Tìm kiếm bài viết theo id

Truy tìm những vật linh thiêng

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi mamay, 10/1/08.

ID Topic : 80019
Ngày đăng:
10/1/08 lúc 13:51
  1. mamay Thành Viên Cấp 2

    Tham gia ngày:
    18/11/07
    Tuổi tham gia:
    16
    Bài viết:
    364
    Trong quá trình nhiều năm đi khắp đó đây… Đại Hồng Cát đã gặp rất nhiều chuyện ly kỳ, thú vị mà giờ đây ĐHC xin viết lại cho quý vị đạo hữu xem chơi với mục đích duy nhất là để góp vui và trao đổi kiến thức, học hỏi với các bậc thầy, các đạo hữu…

    ĐHC xin thay đổi tên một số địa chỉ, tên người, viết tắt tên một số địa danh quan trọng….mong quý vị đạo hữu thông cảm.

    Phần I : Linh Phù Công Chúa

    Câu chuyện đầu tiên mà ĐHC xin kể cho quý vị nghe là chuyến đi xuống Cần Giờ cách đây khoảng hơn 18 năm.
    Nhìn chung Cần Giờ không phải là một vùng đất đơn giản, có thể nói :
    “Đất Cần Giờ tưởng hiền nhưng dữ
    Người Cần Giờ tưởng dữ nhưng hiền”
    Tuy là đất mới bồi đắp nhưng quá trình hình thành của nó có lẽ đã được hàng mấy ngàn năm rồi., nơi đây có ẩn chứa rất nhiều bí mật mà hầu như chưa được mấy ai khám phá.
    Nhóm người bao gồm ĐHC và NGƯỜI BẠN trong chuyến đi này chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Đồ vật bao gồm các dụng cụ đo đạc, quan trắc, dụng cụ đào, thức ăn khô, quần áo và chiếc honda cup78, lên đường vào khỏang 5h sáng.Đường đi Cần Giờ thời điểm này còn rất xấu, lầy lội, những cây đước mới vừa trồng còn rất nhỏ, qua phà Bình Khánh, đến nơi cảm thấy là rất mệt mỏi.
    Địa điểm mà ĐHC lựa chọn trong lần này là xã A, lúc đó cả xã chỉ khỏang hơn 200 nóc nhà lá nghèo xơ xác. Tay trưởng CA xã xem ra khá dễ chịu khi có khách xuống thăm, đặc biệt là sau chầu nhậu chào sân tại cái quán duy nhất trong xóm. Anh ta còn niềm nở mời ĐHC trọ tại nhà anh ta vì “ vừa an toàn, vừa rộng rãi”.
    Sau những “thủ tục đầu tiên” chộn rộn, ĐHC được chủ quán dẫn đến nhà một người được xem là có máu mặt nhất xóm. Căn nhà lá nằm gần cuối làng, ven bờ biển. Sừng sững trước cửa nhà là một người đàn ông vô cùng lực lưỡng, cao trên mét tám. Ngực anh ta to như tấm phản, trên đó có xăm đủ 5 ông phật cực kỳ tinh xảo ẩn hiện trong các đám mây. Hai tay là hai con rồng uốn lượn mà nét đẹp của nó trong các quý vị có ai từng được thấy hình xăm rồng của các chiến binh Lôi Hổ ngày xưa cũng còn phải chào thua….Nhìn thấy là đã ớn lạnh, quả thực phen này ĐHC đã chạm phải cao thủ chơi bùa 5 ông đích thực…! Thế nhưng, người đàn ông lực lưỡng còn gọi là “anh Năm” xem ra chẳng là cái đinh gì khi đứng cạnh “anh Ba”. “anh Ba” chồm chỗm ngồi trên tấm ván ngựa, to như một quả núi, cái áo hoa hòe mặc trên người anh Ba đích thực là cái áo của người Miên. Nhìn xuống tấm ván ngựa, ĐHC mới hết hồn….tấm ván đen trùi trũi, óng ánh sắc đỏ, dày cỡ gần hai tấc, bề ngang phải tới một mét rưỡi, dài ước chừng hơn ba mét. Hai tấm ván xếp cạnh nhau chiếm muốn hết cả gian nhà, phía xa xa là cái tủ thờ đen sì (bằng gỗ mun là cái chắc) hoa văn khảm xà cừ 7 màu lấp lánh…chỉ với 2 món đồ gia bảo này thôi , ở cái xóm nghèo khổ này hiển nhiên vị trí Đại ca của “anh Ba” đã được khẳng định.
    - Chú em có cần gì cứ nói với anh, công việc gì đó của chú cần bao nhiêu người làm? Cứ từ từ rồi tính…còn hôm nay chú và mấy người bạn uống với anh vài ly…..có thằng đệ của anh (chỉ anh Năm) mai cho nó theo giúp các chú.
    Sau chầu rượu với con gà luộc, ĐHC như mơ như tỉnh, anh Ba kêu một thanh niên khá gày gò lên giới thiệu :
    - Thằng nhỏ này là con anh, 17 tuổi, anh mới vừa cưới con vợ thứ ba cho nó….con Gái đâu rồi, ra đây biểu coi,…con nhỏ này mới vừa 16 tuổi, siêng năng , chịu khó nên anh cưới nó về để nhà có thêm người làm…..
    ĐHC thấy cô bé này cũng xinh ra phết, hai mắt đen lay láy, mới 16 tuổi đầu đã đi làm vợ người ta nhưng vẫn không giấu được nét ngây thơ của một cô bé, nhìn xa xa còn thấy lấp ló đằng sau vài người đàn bà nữa, chắc đều là vợ của cậu con “anh Ba”. Xem ra “anh Ba” quả là một ông trùm đích thực.
    Nãy giờ ĐHC quên mô tả nhân diện của “anh Ba”. Đó là gương mặt của một người có cân nặng khoảng 150 kg, đỏ như con gà chọi, gắn trên nó là hai con mắt hùm hụp, cái miệng mỏng quẹt với hai mép trễ……tóm lại đó là cái mặt có thể khiến người đối diện phải khiếp vía. Xem ra chuyến đi này của ĐHC không phải là dễ dàng rồi.
    Sáng hôm sau, sau khi mướn chiếc ghe của “anh Ba”, cùng với khoảng 6 người bao gồm “anh Năm”,…Tư râu, Ba Đen và 3 người nữa, ĐHC cùng Người Bạn bắt đầu lên đường.
    Vùng đất Cần Giờ có rất nhiều gò đất cao nổi trên sông mà người ta gọi là Giồng, ví như Giồng Đỏ, Giồng Am, Giồng cá Trăng ông Hàn, Giồng cá Vồ……có khỏang vài chục cái giồng như vậy. Vị trí đầu tiên mà ĐHC cùng Người Bạn lựa chọn tạm đặt tên là Giồng A.
    Phụ trách chèo ghe là “anh Năm” và Tư Râu, “anh Năm” chèo lái còn Tư Râu chèo mũi. Tư Râu dáng người tầm thước, có bộ râu quai nón nom như cao bồi miền Viễn Tây, mũi y rất cao, còn cặp mắt sắc lạnh nom khá đáng sợ. Vợ con Tư Râu đi vượt biên đã chết cả ngoài biển, một mình y bơi được vào bờ, hiện giờ y về đầu quân với “anh Ba”. Còn Ba Đen thì đúng như tên gọi của y, đen trùi trụi. Người Cần Giờ hầu như ai cũng đen, nhưng Ba Đen xem ra là đen hơn cả…nhìn y không khác gì hòn than là mấy. Ba Đen người nhỏ con nhưng rất rắn chắc, vợ y đã chết, để lại y hai đứa con một trai một gái. Hiện giờ y cũng là đệ tử của “anh Ba”. Còn 3 người còn lại chỉ là dân chài trong xóm, xem ra không có gì đáng kể.
    Anh Năm và Tư Râu chèo rất đều tay, từ xóm ra đến nơi ước tính khỏang trên 15 cây số, quanh quẹo qua nhiều khúc sông, có lúc đi xuyên qua rừng đước. Trên đường đi Ba Đen thao thao kể chuyện, nghề chính của y là đánh cá, nhưng Cần Giờ bây giờ ít cá và bão nhiều…..những lúc đói kém y thường xuyên chèo ghe đi chặt trộm đước hoặc câu trộm tôm, “tiền kiếm được nhiều hơn đi biển”!.
    Đến nơi thì đã khoảng hơn 9h, giồng A là một cái giồng còn bỏ hoang, cây cối thưa thớt nên khá nắng. ĐHC cho căng lều sau đó bắt đầu chuẩn bị.
    Để tìm báu vật dưới lòng đất không phải chuyện dễ. Đầu tiên và quan trọng nhất là phải xem thế đất và phong thủy. Phải xác định được thế đất và phong thủy là có báu vật hay không sau đó mới tính đến những chuyện khác. Cần dùng 2 cái la-bàn để xác định phương hướng và 3 cái ni-vô để xác định cao độ. Mắt người nhìn nhiều khi không chính xác, phân định độ cao mà lầm lẫn nhiều khi dẫn đến những sai lầm mà hậu quả của nó là tiêu tốn cả hàng chục triệu đồng như bỡn. Còn một điều nữa là nhiều khi chỗ đất mà ta tưởng là cao thực ra lại là chỗ đất mà người sau này mới đắp, còn cái chỗ trũng thấp nhiều khi trước kia lại chính là nơi cao nhất… Các nhà khảo cổ khi đào thường nghiên cứu địa tầng sau đó phân đất thành từng ô vuông nhỏ, đánh số và triển khai đào từ từ. Công việc của họ đòi hỏi nhiều nhân lực và tiền bạc, thời gian cũng phải rất lâu. Việc truy tìm vật báu không được phép đào lâu như vậy, ngòai việc đo đạc, đánh dấu, định phương hướng, linh cảm và trực giác là quan trọng nhất… đó là cái khả năng nhìn thấy được cái cần nhìn thấy trong lòng đất. Quý vị tưởng tượng, cả một vùng đất mênh mông mà đào bới lung tung thì đến tiền tỉ cũng không đủ chứ đừng nói mà tay không trở về thì có mà đi ăn mày sớm. Ở đây ĐHC xin không nói rõ phương cách đào tìm vì nó không thể rao truyền được.
