Tìm kiếm bài viết theo id

Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi Jeanette, 27/7/10.

ID Topic : 2108785
Ngày đăng:
27/7/10 lúc 20:11
  1. Jeanette Phong Hoa Tuyết Nguyệt

    Tham gia ngày:
    27/12/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    2,491
    .








    Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên đồ long kí)



    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung

    Trong tác phẩm Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung thì người đọc có lẽ không thể nào quên được nàng Chu Chỉ Nhược. Đây là một trong những nữ nhân vật phản diện gây nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

    Cô gái đồ long Chu Chỉ Nhược là một nhân vật nửa chính nửa tà. Bản chất ban đầu là người ngây thơ, trong sáng và lương thiện nhưng sau này, do sức ép từ phía người khác mà trở nên biến đổi về tâm tính. Ẩn đằng sau sự lạnh lùng tàn ác của nàng ta là một trái tim yêu thương và muốn được người khác quan tâm, có phần ích kỉ.

    Cô gái họ Chu là một con người ngụy quân tử. Bề ngoài nàng ta tuy hiền lành nhu mì, thế nhưng lòng dạ thật sự hiểm độc. Trước mặt Trương Vô Kỵ nàng luôn tỏ ra là một người ngây thơ trong sáng nhưng thực ra là kẻ giết người không ghê tay.

    Chu Chỉ Nhược là người tiếp quản ngôi vị chưởng môn nhân đời thứ tư của phái Nga My (tiền nhiệm là Diệt Tuyệt sư thái). Kể về thời tuổi thơ thì Chỉ Nhược, một đứa bé mồ côi cha lẫn mẹ được Trương Tam Phong dẫn dắt rồi giao cho Diệt Tuyệt sư thái cưu mang nuôi nấng. (Đây cũng là giai đoạn mà Chỉ Nhược quen biết Trương Vô Kỵ). Khi lớn lên nàng cũng phải trải bao khó nhọc trong sư môn bởi các sư tỉ lun ganh ghét, tranh giành chức chưởng môn.

    Chu Chỉ Nhược đem lòng yêu Trương Vô Kỵ và ấp ủ tình cảm đó nhưng sư phụ nàng, Diệt Tuyệt sư thái bằng mọi giá cấm nàng giao du với Trương Vô Kỵ trong khi bản thân Trương Vô Kỵ thì lại có tình ý với Triệu Minh. Điều này khiến Chu Chỉ Nhược khổ sở nhưng nàng vẫn chịu đựng. Sau đó Diệt Tuyệt sư thái lại giao cho nàng chức chưởng môn cùng sự nghiệp Ỷ Thiên - Đồ Long mà bà ta ấp ủ chưa hoàn thành, chính lúc này đây Chu Chỉ Nhược buộc phải chọn lựa giữa việc kế tục tham vọng của sư phụ hay Trương Vô Kỵ và dần trở thành một nữ ma đầu hết sức tàn ác.


    Triệu Minh quận chúa (Ỷ thiên đồ long kí)



    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 1

    Đây nguyên là Hán danh của một cô gái Mông Cổ. Tên thật của nàng là Minh Minh Đặc Mục Nhĩ, con gái của Nhữ Nam vương, người chỉ đứng sau vua nhà Nguyên, nắm quyền bính chính trị và quân sự cai trị toàn Trung Hoa sau khi Đại Tống sụp đổ. Nàng là hình ảnh tiêu biểu cho sự thiện chiến và trí thông minh cơ mưu của nữ tướng con cháu Hốt Tất Liệt. Minh Minh Đặc Mục Nhĩ phụng sự triều đình nhà Nguyên của nàng: muốn tụ họp toàn bộ giang hồ, đắc biệt là phiên tăng Tây Vực, triệt hạ đến cùng sáu đại môn phái của Trung Hoa khi ấy đang nuôi mộng chống đối nhà Nguyên là Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái Bang, Hoa Sơn, Không Động và Côn Luân.

    Tính cách của Triệu Minh quận chúa trải qua hai giai đoạn: trước khi nàng gặp Trương Vô Kỵ và sau khi đã mang lòng tương tư y qua những cuộc gặp gỡ.

    Giai đọan đầu, ở Triệu Minh đơn thuần chỉ là một quận chúa Mông Cổ, tính cách rất độc ác, thủ đoạn và tàn nhẫn, lại dứt khoát trong hành động vì nàng một lòng phục vụ triều đình nhà Nguyên, muốn đóng góp cho triều đình bằng cách cố gắng bắt giữ Lục đại phái, thuyết phục họ quy phục triều đình, âm mưu gây mối hiềm khích giữa Thiếu Lâm, Võ Đang và Minh Giáo. Lần đầu tiên nàng đã bao vây được các thủ lĩnh của Minh giáo và đã nhốt được Trương Vô Kỵ dưới hầm sâu. Nhưng Vô Kỵ vốn là thầy thuốc, võ công lại cao cường, đã khống chế và "tra tấn" Triệu Minh bằng cách dồn Cửu Dương thần công vào gan bàn chân khiến nàng ta ngứa ngáy, khó chịu phải đầu hàng, thả y ra. Chính việc đó đã làm nảy sinh trong lòng nàng mối tình ôn nhu với Trương Vô Kỵ.

    Triệu Minh đã bí mật đem Hắc ngọc đoạn tục cao tặng cho Trương Vô Kỵ để y chữa trị vết thương cho tam sư bá, chuộc lại lỗi lầm cha mẹ mình gây ra ngày trước. Thông minh, chân tình và có phần độc ác, Triệu Minh trước sau vẫn giữ cốt cách của một phụ nữ giàu tình cảm hơn là một quận chúa Mông Cổ tàn nhẫn. Nàng đánh nhau với Trương Vô Kỵ để rồi đêm đêm, lại ra quán rượu ngồi đợi chàng trai, mong cùng đối ẩm với nhau mấy chum và quên hết những chuyện đốt chùa, chém giết người Mông Cổ, cứu quần hùng Trung Hoa của tập thể Minh giáo.

    Cuộc đời của nàng là một chuỗi tháng ngày rong ruổi theo tình yêu. Trương Vô Kỵ đi đến đâu, nàng mong được đi theo đến đó, dù chân trời hay góc bể. Cách tỏ tình của Triệu Minh cũng rất rõ ràng, giản dị thẳng thắn chứ không e dè khép nép như những cô gái Trung Hoa thời bấy giờ. Nàng đã cầm Ỷ Thiên kiếm, lăn xả vào đám sứ giả Ba Tư võ công rất cao cường và đánh những chiêu tử chiến có thể khiến cả mình và kẻ thù cùng mất mạng để cứu Trương Vô Kỵ. Khi Vô Kỵ hỏi tại sao nàng liều mạng như vậy, nàng đã trả lời thẳng thắn : vì Trương Vô Kỵ ôm lấy Hân Ly trước mặt nàng. Thời thơ ấu, Trương Vô Kỵ đã cắn vào bàn tay của Hân Ly một cái đến chảy cả máu, khiến Hân Ly nhớ hoài hình bóng Trương Vô Kỵ. Triệu Minh cũng làm lại như thế : nàng cắn vào tay Trương Vô Kỵ một nhát để Trương Vô Kỵ nhớ nàng trọn đời. Thực ra Triệu Minh không làm như vậy thì cũng đủ để Trương Vô Kỵ mãi mãi chọn nàng làm người bạn gái tâm đầu ý hợp.

    Khi Trương Vô Kỵ bị vây khốn, sắp bị quân Nguyên truy bắt, nàng đã nói dối cha và anh trai rằng nếu họ giết Trương Vô Kỵ thì nàng cũng tự sát theo y cho trọn mối tình.

    Vì Trương Vô Kỵ, Triệu Minh đã chấp nhận từ bỏ thân phận, ngay cả người cha cũng xua đuổi nàng, đất nước không chấp nhận nàng mà cả bên của Trương Vô Kỵ lại càng không chấp nhận vì những gì nàng đã gây ra trước đây. Tuy thế Triệu Minh không hối hận mà luôn yêu hết mình và giúp đỡ Vô Kỵ mọi lúc mọi nơi cho dù nàng đã từng bị hiểu lầm về chuyện Ỷ Thiên kiếm, Đồ Long đao nên từng bị Trương Vô Kỵ quay mặt.

    Tình yêu bao la đó đã được họ Trương đền đáp một cách xứng đáng: sau khi hoàng đế Chu Nguyên Chương phản bội lại Minh giáo, Trương Vô Kỵ đã đề nghị để ngôi giáo chủ lại cho Quang Minh Tả Sứ Dương Tiêu, cùng Triệu Minh dắt tay rong chơi bốn biển năm hồ. Và mỗi khi lông mày Triệu Minh đã nhạt thì theo ba điều ước hẹn với nàng, họ Trương lại làm công việc hợp với lương tâm, không đi ngược lại với quyền lợi võ lâm.


    Hoàng Dung (Anh hùng xạ điêu)


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 2

    Hoàng Dung là nhân vật nữ chính trong tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu của Kim Dung. Hoàng Dung cũng xuất hiện trong tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ (truyện thứ hai trong nhóm ba truyện: Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký).

    Hoàng Dung là con gái của đảo chủ đảo Đào Hoa, Đông Tà Hoàng Dược Sư và Phùng Hành. Nàng mồ côi mẹ từ nhỏ và được cha nuôi nấng, truyền thụ võ nghệ. Tính cách Hoàng Dung khá giống với cha mình, nàng thông minh, nhiều mưu kế nhưng cũng rất đanh đá, cổ quái, hơi kiêu ngạo và thường làm việc theo ý mình. Hoàng Dung vô cùng xinh đẹp nhưng võ công rất cao, trên người mặc Nhuyễn Vị Giáp khiến cho những kẻ háo sắc không thể đến gần. Môn võ công nổi tiếng của nàng là Đả Cẩu Bổng Pháp.

    Một lần Hoàng Dược Sư mắng nàng, Hoàng Dung liền bỏ đi. Trên đường đi nàng cải trang thành thằng bé ăn mày và vô tình gặp gỡ Quách Tĩnh. Hoàng Dung nhanh chóng bị thu hút bởi sự ngu ngốc, đáng yêu đến tốt bụng, thật thà, chất phác, lương thiện của Quách Tĩnh. Nàng đã sắp xếp cho Quách Tĩnh học võ công của Bắc Cái Hồng Thất Công. Bản thân nàng cũng học quyền pháp Tiêu Dao Du từ vị tiền bối này.

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 3

    Trên quá trình hành tẩu giang hồ, Hoàng Dung và Quách Tĩnh đã trải qua rất nhiều sóng gió, có lúc bị thương nặng như chết đi sống lại, có lúc lạc nhau hàng tháng trời và cả những ngăn cấm của các tiền bối. Tuy vậy sau cùng hai người cũng vượt qua được tất cả và kết làm phu thê. Hoàng Dung sinh được ba người con: Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ.

    Sang phần Thần Điêu Hiệp Lữ, tính cách nàng có phần thay đổi, do lần này nàng không còn là 1 người tự do nữa, mà giờ đây đã mang tư cách là 1 người chưởng môn, 1 ngừoi vợ và cũng là 1 người mẹ, nàng chín chắn hơn nhưng cũng lo nghĩ nhiều hơn (đặc biệt trong ý kiến của nàng với Dương Quá) khiến cho nhiều người đọc cảm thấy nàng không còn đáng yêu như ở phần trước.

    Thành tích lớn nhất của Hoàng Dung là bảo vệ thành Tương Dương trước sự xâm lăng của người Mông Cổ. Khi thành Tương Dương thất thủ trước đại quân Mông Cổ, nàng và gia đình đã tự vẫn.

    Tiểu thuyết không nói rõ Hoàng Dung sinh năm bao nhiêu chỉ ước đoán nàng kém Quách Tĩnh khoảng 2 hoặc 3 tuổi. Hoàng Dung mất đúng vào ngày thành Tương Dương bị hạ.


    Xích Luyện tiên tử Lý Mạc Thu (Thần điêu hiệp lữ)

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 4

    Vấn thế gian,
    Tình thị hà vật
    Trực giáo sinh tử tương hứa
    Thiên Nam địa Bắc song phi khách.
    Lão sí kỷ hồi hàn thử
    Hoan lạc thú, ly biệt khổ
    Tựu trung cánh hữu si nhi nữ
    Quân ưng hữu ngữ
    Diểu vạn lý tằng vân
    Thiên sơn mộ tuyết
    Chích ảnh hướng thùy khứ.


    Tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ mở đầu bằng khung cảnh một cuộc trả thù tàn độc đối với một gia đình mà từ vợ chồng chủ nhân, gia khách đến chủ nô trong nhà đều bị giết sạch một cách thảm khốc. Cuộc trả thù ấy được gây ra bởi bàn tay của nữ ma đầu Xích Luyện tiên tử Lý Mạc Thu.

    Xích luyện tiên tử Lý Mạc Thu (hay Lý Mạc Sầu) là một đệ tử chân truyền của phái Cổ Mộ. Vị chưởng môn sư thái đời thứ 2 của phái Cổ Mộ chỉ thâu nhận đúng hai nữ đệ tử. Người chị họ Lý, trong giang hồ đều gọi là Lý Mạc Thu, tên tự là Xích Luyện tiên tử. Còn người em gái họ Long là Tiểu Long Nữ. Trước khi trở thành một ma đầu giết người ko gớm tay thì Lý Mạc Thu cũng chỉ là một nhi nữ thường tình.

    Như tất cả những truyền nhân khác của phái Cổ Mộ, cô nương họ Lý cũng phải lập một lời thề: "Không bao giờ rời khỏi Cổ Mộ Đài, trừ phi có một trang nam tử sẵn sàng hi sinh vì mình" nhưng nàng cũng chỉ là một người bình thường, giàu tình cảm và lòng trắc ẩn, muốn yêu và được yêu.

    Và nàng đã phạm vào lời thề của môn phái, cam tâm chịu tiếng phản bội sư môn, vứt bỏ cả lễ tiết của người theo đạo, trở thành kẻ thân khoác áo đạo mà tâm không có đạo... tất cả chỉ để được sống bên người nàng yêu say đắm là Lục Triển Nguyên.

    Lục Triển Nguyên là một anh hùng hiệp khách nổi tiếng phong lưu đã nhanh chóng bị mê hoặc bởi tính tình và nhan sắc tuyệt trần của Lý Mạc Thu. Chẳng biết đôi bên đã bị ràng buộc với nhau bởi tình duyên gì mà khi mới gặp nhau cả hai đã đem lòng quyến luyến nhau trong một mối tình tha thiết. Họ đã từng phi ngựa bên nhau suốt ngày bên sườn núi, từng trao cho nhau lời nguyện ước.

    Nhưng rồi cũng như những mối tình oan trái khác, mối tình giữa đôi trai tài gái sắc này đã không bền vững theo thời gian. Sau nhiều biến cố dồn dập, đôi bên không còn cơ hội gần nhau. Họ sống trong hoàn cảnh xa mặt cách lòng. Bỗng nhiên một ngày kia Lục Triển Nguyên kết bạn trăm năm với Hà Nguyên Quân, một tuyệt sắc giai nhân nổi tiếng trong vùng. Điều đó làm Lý Mạc Thu đau đớn vô cùng. Yêu thương và ích kỷ chuyển thành thù hận. Và rồi chỉ trong gang tấc, từ một nàng nữ nhi xinh đẹp đoan chính như sư muội Tiểu Long Nữ của mình, nàng đã trở thành một đại ma đầu hết sức tàn bạo. Lý Mạc Thu quyết luyện "Ngũ độc thần chưởng" để trả thù. Nàng trở nên hận người, hận đời, trả thù đời bằng cách lọc lừa giết chóc kẻ khác. Lý Mạc Thu có thói quen trước khi muốn giết chết ai luôn để lại Huyết Ấn Thủ trên tường nhà của kẻ đó.

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 5

    Lục Triển Nguyên và Hà Nguyên Quân đã chết, nhưng điều ấy chỉ làm mối thù của Lý Mạc Thu càng thêm bùng cháy. Lòng căm thù của Lý Mạc Thu đã đạt lên đến đỉnh điểm khi nàng tàn sát toàn bộ cả nhà Lục Triển Nguyên, mang đến cho người tình của mình một kết cục vô cùng bi thảm. Giờ đây chỉ có thể thấy ở Lý Mạc Sầu sự tàn độc và ích kỷ, căm giận chế ngự hoàn toàn lý trí. Nàng quyết diệt tận con cháu nhà họ Lục, đến hai đứa bé gái thơ ngây là Lục Vô Song và Trình Anh, nàng cũng quyết giết đến cùng chẳng tha.

    Nhưng khi nhìn thấy tâm khăn thêu đóa hồng - kỉ vật thuở trước nàng đã tặng Lục Triển Nguyên - buộc trên cổ hai đứa trẻ, thì tim nàng lại rung động nhớ về một quá khứ hạnh phúc xa xưa, không còn nỡ xuống tay giết nữa.

    Cả cuộc đời nàng là những chuỗi trả thù điên cuồng, lọc lừa người khác để thoả mãn sự ích kỷ của bản thân. Nhưng rồi Lý Mạc Thu cũng rơi vào cái bi kịch giống như lão Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn nhiều năm sau này trong Ỷ Thiên đồ long ký : kẻ thù đã chết, nhưng bản thân mình lại càng trở nên cô độc, mọi sự việc trên đời bỗng trở nên hư huyền trống rỗng. (Thị phi thành bại chuyển đầu không). Khi chưa trả thù được, thì nàng sống trong cái mục đích rửa hận đến điên cuồng của mình, nhưng khi mối thù đã được rửa rồi, thì nàng lại sống trong mông tưởng về quá khứ xa xăm.

    Lý Mạc Thu muốn xoá bỏ mọi kỉ niệm êm đẹp về Lục Triển Nguyên, muôn xóa bỏ con người của chính bản thân nàng trước kia. Nàng hoà mình vào tôi ác, biến mình thành cỗ máy giết người. Bất kỳ kẻ nào nhắc đến chuyện năm xưa của Xích Luyện tiên tử, nàng ta đều căm hận tột cùng. Nhưng nàng ta không biết được rằng khi càng xuống tay giết người, thì cũng là lúc trong thẳm sâu của tâm hồn nàng càng thêm đau đớn về số phận của bản thân mình.

    Trong cuộc chiến bằng âm nhạc với Dương Quá và hai chị em Trình Anh, Lý Mạc Thu đã hát những lời hát chứa đựng đầy sự khổ đau bi luỵ, làm cho Dương Quá khốn đốn:

    Vấn thế gian,
    Tình thị hà vật
    Trực giáo sinh tử tương hứa
    Thiên Nam địa Bắc song phi khách.
    Lão sí kỷ hồi hàn thử
    Hoan lạc thú, ly biệt khổ
    Tựu trung cánh hữu si nhi nữ
    Quân ưng hữu ngữ
    Diểu vạn lý tằng vân
    Thiên sơn mộ tuyết
    Chích ảnh hướng thùy khứ.


    Lý Mạc Thu từng che chở cho Quách Tương, con gái của Hoàng Dung và Quách Tĩnh ,đứa trẻ mà nàng tưởng là nghiệt chủng của một cuộc mây mưa phi lễ giáo giữa Dương Quá và Tiểu Long Nữ. Tuy rằng khi bắt Quách Tương đi, nàng luôn miệng dọa giết đứa bé nhưng đôi lúc Lý Mạc Thu lại chăm sóc ,yêu thương và nâng niu nó như con đẻ. Phải chăng bên một Quách Tương bé nhỏ ngây thơ, Lý Mạc Thu đã trở về bản ngã thật của con người mình, là cô sư tỷ của Tiểu Long Nữ? Lý Mạc Thu từng vì vẻ bề ngoài của Công Tôn Chỉ, cốc chủ Tuyệt Tình cốc, giống với Lục Triển Nguyên mà nghe theo những lời đường mật của y để rồi cuối cùng tự sát giữa biển lửa trong Tuyệt Tình Cốc.


    Tiểu Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ)


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 6

    Xuân du hạo đãng, thị niên niên hàn thực, lê hoa thời tiết.
    Bạch cẩm vô văn hương lạn mạn, ngọc thụ quỳnh bao đôi tuyết.
    Tĩnh dạ trầm trầm, phù quang ái ái, lãnh mạn dung dung nguyệt.
    Nhân gian thiên thượng, lạn ngân hà chiếu thông triệt.
    Hồn tự cô xạ chân nhân, thiên tư linh tú, ý khí thù cao khiết.
    Vạn nhị sâm sai thùy tín đạo, bất dữ quần phương đồng liệt.
    Hạo khí thanh anh, tiên tài trác lạc, hạ thổ nan phân biệt.
    Dao đài qui khứ, động thiên phương khán thanh tuyệt.


    (Mùa xuân bao phủ đất trời, tiết Thanh minh hoa lê nở rộ. Cây ngọc phủ tấm áo choàng trắng như tuyết. Đêm khuya thanh vắng, vầng trăng vừa tắm, sương lạnh dăng dăng. Trên trời dưới đất, ánh trăng dát bạc.

    Thiếu nữ như một nàng tiên, thiên tư linh tú, vạn phần thanh khiết, dáng vẻ dịu dàng, khí phách tinh anh, tài hoa lạ thường, người phàm khó sánh. Gót sen nàng in dấu muôn nơi.
    )


    Bài từ Vô Tục Niệm này vốn là của một vị võ học danh gia, đồng thời cũng là một đạo sĩ họ Khưu tên Xử Cơ, đạo hiệu Trường Xuân Tử. Ông là một trong Toàn Chân thất tử của phái Toàn Chân.


    Bài từ tuy nói về hoa lê, nhưng thật ra chính là để ca tụng một thiếu nữ xinh đẹp mặc áo trắng, coi nàng "thực không phải người phàm, thiên tư linh tú, khí độ cao khiết", lại nói nàng "hạo khí thanh anh, tiên tài trác lạc", "bất dĩ quần phương đồng liệt". Người con gái đẹp mô tả trong bài từ này, chính là truyền nhân của Cổ Mộ Đài, Tiểu Long Nữ. Nàng chẳng khác gì gió thổi qua cây ngọc, đóa quỳnh nở trong tuyết, chỉ hiềm tính khí lạnh lùng, nên mới tả hình dung là "lãnh mạn dung dung nguyệt".

    Tiểu Long Nữ là một đứa trẻ mồ côi được chưởng môn sư thái đời thứ hai của Cổ Mộ Đài (tên gọi võ phái này được đặt kể từ khi Lý Mạc Sầu vang danh thiên hạ) nhặt về nuôi và nhận làm đệ tử. Năm mười bốn tuổi, sư phụ Tiểu Long Nữ vì bảo vệ mật thất cổ mộ đã qua đời. Bà để lại cho nàng ngôi vị chưởng môn và toàn bộ mật thất cổ mộ. Năm mười tám tuổi, Tiểu Long Nữ đã là một thiếu nữ quốc sắc thiên hương, chỉ cần nhìn qua là bị mê hoặc. Quần hùng võ lâm đều không ai biết rõ họ tên cô gái này, chỉ biết rằng đứa trẻ mồ côi năm nào đã được nuôi nấng và trưởng thành trong ngôi cổ mộ sau núi Chung Nam để kế tục sự nghiệp năm xưa của tổ sư bà bà Lâm Triều Anh - người tình của Vương Trùng Dương, trở thành chưởng môn nhân đời thứ ba của Cổ Mộ Đài.

    Vẻ đẹp của Tiểu Long Nữ vì lãnh băng, tâm tư không vương vấn chút thế tục, mục quang sắc lạnh như sương giá tê tái cả tâm can người đối diện nên nàng đã được Trường Xuân Tử ưu ái tặng cho ba chữ Vô Tục Niệm, nghĩa là không vướng chút bụi trần.

    Mê đắm trước nhan sắc lẫn hành tung bí ẩn như ma quỷ của nàng trong giang hồ, năm nào Hoắc Đô cũng đến tìm nàng và hỏi nàng làm thê tử. Cũng chính vào năm này, vì dùng võ công ngoại môn (Cáp Mô Công) đánh chết một sư huynh, Dương Quá chạy trốn khỏi Toàn Chân Giáo, và tình cờ lạc vào mật thất cổ mộ. Nhờ đó y gặp được Tiểu Long Nữ. Có ai ngờ đâu chính cái ngày định mệnh đó đã đánh dấu bước ngoặt lớn bắt đầu một mối tình xót xa nhưng vô cùng đẹp đẽ giữa hai chị em, đồng thời là thầy và trò. Cùng chung thân phận là trẻ mồ côi sinh ra đều thiếu bóng dáng cha mẹ, Tiểu Long Nữ đã sớm cảm mến đứa trẻ và bắt đầu truyền dạy võ công phái Cổ Mộ cho Dương Quá. Sau bốn năm cùng luyện công, tuy danh nghĩa là cô cô và đệ tử, nhưng trong lòng hai người không chỉ dừng lại ở đó, ở với nhau lâu ngày, bạch y thiếu nữ và người đồ đệ dần nảy sinh ái tình với nhau mà họ cũng không hay biết.

