Tìm kiếm bài viết theo id

Kinh hoàng công nghệ luộc laptop !! ACE nào giỏi vẫn chết !!

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi undead1000, 11/10/10.

ID Topic : 2377424
Ngày đăng:
11/10/10 lúc 23:20
  1. undead1000 Thành Viên Cấp 2

    Tham gia ngày:
    17/1/09
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    388
    Công nghệ "luộc" linh kiện laptop

    Muốn “luộc” một con máy cho thật ngọt trước hết cần lột được các loại tem gắn trên máy, phải thật cẩn thận tránh làm hư tem để gắn lại sau khi “luộc” khiến khách không thể nhận ra. Tem trên laptop luôn dán kèm nhãn trên các linh kiện và dán bịt trên đầu mỗi con vít nên việc tháo máy mà không làm hỏng tem là khá khó.

    Khó mấy cũng tháo được

    P.H.N., một thợ sửa máy vi tính, cho biết: “Việc bóc tem chống tháo lắp mất nhiều thời gian. Mỗi loại tem đều có cách bóc khác nhau, kể cả loại khó xơi như loại tem bảo hành có thể rách vẫn bóc ra được bằng cách dùng máy sấy làm nóng tem, chờ lớp keo bên dưới mềm rồi lấy lưỡi lam cạy nhẹ ra. Việc này cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và chút khéo tay, đôi lúc cũng cần sự kiên nhẫn vì laptop thường có đến 20 con tem các loại và chưa kể người muốn sửa máy có thể gắn vào thêm”.

    Sau khi bóc hết tem, thợ sửa máy có thể tháo và tráo đổi linh kiện dễ dàng rồi dán tem lại, khách hàng khó mà phát hiện lúc bàn giao. Nếu khách đem máy về mà phát hiện cũng chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Đã có nhiều trường hợp khách quay lại tranh cãi ở tiệm nhưng phần vì tem dán vẫn còn nguyên, phần vì tự thấy mình không cẩn thận nên cuối cùng đành bỏ cuộc.



    Chị B.H., nhân viên Công ty TNHH CL, bức xúc: “Laptop của tôi mua được hơn một năm thì hư phần mềm, sử dụng một lúc là đứng máy và hiện lên màn hình màu xanh, lúc này đã hết hạn bảo hành nên tôi đem ra tiệm máy tính gần nhà nhờ xem hộ.

    Khi mang máy về thấy tem còn nguyên, kiểm tra sơ lại cấu hình vẫn như cũ nên tôi cũng yên tâm. Nhưng sau đó thấy máy xử lý các chương trình chậm hơn, lại không thể kích hoạt Bluetooth như trước, tôi nhờ em trai rành máy tính kiểm tra lại mới biết họ đã thay thanh RAM 2GB bằng hai thanh RAM cũ 1GB, ngoài ra còn thay card WiFi xịn có tích hợp Bluetooth bằng loại card khác mà được vài hôm cũng hư luôn”.

    Phá máy để... sửa

    Để tránh bị “luộc” máy, người dùng nên cẩn thận trong lúc bàn giao máy trước và sau khi sửa, ghi chú kỹ cấu hình, tem và tốt nhất là đến các trung tâm sửa chữa có uy tín.
    Phần lớn khách hàng không thể thạo máy tính bằng thợ, nhưng khi gặp khách có trình độ về máy tính, am hiểu về các linh kiện đủ để thợ khó qua mặt, sẽ có những thợ cố tình chơi ác: phá máy, bắt khách phải sửa. Cách phá máy này càng tinh quái hơn, nhiều khi khách biết ngay lúc ấy mà không làm gì được.

    P.H.N. cho biết thêm: “Có hai cách thông dụng. Thứ nhất là phá hỏng luôn, thường bằng cách rạch đứt các đường vi mạch, rạch đứt chân chip cầu, tháo - đảo chiều IC và thứ hai là phá để còn sửa, thường là cắt đứt chân vài con chip con hoặc làm chập các tụ nguồn. Việc này có thể làm trước mặt chủ máy, chỉ cần chủ lơ đễnh một chút là có thể ra tay, đối với người đã hẹn thời gian lấy máy thì càng dễ.

    Những máy không lên hình hay khởi động được như bị vô nước, hư cáp màn hình là dễ “luộc” nhất, mình có thể thay nguyên bo mạch, linh kiện trong máy rồi ráp ruột dỏm vào. “Thơm” nhất là máy không hư hỏng gì hết, chỉ bị kiệt hay chết pin, vấn đề là mình phải có xác máy giống vậy để tráo”.

    Anh Tuấn , nạn nhân của chiêu này, cho biết: “Chỉ đúng người phá mới có thể sửa được vì chỉ họ mới biết vị trí đã phá, đem đến nơi khác thì đừng hòng. Có mang máy đi lòng vòng rồi thì cuối cùng phải quay lại chịu sửa ở tiệm đó, dù họ hét giá mắc bao nhiêu”.

    Từ “luộc” trắng trợn đến “luộc” tinh vi

    Từ khách hàng có nhu cầu sửa lỗi phần mềm đến các khách hàng muốn thay, nâng cấp phần cứng, các “chuyên gia” luôn có cơ hội tháo hay tráo linh kiện trên máy ngoài yêu cầu của khách. WiFi card, CPU và đầu đọc DVD/Bluray là món được ưa thích nhất của các chuyên gia “luộc” đồ, vì cáp nối của chúng thông dụng và gần như giống nhau, nếu gặp “tay mơ” là họ tháo luôn chứ chẳng thèm đổi đồ dỏm vào máy.