    Sau khi định vị chính xác, ĐHC trải một cái mâm đỏ và một ít lễ vật, rượu nếp trắng, đi xung quanh 3 vòng, cầu khấn sau đó đổ rượu ra xung quanh khấn sơn thần, thổ địa. Bắt đầu đóng chiếc cọc đào đầu tiên là vừa vặn đúng ngọ. Để tiết kiệm chi phí, chỉ Tư Râu và 3 người sẽ đào còn “anh Năm” sẽ lo nấu cơm, Ba Đen được giao đi bắt cá để cải thiện thêm. ĐHC dự định sẽ đào trong 3 ngày liên tục, nếu gấp thì sẽ đào đêm luôn.
    Trời buổi trưa nóng như lửa đốt, nhưng trong việc đào, nắng càng gắt là càng tốt, ban đầu ĐHC chỉ đào phạm vi nhỏ để lấy địa tầng trước, trong lúc đó Người Bạn sẽ đi vòng quanh giồng để tìm hiểu thế đất và nhặt các mảnh đất đá vụn v.v…Nắm vững địa tầng là việc vô cùng quan trọng của một Ông thầy địa lý, quý vị sẽ thấy rằng nếu gặp một ông thầy địa lý phong thủy mà thao thao bất tuyệt về đủ lọai thế đất, hướng gió, hướng nhà…..này nọ, mà không nắm được địa tầng ngay nơi chân mình đứng, dòng chảy của mạch nước như thế nào, thì có thể nghi ngờ đó là một ông thầy địa lý giả hiệu. Còn việc nhặt các mảnh đất đá vụn nhiều khi vô tình sẽ nói cho ta biết được rất nhiều điều mà nhiều khi chủ quan bỏ sót.
    Đào liên tục hơn 4 giờ đồng hồ thì tạm nghỉ, xem ra tình hình không mấy khả quan ở giồng đất này. Nhưng trong ngày đầu tiên ĐHC cũng không đòi hỏi gì nhiều. Cả đoàn cùng ăn cơm trên một tấm bạt, “anh Năm” nấu cơm thật ngon, còn Ba Đen quả là một cao thủ bắt cá. Có mấy tiếng buổi chiều mà y bắt được một đống cá cộng thêm vài con bạch tuộc nho nhỏ. Trong lúc ăn, ĐHC mới quan sát kỹ “anh Năm” . Năm ông Phật được xăm trước ngực “anh Năm” thật kỹ lưỡng và tinh xảo, ông Phật chính giữa nom hao hao giống Phật Tổ, bốn ông ở hai bên có lẽ là Tả Hữu hộ pháp. Phía sau lưng lại là hình của 5 ngôi chùa tháp theo kiểu chùa Miên. Hai con rồng chạy từ bả vai xuống đến gần cổ tay ửng cái màu xanh xanh kỳ lạ. Kiểu xăm này không phải là kiểu xăm của giới giang hồ,….mà có lẽ thuộc về một võ đạo của người Miên. Đặc biệt có những chữ loằng ngoằng nửa chữ Miên, nửa chữ Phạn ở dưới những ngôi chùa….có một vết thẹo dài dưới khủy vai, chắc là một vết chém cực mạnh.
    Người Bạn cho ĐHC xem một vài mảnh gốm nhỏ, toàn là gốm Miên, có một vài mảnh gốm Tàu, có thể cách đây trăm năm những thưyền buôn của người Tàu có ghé qua đây. Hình như mọi động thái của ĐHC và Người Bạn đều không qua khỏi cặp mắt trắng dã của Ba Đen.
    Nguyên buổi sáng hôm sau không tìm được gì ngoài một vài mảnh vỡ của mấy cái đĩa và một cái bình có hoa văn của Tàu…. ĐHC cho thu lượm tất cả các mảnh gốm, đá sỏi đặc biệt vào khoảng mấy chiếc bao sau đó rút về . Lúc về, thuyền ghé ngang một cái gò gần ngay cửa biển. Cái gò này thể hiện dấu tích của người Sa Hùynh rất rõ. Rất nhiều mảnh gốm vỡ nát có những hoa văn sóng nước đặc trưng của người Sa Hùynh, gốm Sa Hùynh rất đỏ và rất cứng nên có thể tồn tại rất lâu với thời gian mà không bị hề hấn gì.
    Trên đường về, đi ngang cửa biển không ngờ gặp hôm sóng lớn, thuyền dập dềnh sát mép nước, ĐHC nhìn ra xung quanh thấy biển nước mênh mông mà lòng ớn lạnh, lại nhìn thấy cái mái chèo của “anh Năm” đưa qua đưa lại càng thêm khiếp vía….Bỗng Ba Đen la lớn “có cái gì trôi kìa”, quả thật xa xa có một khối đen to trôi bập bềnh, thuyền ghé lại. Ba Đen phóng ngay xuống nước, nhưng y lại vọt lên ngay, hốt hỏang nói “con cá gì to quá, bị vướng lưới chết..”
    Tư Râu và Ba Đen cùng nhảy xuống một lần nữa, con cá to thật, dài phải hơn 4 mét, nhìn giống cá nược, chắc nó bị vướng lưới chết nên ngư dân hỏang sợ cắt bỏ lưới thả nó trôi lềnh bềnh trên biển. Con cá quá to không thể đưa lên thuyền, phải cột chặt nó vào mạn thuyền và kéo nó theo. Ngư dân Cần Giờ họ thờ cá Voi nên thấy nó rồi không thể bỏ được mà phải mang về chôn và cúng đàng hoàng.
    Thuyền về đến xóm, cả xóm đổ ra xem con cá lạ. Con cá to quá phải hơn 10 người mới kéo nó lên bờ được. Khi kéo nó lên bờ để hơn nửa tiếng thì tự nhiên mắt nó ứa ra máu…. dân làng quyết định sẽ chôn nó ngay bờ biển. “anh Ba” là người sẽ chủ trì cúng tế. ĐHC thấy “anh Ba” tuy to lớn dềnh dàng như vậy nhưng đi đứng lại rất nhẹ nhàng, không hề tỏ ra nặng nề gì cả. Buổi cúng tế rất trang trọng, có mâm quả, nhang đèn đầy đủ, “anh Ba” khấn vái sau đó đốt một đạo bùa thả tro xuống biển. Cuối buổi còn cắm 4 chiếc cọc căng bạt làm một mái lều để che mộ cá ông trong 3 ngày.
    ---------------------------------
    Mới hơn 8h mà làng chài đã tối hù như hũ nút, ĐHC và Nghi (tên của trưởng CA xã) đảo bộ đi ra quán. Quán tối om, chỉ có một ngọn đèn cầy leo lét, còn năm bảy ngư dân ngồi nhậu. Nghi bước vào, không khí trong quán đâm ra im ắng lạ. Nghi và ĐHC chọn một cái bàn nhỏ trong góc ngồi. Chủ quán tên Bảy Chìa thấy Nghi đến thì lăng xăng mang mồi và rượu tới.
    Bảy Chìa nói “tôi ở xóm chài này đã lâu mà chưa từng thấy con cá nào to như vậy, chú Hai mới ra mà gặp được nó cũng là một điềm lạ”. Nghi chẳng nói gì, y có tính bình thường thì nói nhiều, nhưng uống rượu vào thì lại lầm lỳ ít nói. Sau hơn 3 xị rượu, quán bây giờ vắng tanh, ngư dân đã về hết. Bảy Chìa cũng đã gật gù vì uống suốt từ chiều đến giờ. Nghi chắc cũng đã say, hai con mắt sắc lẻm của y giờ trở nên đỏ ké. ĐHC cũng đã ngà ngà say, sực nhìn vào tuốt phía trong góc quán không hiểu từ lúc nào lại có một người đàn bà ngồi từ bao giờ. Ánh sáng đèn cầy leo lét hắt vào mặt người đàn bà nom cô ta thật ma quái. Nghi cũng đã nhìn thấy cô ta, y chỉ cái ghế kêu cô ta lại ngồi; khi cô ta đến gần, ĐHC cũng giật mình vì cô ta quả là rất đẹp. Người đàn bà tên Nhi, mắt một mí hình như là lai Tàu, có nước da khá trắng so với người miền biển. Nghi có lối hút thuốc rất lạ, y không hút ba số 5 mà hút ba số 7, một lọai thuốc rất nặng và hôi, đầu tiên y nhét thuốc vào mép phải, sau đó dùng lưỡi đẩy qua mép trái, khi điếu thuốc hơi gật trễ xuống thì Nhi bật quẹt xòe một cái rồi châm cho y, xem ra cô nàng tỏ ra khá thân với Nghi. Thêm 3 xị rượu nữa thì ĐHC đâm ra say thật, Nhi bây giờ đã kéo ghế ngồi gần ĐHC. Hơi rượu ngà ngà cộng với mùi tóc thơm phảng phất của người đàn bà làm ĐHC thêm ngây ngất. Câu chuyện càng ngày càng trở nên thân mật, Nhi kể cô ta đúng là lai Tàu thiệt, nhưng cô ta không nói được tiếng Tàu vì ba của cô ta đã bỏ mẹ con cô ta ra đi từ lúc cô ta còn rất nhỏ, chồng cô ta chết đã lâu, một mình nuôi con quả là khó khăn quá, may mà có “anh Ba” giúp đỡ. “em trở thành em nuôi anh Ba từ đó” .
    Nghi đã về từ lúc nào, ĐHC ráng ngồi chút nữa với Bảy Chìa và Nhi. Cô ta bắt đầu nói quá nhiều, đủ thứ chuyện trên trời dưới đất. Nhiều khi cô ta còn tò mò hỏi ĐHC xuống đây làm gì?! Trước khi về ĐHC đưa cho cô ta “hai xị”, cô ta đỏ bừng mặt, chồm sát lên hôn và thì thào “ anh ở đây phải cẩn thận đó nha”.