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 7

    Tiểu Long Nữ sống lâu ngày trong cổ mộ nên tính tình lạnh lùng, ít nói. Tuy là một cao thủ có võ công thuộc hàng khủng khiếp nhất trong số những nhân sĩ võ lâm, nhưng đối với chuyện thế gian, nàng vẫn không thể lường hết được. Lần đầu bước chân ra khỏi cổ mộ, nàng vẫn giữ được mình trước nhân sinh chém giết cường đoạt gây nên bao tang thương đẫm máu. Đối với nàng, ngoại cảnh xung quanh luôn quá mơ hồ chỉ tựa gió thoảng mây trôi. Trước sau với cõi thế, nàng mang độc nhất một dung nhan diễm lệ nhưng thần sắc luôn toát ra vẻ vô tình buốt giá tựa băng phiến, tự tại vô ngã vô ưu. Chỉ với duy nhất Dương Quá, nàng lại không đối xử với y bằng cái lạnh xuyên thấu tâm can đó. Dương Quá là người duy nhất có thể làm cho Tiểu Long Nữ cười.

    Những người sống trong cổ mộ vẫn thường mang theo những huyền thoại, những câu truyện thần bí ly kỳ : họ sống cũng như chết, rất xa cách với thế giới bên ngoài. Long cô nương cũng mang theo bên mình một huyền thoại như thế :

    Chung Nam sơn hậu
    Hữu hoạt tử nhân
    (Sau Núi Chung Nam
    Có người chết sống)

    Tiểu Long Nữ là một cô gái tâm hồn không lưu luyến cát bụi thế tục, đối với nàng hoàn toàn không có biên giới giữa việc nên làm và không nên làm, nên tránh và không nên tránh. Đắc thủ cảnh giới võ công cao nhất của Cổ Mộ Đài được ghi lại trong Ngọc Nữ Tâm Kinh, Tiểu Long Nữ trưởng thành trong lặng lẽ giữa những ngôi mộ hoang cô tịch, khi ẩn khi hiện, thân thế vừa như một tiên nữ, lại vừa như một hồn ma. Nàng trở thành người hàng xóm vừa dịu dàng vừa khó chịu của Toàn Chân giáo cũng ở Chung Nam sơn. Nàng thương yêu một người đồ đệ kém mình nhiều tuổi và trọn đời chỉ có mối tình ấy, không có một mối tình, một hình bóng nào khác.

    Đối với xã hội phong kiến khi xưa, mối tình ấy là cả một sự thách thức, thậm chí là giẫm đạp lên tất cả các nguyên tắc đạo đức luân lý. Quần hùng võ lâm mặc nhiên đều khinh bỉ, lên án cặp thầy trò Tiểu Long Nữ - Dương Quá, kể cả Quách Tĩnh và Hoàng Dung là hai người từng chịu ơn sâu nghĩa nặng của cặp thầy trò này. Giang hồ đã lấy cái đạo đức luân lý cứng nhắc ngàn năm để mang lại bao đau thương cho mối tình của đôi nam nữ, cho rằng mối tình đó đã phỉ nhổ lên tất cả các chuẩn mực đạo đức, tư duy đạo đức. Đương nhiên thiên hạ đã làm mọi chuyện, kể cả nhúng tay can thiệp vào để vu cáo và bôi nhọ, để cặp thầy trò này phải gánh chịu mọi tai ương.

    Một bước ngoặt độc ác đã xảy ra trong cuộc đời của Tiểu Long Nữ : vẻ đẹp băng sương lãnh đạm như ánh trăng của nàng bị vẩn đục, nàng đã bị cưỡng bức bởi một kẻ khác.

    Dương Quá khi xưa vốn đã nhận Âu Dương Phong làm nghĩa phụ. Do hậu quả của việc tẩu hỏa nhập ma khi luyện Cửu Âm chân kinh mà thần trí của Âu Dương Phong luôn trong tình trạng không còn minh bạch, nhận nhầm Dương Quá là con nuôi Dương Khang của mình (Dương Khang là phụ thân của Dương Quá, dung mạo hai người rất giống nhau). Khi lạc bước đến Chung Nam sơn, vì quá thương con, muốn truyền dạy võ công cho Dương Quá, nhưng lại không muốn người ngoài học lén, ông đã bất thần điểm huyệt Tiểu Long Nữ, và dẫn Dương Quá đi nơi khác luyện công.

    Đêm đó đồ đệ của Toàn Chân giáo tình cờ đi ngang qua đúng lúc Tiểu Long Nữ đã hoàn toàn rơi vào tình trạng bất động, nàng tựu chung phải gắng sức vận khí khai thông các huyệt đạo để rồi nhận lấy kết cục bi thương. Gã đã bế nàng mang vào bụi rậm và mặc sức giở trò thú tính cho thỏa lòng thầm thương trộm nhớ bấy lâu... Khác với Lý Mạc Sầu, Tiểu Long Nữ đã vĩnh viễn mất đi vết thủ cung sa trên cánh tay kể từ sau đêm hôm ấy, nàng đã phá bỏ lời thề nữ nhân của Cổ Mộ Đài không bao giờ được phép thất tiết với nam nhân, nếu không sẽ phải chấp nhận đau khổ.

    Đau đớn cho Tiểu Long Nữ : nàng cứ nghĩ người đó là Dương Quá, trong nỗi nhục nhã cay đắng còn có niềm hạnh phúc được dâng hiến. Cũng tội nghiệp cho Dương Quá : họ Dương phải chịu một cái án oan, một tiếng nhơ đồi bại mà y không bao giờ phạm phải. Cho đến khi Tiểu Long Nữ biết được rằng kẻ cưỡng đoạt đời mình chính là Doãn Chí Bình, rằng Dương Quá đồ đệ với mình trước sau vẫn giữ nghiêm lễ giáo, thì nàng một mình khóc trong tuyệt vọng. Nàng lẳng lặng từ bỏ họ Dương và ra đi giữa trời đêm mưa bão. Dương Quá cũng từ bỏ tất cả ra đi để tìm sư phụ. Cuộc rượt đuổi đi tìm hạnh phúc, tình yêu đó thật não nùng. Luân lý, đạo đức phong kiến ngàn năm lúc ấy đã không thể cấm cản được trái tim họ.

    Mãi cho đến mười sáu năm sau nơi Tuyệt Tình Cốc vẫn còn đó một thiên tình sử nhòa lệ thương đau của một người âm thầm chờ đợi bóng một nữ nhân áo trắng. Mười sáu năm cách biệt mong một lần thấy lại nụ cười của Tiểu Long Nữ để rồi bóng dáng nàng vẫn biệt tích trong hư vô, Dương Quá lao người xuống Đoạn Trường Nhai tự sát.

    Tiểu Long Nữ mặc trang phục tuyền một màu trắng toát, ăn nói đơn giản, cốt cách như thần tiên. Cô gái ấy say mê đồ đệ, vi phạm đạo đức, lại bị xâm hại, không còn là người trinh bạch. Thế nhưng tâm hồn của bạch y nữ nhân ấy vẫn mãi tinh khôi như chính sắc trắng trên bộ y phục của nàng. Và ở nơi cổ mộ Chung Nam sơn im lìm hiu quạnh vẫn in dấu một người con trai chờ đợi nàng qua năm tháng.

    Chung Nam sơn, cổ mộ trường bế,
    Vạn hoa huyễn, hoa lạc vô thanh.
    Tuyệt Tình cốc, không sơn tịch tịch,
    Phong Lăng độ, lãnh nguyệt minh minh.

    Im lìm cổ mộ núi Chung Nam,
    Vạn hoa hoa rụng tiếng mang mang.
    Hang núi Tuyệt Tình sao vắng lặng,
    Đìu hiu trăng lạnh bến Phong Lăng.


    Nhạc Linh San (Tiếu ngạo giang hồ)

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 8

    Hoa san kỳ xuất
    Hồng vũ tư tùng
    Thiên nhai vân độ
    Thiếu niên xuyên thoa thùy bộc
    Tâm khúc thông
    Xung Linh kiếm vũ
    Nguyệt bạn tiếu phác lưu huỳnh
    Hi hô cộng triêu mộ
    Đa thiểu sự
    Niên hoa nhất thuấn
    Y y mộng lý vô tầm xứ.

    (Ánh cầu vồng trong mưa, dáng cây tùng tươi tốt
    Nơi bến mây cuối trời
    Người thiếu niên bay xuyên qua dòng thác bạc
    Tâm khúc như kết nối
    Cùng luyện Xung Linh kiếm pháp
    Bên ánh trăng, nói cười đuổi ánh đom đóm
    Cùng nhau nô giỡn sớm chiều
    Bao nhiêu kỷ niệm
    Năm tháng đẹp tươi vụt qua như chớp mắt
    Đã xa vời như cơn mơ, biết tìm lại chốn nao.
    )

    Nhạc Linh San là con gái duy nhất của vợ chồng Nhạc Bất Quần, Ninh Trung Tắc, nàng lớn lên cùng với phái Hoa Sơn và thường được đông đảo đệ tử phái Hoa Sơn gọi là Tiểu sư muội.

    Nhạc Linh San chính là mối tình đầu của Lệnh Hồ Xung. Mười hai năm về trước, Nhạc Bất Quần nhận một thằng bé không cha, không mẹ là Lệnh Hồ Xung vào làm đại đệ tử của phái Hoa Sơn. Lệnh Hồ Xung xem Nhạc Bất Quần như cha, Ninh Trung Tắc như mẹ, Nhạc Linh San như em gái. Vốn là người tứ cố vô thân, chàng trai này đã coi phái Hoa Sơn chính là ngôi nhà thực sự của mình. Khi Nhạc Linh San mới ba bốn tuổi, y đã bế bồng nàng hái hoa bắt bướm, làm cho nàng những đồ chơi. Lớn lên một chút Nhạc Linh San muốn hái sao trên trời. Nàng may những chiếc túi nhỏ bằng vải sa để họ Lệnh bắt đom đóm về bỏ vào túi, treo các túi chung quanh giường nàng ngủ để khi nào chợt mở mắt ra, nàng có thể thấy hàng trăm con đom đóm lấp lánh như ánh sao.

    Đến khi vào tuổi dậy thì, Nhạc Linh San đề nghị Lệnh Hồ Xung cùng nàng sáng tạo một kiếm pháp riêng. Họ rủ nhau xuống thác nước luyện kiếm, đặt tên cho đường kiếm là Xung – Linh kiếm pháp, một trò chơi của trẻ con. Oái ăm làm sao, trong Xung – Linh kiếm pháp này, Nhạc Linh San lại đề nghị đặt tên cho một chiêu thức nguy hiểm nhất là Nhĩ tử ngã hoạt (ngươi chết ta sống).

    Dù chưa ngỏ lời và ước hẹn, nhưng Nhạc Linh San và Lệnh Hồ Xung dường như đã ngầm hiểu tình cảm trong lòng nhau. Khi Lệnh Hồ Xung bị thương nặng gần chết bởi Đào cốc lục tiên, Nhạc Linh San đã bí mật lấy trộm bí kíp Tử hà bí lục của Nhạc Bất Quần đem cho Lệnh Hồ Xung luyện (và dẫn đến việc Lục Đại Hữu bị giết chết một cách mờ ám). Tình yêu của hai người này đã từng khiến tiểu ni cô Nghi Lâm bất chợt nổi cơn ghen khi nghe Lệnh Hồ Xung thao thao bất tuyệt kể về "Tiểu sư muội" của mình.

    Tình yêu của Lệnh Hồ Xung đối với Nhạc Linh San là một tình yêu đến si mê, trước sau Lệnh Hồ Xung
    vẫn luôn tìm cơ hội đối tốt với Nhạc cô nương bất cứ khi nào có thể. Có thể thông cảm cho anh ta không, đứa bé mồ côi cha mẹ được sư phụ sư mẫu đưa về nuôi dưỡng khi mới 12 tuổi. Ở đó y gặp cô tiểu sư muội xinh đẹp, hai người này bên nhau suốt thời thơ ấu, quãng đời đẹp nhất của cả hai. Lớn lên, đứa bé ấy yêu tiểu sư muội, tiểu sư muội cũng gắn bó, yêu thương y. Thật sự đã bao giờ cô bé ấy yêu đại ca của mình chưa ? Chỉ có Nhạc Linh San là trả lời được câu hỏi ấy.