    Ngoài ra, thanh RAM, nguồn và bộ tản nhiệt, ổ cứng HDD, kể cả màn hình LCD cũng là những bộ phận dễ bị “luộc”. Có thể đơn giản bằng cách tháo lắp thủ công. Mà cũng có thể rất tinh vi bằng cách vừa thay vừa thêm một bước chỉnh thông số bằng những phần mềm quản trị trên hệ điều hành hay cao tay hơn là bằng lập trình trên bộ nhớ quản trị phần cứng…

    Về nguyên tắc thì BIOS (hệ thống nhập xuất cơ bản) gần như là bất khả xâm phạm, thường chứa trong bộ nhớ (ROM) của bo mạch chính ở các máy tính, nhưng do ngày nay mọi người thường có xu hướng nâng cấp, ráp linh kiện mới cho máy tính nên có thể cập nhật BIOS. Nhờ vậy có thể thay đổi linh kiện mà thông số, cấu hình máy nhận được vẫn như cũ bằng những chương trình điều chỉnh BIOS.

    Nhờ vào cách sửa đổi thông số của các linh kiện máy tính này mà xuất hiện những laptop “đồ chôm” có cấu hình mạnh mà rất rẻ tiền ngoài thị trường như laptop có CPU Core 2 dual, RAM 3GB mà giá chỉ 3-4 triệu đồng, thật ra đó có thể là CPU Pentium và RAM 256MB. Các máy này do các tiệm mua “xác” laptop đã hư rồi gắn linh kiện “luộc” vào kèm theo một bước điều chỉnh thông số máy, lừa được cả người mua khi xem bằng hệ điều hành.

    Nguồn từ gamek.vn

    PS: ACE nào mang laptop đi sửa thì phải nhìn vào laptop 24/24 nha !! Quay đi 1 cái là tụi nó rạch chân con chipset đó !! Thấy nó cầm dao lên là ngừng liền !! Nó rạch chân linh kiện đó !! Kinh hoàng công nghệ luộc laptop !! ACE nào giỏi vẫn chết !!Kinh hoàng công nghệ luộc laptop !! ACE nào giỏi vẫn chết !! - 1
     
  2. phannam001 Thành Viên Cấp 3

    kinh nghiệm cho mọi người
     
  3. muabantraodoi Thành Viên Bạch Kim

    Chết tui, lộ hết rùi!
     
  4. solochom1989 Thành Viên Cấp 3

    Nghe mà nản wá ,vậy hư lap là đem bán rồi mua con mới mà xài wá @_@
     
  5. 4col.sony Thành Viên Cấp 2

    đúng rồi mà mua cũng chưa chắc ...
     
  6. thanh_long1003 Thành Viên Cấp 5

    bài viết hay, thanks chủ topic
     
  7. lmdt Thành Viên Cấp 5

    khi sửa máy thì đến nơi uy tín hoặc đến nơi wen bít mà mình thấy tin tưởng! mấy chỗ khách đem máy vô sửa mà luộc đồ kiểu đó thì chỉ 1 lần thoy, và trụ dc 1 thời gian là "tiếng lành đồn xa" ----> dẹp tiệm lun Kinh hoàng công nghệ luộc laptop !! ACE nào giỏi vẫn chết !!) chứ ai mà dám làm ăn nữa
     
  8. what see??? Thành Viên Cấp 4

    híc tính mua laptop cũ mà nghe vậy nản ghê. Ko biết mua có bao bung coi máy ko ta???
     
  9. mon_tommy2005 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Ghê quá,chắc bọn luộc này bắt được cũng bỏ nồi nuộc nó luôn
     
  10. vincent710 Thành Viên Cấp 4

    phải phải...bác này nói chí mén...nhầm..chí lý...luộc xong còn đem câu sấu
     
  11. tiamovn Thành Viên Cấp 3

    Tiền nào của đó mà^^

    Vô hảng mua cho chắc ăn Kinh hoàng công nghệ luộc laptop !! ACE nào giỏi vẫn chết !!
     
  12. caubengheo Thành Viên Cấp 3

    bá đạo thật...chỉ vì đồng tiền mà đánh mất nhân tính, lương tri :tire:
     
  13. X-const Thành Viên Kim Cương

    bài viết hay quá, riêng mình khi mua máy xem rất kĩ, vì xác định nó hỏng là quăng xó luôn chứ ko có sửa gì hết (ngoại trừ chai pin, lỗi RAM <- cái này mình tự biết), thời buổi này mà đem ra tiệm sửa thì ...
     
  14. _NguyenMinhHai_ Thành Viên Cấp 6

    toàn là thứ gì đâu không?chán cái bọn này quá.
     
  15. khoi_designer Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Thời buổi này nhiều mánh khóe ghê thật. Lên cho mọi người thấy
     
  16. MD07 Thành Viên Kim Cương

    khốn nạn. Làm ăn đ** để đức cho con cháu
     
  17. zrockmanx Thành Viên Cấp 4

    cái này thành bệnh kinh niên rồi, nhất là mí em có màn hình đẹp nó làm phát là dc mí chai hehe
     
  18. netcuongnet Thành Viên Cấp 4

    tìm chổ uy tín nha pà kon
     
  19. khiconit Thành Viên Cấp 2

    Đang sửa cái laptop, không biết có bị luộc không đây
     

Chia sẻ trang này