    Hôm sau, ĐHC và đoàn tiếp tục lên đường, địa điểm bây giờ tạm gọi là giồng B, cách xã khá xa, hơn 20 km nên phải lên đường sớm. Lần này Ba Đen dắt theo một đứa trẻ giới thiệu là con anh ta, cô bé lên chín mà nom choắt cheo như mới lên bảy. Khi đi ngang qua một cái giồng đất cây cối nhiều Ba Đen cho dừng ghe thả cô bé xuống, “ từ đây đến trưa là con bé vớt được cả rổ chem chép, mang về bán được hơn 5 ngàn bạc” – ĐHC hỏi “thế con bé về bằng cách nào ?” – “ “Nó chỉ cần ra bìa giồng đứng, có thuyền nào đi ngang qua là rước nó về, ở đây mọi người biết nhau cả” – “Thế có sợ con bé chết đưối không” – “Nó lội còn hơn cá nữa làm sao mà chết đuối được”. Cô bé lội nước tài thật, cái bóng dáng nhỏ bé trong chốc lát đã biến mất dưới những bụi đước um tùm….
    Giồng B khá rộng lớn, đã có người đến ở nhưng ĐHC cho đào ở phần đất còn bỏ hoang, vì vùng đất này quá cứng nên họ chưa canh tác tới. Đây cũng là điều may, vì chính chỗ đất này mới cơ may có báu vật. Công việc đào vẫn sắp xếp như lần trước nhưng đã hơn 2 ngày rồi mà vẫn chưa có gì……ngày đào, đêm nằm đất ngủ, bắt đầu cảm thấy mệt mỏi. Chiều hôm ấy hố đào đã to và sâu gần hơn 2 mét rồi thì bất ngờ Tư Râu thấy cái gì đó, y hùng hục đào liên tục….
     
  2. daodinhnuc Thành Viên Cấp 1

    Trời, bài viết hay quá!!!!! Bác viết tiếp đi, em có qua Cần Giờ 2 lần rồi, quả đúng là thế đất bên đó có nhiều điều kỳ quái, cứ thắc mác mãi từ hồi đó tới giờ chưa lý giải được.
     
  3. Hiphop3002003 Thành Viên Cấp 4

    Thấy đường đi cũng hoang sơ và lạ lạ.Cần Giờ có gì hay để khám phá không bà con???
     
  4. gogoless Cựu mod 5s

    tiếp nè các bác Truy tìm những vật linh thiêng
    Tất cả tập trung lại chỗ Tư Râu đào sâu xuống thì thấy toàn là xương người. Tư Râu sợ không chịu đào nữa, Ba Đen nhảy xuống đào thay, thêm một lúc nữa thì mang lên được hai bộ xương. ĐHC xem kĩ thì thấy là hai bộ xương mới chôn chừng trăm năm đổ lại, xương còn mới lắm. Một bộ xương đàn ông khá cao và một bộ xương con nít, cái sọ vẫn còn nguyên. Có lẽ một chiếc thuyền nào đó của người xưa khi đi ngang qua đây thì gặp dịch bệnh hay gì đó, có người chết nên mang lên đây chôn….
    Đào mãi mà chẳng có gì lại gặp xương người, đành tạm nghỉ, mọi người quây quần quanh nồi cháo cá “anh Năm” nấu ăn cho đỡ mệt. Đêm xuống dần, nhìn ra mặt sông mênh mông phẳng lặng mà cảm thấy nao nao buồn. Trời tối thật nhanh, tất cả chui vào lều ngủ, chỉ đốt một cây đèn cầy thật nhỏ để tránh sự chú ý, đến khuya có khi tắt đi luôn. Gió từ cửa biển thổi về ào ạt, đêm Cần Giờ thật lạnh…tất cả dường như chìm dần vào giấc ngủ. Trong cơn mê chập chờn, ĐHC thấy hai bóng người, một bóng người đứng xa xa to lớn, như là người đàn ông, nom ông ta có vẻ rất buồn. Rồi bỗng có một cô bé chạy tới , tay cô bé nắm chặt lấy vạt áo của ĐHC mà giật rất mạnh, cô bé rất giận dữ, dường như cô cho là các người đến phá không cho cô nghỉ ngơi thì phải. Cô bé giật mãi, giật mãi, đến khi ĐHC giật mình tỉnh dậy thì mặt trời đã gần ló rạng.
    Sáng hôm sau, ĐHC bọc hai bộ xương vào vải bạt và cho chôn trở lại. Lấp đất lại như cũ, nấu một nồi cơm trắng, xới 2 chén cơm và tô cá kho, thắp nhang cúng, cầu cho họ được an nghỉ. Một khi họ đã báo mộng như vậy thì không nên cố đào nữa, nếu không có thể sẽ gặp những chuyện chẳng lành. ĐHC trở về mà lòng cảm thấy nặng trĩu, chuyến đi này quả là lành ít, dữ nhiều. Về đến xóm chài, chẳng có gì ngoài hơn chục bao đất đá làm Nghi có vẻ bực bội, “anh Ba” cũng tỏ ra sốt ruột.
    Chiều đến, ĐHC thơ thẩn đi ra bờ sông thì thấy một chiếc ghe chài cập vào bờ. Đó là một chiếc ghe buôn hàng, trên ghe có hai người, chắc là hai vợ chồng. Chờ cho họ buôn bán xong, ĐHC liền xuống ghe hỏi chuyện, chủ ghe tên là Phương, bàn tay phải bị cụt ba ngón nên mọi người gọi là “Phương cụt”. Anh ta trạc khoảng trên ba mươi, có nước da nâu nâu, cái mặt vuông vuông, ngăn ngắn còn đôi mắt lại he hé. Ghe chài đi từ Cần Giờ lên Sài Gòn, trước khi đi ghe thường ghé qua xóm để trao đổi hàng. “Nghe nói anh Hai có chở ba cái đồ đất đá nhiều, nếu về Sài Gòn cứ quá giang ghe của em, đi vừa khoẻ vừa có dịp ngắm sông nước, buổi sáng đi thì chiều là tới rồi”. “Phương cụt” còn ở lại vài ngày nữa rồi mới đi tiếp nên ĐHC mời hai vợ chồng anh ta lên quán lai rai, vợ Phương không chịu đi lấy lý do phải ở trông hàng.
    “Phương cụt” uống rất mạnh, anh ta rượu vào lời ra, nói chuyện huyên thuyên trời đất. ĐHC hỏi anh ta có biết “anh Ba” không, “Phương cụt” hứng chí kể “Ông ta là thầy bùa Miên đó, em nghe nói hồi xưa ổng theo đòan lái trâu lưu lạc bên Miên từ nhỏ, có lần bị trâu húc chết, chôn được ba ngày thì sống lại. Có một ông thầy bùa người Miên biết được việc này cho là ổng có duyên với cõi âm nên mua ông về, sau nhận ổng làm đệ tử, em có xin được của ổng một tấm phù “buôn bán”, còn đang đeo trên người”. Lúc bây giờ Nhi đến, cô ta còn bận phụ Bảy Chìa bán quán. “Phương cụt” thì thầm nói “ Anh Hai phải coi chừng con nhỏ này, nó có bùa yêu đó, nhiều người đã bị nó móc hết tiền bạc, có khi còn mất mạng”. “Phương cụt” ngồi một lát thì về, mọi người cũng về hết, Nhi lại ngồi, cô ta nói “nghe nói anh gặp ma” – “ai kể cho em nghe ?” – “thì bạn anh chứ ai, lúc nãy em có gặp ảnh ngoài Cần Thạnh, ảnh còn cho em quá giang về đây nữa”. ĐHC mời Nhi uống vài ly, cô ta uống vào là bắt đầu nói “hay là anh nhờ anh Ba làm phép cho, ảnh hay lắm đó”.... Cuộc rượu đến tối mịt mới tàn, ĐHC đưa Nhi về nhà, nhà cô ta nằm ở ngay đầu xóm, trong nhà chỉ có một bà cụ già tóc bạc phơ, chắc là mẹ Nhi, có lẽ Nhi chưa bỏ xứ ra đi chắc cũng là vì bà cụ này. Bà cụ còn thức để chờ Nhi về. ĐHC đưa cho Nhi thêm “hai xị” và nói “hai ba bữa nữa anh có việc nhờ đến em, giúp anh được không ?” Nhi nói “anh tốt với em như vậy thì có việc gì em sẵn sàng thôi”….

    Hôm sau, ĐHC quyết định sẽ đi xa hơn nữa. Tư Râu sau chuyện đào trúng xương người đâm ra sợ, xin nghỉ. Hai người dân chài cũng xin nghỉ theo, chỉ còn một người tên Sáng. Như vậy chỉ còn lại năm người là ĐHC , Người Bạn,“anh Năm” , Sáng và Ba Đen. Lần này khởi hành thật sớm, chỉ còn một mình “anh Năm” chèo nên tốc độ đi có phần chậm lại. Hơn 9 giờ, lúc ghe đi vào một con rạch nhỏ, thì nước bắt đầu cạn, không còn đi ghe được nữa. Tất cả đành phải lội sình lên đến ngang thắt lưng mới tiến sâu vào được. Đường đi thật gian nan, lội sình hàng mấy cây số mà chưa tới….
    Nơi này nghe đồn đại cứ chiều đến là không còn ai dám bén mảng đến đây nữa. Những lời đồn về ma quỷ là do cánh đi trộm đước về kể, có người còn bị rượt chạy te tua hay thậm chí có người về là bị cấm khẩu, đố còn nói gì được….Khi ĐHC đến nơi thì trời bắt đầu đứng nắng, giữa buổi trưa mà âm khí ở nơi này bốc lên ngùn ngụt, u ám cả một vùng. Xem ra cần phải đào gấp, đến chiều là phải rút đi ngay vì buổi tối ở lại đây là thậm phần nguy hiểm.
     