    Rồi bi kịch của họ cũng đã tới, ngày định mệnh của phái Thanh Thành, của Nhạc Bất Quần và của Mộc Cao Phong, họ điên cuồng tranh giành một thứ không thuộc về mình : Tịch tà kiếm phổ. Nhưng tất cả đều không thể ngờ sự tranh đoạt của họ trên giang hồ, hệ quả mà họ để lại là bao nhiêu tang thương đổ nát, chồng chất bi kịch đến cả lớp hậu thế. Vẫn ước sao Linh San đừng tới Phúc Kiến, đừng gặp Lâm Bình Chi để rồi xảy ra cái ngày nàng ruồng bỏ Lệnh Hồ Xung. Suốt cả chiều dài tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, hình ảnh gây xốn xang nhất là chi tiết Nhạc Linh San bỏ Lệnh Hồ Xung lại một mình trên đỉnh Ngọc Nữ, nàng đi xuống núi vừa đi vừa hát bài dân ca Phúc Kiến “Chị em lên núi hái chè”. Nàng như một điều gì đó lung linh huyền ảo nhẹ nhàng đi qua cuộc đời Lệnh Hồ Xung, một giấc mơ đẹp mà y không thể nào níu kéo được.

    Khi Lệnh Hồ Xung nghe được câu ca rặt âm hường dân ca Phúc Kiến đó, y mới biết Nhạc Linh San đã hoàn toàn từ bỏ mình. Khúc sơn ca Phúc Kiến đã cuốn toàn bộ kỷ niệm tình yêu đầu đời của y trôi theo dòng nước lũ. Lệnh Hồ Xung chỉ còn biết đem niềm đau của mình kể hết cho Nhậm Doanh Doanh, vị bà bà bí ẩn trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương…

    Cái ngày Nhạc Linh San chết dưới mũi kiếm của Lâm Bình Chi, nàng có hối tiếc không? Tình yêu mà Nhạc Linh San dành cho Lâm Bình Chi mới là tình yêu thật sự, là tình đầu của nàng. Còn tình cảm mà Nhạc Linh San dành cho Lệnh Hồ Xung có lẽ chưa phải là tình yêu, nó chỉ là tình cảm bất chợt của người thiếu nữ đối với người con trai đã bên mình suốt thời thơ ấu.

    Theo Trần Mặc, sở dĩ Nhạc Linh San dù ban đầu yêu Lệnh Hồ Xung nhưng sau đó nhanh chóng yêu Lâm Bình Chi là do Lâm Bình Chi sau khi trải qua thảm kịch gia đình tan nát, tính cách thay đổi hẳn, trở nên hướng nội và thâm trầm khác với một Lệnh Hồ Xung tính tình không nghiêm túc và có phần "thiếu đứng đắn"... Chính tính cách của Lâm Bình Chi đã thúc đẩy sự thay đổi cách nhìn của Nhạc Linh San, từ vai trò người che chở biến thành toàn tâm toàn ý ngưỡng mộ. Sở dĩ như thế, nguyên nhân bên ngoài là Lâm Bình Chi muốn sớm báo thù rửa hận, chỉ chăm chăm học võ luyện công, luôn luôn học hỏi nàng, chứ không nghĩ ngợi gì khác. Nhưng càng như vậy càng kích thích ý muốn chinh phục của Nhạc Linh San, đồng thời cũng càng khiến nàng kinh ngạc phát hiện cái mới ở Lâm Bình Chi. Nguyên nhân sâu xa hơn, tính cách đó của Lâm Bình Chi vừa hay phù hợp tiêu chuẩn thẩm mỹ của Nhạc Linh San. Nói đơn giản, tính cách đó rất giống tính cách của Nhạc Bất Quần.

    Còn Lệnh Hồ Xung, chỗ mạnh của y là lòng ngay thẳng, là sống có tình nghĩa, là tâm hồn khoáng đạt bao dung. Chỗ yếu của Lệnh Hồ Xung là rượu. Chính vì chén rượu, Lệnh Hồ Xung bị gọi là gã bợm rượu thanh danh tàn tạ, là con người không biết phân biệt trắng đen phải trái khi kết giao với bọn tà ma. Tất nhiên, đó chỉ là nhận xét của những người đứng ngoài cuộc, còn bản chất của sự việc không phải như vậy. Mà Nhạc Linh San thì chưa bao giờ nhìn ra được bản chất ấy, nàng chỉ hiểu con người qua tiếng đồn, qua sự suy đoán. Và đó là con đường đưa nàng đến chỗ mất tất cả, mất đi món bảo vật là mối tình đầu trong sáng tươi đẹp để làm vợ một gã tiểu nguỵ quân tử.


    Thánh cô Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Doanh Doanh (Tiếu ngạo giang hồ)



    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 9

    Lục trúc hạng
    U kính trường
    Khiên thủ như ngọc
    Tịnh cầm vị quân trương
    Huyền thiêu lưu thuỷ tẩy khách sầu
    Mi gian tâm thượng
    Thiên thiên kết đinh hương
    Lộ triêm y
    Cổ tự lương
    Mạc lộng thanh tiêu
    Thử thanh tối đoạn trường
    Hắc Mộc nhai thượng thùy thành vương
    Tiếu ngạo giang hồ
    Hà phương cộng tử cuồng.


    (Ngõ Lục Trúc
    Con đường sâu thẳm
    Tay tiên một vẫy
    Cây đàn thanh tĩnh vì chàng mà so phím tơ chùng
    Dây đàn rung tựa dòng nước, gột rửa nỗi đau của chàng
    Dưới làn mi và trong trái tim
    Muôn ngàn đóa đinh huơng kết tụ
    Sương vương áo
    Nơi chùa lạnh vắng
    Chớ thổi tiếng tiêu trong
    Âm thanh ấy sao quá đau lòng
    Trên Hắc Mộc nhai mặc ai xưng vương bá
    Riêng ta cùng gã cuồng tiếu ngạo giang hồ.
    )

    Nhậm Doanh Doanh là một nữ ma đầu có quyền lực tối cao trong Nhật Nguyệt thần giáo. Nàng là con gái độc nhất của giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo Nhậm Ngã Hành, được người trong giáo phái này kính trọng gọi là Thánh Cô. Nhậm Doanh Doanh đem lòng yêu thương chàng trai Lệnh Hồ Xung của Hoa Sơn kiếm phái và vẫn luôn âm thầm dõi theo y suốt hành trình bôn tẩu giang hồ, khi hết thảy đồng môn và bạn bè danh môn chính phái đều xa lánh y.

    Nhậm Doanh Doanh là đứa con gái duy nhất của Nhậm Ngã Hành. Lão ma đầu Nhậm Ngã Hành vì mải mê luyện hấp tinh đại pháp nên bị Đông Phương Bất Bại bí mật ám toán, giam giữ trong hắc lao dưới Tây Hồ, khi đó nàng còn nhỏ nên đã không biết rõ câu chuyện. Để che mắt giáo chúng, Đông Phương Bất Bại đã phong cho Doanh Doanh chức vụ cao của Nhật Nguyệt thần giáo. Vì Doanh Doanh đối xử rất tốt với giáo chúng bên dưới, luôn cứu giúp họ (đặc biệt trong việc cầu xin Đông Phương Bất bại cấp cho họ thuốc Tam thi não thần đan) nên được các kì nhân dị sĩ Ma giáo đặc biệt kính trọng, tôn vinh là Thánh Cô.

    Nhậm Doanh Doanh luôn xuất hiện trước quần hùng võ lâm với sắc diện lạnh lùng tàn nhẫn của một thánh cô ma giáo, có võ công rất cao cường và đặc biệt giỏi âm nhạc. Nghịch với vẻ ngoài vô tình của nàng, sâu thẳm trong con người Doanh Doanh là một trái tim đầy mẫn cảm với tình yêu, một tâm hồn nghệ thuật nhạy bén và dễ dàng rung động trước cái đẹp, dù là vẻ đẹp tâm hồn của gã Lệnh Hồ công tử cách mặt với nàng chỉ qua một tấm rèm trúc, hay vẻ đẹp mỹ lệ của một khúc nhạc bi ai trong muôn trùng đau thương của cõi nhân sinh, trong khung cảnh giang hồ tàn khốc đẫm máu tanh hôi vạn dặm.

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 10

    Khi cùng với Lục trúc ông trú ẩn ở thành Lạc Dương, Nhật Nguyệt thần giáo Thánh Cô đã vô tình kết nghĩa tri âm với Lệnh Hồ Xung nhờ tài nghệ âm nhạc và được y tặng khúc phổ Tiếu ngạo giang hồ. Vì Lục trúc ông gọi Doanh Doanh là cô cô (sau này nàng tâm sự là do cha nàng Nhậm Ngã Hành là sư thúc của cha Lục trúc ông) nên khiến cho Lệnh Hồ Xung lầm tưởng nàng là một bà lão.

    Trong quãng thời gian Lệnh Hồ Xung dưỡng bệnh, Doanh Doanh đã dạy y chơi đàn khi y đường đột thỉnh cầu. Trong quá trình học đàn, Lệnh Hồ Xung vô tình thổ lộ về nỗi đau thầm kín trong lòng y với sư muội Nhạc Linh San và tình cảnh đơn độc khi bị sư phụ lẫn đồng môn khinh miệt xua đuổi. Khi hiểu cảnh ngộ và tâm sự trong lòng Lệnh Hồ Xung, người con gái lãnh huyết ngồi độc tấu tiếng đàn ai oán sau bức rèm trúc ấy đã thầm yêu y và ước mong cùng y cầm tiêu hợp tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ như lúc mới học đàn Lệnh Hồ Xung vô tình nói ra ý định này.

    Nhậm Doanh Doanh có một nhận định khá lạ lùng về tình yêu: hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai. Nàng đã có lối tỏ tình rất ma giáo: ra lệnh cho thuộc hạ hễ gặp Lệnh Hồ Xung ở đâu là giết ngay ở đó! Vì nàng nghĩ rằng làm vậy thì Lệnh Hồ Xung mới chịu ở bên cạnh nàng để nàng bảo vệ và chữa trị vết thương mãi mãi.

    Khi Lệnh Hồ Xung lang thang vật vờ trên giang hồ như một gã ăn mày với tình trạng bệnh tật tồi tệ, không ai có thể cứu được kể cả đại danh y lúc ấy là Bình Nhứt Chỉ, một mình nàng đã âm thầm theo dõi để giúp đỡ và trấn an Lệnh Hồ Xung. Doanh Doanh đã đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu những vết thương về thể xác và tâm hồn của chàng trai mà nàng mới gặp đã cảm thấy yêu mến. Giữa vùng hoang sơn dã lĩnh, nàng bắt ếch nướng cho Lệnh Hồ Xung ăn. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung kiệt sức, nàng đành cõng y lên chùa Thiếu Lâm nhờ Phương Chứng đại sư chữa trị và tự đem thân mình cho phái Thiếu Lâm cầm tù để đổi lấy sinh mạng của Lệnh Hồ Xung.

    Khi lành bệnh, hiểu ra được lòng thương yêu và đức hy sinh vô hạn ấy của Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung đã xúc động mà dẫn hết hào sĩ bàng môn tả đạo, trống rong cờ mở, lên chùa Thiếu Lâm quậy đòi thả Doanh Doanh ra. Chính hành động vô pháp vô thiên ấy của Lệnh Hồ Xung đã khiến Doanh Doanh cảm thấy lòng được an ủi và biết được sự hy sinh của nàng là không uổng phí. Họ yêu nhau nhưng trong lòng Nhậm Doanh Doanh biết Lệnh Hồ Xung vẫn chưa phai mờ hình ảnh của Nhạc Linh San. Nàng tuy lòng mang nặng tương tư với Lệnh Hồ Xung, nhưng vẫn cố gắng đối xử với Nhạc Linh San như một người bạn tốt. Doanh Doanh đã cứu Nhạc Linh San, đã động viên Lệnh Hồ Xung lắng nghe tâm trạng của sư muội trước khi lìa đời. Thẳm sâu trong con người của nữ tử ma giáo lãnh cảm giết người không ghê tay ấy lại sở hữu một trái tim nhân hậu của một thiếu nữ công bằng, một vẻ đẹp của một bông hoa không khoe sắc nhưng hương thơm lại khuynh đảo lòng người.

