến lấy tấm bạt cao su che chắn chiếc xích lô cho tui và xe đỡ ướt. Cũng có lúc vừa chợp mắt thì ai đó đã đắp lên mình tấm mền mới toanh. Tình người xung quanh làm mình ấm lòng”.

    Xót xa trước hoàn cảnh của ông, bà Trần Thị Liêng ở ngã ba Cô Giang đã vận động xóm giềng góp ít tiền, cứ mỗi khi ông gặp chuyện khó khăn là sẵn sàng tương trợ. Bà nói: “Tụi tui không dám cho ông cụ nhiều tiền, sợ đêm tối ông cụ ngủ bị kẻ gian cướp mất. Nhiều lần họp tổ dân phố, có người đề xuất đưa ông vào nhà dưỡng lão. Nhưng khổ nỗi ông không có ai đỡ đầu, lại chẳng có giấy tờ tùy thân nên thủ tục rối rắm. Mà nếu lo được, chắc gì ông đã chịu đi, nên chỉ biết âm thầm giúp đỡ”.

    Đêm đã về khuya, trời mưa lất phất, ẩn trong góc khuất lề đường Cô Bắc là tiếng ho sù sụ của ông già vẳng ra từ chiếc xích lô cũ nát. Tiếng ho của ông Bảy nghe yếu lắm, yếu như những vòng xe cuối đời khi lên dốc...


    Oiii....kiếp nhân sinh!!!
     
  3. nmv2210 Thành Viên Cấp 3

    cuộc đời vẫn còn màu hồng
     
  4. sh0072 Giá Tốt Mỗi Ngày

    ong cu 90 tuoi ma van con khoe wa
     
  5. sonicwe9 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Mừng cho ông cụ !!!!!
     
  6. saigonnite Thành Viên Bạch Kim

    Vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái!
     

Chia sẻ trang này