  5. gogoless Cựu mod 5s

    đọc mới có 1 đoạn ham quá nên ra nhờ vả bác Gú Gồ Truy tìm những vật linh thiêng
    ra cả mớ nữa đây. post cả cho các bác đọc nốt Truy tìm những vật linh thiêng - 1
    Giồng đất này hầu như đã bị đào phá lung tung, ĐHC chọn một nơi còn hoang vu, chưa từng bị đào vì dân ở đây nói xương người nhiều nên họ không dám động tới. Chỗ này âm khí tràn ngập nên phải cúng lễ cẩn thận, sau đó vừa đúng ngọ là bắt đầu cắm cọc đào . Vừa đào xuống khoảng vài tấc thì đã gặp xương người, xương này vừa nhìn thì đã biết cổ xưa lắm rồi…, đào xuống tiếp tục thì thấy có rất nhiều đồ gốm cổ, chính là khu mộ của người Sa Hùynh. Một khu mộ cực lớn, người Sa Hùynh chôn người chết vào những chiếc chum sành to, người chết được xếp lại theo tư thế giống như bào thai nằm trong bụng mẹ vậy. Đào theo hai đường dọc và ngang mỗi bên được chừng hơn năm cái mộ chum như vậy, thì bắt đầu cho khóet sâu vào trong chum. Xương người còn rất đầy đủ, đến một cái chum còn nguyên một cái sọ người, hai hốc mắt trong sọ bỗng nhiên lóe lên ánh đỏ rực….Sáng sợ quá vùng bật dậy bỏ chạy, Người Bạn và “anh Năm” lật đật chạy theo, ra tới bìa giồng mới bắt kịp được Sáng. Y quá sợ rồi nên không dám làm nữa, buộc phải cho Sáng ra một góc ngồi. Ánh sáng mặt trời chiếu vào hốc mắt của sọ người gặp hai viên đá phát quang nên mới rực lên như vậy. Trong lúc mọi người cùng người bạn tập trung vào mộ chum chính giữa tìm mấy viên đá thì ĐHC để ý đến chiếc mộ chum nằm ngoài bìa, nó to hơn bình thường một chút, nắp đậy vẫn còn nguyên….xem ra đây mới đúng là chiếc mộ chum cần tìm. ĐHC cạy nắp ra, dùng một con dao nhỏ khoét từ từ, cho tay vào sâu bên trong lần theo các khúc xương thì gặp một vật lạnh ngắt ; tấm linh phù đeo trên cổ của người Sa Hùynh đây rồi….mấy chục năm nay hầu như chưa ai tìm được. ĐHC lấy ngón tay cái kẹp lấy, che nó trong lòng bàn tay rồi thản nhiên đứng dậy, bỏ gọn vào túi áo mà tim còn đập thình thịch.
    Đến xế chiều thì đào được 9 viên ngọc đỏ và 3 cái vòng đeo tay trong cái mộ chum mà ĐHC lấy được tấm linh phù. Bộ xương người trong mộ còn nguyên, rất thanh mảnh, răng, tóc cũng còn đầy đủ, chắc là của một người đàn bà. Có thể là Hoàng Hậu hoặc Công Chúa gì đó vì đồ tùy táng chôn theo toàn là đồ trân quý. Ví như 3 chiếc vòng đeo tay, bề ngang to phải hơn 2 phân, một chiếc màu xanh, có thể là đá cẩm thạch, nặng trìu trịu, hai chiếc còn lại một vàng một đỏ bằng thủy tinh cực đẹp. Những viên ngọc đỏ màu huyết dụ, trong veo, mỗi viên ước chừng đầu ngón tay út. Một số cục đá hình dạng kỳ lạ, hoa văn lộng lẫy, giống như đá mã não hay gân gà gì đó, sáng lấp lánh, chắc là đồ trấn yểm được chôn theo... Sau khi lấp đất chôn lại, cúng tế thêm một lần nữa, thì bắt đầu rút về. Sáng bây giờ trở nên câm lặng, không nói được gì nữa, cặp mắt lờ đờ, anh ta xui xẻo bị trúng tà khí dưới mộ bốc lên nên thành ra như vậy. Đành phải cho Sáng nằm trên thuyền, theo kinh nghiệm chừng vài ngày thì Sáng sẽ khỏi. Trên đường đi Ba Đen cũng đâm ra lầm lỳ, chỉ có “anh Năm” là vẫn ung dung chèo ghe miệt mài. Về đến nơi thì trời cũng vừa sập tối.
    Chiều hôm sau “anh Ba” nấu một nồi cháo hào và làm một con gà, kêu Nhi qua mời ĐHC. Trên đường đi, Nhi nói “sáng nay em thấy anh cho chuyển đồ xuống ghe anh Phương, bộ mai anh về sớm?” – Nhi hạ giọng nói nhỏ “du kích xã họ bàn tính lúc anh ra sông là họ sẽ chặn xét ghe đó” – “họ lấy lý do gì để xét” – “họ xét ghe lấy hết đồ quý rồi anh Nghi sẽ đến nói là xét lầm thôi, lúc đó thì huề cả làng” – Thì ra là vậy, thảo nào thấy Nghi rất ung dung, anh ta làm như không biết chuyện gì xảy ra cả. ĐHC hỏi “sao họ lại biết có đồ gì” – Nhi thì thầm “thì Ba Đen chứ ai” –Ba Đen quá cùng quẫn nên làm bất cứ chuyện gì miễn là có tiền.- Nhi nói tiếp “anh Ba biết Ba Đen như vậy nên cũng dùng y xem chừng anh Nghi luôn…em cho anh biết, Phương cụt cũng là đệ tử của anh Ba đó, ảnh sắm ghe, đưa tiền cho anh Phương buôn hàng, chứ cỡ “Phương cụt” thì làm gì có tiền”. Thì ra, nếu ĐHC có thoát khỏi tay Nghi thì cũng khó mà thoát khỏi thiên la địa võng mà “anh Ba” đã giăng sẵn.
    Ngồi trên bộ ván ngựa khổng lồ, ngoài ĐHC, còn có một người lạ mặt mà “anh Ba” giới thiệu là “đồng môn huynh đệ”. Người này mắt nhỏ mà râu dài, nhìn bề ngoài cũng biết là thầy pháp. Chỉ nội một mình “anh Ba” thôi đối phó cũng đủ mệt rồi, có thêm người này nữa thì phen này ĐHC chắc là hết đường về. Tới lúc này mới có dịp nhìn kỹ cái bàn thờ của “anh Ba”. Cái bàn thờ đúng là bằng gỗ mun, chạm khắc rất cầu kỳ, tinh xảo, cẩn ốc xà cừ bảy màu lấp lánh. Cái lư hương không chạm rồng phượng như những lư hương bình thường mà lại chạm hình rắn thần có ba đầu. Phía trên là tượng Phật nhưng lại có con mãng xà năm đầu che phủ bên trên, hai bên cũng có tả hữu Hộ pháp….
    Trời chập tối, gió từ cửa biển thổi về ào ào, mang theo hơi lạnh và mùi vị mặn mặn. Rượu bắt đầu ngà ngà, ĐHC đi ra sau rửa mặt, đang đứng múc nước dội lên đầu cho tỉnh thì bỗng có một bàn tay nặng trĩu đặt lên vai. Giật mình, ngửng đầu lên thì té ra là “anh Năm”. Anh ta to lớn như vậy mà đến sát bên cạnh mà ĐHC không hề hay biết. Sợ cứng cả người, nhưng ĐHC cũng cố làm ra vẻ bình tĩnh. Bỗng “anh Năm” cúi xuống nói nho nhỏ, trầm trầm “nhớ đừng uống ly rượu cúng của anh Ba ”. Nói xong “anh Năm” lập tức bỏ đi, cái bóng to lớn của anh ta nhanh chóng biến mất vào màn đêm mù mịt.
    ĐHC trở vào, sau khi ngồi lên trên tấm ván ngựa kỳ bảo, liền thò tay lấy ra trong túi áo một viên ngọc đỏ, đưa cho “anh Ba” xem. “anh Ba” đưa lên mắt, nhìn sơ một cái là biết đó là viên hồng ngọc thật, giá trị liên thành thì cứ cầm ngắm nghía mãi. ĐHC liền nói “Lần đầu được gặp anh Ba, không có gì hơn xin tặng anh viên đá nhỏ này làm quà”. “Anh Ba” chẳng thèm từ chối, hai mắt híp lại, cố gắng rặn ra một nụ cười trên cái gương mặt to chần vần làm nó trở nên méo mó dễ sợ. “Anh Ba” ra chỗ bàn thờ, lấy xuống một cái bình trắng và nói “đây là bình rượu quý, chỉ dành cúng tổ của anh, đặc biệt hôm nay mời chú em một ly để kết tình anh em đời đời…” Bình rượu vừa mở nắp thì hương thơm tỏa ra ngào ngạt, át cả mùi vị của gió biển. Cái ly đựng rượu cũng thật là đẹp…. ĐHC cầm ly rượu trên tay, nhìn cái màu rượu sánh vàng như mật ong, ngửi cái mùi thơm ngạt ngào mà thầm nghĩ “ Rượu này chắc được luyện bùa chú nhiều năm, ngâm kỳ trân dị bảo, thuốc gì quý lắm nên mới có được mùi thơm vô cùng như vậy….uống ly rượu này vào rồi thì ĐHC chắc sẽ hai tay dâng nốt mấy viên hồng ngọc, vòng ngọc cho “anh Ba”, hoặc cũng trở thành đệ tử của “anh Ba” như Tư Râu , Ba Đen …..!”.
    Cầm ly rượu trên tay mãi không lẽ không uống?, cặp mắt của “anh Ba” thì cứ nhìn chòng chọc. Uống một hơi cạn ly rượu, nóng ran cả cổ, rượu ngon thật không thể gì sánh bằng…. không lẽ lại xin thêm uống nữa ?! “anh Ba” lúc bấy giờ trở nên đỏ sặc như con cá lia thia đang sừng vậy, xem ra “anh Ba” vui vẻ vô cùng…