    Nhậm Doanh Doanh thông minh, bén nhạy. Nghe Lệnh Hồ Xung kể chuyện, nàng biết ngay y không phải là thủ phạm giết chết bạn đồng môn của mình, biết ngay là y bị sư phụ lừa dối. Chính nàng đã khám phá ra chiêu số võ công của Nhạc Bất Quần giống như chiêu số võ công của đệ nhất cao thủ lại cái Đông Phương Bất Bại, từ đó phán đoán ra Tịch Tà kiếm phổ là một phần của pho Quỳ hoa bảo điển - bộ võ công thái giám, và biết Nhạc Bất Quần đã dẫn đao tự cung (tự thiến bộ phận sinh dục) để luyện thành. Cũng chính nàng chứ không ai khác đã nhắc bảo cho Lệnh Hồ Xung biết rằng Nhạc Bất Quần là một gã ngụy quân tử. Doanh Doanh đã bóp mũi Nhạc Bất Quần, cho lão uống Tam Thi não thần đan, một loại độc dược mà ngoài Nhật Nguyệt thần giáo ra, không ai ở trên đời có thuốc giải được.

    Sau đoạn trường lưu lạc chốn giang hồ, người thiếu nữ cuối cùng mà Lệnh Hồ Xung vẫn khắc ghi hình bóng trong tim chính là Nhậm Doanh Doanh. Tình đầu có thể đẹp nhưng tình cuối lại là tình bất diệt, Doanh Doanh đã giữ được báu vật của mình, một viên ngọc trong đá mà Thánh Cô đã tìm ra được dưới thân xác của một gã bợm rượu bệnh tật, ốm yếu và rách nát giữa rừng trúc thành Lạc Dương. Chi tiết xúc động nhất của Tiếu ngạo giang hồ có lẽ không phải là hình ảnh cái chết bi thảm của Nhạc Linh San mà là hình ảnh Lệnh Hồ Xung và Thánh Cô ở trong động, bị Tả Lãnh Thiền và Lâm Bình Chi hãm hại. Khi cả hai lạc nhau, Lệnh Hồ Xung không còn giữ được bình tĩnh mà gào thét gọi tên Doanh Doanh để tìm nàng. Một người như y mà lúc ấy đã sẵn sàng giết hết tất cả những người trong động để tìm cho được người con gái ấy.

    Giấc mơ mà Lệnh Hồ Xung tỉnh dậy sau giấc ngủ dài là hình ảnh Thánh Cô cầm xâu ếch nướng vừa cười vừa bảo với y : "Ngươi quên ta rồi phải không ?"… Vĩnh viễn Lệnh Hồ Xung không bao giờ quên được Thánh Cô, bởi dù trong bi thương đau khổ họ vẫn mong được mãi mãi cùng nhau cất cao khúc ca Tiếu Ngạo - khúc ca đẹp nhất. Họ một lòng muốn hoàn thành tâm nguyện mà cả Lưu Chính Phong và Khúc Dương năm xưa vẫn chưa làm được khi ra đi trong lặng lẽ trên dãy Hành Sơn.

    Xem Tiếu Ngạo Giang Hồ, không khỏi cất tiếng cười chua chát cho cái sự đen - trắng của thế sự. Cái gì gọi là chính, cái gì gọi là tà ?


    Vương Ngọc Yến (Vương Ngữ Yên) – Thiên Long Bát Bộ


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 11

    Là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, nhân vật mà Kim Dung thường gọi là "thần tiên tỷ tỷ", hình ảnh hóa thân của pho tượng ngọc dưới đáy Cung Kiếm hồ ở Vô Lượng Sơn mà Đoàn Dự đã từng gặp. Vương Ngọc Yến là con gái ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần, người nước Đại Lý, với Vương phu nhân, thuộc họ Mộ Dung, người Tiên Ty.

    Nếu so sánh sắc đẹp, có lẽ nàng sẽ nằm trong những giai nhân đẹp nhất truyện Kim Dung với vẻ đẹp trong sang và kiều diễm. Có lẽ số phận của Vương Ngọc Yến thật sự đi đến bước ngoặt khi Đoàn Dự vì chạy trốn Cưu Ma Trí mà lạc đến sơn trang của nhà Vương tiểu thư, và cái anh “đồ gàn” ấy đã như bị mất hết hồn vía trước cái vẻ đẹp “như thần tiên” của cô. Để rồi cô cũng bị cuốn vào cái vòng xoáy đâm chém của võ lâm, cùng với Đoàn Dự trải qua bao thăng trầm. Dù lúc Vương Ngọc Yến yêu người biểu huynh Mộ Dung, trong trái tim cô, Đoàn Dự đã trở thành một người bạn cùng chung hoạn nạn. Đoàn Dự đã bao phen vào nguy hiểm để cứu Vương Ngọc Yến, để chỉ đổi lấy một nụ cười trên môi nàng. Hình như đó cũng là cơ duyên cho hai người để sau này họ thành một cặp uyên ương.

    Một đời Vương Ngọc Yến chỉ biết say mê Mộ Dung Phục, người anh em cô cậu của mình. Thế nhưng Mộ Dung Phục là một gã huênh hoang, khoác lác, gã chỉ say sưa giấc mộng phục hồi nước Đại Yên, sẵn sàng đạp đổ tất cả tình yêu, tình bạn bè, tôn kẻ thù làm cha, miễn là có thể lợi dụng được những hoàn cảnh để phục hưng Đại Yên. Ngược lại với Mộ Dung Phục, Đoàn Dự nước Đại Lý sẵn sàng đánh đổi tất cả các thứ trên đời, kể cả ngôi vị hoàng đế Đại Lý, để được kề cận bên Vương Ngọc Yến. Tình yêu xảy ra giữa ba nhân vật này là một quá trình rượt đuổi buồn cười.

    Vương Ngọc Yến là một cô gái không biết võ công, suốt ngày chỉ ngồi trong thư viện của nhà mình, đọc hết mớ võ học của các nhà, các phái. Cô trở thành một bộ “bách khoa toàn thư võ học” sống dù chẳng biết sử một chiêu thức nào. Một ngày nọ, cô trốn mẹ, cùng hai nữ tỳ A Châu, A Bích và anh chàng vương tử nước Đại Lý Đoàn Dự, đến nhà của A Châu giữa lòng Thái Hồ (Giang Nam) đi chơi.


    Lúc bấy giờ, có hai phe giang hồ hào sĩ đã đến chiếm nhà A Châu, định tìm một nhân vật là Mộ Dung Phục để trả thù. Phe thứ nhất do Diêu Bá Đương, trại chủ Tần gia trại ở Vân Châu, có một người bị giết, nghi là do Mộ Dung Phục ra tay. Phe thứ hai là phái Thanh Thành từ Tứ Xuyên xuống, mặc toàn y phục màu trắng, do Tư Mã Lâm chưởng môn cầm đầu.

    Cha của Tư Mã Lâm là Tư Mã Vệ bị giết bởi một chiêu Phá nguyệt chùy. Phá nguyệt chùy là thủ pháp độc đáo của Tư Mã Vệ. Phái Thanh Thành nghi là do Mộ Dung Phục giết bởi họ Mộ Dung nổi tiếng về thủ pháp “gậy ông đập lưng ông”, thường có thủ đoạn dùng chính võ công độc môn của phái đó để giết người phái đó.


    Tần gia trại nổi tiếng với Ngũ hổ đoạn môn đao. Vương Ngọc Yến nghị luận ngày trước Ngũ hổ đoạn môn đao có sáu mươi bốn thế, ngày nay con cháu làm thất truyền chỉ còn năm mươi chín thế. Phái Thanh Thành nổi tiếng với môn Lôi công oanh, gồm một chiếc dùi để đâm, một chiếc búa để gõ.

    Vương Ngọc Yến nghe bọn áo trắng xưng là phái Thanh Thành, cô nói ngay chữ Thanh có chín phép đánh, chữ Thành có mười tám phép biến hóa nhưng người đời sau đã làm thất truyền một số chiêu thức.

    Nghe cô nghị luận, cả Diêu Bá Đương và Tư Mã Lâm đều bội phục. Họ nghĩ nếu bắt được cô gái này đưa về phái mình thì vừa học được kiến thức võ công, vừa dùng làm con tin để o ép nhà Mộ Dung, bởi cô chính là em cô cậu của Mộ Dung Phục. Bề nào, họ cũng có lợi cho chuyến đi này.

    Trong bọn Thanh Thành, có Chư Bảo Côn là một cao thủ, võ công chỉ thua chưởng môn Tư Mã Lâm. Họ Chư có bộ mặt rỗ, tướng người xấu xí. Trại chủ Tần gia trại Diêu Bá Đương chế nhạo bộ mặt rỗ của Chư Bảo Côn, khiến Chư Bảo Côn điên tiết.

    Trong lúc nóng giận, hắn rút dùi và búa ra, dùng chiêu thức Lôi công oanh đánh vào Diêu Bá Đương. “Dùi tay trái nhắm thẳng ngực đâm tới, búa tay phải gõ vào chuôi dùi; một món ám khí bắn thẳng vào Diêu Bá Dương”- Kim Dung mô tả tư thế đánh của Chư Bảo Côn như vậy. Diêu Bá Đương hoảng quá, chụp ngay cái chân đèn bằng đồng để đỡ món ám khí này. Ám khí hóa ra là một cây cương châm (kim cứng).

    Thấy hai bên khích bác đi đến chỗ đánh nhau, Vương Ngọc Yến trách Diêu Bá Đương: “Đã là nam tử hán đại trương phu… thì khuôn mặt có đẹp hay không cũng chẳng quan trọng”. Cô lại quay sang khuyên Chư Bảo Côn: “Chư gia đừng làm vậy nữa, cái đó vô dụng rồi”.

    Cô phân tích cách phóng Thiên vương bổ tâm châm của Chư Bảo Côn rất bá đạo, nên bỏ đi đừng dùng tới nữa. Chư Bảo Côn cãi lại rằng hắn chỉ phóng Thanh phong đinh, ám khí độc môn của phái Thanh Thành chứ không phải là Thiên vương bổ tâm châm của phái Bồng Lai. Thế nhưng năm chữ “Thiên vương bổ tâm châm” đã lọt vào tai của bọn Thanh Thành khiến chưởng môn Tư Mã Lâm phẫn nộ.

    Vương Ngọc Yến tiếp tục nghị luận: “Hai phái Thanh Thành và Bồng Lai đời đời thù oán nhau. Việc mà Chư gia đang âm mưu, trước đây chưởng môn Hải Phong đã làm nhưng không thành công”. Chư Bảo Côn nghe Vương Ngọc Yến vạch ra nguồn gốc của mình, muốn dùng Thiên vương bổ tâm châm giết ngay Vương Ngữ Yên để bịt miệng.

    Thế nhưng cũng chính vì hành động đó mà Tư Mã Lâm biết ra Chư Bảo Côn, sư đệ thân tín của mình chính là một tay gián điệp do phái Bồng Lai “đánh” vào phái Thanh Thành. Có thể, hắn học hết chân truyền võ công của phái Thanh Thành đem về phục vụ cho tham vọng tiêu diệt Thanh Thành của phái Bồng Lai.

    Nguyên phái Bồng Lai đóng ở Sơn Đông, miền biển cực bắc (nước Lỗ cũ), phái Thanh Thành đóng ở Tứ Xuyên, miền núi cực tây (nước Thục cũ). Hai phái xa cách nhau hàng vạn dặm đường. Thế nhưng, bọn đệ tử hai phái gây thù chuốc oán với nhau nhiều lần; cả phái Thanh Thành và phái Bồng Lai đều có nhiều người chết.

    Để phòng tránh bọn gián điệp trà trộn vào nội bộ phái mình học lén võ công, phái Thanh Thành ra nghiêm lệnh không thu nhận người phương bắc (gồm các tỉnh Sơn Đông, Hồ Bắc, Sơn Tây, Hồ Nam, Thiểm Tây); chỉ được thu nhận đệ tử chính gốc người Tứ Xuyên. Phái Bồng Lai lại nghiêm ngặt hơn, chỉ thu đồ đệ người chính gốc Lỗ Đông tỉnh Sơn Đông; ngay đến người Sơn Đông ở Lỗ Tây, Lỗ Nam cũng không thu nhận.