    2h sáng thì Nhi đã đưa ĐHC ra được đến Cần Thạnh. Đêm Cần Thạnh im ắng như tờ, chỉ có gió từ biển thổi về rào rạt. ĐHC đưa cho Nhi chiếc vòng cẩm thạch xanh và nói “em giữ thật kỹ, vài tháng nữa hãy bán đi, tiền đủ để nuôi mẹ và con em được vài năm….”. ĐHC lên chiếc cúp 78 gửi nhà người quen, phóng một mạch, mặc cho đường xá lầy lội, mặc cho gió thổi ào ào, 8h sáng đã ung dung ngồi uống ly cà phê tại Hồ Con Rùa. Người Bạn chỉ còn mình không với mớ đất đá thong thả theo ghe của “Phương cụt” đến chiều thì cũng về tới thôi. Nhớ đến “anh Năm”, con người có vẻ bề ngoài nom dữ tợn nhưng tâm can lại hiền lành chất phác. Đến lúc này ly rượu tổ của “anh Ba” mới bắt đầu phát tác. Trời ban ngày đang sáng rực như vậy mà tự nhiên thấy tối đen mù mịt, xung quanh đầy những tiếng ma quỷ thét gào. Toàn thân bỗng nhiên lạnh ngắt mà trán thì đổ mồ hôi giọt giọt. ĐHC lên cơn mê sảng, tay chân bắt đầu co giật, trong cơn mê cố gắng quờ quạng lên ngực, nắm được tấm linh phù 2500 năm tuổi của người Sa Hùynh, tấm linh phù bình thường lạnh ngắt như đá, bây giờ lại trở nên ấm nóng lạ thường……Giữa cái bóng đêm mịt mù đầy ma quỷ bỗng như có chớp sáng, xa xa như hiện lên hình bóng đẹp lộng lẫy của nàng công chúa Sa Hùynh. Cái ánh sáng chói lọi rực rỡ của những linh hồn bất tử tràn ngập cả không gian….
     
  6. Saigonian Bán Hàng Tận Tâm

    Cám ơn bro Gogoless! Mà cái chuyện này tới đây là hết hả? Đọc mà nghe ghê ghê! Không lẽ chuyện bùa chú, thần, ngãi... vậy là có thiệt sao?
     
  7. gogoless Cựu mod 5s

    cái nguồn tui tìm đc tới đó là hết rùi bác ơi. bên đó người ta cũng hỏi "sao ko post nữa" mà tác giả im lìm luôn nên chắc chỉ tới đó hà Truy tìm những vật linh thiêng, phần sau chừng nào có cũng chưa biết nữa ^^
     
  8. mamay Thành Viên Cấp 2

    tiếp nữa nè :
    2. Pho tượng phật đồng đen
    Những ngôi chùa Miên thường có rất nhiều báu vật. Ví như Chùa Tháp, Chùa Vàng, Chùa Bạc…..nổi tiếng vì hàng trăm tượng Phật bằng Vàng, bạc, kim cương, ngọc bích.v.v… Sự quý giá của các bảo vật đó được ca tụng trong hàng ngàn trang sách báo, các tour du lịch tham quan mang về cho đất nước sở tại hàng triệu triệu đô…..Thế nhưng, những ngôi chùa đó chưa bao giờ có được Báu vật phi thường…..

    ĐHC còn nhớ lúc đó đang ở Miền Đông, trong một trang trại của Đại gia N.K. Trang trại của ông ta hầu như có tất cả, núi non, sông suối, rừng cây, chim thú quý như Công, Hạc, Trĩ sao, Hổ, Gấu, Hươu nai, Kỳ đà, Cá sấu….Ông ta còn xây cả một trạm thủy điện riêng để tự cung cấp điện cho trang trại. “Oách” như vậy chưa đủ, đại gia N.K còn xuống tận Miền Tây “rinh” nguyên một căn nhà cổ 3 gian cực to hàng trăm năm tuổi về “trồng” tại trang trại để lâu lâu tổ chức cúng giỗ ông bà cho thật trang trọng. Từ khi đại phát tài, đại gia N.K càng tin tưởng vào địa lý phong thủy, ông ta cùng ĐHC xuống Miền Tây cải táng các ngôi mộ của ông bà tổ tiên trong dòng họ, thu thập tất cả mang về trang trại, cho xây một khu lăng thật to, thật hoành tráng để “có ông bà bên cạnh phù hộ con cháu làm ăn phát đạt đời đời”. Đại gia N.K không ngần ngại chi hàng tỉ đồng để làm việc này và sau hơn một năm công việc đã gần như hoàn tất.
    Hôm đó ĐHC đang ở trong ngôi nhà cổ 3 gian với những hoa văn được điêu khắc cực kỳ công phu sắc sảo, thiếp bằng vàng thật nên lâu ngày vẫn còn rực rỡ. Ngồi trên bộ “tràng kỷ” xưa còn hơn trái đất, ung dung uống ly nước dừa quê hương mát rượi thì Mã Trường Lạc ở đâu lù lù xuất hiện…
    Mã Trường Lạc có cái tên cúng cơm rất đẹp nhưng giới “đào mồ cuốc mả” chỉ gọi y đơn giản là Lạc “mả”. Y dáng người thấp lùn, cái bụng tròn vo, tướng đi lặc lè. Điểm đại quý của y là cái đầu to, trên đó gắn cái mũi y như mũi kỳ lân, mắt rất sâu, hai hàng lông mày mọc rất dài, rất đậm. Lạc “mả” khá có tiếng trong giới buôn đồ cổ, nổi tiếng liều lĩnh, sẵn sàng đào trộm những ngôi mộ cổ nếu biết trong đó có đồ quý. Thành tích cộm nhất của y là dám vào một bảo tàng nổi tiếng cắt phăng cái đầu của một pho tượng quí để mang đi bán cho một thương gia người Thái. Y từng lên tận Sơn La, Lai Châu… qua tận Lào, Miên để tìm trống đồng cổ…. Có nhiều tiền, lại có cái tài ăn nói siêu hạng, y lấy được một cô hoa khôi người Tuyên Quang da trắng, chân dài, cao hơn y cả cái đầu. Sau này vì có xích mích gì đó với giang hồ đất Bắc nên y vọt vào Sài Gòn lấy thêm một cô vợ vừa trẻ, vừa đẹp, vừa nổi tiếng theo đúng típ “ăn 5 sao, ở 5 sao, lấy vợ siêu sao”. Được một thời gian thì tiền bạc hết nhẵn, lại đẻ thêm một đống nợ. Lạc “mả” đánh liều “khua môi múa mỏ” với đại ca T.B để người này đưa tiền cho y xuống đất An Giang tìm “cái cục nho nhỏ nhưng bán được hàng mấy triệu đô”.
    Đại ca T.B là dân quận tư, giám đốc cả mấy công ty chuyên về xây dựng và san lấp mặt bằng, có xe ben, xe cuốc đủ cả. Nhưng nghề chính của ông ta là cho vay nặng lãi và đòi nợ mướn…Có trong tay những hợp đồng xây dựng và san lấp cỡ lớn, đại ca T.B mượn ngân hàng được tiền tỉ tỉ. Ông ta dùng tiền đó cho vay nóng và giúp giải ngân cho những công ty đang nợ để lấy hoa hồng. Tiền đẻ ra tiền, chẳng mấy chốc đại ca T.B trở thành đại gia T.B. Nhưng ông ta rất khôn ngoan, không bao giờ kinh doanh vũ trường và cờ bạc, mảnh đất độc quyền của “anh Năm”. Bất hợp pháp trong cái vỏ bọc vô cùng hợp pháp nên đại ca T.B ngày càng trở nên giàu có, đàn em theo về đông như kiến.
    Đi lên đi xuống đất An Giang suốt mấy năm, tiêu hết “mấy cân thóc” của đại ca T.B mà chỉ mang về được mấy cục sắt gỉ, Lạc “mả” cảm thấy sắp bị chui xuống mả nên lo sốt vó…..
    Lạc “mả” không đi một mình mà y dẫn theo một người, người này còn khá trẻ nhưng hình dung tiều tụy mà thần sắc lại rất u ám. Sau vài câu xã giao thông thường, Lạc “mả” đi ngay vào chuyện chính “nói thật với bác, nhà em xuống An Giang để tìm đồng đen cho đại ca T.B, nhưng chỉ toàn gặp quân lừa đảo với đồng đen giả” – “sao nghe đồn chú tìm được một pho tượng nữ thần đẹp lắm” – Lạc “mả” lật đật nói tiếp “chuyện này thật không dám giấu, tìm mãi không được đồng đen, em gặp một bọn ở Tri Tôn nói là trong lúc đào ao thấy một pho tượng đẹp lắm nên nghĩ là nếu mang pho tượng này về bán thì cũng gỡ gạc được chút đỉnh, có tiền trả cho đại ca T.B” – y ngừng lại, uống một hớp nước, thở phì phò rồi nói tiếp “bọn chúng dẫn em đến nơi, thấy pho tượng còn ngập dưới sình liền kêu một thằng nhảy xuống lấy búa đục một miếng ở bệ của pho tượng mang lên xem thì thấy đúng là mảnh gạch của Phù Nam, liền đưa cho tụi nó 2 cây vàng, móc pho tượng lên. Pho tượng dính sình đen thui, lật đật cho vào bao bố chở đi ngay vì sợ công an xã đến làm khó dễ. Không dè về đến khách sạn, mang ra rửa thì thấy chỉ có cái bệ là tụi nó lấy gạch Phù Nam dán lại, còn pho tượng thì bằng đất nung mới làm. Em tức quá đập bể pho tượng luôn…” ĐHC cười thầm “gian hùng như Lạc “mả” mà còn có lúc bị lừa, đúng là y bị con ma đồng đen nó ám nên mới thành ra như vậy”.
    Lạc “mả” nói tiếp: “trong lúc đi lang thang ở Chợ Mới, vô tình gặp được người này, nói chuyện với anh ta thấy câu chuyện cũng có vẻ rất thật nên dẫn về đây xem nhà bác có giúp gì được không”. Xem ra Lạc “mả” cùng đường nên tìm cách lôi ĐHC vào, nếu may thì tìm được đồng đen cho y, còn không thì cũng có cái để nói với đại ca T.B hòng thoát nạn. Người mà Lạc “mả” dẫn tới không phải người Việt mà là một nhà sư người Cao Miên, anh ta khoảng 23 – 24 tuổi, gốc là người Việt nên nói được tiếng Việt lõm bõm. Theo như lời kể thì vào khoảng năm 79, khi bộ đội Việt Nam tiến qua giải phóng Campuchia thoát khỏi bọn diệt chủng PônPốt thì có một số người đi theo sau, thừa khi nước đục thả câu …..Ngôi chùa của anh ta lúc đó chỉ còn có mỗi sư trụ trì cũng đã già lắm rồi. Chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ nên chẳng có cái gì quý cả, chỉ có một pho tượng Phật nhỏ bằng vàng. Sư trụ trì cất giữ rất kỹ nhưng không hiểu vì sao bọn người kia biết được, chúng tìm được pho tượng, bắn chết sư trụ trì, mang pho tượng chạy đi trước khi dân làng và bộ đội Việt nam kịp đến. Pho tượng được mua đi bán lại,…. cuối cùng lọt vào tay bà Chín V, một bà trùm buôn bán vàng ở Châu Đốc. Bà Chín V là người Việt gốc Miên, là một phật tử rất sùng đạo, bà hay qua lại bên Miên nên thấy pho tượng thì nhận ra đây chính là pho tượng bị cướp ở ngôi chùa nhỏ, liền mang qua Miên, cúng dường trả lại cho chùa. Các sư ở chùa nhận lại được pho tượng thì mừng lắm. Sau bao nhiêu năm lưu lạc pho tượng linh thiêng lại trở về nơi đất Phật. Đúng là có Phật Tổ phù hộ. Nào ngờ Hia (Sư huynh) xem kỹ lại thì nói pho tượng tuy là đúng nhưng cái ruột bên trong đã bị mất rồi. Hia không chịu nói đó là cái gì, mà nói cần phải qua Việt Nam để tìm lại vật đó. Hia không biết nói tiếng Việt nên dẫn anh ta theo. Hai nguời nhờ một “Pi-âm”(cảnh sát Miên) dẫn đường qua Việt Nam. Sau đó lên Châu Đốc tìm bà Chín V nhưng bà ta đã đi Trung Quốc, phải mấy tháng nữa mới về. Hia (Sư huynh) nói anh ta tạm ở lại nhà bà Chín V, Hia đi khoảng vài ngày sẽ về, anh ta chờ mãi, chờ mãi….cả mấy tháng trời mà Hia cũng không về. Anh ta quyết định ra đi tìm Hia (Sư huynh), lang thang khắp nơi, hết vùng Châu Đốc,Tịnh Biên, Tri Tôn, Bảy núi….rồi tới Chợ Mới, Phú Tân, Tân Châu, Bác Đai,…. qua tận Hồng Ngự, Sa Đéc .v.v….cả hơn hai năm nay mà cũng chẳng tìm thấy Hia đâu, muốn trình báo công an Việt Nam thì lại sợ không ai tin, sẽ bị trục xuất về nước vì lúc qua hai người đi theo đường của những người đi buôn nên chẳng có giấy tờ gì. Lạc “mả” nói “nhà sư này kể rằng Hia của anh ta võ nghệ, pháp thuật rất cao, tại sao lại biến mất như vậy mà không nhắn nhủ gì lại ? Anh ta nhớ lúc còn nhỏ, thấy pho tượng có oai lực phi thường, những người bị trúng phải tà ma, bùa ngải mê man gì thì chỉ cần đến gần pho tượng là hết liền. Pho tượng để trong chùa thì không bao giờ có ma quỷ, âm hồn, chuột bọ, rắn rít dám bén mảng tới. Nhiều tay tà sư bùa ngải cao thâm thấy pho tượng thì rất sợ hãi, cao bay xa chạy.
    Lạc “mả” nghi ngờ cái “cục nhưn” của pho tượng chính là đồng đen nên mới dẫn nhà sư theo. Y nói “Theo nhà em biết thì đồng đen khắc tà rất mạnh nên người xưa mới cho vào bên trong ruột tượng Phật, người nào bị trúng phải tà khí, bùa ngải, ma nhập v.v…chỉ cần đứng cạnh là hết liền chứ chưa cần phải cúng kiếng gì cả - đồng đen cứng vô cùng, lửa đến gần nó thì dạt ra, dùng búa tạ đập nó cũng không để lại dấu vết, nó chỉ to bằng đầu ngón tay cái nhưng nặng đến hàng mấy ký lô. Người xưa cho vào trong ruột tượng, pho tượng nhiều khi lại sơn đen nên nhiều người không biết nói là tượng đồng đen chứ thực ra chỉ có viên đồng đen nhỏ bên trong ruột thôi, nó cứng phi thường như vậy nên không thể khắc, đúc gì được”. Lạc “mả” kết luận nếu câu chuyện của nhà sư là thật thì có thể truy theo tung tích những kẻ cướp tượng ngày xưa biết đâu có thể tìm ra nó.

    ĐHC không mặn mà gì cái chuyện đi tìm đồng đen ở An Giang của Lạc “mả”, chuyện này thật quá nguy hiểm. Vùng đất này rất nhiều pháp sư bùa ngải người Việt hoặc người Miên thuộc hàng cao thủ, lỡ gây thù chuốc oán với họ thì kể như tàn đời. Còn giáo phái Hòa Hảo có những vùng thuộc lãnh địa riêng của họ, người ngoài bất khả xâm phạm…. Các băng buôn lậu hàng hóa, vàng, vũ khí, ma túy đang hoành hành ở An Giang. Do đó công an hình sự và bộ đội biên phòng cũng càn quét rất rát, đi xuống vào thời điểm này e rằng “ An Giang đi dễ khó về”.
    Tuy nhiên một sự việc bất ngờ ngoài ý muốn đã làm thay đổi mọi sự. Thấy nhà sư người Miên thần sắc rất u ám nên ĐHC khuyên anh ở đây nghỉ ngơi một thời gian. Dẫn anh ta đi xem trang trại, anh tỏ ra rất thích thú nhưng không nói gì nhiều. Được khoảng ba ngày thì chiều hôm đó, sau khi tắm xong, nhà sư lên tấm phản nằm rồi anh ta không bao giờ tỉnh dậy nữa. Cái chết đột tử của nhà sư người Miên đúng là một tai họa, anh ta chẳng có giấy tờ gì trong người, chỉ biết anh ta tên là Chau-Bona-Rutsa ….Ngôi chùa anh ta ở thuộc tỉnh Tà-keo. Đồ đạc của anh để lại cũng chỉ mấy bộ đồ cũ, bình bát và một cái xà-rông. May mà Đại gia N.K “tiền nhiều như nước trong nguồn chảy ra” lo liệu nên sau hơn một tháng mọi việc cũng êm xuôi, tạm thời chôn nhà sư trong trang trại, bao giờ tìm được ngôi chùa sẽ cải táng sau.
    Cái chết kỳ bí của nhà sư người Miên cần phải để tâm suy nghĩ, lúc chết miệng anh ta hơi rỉ nước đen, lòng bàn tay, bàn chân có ánh xanh xanh…..Khi ĐHC nói với Lạc “mả” rằng nhà sư bị trúng phải ngải độc mà chết thì thấy Lạc “mả” “mặt xanh nhớt như tàu lá chuối”, rõ ràng y có chuyện còn giấu, quan hệ của y và nhà sư không hẳn giản đơn như vậy. Nhưng nhà sư chết rồi, anh ta không thể nói ra được nữa. Bị trúng ngải độc thường là phải chết liền, nhà sư này còn sống được thêm cả năm mười ngày nữa chứng tỏ kẻ ra tay pháp thuật phải rất cao cường, đã đạt đến trình độ muốn người ta chết lúc nào là chết lúc đó. Phen này Lạc “mả” cõng rắn về nhà, không đi với y về An Giang thì cũng không được.