    Ám khí độc môn của phái Thanh Thành là Thanh phong đinh; ám khí độc môn của phái Bồng Lai là Thiên vương bổ tâm châm. Nhìn bề ngoài khi tác chiến thì hai món ám khí này giống nhau nhưng cách vận thủ kình, khí thế thì khác nhau.

    Chư Bảo Côn trong lúc tức giận Diêu Bá Đương, đã sử thủ kình và khí thế của Thiên vương bổ tâm châm cho nên Vương Ngọc Yến nhìn ra hắn là đệ tử phái Bồng Lai dù hắn đã “nằm vùng” kín kẽ mười năm trong phái Thanh Thành.

    Khi Mộ Dung Phục sang nước Tây Hạ để dự lễ tuyển phu của Văn Nghi công chúa nước này, Vương Ngọc Yến chỉ sợ võ công của biểu ca mình cao cường, có thể làm rể Tây Hạ và phụ rẫy mối tình của mình. Cô đã nhờ Đoàn Dự ra tay viện trợ: dùng Lục Mạch Thần Kiếm danh tiếng của họ Đoàn đánh thắng Mộ Dung Phục, phá vỡ âm mưu làm rể Tây Hạ của Mộ Dung Phục. Nhưng rồi Mộ Dung Phục đánh cho Đoàn Dự lọt xuống đáy giếng và nói rõ tham vọng của mình cho Vương Ngọc Yến nghe rằng hắn chưa bao giờ thương yêu Vương Ngọc Yến cả. Cô gái tuyệt vọng, gieo mình xuống đáy giếng sâu. Và lạ thay, ở trên mặt đất thơm tho, dưới ánh sáng chói chang của mặt trời bao nhiêu năm mà Vương Ngọc Yến không nhìn ra tấm chân tình của chàng Đoàn Dự, thì chỉ trong chốc lát dưới đáy giếng sâu hôi hám tối tăm, Vương Ngọc Yến đã chấp nhận mối tình ấy. Và họ nguyện sống đời lứa đôi bên nhau.



    A Châu (Thiên Long Bát Bộ)


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 12

    Tiểu hiên song ngoại phong hám trúc
    Mộng hồi Yến Tử ổ
    Thập lý thuỷ tạ hoa thâm xứ
    Nguyệt lâm nhã trúc
    Y hi ngọc nhân cố
    Nhạn quan tương huề yên vũ lộ
    Tiếu ngữ giải sầu khổ
    Đa tình đồ lưu tái thượng hận
    Trường ta anh hùng
    Lệ mãn Tiểu Kính hồ.

    (Bên hiên nhỏ, gió hờn cành trúc ngoài song cửa
    Trong cơn mơ quay về Yến Tử ổ
    Mười dặm đình thuỷ tạ, chốn hoa nở thẳm sâu
    Bóng nguyệt soi cung đàn u nhã
    Thấp thoáng dáng người ngọc ngoảnh đầu
    Nắm tay chàng đi giữa mưa khói ải Nhạn Môn
    Cười nói tan sầu khổ
    Nỗi hận của khách đa tình vẫn vương trên ải vắng
    Trường than khóc kẻ anh hùng
    Cho lệ tràn hồ Tiểu Kính.
    )

    Có lẽ số phận đau thương nhất, bi kịch nhất trong hàng trăm nhân vật nữ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chỉ dành cho nhân vật A Châu. Tên thật của cô là Đoàn A Châu, con của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý và bà Nguyễn Tinh Trúc, người nước Tống. Mối tình ngoại hôn giữa hai người đã sinh ra hai cô gái xinh đẹp: Đoàn A Châu và Đoàn A Tử.

    Cũng có lẽ trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp, ta chưa bắt gặp nhân vật đàn ông, một người cha nào vô trách nhiệm và lăng nhăng như Đoàn Chính Thuần. Ngay đến hai đứa con gái của mình, ông cũng chẳng biết chúng được đặt tên gì. Nguyễn Tinh Trúc thấy đứa lớn thích mặc áo đỏ, đặt tên là A Châu; thấy con gái nhỏ thích mặc áo tía, đặt tên là A Tử. Cùng sinh ra một gốc nhưng A Châu và A Tử là hai tính cách khác biệt: A Châu dịu dàng, nhân hậu, chung tình bao nhiêu thì A Tử lại tàn bạo, ngang ngược, thủ đoạn bấy nhiêu. Do phải tránh né kẻ thù truy bức, Nguyễn Tinh Trúc phải đưa hai đứa con gái ra Nhạn Môn Quan tị nạn. Cho nên ba chữ "Nhạn Môn Quan" trở thành nỗi đau, sự lỗi lầm lớn trong tâm hồn Đoàn Chính Thuần, khiến Đoàn Chính Thuần phải chịu sự oan khuất lớn sau này dẫn đến cái chết của A Châu.

    A Châu gặp Kiều Phong tức Tiêu Phong, người nước Khất Đan, nguyên bang chúa Cái Bang Trung Hoa, trong một hoàn cảnh khá dặc biệt trên chùa Thiếu Lâm. Kiều Phong lên chùa Thiếu Lâm thăm lại người thầy của mình là Huyền Khổ đại sư, mục đích để xác nhận lại quá khứ của mình; A Châu lên chùa Thiếu Lâm là để đánh cắp bộ Dịch Cân kinh về tặng cho chủ nhân của cô là Cô Tô Mộ Dung Phục. A Châu có thuật cải trang thần tình, đã cải trang thành nhà sư Trí Thanh, lấy được bộ Dịch Cân kinh nhưng lại bị trúng một chưởng của các nhà sư Thiếu Lâm. Một chưởng đó có thể làm tan bia vỡ đá huống chi một thân thể mảnh khảnh của một cô gái mới mười tám tuổi cỡ A Châu. Kiều Phong đã nhanh trí ném ra một tấm gương đồng làm tấm nệm cản bớt kình lực của phát chưởng nhưng A Chấu vẫn bị thương nặng. Ông cứu A Châu, rời khỏi chùa Thiếu Lâm. Năm ấy ông ba mươi và A Châu chỉ mới mười tám tuổi.

    Không gặp nhau thì thôi, gặp nhau là đã có duyên phận; Kiều Phong nhất quyết phải cứu A Châu. Nhưng sức ông có hạn, lại không hiểu y lý, ông đành đưa A Châu về Tụ Hiền trang, nơi mà quần hùng Trung Nguyên đang hội họp bàn kế hoạch giết ông, một tên Khất Đan mọi rợ, để cầu cứu thần y Tiết Mộ Hoa chữa thương cho A Châu. Khi hiểu được tấm lòng Kiều Phong không ngại sinh tử, đưa mình vào đầm rồng hang hổ để cầu mong cái sống cho cô, A Châu mới nhận ra được rẳng trên đời này chưa có người đàn ông nào nặng tình nặng nghĩa như vậy. Sau khi gửi gắm A Châu, Kiều Phong cùng quần hùng Trung Nguyên ác đấu một trận. Ông bị thương và may mắn được một người bịt mặt cứu ra khỏi Tụ Hiền Trang, đưa về một sơn cốc.

    A Châu được Tiết thần y chữa lành vết thương. Cô bé mảnh khảnh vượt mấy ngàn dặm tìm về Nhạn Môn Quan giữa mùa tuyết phủ, chờ gặp Kiều Phong. Cô biết thế nào Kiều Phong cũng trở lại, đến bên phiến đá xưa nơi cha ông Tiêu Viễn Sơn trước khi chết đã dùng chỉ công ghi lại văn tự trên đó. Quả nhiên, Kiều Phong trở lại Nhạn Môn Quan đúng như trong một kịch bản đầy khát vọng mà mọi độc giả của Thiên Long Bát Bộ tức Lục Mạch Thần Kiếm truyện đều mong ước được nhìn thấy. A Châu nhào vào lòng Kiều Phong và khóc rưng rức vì hạnh phúc, vì hổ thẹn, vì tủi thân. Nhưng cho đến lúc ấy, Kiều Phong vẫn chưa biết được đó là sự biểu lộ tình yêu đầu đời thầm kín. Trọn cuộc đời ông ngoài chuyện chiến đấu, ông chỉ biết có bát rượu, không hề nghĩ đến nữ sắc. Ông lại mang mặc cảm mình là người Khất Đan - dân tộc hạ đẳng, trong khi Đoàn A Châu lại là người Trung Hoa - dân tộc thượng đẳng, nên ông không hề để ý đến tấm chân tình của A Châu. Tuy nhiên, giữa trời đất Nhạn Môn Quan đầy tuyết phủ, được làm bạn với một cô gái xinh đẹp dịu dàng và nhất là được nghe cô thỏ thẻ: "Sẽ cùng đại gia qua bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ
    . Nếu đại gia nhất định bỏ tôi mà đi, tôi quyết tâm nhảy xuống vực thẳm. A Châu này là người nói sao làm vậy!" thì ông mới hiểu rằng A Châu thương mình. Họ yêu nhau nhưng miệng chưa bao giờ nói ra chữ "yêu", vượt qua mấy ngàn dặm trở lại thành Biện Lương, trai vẫn giữ được lễ, gái vẫn giữ được băng thanh ngọc khiết.

    Do một lời vu cáo để trả thù riêng của Ôn Khang, Kiều Phong và Đoàn A Châu nhận lầm rằng Đoàn Chính Thuần chính là người chủ mưu đánh giết Tiêu Viễn Sơn - cha của Kiều Phong ngày trước tại Nhạn Môn Quan. Họ trở lại rừng Phương Trúc giữa lòng Thái Hồ, Giang Nam để Kiều Phong ước hẹn cuộc chiến đấu rửa thù với Đoàn Chính Thuần. Cả Kiều Phong và A Châu đều nguyện rằng sau cuộc trả thù này, họ sẽ sang bên kia Nhạn Môn Quan sống với nhau cuộc đời bình yên trên thảo nguyên Khất Đan, không chen chân vào cõi giang hồ nữa. Cho đến khi nhìn thấy A Tử có một miếng ngọc bội giống như miếng ngọc bội của chính cô, cô mới đau sót nhận ra rằng Đoàn Chính Thuần là cha; Nguyễn Tinh Trúc là mẹ và A Tử là em ruột cô.

    Nhưng khát vọng trả thù của Kiều Phong thì nặng như núi Thái Sơn, cô không biết xử lí ra sao. A Châu đã hóa trang thành Đoàn Chính Thuần, đến bên cầu giữa đêm mưa gió, chấp nhận cuộc chiến đấu rửa hờn của Kiều Phong. Kiều Phong chỉ đánh một chưởng và ông khám phá ngay ra điều khác lạ. Ông ôm địch thủ lên, gỡ bỏ hết những vật hóa trang và dưới ánh chớp của sét, ông nhận ra đó là A Châu, tình yêu của ông, cứu cánh hạnh phúc của ông. Cô tóm tắt lại cho ông hiểu mọi sự rồi tắt thở. Lần đầu tiên trong suốt mười sáu cuốn Lục Mạch Thần Kiếm truyện, tác giả Kim Dung mới để cho Kiều Phong khóc. Nuớc mắt ông hòa lẫn nước mưa, đẫm ướt người A Châu. Ông như điên như khùng, bồng cô gái thân yêu chạy suốt rừng Phương Trúc, gọi tên từng người, gọi Đoàn Chính Thuần ra giết mình để trả thù cho con gái. Nhưng chẳng ai đáp lời ông.

    Chương Kim Dung viết về chuyện đánh lầm vào A Châu giữa đêm mưa tầm tã và sấm chớp liên hồi có cái mức độ đau thương của lớp cuối cùng. Tác giả Kim Dung đã đẩy Kiều Phong đến độ chót của bi kịch, tước mất của ông nguồn sống, tình yêu và khát vọng về một đời du mục tầm thường trên thảo nguyên Khất Đan.

    A Châu đã chết, nhưng nàng còn sống mãi trong tâm hồn Kiều Phong, trong những chén rượu nồng. Chính điều đó đã đẩy Kiều Phong đối diện với nỗi cô liêu cùng cực. Những lời trăn trối trong nước mắt của A Châu như sợi dây trói ông vào cõi thế, mà ông luôn muốn tìm cách cắt bỏ đi. Nếu như 600 quyển kinh Đại Phẩm Bát Nhã chỉ là những lời chú giải cho một chữ Không trong tư tưởng Phật giáo đại thừa, thì mũi tên tự đâm vào ngực Kiều Phong nơi quan ải cũng chỉ là một lời chú giải cho những giọt nước mắt của A Châu.