    Chiều hôm đó, sau khi uống tuần rượu tạm biệt Đại gia N.K, ĐHC và Lạc “mả” lên đường. Đại gia N.K rất nhiệt tình, cho tài xế lấy “con” Camry đời mới đưa ĐHC và Lạc “mả” xuống An Giang. Trên đường đi, xe ghé ngang qua Sài Gòn hoa lệ, đường phố thật đông đúc và náo nhiệt, đến nhà hàng Bát Đạt tại Chợ Lớn vào khoảng 8h tối, ăn món “Súp bát bửu” để phục hồi khí lực. Từ khi nghe lý do cái chết của nhà sư, thần sắc Lạc “mả” xem ra “xuống màu” trông thấy. Y đi đứng nói năng không còn tự tin như trước, hai con mắt lúc nào cũng dáo dác, ngó trước ngó sau. Ngồi ăn tối mà Lạc “mả” cứ suy nghĩ đâu đâu, không còn họat bát như trước.
    Đến bắc Vàm Cống thì đã hơn 2h sáng. Trên chuyến phà chỉ có xe của ĐHC và một vài người buôn gánh bán bưng nữa. Đêm trên dòng sông Hậu thật thanh bình, phẳng lặng. Làn gió thổi nhẹ nhàng, mát rượi, sóng nước lăn tăn gợi nhớ về những ngày quá khứ……
    Ở thế kỷ trước, An Giang có một nhân vật rất nổi tiếng ở vùng núi Cấm, đó là ông “Bảy Hổ”. Bảy Hổ là một pháp sư nổi tiếng “dao chém không đứt, đạn bắn không thủng, đi nhanh như chớp giật”. Lúc nhỏ anh ta chỉ là một thanh niên bình thường, nhưng rất đam mê võ thuật. Anh Bảy qua bên Miên tầm sư học đạo, sau vài năm đã trở thành cao thủ. Võ Miên nhìn chung cũng như tất cả các môn võ thuật khác, có đòn tay, đòn chân, đòn công, đòn thủ……Nhưng cái đặc biệt của võ Miên là cú đá bằng ống quyển. Dùng ống quyển có thể đá tan bia vỡ đá, gãy bứt ngang thân cây chuối lớn. Cao thủ võ Miên đá gãy xương sườn đối thủ là chuyện bình thường. Nếu dùng tay mà đỡ cú đá “ống quyển” thì gãy tay như bỡn. Học võ Miên xong, anh Bảy còn qua Thái lan học thêm võ Thái. Võ Thái Lan tương tự võ Miên nhưng chú trọng đánh cận chiến và cú đá đầu gối. Cú lên gối mạnh đến mức có thể làm chết cả một con trâu. Cao thủ võ Thái khi đánh thường “nhập nội”, dùng tay khóa đòn đối thủ, sau đó lên gối, chấn vào chớn thủy làm đối thủ vỡ tim,ná thở. Còn nếu bạt ngang vào be sườn sẽ làm giập gan, vỡ lách, gãy xương sườn. Lên gối trúng hạ bộ thì đối phương chết là cái chắc. Học xong võ Thái, anh Bảy còn qua Miến Điện,….tuy gần Miên, Thái nhưng võ Miến Điện lại khác hẳn, nhiều chỗ dị biệt hơn nhiều. Võ Miến chú trọng dùng đòn tay, cạnh bàn tay, mũi bàn tay. Có thể dùng mũi bàn tay đâm thủng thân cây cây chuối lớn. Lúc đánh thì xòe bàn tay như cánh quạt vậy. Lối đánh của võ Miến rất nhẹ nhàng, không ào ạt, bão táp nhưng độc hiểm vô cùng.
    Sau khi gồm thâu tuyệt học, anh Bảy trở về đất Việt. Những tưởng sau bao nhiêu năm luyện tập sẽ trở thành cao thủ vô địch, nào ngờ trúng phải độc thủ của một pháp sư, biến thành dở điên dở dại….chỉ còn chờ chết. May được thầy Kheng-sivan thương tình cứu chữa mới sống lại. Anh Bảy theo thầy Kheng-sivan học nghề thuốc chữa bệnh, bùa chú, phép thuật hơn chín năm thì thành tài. Trong lúc học, cô con gái của thầy Kheng thấy anh Bảy đẹp trai, chịu thương chịu khó thì thầm thương trộm nhớ…..
    Vùng Bảy núi lúc bấy giờ còn hoang sơ lắm, các cao nhân về đó quy ẩn rất nhiều. Bỏ biết bao nhiêu năm tầm sư học nghệ như vậy mà xem ra anh Bảy cũng còn quá nhiều đối thủ. Đúng là núi cao thì có núi cao hơn. Tham vọng của anh Bảy là phải vô địch thiên hạ….miễn là bằng bất cứ giá nào. Cuối cùng anh nghĩ phải luyện bằng được bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” thì mới mong đánh bại được tất cả cao thủ trong thiên hạ. Bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” chính là tầm tối cao của Thiên Linh Cái. Một thứ bùa cực độc, cực ác, vì thế thầy Kheng-sivan đâu chịu dạy cho đệ tử. Anh Bảy đành phải giở đến chiêu mà thiên hạ thường vẫn làm nhưng vô cùng đắc dụng….đó là cô con gái rượu của thầy Kheng….
    Sau khi chôm được y bát, anh Bảy trốn về núi Côtô …Cách luyện “Thiên Linh, Thiên Nhãn” vô cùng tàn độc. Phải dùng 02 cái bào thai một nam một nữ đúng 79 ngày tuổi – lúc đó bào thai vừa tượng hình giới tính – mà phải lấy bằng cách mổ bụng người đàn bà khi họ còn sống thì cái uất khí của họ mới nhập vào bào thai làm cho bào thai trở nên tàn độc vô cùng. Sau đó phải luyện trong bảy năm, mỗi năm dùng máu của đồng nam, đồng nữ tắm cho nó để nó có thêm “linh khí”. Đến năm thứ bảy thì hai cái bào thai khô quắt lại, nhỏ chỉ bằng hai lóng tay, luôn ở trong tư thế ôm nhau. Lúc đó phải làm lễ cưới cho nó thì nó mới chịu theo phò. Anh Bảy luyện thêm một sợi Càtha bằng vàng nặng đúng 10 lượng 9 phân để đeo cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” ở ngực. Có cặp bùa này thì đao thương bất nhập, đạn bắn không thủng, ra tay nhanh như chớp giật không ai có thể đỡ nổi. “Thiên Linh, Thiên Nhãn” còn có thể báo trước được mọi tai họa, tiêu diệt hết các lọai phù chú, bùa ngải khác. Sau khi luyện thành công “Thiên Linh, Thiên Nhãn”, việc đầu tiên của anh Bảy là tìm đến thầy Kheng-sivan và ra tay giết hại, độc chiếm vùng núi Cấm.
     
  9. blue_blue Thành Viên Kim Cương

    Mí cái này k bik có đúng k chứ đọc vô cứ thấy mênh mênh mang mang sao đóa Truy tìm những vật linh thiêng
    Từ này 5s có thêm cái zụ này cũng siêng vô đọc Truy tìm những vật linh thiêng - 1
    Hình như cũng có 1 trang web gì đó chuyên về mấy cái chuyện này phải k ta? Có anh em nào bik k?
     