    A Châu không đẹp rực rỡ, võ công không cao cường, mưu trí chẳng bằng ai, lại chỉ là một con hầu trong nhà Mộ Dung Phục. Nhưng cái đạo hiếu của cô, mối tình trong sáng của cô dành cho Kiều Phong, tâm hồn ôn nhu phương Đông của cô thì thật hiếm thấy. Để làm nổi bật A Châu, Kim Dung xây dựng nhân vật A Tử vô cùng điêu ngoa, xảo quyệt, tàn bạo. Chính vì thế mà A Châu rực rỡ. Kiều Phong một đời chỉ có A Châu, chỉ yêu A Châu và không thể yêu bất kỳ cô gái thứ hai nào trên thế gian, không muốn ôm bất cứ một người phụ nữ nào trên đời.

    Bi kịch tình hiếu A Châu - Kiều Phong trong Lục Mạch Thần Kiếm truyện là vô điều kiện và tuyệt đối. A Châu trở thành nhân vật mẫu mực, tượng trưng cho lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ phương Đông.



    Tiểu Siêu (Tiểu Chiêu) - Ỷ Thiên Đồ Long ký


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 13

    Lai như lưu thủy hề, thệ như phong
    Bất tri hà xứ lại hề, hà sở chung.

    (Chợt đến như dòng nước chảy,
    Rồi tàn như gió thoảng mau.
    Chẳng biết từ nơi nào đến,
    Và chẳng biết tàn nơi đâu.
    )

    Tiểu Siêu là cô gái chỉ có một nửa huyết thống Hán tộc, nửa còn lại thuộc huyết thống Ba Tư, nghĩa là cũng thuộc loại di địch dưới mắt nhìn của Hán tộc. Cha nàng là Hàn Thiên Diệp, người Hán; mẹ của nàng là Đại Ỷ Ty, thánh sứ nữ của Bái hỏa giáo Ba Tư. Tiểu Siêu thâm nhập Trung Hoa qua con đường tơ lụa lúc nàng mới 15 tuổi. Mẹ nàng nguyên là thánh sứ nữ, đáng lẽ phải giữ mình trong trắng để về Ba Tư lên ngôi giáo chủ, nhưng bà đã đem lòng yêu chàng trai Hàn Thiên Diệp, phản lại giáo quy của Bái hỏa giáo, đáng lẽ phải chấp nhận hình phạt lên giàn hỏa thiêu. Bà hóa trang thành một người đàn bà xấu xí tên là Kim Hoa bà bà. Tiểu Siêu phải làm một việc khó khăn để chuộc lỗi cho mẹ : tìm mọi cách thâm nhập Quang Minh Đỉnh của Bái hỏa giáo Trung Hoa và lấy cho được bộ Càn khôn đại nã di tâm pháp của Bái hỏa giáo - nhiệm vụ mà mẹ nàng không hoàn thành.

    Giống lai bao giờ cũng được thừa hưởng những nét ưu tú của cả cha và mẹ, nên Tiểu Siêu đẹp một cái đẹp rực rỡ đầy nữ tính ngay từ khi mới 15 tuổi. Nhưng Dương Tiêu, tả sứ của Minh giáo Trung Hoa, là một tay cơ trí, khó mà qua mắt được y. Cho nên, để đóng trọn vai trò con hầu của Dương Bất Hối, con gái Dương Tiêu, Tiểu Siêu đã phải làm một việc rất khó khăn : vờ ngây ngô và giả méo miệng làm xấu đi dung nhan của nàng trong suốt thời gian ở cạnh Bất Hối để tránh cặp mắt ngờ vực của người xung quanh. Những lúc chỉ có một mình, nàng cẩn thận nghiên cứu tất cả lý thuyết về âm dương, bát quái trận đồ nhưng chẳng bao giờ hé lộ lấy một lời. Thời gian trôi qua, cha con Duơng Tiêu bắt đầu nghi ngờ nàng là một mĩ nhân tinh ranh đội lốt một con hầu ngờ nghệch, đã mang dây xiềng để quấn chân nàng khiến Tiểu Siêu đi đến đâu là phát ra tiếng dây xiềng leng keng đến đó. Nhiệm vụ của Tiểu Siêu là một nhiệm vụ cực kì gian nan nhưng nàng vẫn âm thầm chịu đựng, và nàng đã phát hiện ra được đường hầm trên Quang Minh Đỉnh.

    Khi Trương Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh giáo, việc đầu tiên của y là hứa sẽ tháo xiềng khóa cho Tiểu Siêu. Nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn, Trương Vô Kỵ tìm ra đường hầm, tìm được Càn khôn đại nã di tâm pháp và khai triển thần công đẩy được hai cánh cửa đá để bảo toàn lực lượng Minh giáo của Trung Hoa.

    Tiểu Siêu trở thành con hầu của Trương Vô Kỵ, nàng âm thầm thương yêu Trương Vô Kỵ. Cũng như Triệu Minh, Trương Vô Kỵ đi đến đâu, Tiểu Siêu đi đến đó, và nàng đã không ngại cầm cờ Minh giáo để chỉ huy năm đội ngũ hành kì chống đỡ không cho quân Nguyên xông vào bắt giết những thủ lĩnh của Minh giáo. Tiểu Siêu sẽ không bao giờ nói rõ thân phận của mình cho Trương Vô Kỵ biết nếu không có ngày nàng tình cờ gặp lại mẹ mình đang bị đưa lên giàn hỏa thiêu của Bái hỏa giáo Ba Tư. Để cứu mẹ, nàng không còn cách nào khác là phải lộ diện thân phận với Trương Vô Kỵ và nói rõ với các Bảo Thụ vương Ba Tư rằng nàng vốn là trinh nữ, sẵn sàng thay mẹ về Ba Tư lên ngôi nữ giáo chủ Bái hỏa giáo. Nàng thổ lộ cho đến khi những người Ba Tư chấp thuận và quỳ xuống tung hô thì Vô Kỵ mới sững sờ biết rằng con hầu của mình chính là thánh sứ nữ của Bái hỏa giáo Ba Tư.

    Lần cuối cùng được ở bên cạnh để thay áo, dóc tóc cho Trương Vô Kỵ, Tiểu Siêu mới nói thật tình yêu đơn phương của mình dành cho họ Trương và nhiệm vụ bấy lâu của nàng trên Quang Minh Đỉnh. Họ ôm nhau, hôn nhau, nước mắt của nàng chảy dài ướt đẫm vạt áo Trương Vô Kỵ. Năm đó, Tiểu Siêu mười tám và Vô Kỵ mới hai mươi hai. Trường đoạn Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kỵ trên biển
    tràn đầy xúc động. Tiểu Siêu quay mặt về hướng Ba Tư, đi theo con đường tơ lụa. Trương Vô Kỵ chỉ còn biết trông theo, tưởng như tiếng khóc âm thầm của nàng còn vọng đâu đây trong tiếng gió, tiếng sóng.

    Trong số những người phụ nữ đi qua cuộc đời của Trương Vô Kỵ, người mà y yêu thương nhất có lẽ là Tiểu Siêu. Nàng cũng là mẫu người tình trong mộng của Trương Vô Kỵ hay phần lớn đàn ông. Tuy nhiên, vì sao nàng đã không có được một kết thúc đẹp bên người yêu dấu ? Tiểu Siêu có thật sự thích hợp với Trương Vô Kỵ hay không ?

    Tiểu Siêu có thể lặng lẽ chăm sóc từng bữa ăn giấc ngủ cho Trương Vô Kỵ như một người vợ hiền nhưng nàng lại không thể đưa ra quyết định Trương Vô Kỵ nên đi đâu. Nàng có thể đưa ra lời khuyên hoặc hết lòng động viên y lúc khó khăn nhưng không thể có được sự khôn khéo và đầu óc chiến lược như của Triệu Mẫn, có thể cùng Trương Vô Kỵ chung vai sát cánh đối đầu với những cạm bẫy và lòng dạ hiểm ác của người đời. Nhược điểm của Trương Vô Kỵ là hay nhẫn nhịn, quá nhu nhược nên trở thành khù khờ trong tình yêu, thiếu quyết đoán trong con đường sự nghiệp của đời mình. Người phụ nữ sát cánh bên y cần mạnh mẽ, có chủ kiến và tính cách độc lập mới đủ sức mang lại hạnh phúc vẹn tròn, hỗ bổ tương tác.


    Ân Tố Tố (Ỷ Thiên Đồ Long ký)

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 14

    Ân Tố Tố là con gái của Ân Thiên Chính, giáo chủ Bạch Mi Giáo (hay Thiên Ưng Giáo), một tà giáo hoạt động trên sông Trường Giang. Bản thân cô cũng là một đường chủ - Tử Vi đường chủ. Ân Tố Tố là một cô gái giết người không gớm tay : chính cô đã giết chết 72 người trong Long Môn tiêu cục, bởi tiêu cục này không hoàn thành hợp đồng đưa Dư Đại Nham (đang bị thương) về trao trả cho phái Võ Đang. Nữ ma đầu này có nụ cười rất lãng mạn, say đắm lòng người. Kim Dung không trực tiếp mô tả nhan sắc của cô, mà chỉ thuật rằng khi mới gặp cô, hai kiếm khách của phái Côn Luân là Tương Đào và Cao Tắc Thành đã gần như đứng tim, líu lưỡi. Rồi họ sinh ra đánh nhau, đâm chém thật tình như hai kẻ thù không đội trời chung.

    Ân Tố Tố và Trương Thúy Sơn, đệ tử thứ năm của phái Võ Đang, gặp nhau trong tình huống khá lạ lùng : Trương Thúy Sơn vâng lệnh thầy xuống bảo vệ cho gia đình của Đỗ Đại Cẩm, tổng tiêu đầu của Long Môn tiêu cục trong khi Ân Tố Tố lại hóa trang như Trương Thúy Sơn để giết chết 72 mạng của tiêu cục này và một số đệ tử khác của phái Thiếu Lâm. Cho nên món nợ của vụ huyết án đó tất cả đều trút lên đầu của Trương Thúy Sơn. Trương Thúy Sơn gặp nữ sát thủ tàn nhẫn này lần đầu tiên dưới tháp Lục Hoà, bên sông Tiền Đường. Lối bày tỏ tình yêu của Ân Tố Tố rất lạ : cô đập mạnh cho ba mũi Mai hoa châm đâm sâu vào cánh tay trắng như tuyết của mình để được Trương Thúy Sơn dùng nội công tâm pháp của phái Võ Đang chữa trị. Trương Thúy Sơn là đệ tử danh môn chính phái, rất căm thù Bạch mi giáo nên không muốn gần gũi Ân Tố Tố. Nhưng hoàn cảnh đã nối kết họ lại với nhau : hai người đi Vương Bàn Sơn để dự lễ dương đao Đồ Long lập oai của Bạch mi giáo; Tạ Tốn đã đến cướp đao nhưng không nỡ giết họ đi nên đã bắt cóc và buộc họ đến Băng Hỏa đảo với lão để giữ bí mật về Đồ Long đao. Chính Ân Tố Tố vì cứu Trương Thúy Sơn nên đã dùng kim châm bắn mù đôi mắt của Tạ Tốn. Họ trốn lên Băng Hỏa đảo, ăn ở với nhau và sinh ra chàng Trương Vô Kỵ.

    Khi họ sống thành lứa đôi, Ân Tố Tố đã tỏ ra là một hiền phụ biết vâng lời dạy bảo của chồng, bỏ hết những ác nghiệp ngày trước. Lòng hy sinh của cô dành cho chồng mình là vô hạn. Cho nên, khi sáu đại môn phái lên núi Võ Đang ép buộc vợ chồng cô phải nói ra chỗ ẩn nấp của Tạ Tốn để bọn họ đi tìm đao Đồ Long, Trương Thúy Sơn đã tự sát và Ân Tố Tố cũng chết theo chồng. Đoạn văn mô tả cái chết của vợ chồng Trương Thúy Sơn - Ân Tố Tố là một khúc ca bi tráng, thể hiện một cách tuyệt vời bi kịch tình yêu của tiểu thuyết Kim Dung. Năm ấy, Ân Tố Tố mới ngoài ba mươi, con trai của cô - Trương Vô Kỵ chỉ mới lên mười. Cái chết của Ân Tố Tố đã mở ra một thế giới mới : thế giới của tình yêu Trương Vô Kỵ - Triệu Minh.



    Bạch A Tú (Hiệp khách hành)

    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 15

    Bạch A Tú là con gái của Bạch Vạn Kiếm, cháu nội của Bạch Tự Tại, chưởng môn phái Tuyết Sơn. Năm 12 tuổi, nàng bị một tên mặt trắng là Thạch Trung Ngọc lột hết áo quần, cột chặt tay chân nàng lại để dở trò đồi bại đến nỗi A Tú giàu lòng tự trọng phải gieo mình xuống vực sâu của Tuyết Sơn trùng điệp để rửa nhục cho mình. Khi mọi người bắt được Thạch Phá Thiên mà cứ yên chí đấy là tên phản đồ, tên dâm tặc Thạch Trung Ngọc. Thì chỉ có đôi mắt xinh đẹp của Bạch A Tú mới nhìn ra được: "Người này không phải là tên phản tặc ấy". A Tú đã có cái trực giác tuyệt đối đúng mà những người trưởng thành, đến cả Mẫn Nhu - mẹ đẻ Thạch Phá Thiên - cũng không có được.

    Tuy chỉ 15, 16 tuổi nhưng nàng đã tự khẳng định mình là một nhân vật nhìn xa trông rộng. Thấy bà nội mình dạy cho Sử Ức Đao (biệt danh mới đặt của Thạch Phá Thiên) học Kim Ô đao pháp, Bạch A Tú đã trầm ngâm suy nghĩ. Cha nàng là Bạch Vạn Kiếm (đánh ra chục ngàn thế kiếm) làm sao chống chọi nổi với gã bạn Sử Ức Đao (sử dụng một trăm nghìn thế đao). Môn phái của nhà nàng là môn phái Tuyết Sơn - núi tuyết mà đánh nhau với phái Kim Ô - mặt trời thì chỉ có tan tành vì mặt trời lên tỏa sức nóng thì núi tuyết phải chảy tan thành nước. Quả đúng vậy, đao pháp của anh bạn nhỏ Thạch Phá Thiên toàn là những chiêu thức khắc tinh của kiếm pháp phái Tuyết Sơn của cha và ông nàng.

    Chính vì đoán ra những điều ấy mà Bạch A Tú đã xin anh bạn nhỏ ngày sau dung tha cho ông nội và cha của mình và dạy cho anh bạn nhỏ chiêu Bàng xao trắc kích : chém bên trái một đao, bên phải một đao, trên một đao, dưới một đao rồi giữ đao dứng lại khen ngợi địch thủ một câu, rồi đề nghị địch thủ bãi chiến để bảo toàn danh dự cho địch thủ. Thạch Phá Thiên làm đúng như lời dạy của cô gái, y thắng tất cả các cuộc thi đấu nhưng những địch thủ của họ Thạch vẫn mang ơn y về thái độ rộng lượng, tâm hồn phóng khoáng.

    Mười sáu tuổi, A Tú tiễn Thạch Phá Thiên và ông mình ra biển để nghiên cứu pho võ công Hiệp Khách Hành. Nàng chỉ nói với Thạch Phá Thiên: nếu y không trở lại, nàng tự khắc kết liễu dưới lòng biển sâu vì y là nơi duy nhất mà nàng còn có thể nương tựa vào.



    Quách Tương (Thần điêu hiệp lữ)


    Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 16

    Bán can nguyệt
    Nhất xuyên tuyết
    Phong Lăng độ khẩu phỏng hiệp khách
    Giang san bạn quân khoát
    Vân tịch mịch
    Thuỷ tịch mịch
    Hành tẫn tà dương độc ngâm ca
    Vị thùy lệ doanh tiệp ?

    (Trăng lên lưng chừng
    Trên sông tuyết phủ
    Nơi bến đò Phong Lăng tìm hiệp khách
    Chốn núi sông phóng khoáng kết bạn với chàng
    Mây hắt hiu
    Nước lặng im
    Một mình ngâm nga, đi dưới ánh tà dương
    Vì ai lệ hoen mi ?
    )

    Quách Tương là nhân vật xuất hiện mãi gần cuối tiểu thuyết Thần Điêu Hiệp Lữ. Nàng cũng xuất hiện trong phần đầu của bộ truyện tiếp theo Ỷ Thiên Đồ Long Ký.

    Quách Tương là con gái thứ hai của cặp vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung nhưng nàng kém chị mình - Quách Phù tới gần mười tám tuổi. Quách Tương còn có một người em trai song sinh là Quách Phá Lỗ. Cái tên Tương là do mẹ nàng, Hoàng Dung đặt cho theo tên toà thành họ đang trấn giữ, Tương Dương. Quách Tương ra đời vào giữa lúc quân Mông Cổ đang tấn công thành Tương Dương. Nàng được cặp vợ chồng Dương Quá, Tiểu Long Nữ bao bọc, bảo vệ, được uống sữa báo qua ngày để lớn lên. Trải qua nhiều lần gặp sóng gió trong tay của Lý Mạc Sầu và trong Cổ Mộ, nàng mới chính thức quay về trong vòng tay của mẹ.

    Có lẽ do khi vừa lọt lòng, cô gái Tiểu đông tà này đã phải gặp nhiều cảnh hung hiểm kỳ lạ, bị nữ ma đầu Lý Mạc Sầu bắt đi, lại được Dương Quá cứu thoát, lại phải uống sữa báo để sống nên tính tình nàng mười phần cổ quái. Quách Tương khác hẳn với cô chị Quách Phù vừa ích kỉ, vừa ngu đần lại vừa đỏng đảnh mà có lẽ hành động ngu ngốc nhất của cô ta là làm cho Dương Quá trở thành người tàn tật.

    Sau nhiều năm Quách Tương gặp Dương Quá, khi này đã trở thành Thần Điêu Đại Hiệp nổi tiếng. Nàng nhanh chóng say mê phong thái và võ công của chàng. Nàng theo Dương Quá đi bắt Cửu Vĩ Hồ Ly, được Dương Quá chu đáo tổ chức sinh nhật, được y cứu khi bị quốc sư Mông Cổ Kim Luân Pháp Vương bắt. Tuy vậy Dương Quá chỉ một lòng chờ đợi Tiểu Long Nữ, không dám để tâm đến tình cảm của nàng, nàng tuy buồn vì mối tình đơn phương nhưng khác với tình yêu ích kỷ ngu xuẩn của chị mình dành cho Dương Quá, trong lòng nàng thật tâm mong Dương Quá và Tiểu Long Nữ có thể sống hạnh phúc bên nhau.

    Quách Tương tuy mang tính cách ngây thơ xen lẫn cổ quái nhưng lại là một người rất hiểu chuyện. Khi rơi vào tay quân Mông Cổ, đại quân đã cột nàng trên cao và ép Quách Tĩnh phải chọn lựa giữa nàng và thành. Quách Tĩnh trong tình thế bất đắc dĩ vẫn phải đặt dân lên hàng đầu mà quyết định chọn thành, không thể vì tình riêng mà để mấy mươi vạn bách tính bị thảm sát. Quách Tương nghe Quách Tĩnh nói đã không oán trách phụ thân mà chỉ gật đầu chịu trận. Sau cùng may mắn nàng đã được Dương Quá kịp thời đến sử dụng Ám nhiên tiêu hồn chưởng đả bại Kim Luân Pháp Vương nên thoát nạn. Cảnh ba chị em Quách Phù, Quách Tương và Quách Phá Lỗ ghé vào quán rượu ven đường đã làm nổi bật nét tương phản sâu sắc giữa hai chị em. Trong khi cô chị Quách Phù luôn muốn giữ phong cách lạnh lùng khinh khỉnh "ta đây" của một "đại gia chi nữ" giữa đám phàm phu tục tử trog một quán rượu bình dân, thì cô em Quách Tương lại vui vẻ cởi cành thoa ngọc đem cầm cho chủ quán để đãi tất cả thực khác xa lạ uống rượu giữa trời tuyết đổ.

    Sau này khi Dương Quá lui khỏi võ lâm, cùng vợ mình là Tiểu Long Nữ ra đi sống ẩn dật rồi tuyệt tích giang hồ từ đó, Quách Tương bỏ ra suốt gần hai mươi năm trường đi tìm kiếm Dương Quá và Tiểu Long Nữ nhưng cơ duyên đã không đến với nàng. Nàng không bao giờ còn gặp lại đôi vợ chồng này nữa.

    “Thực ra, dẫu ta có kiếm được y, thì cũng để làm gì? Chẳng càng thêm buồn khổ, thêm sầu não? Y đi xa xôi biệt tăm biệt tích chẳng tốt hơn ư? Đã biết rằng đi tìm y có khác gì đi tìm hoa trong gương, trăng dưới nước, nhưng sao ta vẫn cứ nghĩ đến, vẫn muốn đi tìm” - Năm 40 tuổi, không còn hy vọng trong cuộc tìm kiếm, Quách Tương bỏ lên núi Nga Mi và bà đã lập ra võ phái Nga Mi, trở thành vị tổ sư đầu tiên của môn phái này.

    Sưu tầm ​
    (kimdung.chungta.com)
     
  2. Jal Thành Viên Bạch Kim

    đọc hay wá!! có nhiều nhân vật nghe tên hoài nhưng chưa xem wa film. Thích nhất Tiểu Long Nữ và A Châu
     
  3. hoangyaoshi Thành Viên Cấp 2

    vote 1 vé cho A Châu và Song Nhi,cũng là 2 nhân vật nữ tui ngưởng mộ nhất Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung
     
  4. sieutamdodoc Thành Viên Cấp 4

    còn mình thì hai nhân vật này thích xem nhất Hoàng Dung thông minh tài trí và Vương Ngữ Yên tuyệt sắc giai nhân.
     
  5. Harry_nhat Thành Viên Cấp 6

    thanks,vote tiểu long nữ
     
  6. mi nhon Thành Viên Mới

    Mình thích Hoàng Dung nhất, thông minh, lanh lẹ và có phần láu cá :smile:
     
  7. Dung Pham Thành Viên Cấp 5

    Vote một phiếu cho Đông Phương Bất BẠi luôn nà Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung - 3
     
  8. Trần Hạo Nam Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Một vé cho Mẫn Mẫn, ở bên cạnh cô nàng này chắc thú vị lắm :smile:
     
  9. marsupikachu Thành Viên Cấp 3

    còn thiếu Nghi Lâm và A Tử nữa bro ơi
     
  10. XuanThuyC Thành Viên Cấp 4

    Biết chon ai bây giờ! Chọn vợ cũng khổ ghê!
     
  11. tat.haiyen Thành Viên Cấp 3

    cái cuối cùng sai rồi, chặt tay Dương Quá là con quỷ Quách Phù chứ ko phải Quách Tương, bro nhớ lộn rồi, ghét con QP nhất
     
  12. Chuotnhat3 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    em nào cũng tuyệt!
     
  13. big.zero Thành Viên Bạch Kim

    1 vé cho Lý Mạc Sầu nhoa :x
     
  14. zhuynkylai Eye it Try it Buy it

    Cô Long của lòng em!!! 1 vé!
     
  15. binhga113 Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    rất thích những tác phẫm của KD , nhưng chỉ thích Đát Kỷ thui (ko pải của kD)
     
  16. Nho Mỹ No Money, No Honey

    thích triệu mình + song nhi + tiểu siêu + tiểu long nữ. Có lẽ một phần những diễn viên đóng đều đẹp + mẫu con gái này xứng đáng để kết trọn trăm năm (nguyện theo chồng chân trời góc bể, ko quản điều gì, biết gạt bỏ cái tôi của mình - đàn ông rất cần ng phụ nữ biết như vậy ).
    ghét nhất bà Hoàng Dung - mặc dù thông minh lanh lẹ nhưng phảng phất nét gì gian gian + loại phụ nữ này ko thích ( KD rất hay khi cho nv này lấy QT,đúng là bù trừ cho Quách Tĩnh)
     
  17. 2tay2sung Thành Viên Cấp 4

    vote hết lun được không Những mĩ nhân nổi tiếng trong tác phẩm của Kim Dung
     
  18. bemyvn87_2 Thành Viên Cấp 3

    Lý mạc sầu ..... chung tình nhất thế gian !
     
  19. hoa_si09 Thành Viên Vàng

    ko ưa Quách Tương & Chu Chỉ Nhược... 2 người tính cách lãng nhách...

    Tiểu Siêu - thông minh tài sắc vẹn toàn, tiếc là ko được hạnh phúc như mấy người đẹp kia
     
  20. Leo_5s no pain - no gain

    ai cũng xinh, và mỗi người 1 vẻ!
     

Chia sẻ trang này