  10. mamay Thành Viên Cấp 2

    Anh Bảy trở thành Bảy Hổ từ đó, là con hổ dữ của vùng Bảy núi. Cặp “Thiên Linh, Thiên Nhãn” ám linh hồn của Bảy Hổ, làm cho y càng ngày càng trở nên hung dữ tàn bạo hơn bao giờ hết. Trở thành một tên trùm cướp hùng cứ ở vùng núi Cấm. Nhà nào giàu có, ghe chài nào đi qua đều phải nộp lệ phí cho Ông Bảy Hổ. Thấy con gái nào đẹp, vừa mắt là Bảy Hổ bắt về cưỡng hiếp. Cái lối bắt gái của Bảy Hổ rất độc, y chỉ cần cho người xuống nhà cô gái mà y chấm, nói với cha mẹ hoặc chồng cô ta một tiếng thì tối hôm đó gia đình phải mang cô gái đến nộp, trái ý là Bảy Hổ giết sạch không tha. Nhiều cao tăng, pháp sư muốn trừ diệt Bảy Hổ, nhưng chưa đến nơi thì y đã biết rồi. Bảy Hổ giết họ rồi chặt đầu, đóng cọc để trong hang đá tu luyện bùa phép. Không còn ai có thể là đối thủ của Bảy Hổ được nữa.
    Lúc bấy giờ đã bước sang thời người Mỹ đổ bộ vào Miền Nam, lúc đó Thiếu tá “Nam” là tư lệnh lực Lượng QĐVNCH cả một vùng Tri Tôn, Tịnh Biên, Chợ Mới…..Nghe rất nhiều chuyện về Tướng cướp Bảy Hổ, Thiếu tá “Nam” muốn dùng sức mạnh vũ khí của người Mỹ để tiêu diệt Bảy Hổ. Cuối cùng thì Bảy Hổ cũng lọt vào ổ phục kích. Lính VNCH đầu đội mũ sắt, mình mặc áo giáp, tay cầm súng Cacbin hỏa lực kinh người. Hàng trăm lọat đạn chĩa vào người Bảy Hổ bắn mà chẳng ăn thua gì. Bảy Hổ phóng băng băng như chỗ không người, giết lính của Thiếu tá “Nam” như ngả rạ…. Lính VNCH cuối cùng phải rút lui trong thảm bại.
    Quân du kích của MTDTGPMNVN lúc bấy giờ họat động rất mạnh, nên Thiếu tá “Nam” tạm dẹp ý định tiêu diệt Bảy Hổ, mà quay ra đối phó với VC. Bỗng một hôm đang ngồi trong tư dinh thì cánh cửa mở toang, Bảy Hổ từ ngoài đi vào, uy phong lừng lững……
    Bảy Hổ bước vào, nhìn Thiếu tá “Nam” cười gằn gặn, y nói “Vĩnh Nam, hôm nay tao cho mày biết thế nào là sức mạnh của Bảy Hổ”. Nói xong, Bảy Hổ móc trong người ra một quả lựu đạn mini, đi ra ngoài sân “ nếu mày có bản lãnh thì cưa đôi với tao trái lựu đạn này”. Thiếu tá “Nam” như chết đứng, còn binh lính cũng bao vây xung quanh, súng đạn sẵn sàng nhưng ruột thì run như cầy sấy. Bảy Hổ giật chốt trái lựu đạn, đám lính hoảng vía nằm rạp hết xuống. Một tiếng nổ đinh tai nhức óc, qua cơn khói bụi mù mịt, mọi người thấy Bảy Hổ vẫn đứng sừng sững, cười ha hả…. Sau chuyện này, danh tiếng của Bảy Hổ trở nên như huyền thọai, đâu đâu cũng khiếp sợ và thán phục. Còn Thiếu tá “Nam” thì nhục nhã ê chề. Nhưng ông ta cũng chưa chịu thua, âm thầm vạch kế họach để đối phó với Bảy Hổ.
    Sau bao cuộc tìm kiếm, cuối cùng Thiếu tá “Nam” cũng mời được một Đạo sĩ tu mấy chục năm trên núi Thất sơn xuống để trừ Bảy Hổ. Đạo sĩ là người Hán, vì bất đồng với nhà Thanh nên mới bỏ qua Việt Nam. Ông ta tu theo phái Côn Luân, lúc nhỏ luyện “Đồng tử công” nên thân thể cứng như sắt thép, đao thương bất nhập. Lại có thể tùy ý “xúc cốt” thu nhỏ người lại theo ý muốn. Sau này đạo sĩ luyện thành “Tiên thiên hỗn nguyên khí công” nên có thể ngưng tụ hơi thở, tạo thành sức mạnh phá tan tường đồng vách sắt….Đạo sĩ đồng ý xuất sơn tiêu diệt Bảy Hổ để trừ hại cho dân lành. Cuộc chiến của hai người đúng là trời long đất lở, cát bay đá chạy, suốt từ buổi sáng đến đêm khuya cũng chưa dứt. Sáng hôm sau trời quang mây tạnh, Thiếu tá “Nam” cho người lên núi thì thấy xác đạo sĩ mềm như bột nhão, cái đầu thì đã bị Bảy Hổ cắt mang đi rồi. Sau chuyện này, Thiếu tá “Nam” không bao giờ còn có ý tiêu diệt Bảy Hổ nữa mà để mặc y tung hoành ngang dọc. Không việc gì mà Bảy Hổ không dám làm, không tội ác nào Bảy Hổ không dám nhúng.
    Một hôm khi đang ngồi bên bàn làm việc, bỗng có tên lính vào đưa cho Thiếu tá “Nam” một cái bọc nhỏ. Tên lính nói “có một nhà sư gửi cái này cho thiếu tá”. Thiếu tá “Nam” mở ra xem thì thấy đó là một pho tượng la-hán nhỏ, bằng đất nung bán đầy ngoài chợ. Tên lính nói tiếp “nhà sư đó nói là pho tượng này có thể giết được Bảy Hổ”. Nhìn pho tượng, Thiếu tá “Nam” bất giác bật cười ha hả - Súng đạn Huê kỳ hùng mạnh như vậy, tài nghệ Đạo sĩ phi thường như vậy mà còn không giết được Bảy Hổ, huống hồ là cái pho tượng tầm thường này - Thiếu tá “Nam” tiện tay để luôn pho tượng bên bàn làm việc, mọi việc rồi cũng quên bẵng đi, không ai còn nhắc đến nữa.
    Bảy Hổ sau cuộc đại chiến với đạo sĩ phái Côn Luân, mặc dù chiến thắng nhưng cũng bị thương trầm trọng. Bị đạo sĩ đánh mù hết một mắt, Bảy Hổ trở thành Hổ chột càng trở nên ác độc vô cùng. Dưỡng thương phải hơn nửa năm mới lành, Bảy Hổ nghĩ không phải ngẫu nhiên mà đạo sĩ tới tìm mình, cuối cùng y cũng biết là do Thiếu tá “Nam” mời tới thì vô cùng căm tức. Y nghĩ nếu giết thiếu tá “Nam” thì cũng không hả được mối thù mà như vậy thì dễ cho ông ta quá nên Bảy Hổ rình rập chờ cơ hội để ra tay một cách tàn độc nhất.
    Cái ngày ấy rồi cũng đến,đó là cái ngày mà con gái Thiếu tá “Nam”trên Sài Gòn xuống thăm cha….
    Tuy rất bận nhưng thiếu tá “Nam” cũng dành cả một buổi tối để hai cha con có dịp ngồi tâm sự. Đang nói chuyện thì Bảy Hổ lù lù xuất hiện, hiển nhiên đám lính bảo vệ đã bị đập chết hết rồi. Là một quân nhân nên Thiếu tá “Nam” lúc nào cũng mang theo súng, ông móc khẩu Rulô bắn liền 5 phát, đạn trúng vào người Bảy Hổ chẳng ăn thua gì, y chỉ cần gạt nhẹ một cái là Thiếu tá “Nam” văng tuốt ra xa, đầu đập vào tường choáng váng. Bảy Hổ chụp lấy cô con gái của Thiếu tá “Nam”, xé toạc quần áo. Y muốn hãm hiếp và giết chết cô gái trước mặt thiếu tá để ông ta đau khổ tột cùng. Bất lực trước cảnh tượng đó, Thiếu tá “Nam” ráng sức đưa khẩu Rulô bắn phát đạn cuối cùng, viên đạn trúng vào người Bảy Hổ, bật văng vào vách tường rồi lại dội ra trúng luôn vào pho tượng La-hán để trên bàn, đổi hướng bay xuyên luôn vào con mắt chột của Bảy Hổ, chui tuốt vào trong đầu.
    Bảy Hổ ráng phóng được về núi Cấm, trao lại tấm bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” cho một trong mấy người vợ của y rồi mới chịu chết. Người đàn bà này sau đó trốn qua Miên……
    ----------------------------------------
    ĐHC ngồi trong một cái am nhỏ trên núi Thất sơn, hỏi Thạch Holk “Ông thấy Mười Hổ so với Bảy Hổ thì như thế nào?” - Thạch Holk nói “Mười Hổ có năm điều hơn Bảy Hổ”- “Ông có thể nói cho tôi nghe được không” - “Ông nghe rồi thì nhớ là phải quên đi, có như vậy may ra ông mới dám đứng trước Mười Hổ”
    -Thứ nhất : cặp “Thiên Linh, Thiên Nhãn” bây giờ mạnh hơn lúc trước nhiều vì nó được tắm thêm máu của Bảy Hổ.
    -Thứ hai : Bảy Hổ là tên thất học, ngu dốt – còn Mười Hổ tốt nghiệp đại học, có bằng bác sĩ do Pháp cấp đàng hoàng. Y nói được 4 thứ tiếng Anh, Pháp,Việt, Miên . Tầm suy nghĩ sâu xa hơn Bảy Hổ nhiều.
    -Thứ ba : Bảy Hổ chỉ là tên cướp núi bị chính quyền truy nã. Còn Mười Hổ nay là Giám đốc Công ty XNK nông thủy hải sản, lúa gạo. Giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị, mặc áo Veston, xách cặp táp, đi xe Mercedes, lên xuống Sài Gòn hội họp, ra nước ngoài như đi chợ. Nhiều khi còn lên tivi báo cáo điển hình nữa.
    -Thứ tư : Bảy Hổ là kẻ Đại ác, mở miệng ra là nói chuyện tàn ác như giết, cướp, hãm hiếp nên mọi người biết mà tránh xa – Còn Mười Hổ thì ngược lại, mở miệng toàn nói chuyện nhân nghĩa đạo đức. Sau lưng thì giết người nhưng trước mặt thì toàn làm chuyện từ thiện. Thâm chí còn được chính quyền tặng bằng khen nên nhiều người tìm đến kết thân với y.
    -Thứ năm : Bảy Hổ kiêu căng, ngạo nghễ đi đâu cũng chỉ hành sự một mình nên rất bất lợi – Còn Mười Hổ đàn em rất nhiều, ngoài cả trăm nhân viên trong công ty, Mười Hổ còn có nhiều đệ tử giang hồ sẵn sàng vì y liều chết.
    ĐHC hỏi “Mười Hổ có phải là con của Bảy Hổ không ?” – Thạch Holk cười nói “việc này chỉ có mẹ của y mới biết được chính xác. Nhưng Mười Hổ giống Bảy Hổ ở sự tàn bạo, độc ác, hơn Bảy Hổ ở chỗ nham hiểm, thâm độc, vì thế nhân gian mới có câu “Mười Hổ độc hơn rắn hổ” là như vậy.

    Trời bắt đầu chuyển về chiều, những đàn két về tổ bắt đầu kêu vang rừng núi. ĐHC nhìn ra xa xa, một cảnh trời mây sông núi thật là tuyệt đẹp. Ôi chao, ước gì rũ bỏ hết mọi bụi trần, được bình yên mà tu tâm trên núi như ông Thạch Holk này…..
    Đêm xuống thật nhanh, Thạch Holk nấu một nồi cơm gạo trắng mời ĐHC. Ông ta quanh năm suốt tháng ăn cơm với muối, hôm nay đặc biệt có khách nên nấu thêm một tô canh đậu hủ trần. Bữa cơm đạm bạc nhưng thật ngon miệng, ĐHC hỏi “những đệ tử của Mười Hổ thì như thế nào ?” Thạch Holk nói “Có 4 người là quan trọng nhất” - Đó là “Lâm Dơi, Sơn Cẩu, Huyền Hòm”, ba người này khét tiếng ở Long Xuyên và Châu Đốc. – “thế còn người thứ tư ?” – “người này không ở đây, bà ta ở bên Miên” – “đó là một người đàn bà ?” – “đúng, là kẻ ghê gớm nhất trong số những đệ tử của Mười Hổ ”.
    “Lâm Dơi thì như thế nào ?” – “ Y tên thật là Lưu Đại Lâm, trùm vùng Châu Đốc, ngày ngày chỉ ngồi thâu tiền bến bãi, tiền nhang đèn cúng kiếng cũng đủ có bạc tỷ,…..Sở dĩ y có biệt hiệu là Lâm Dơi vì trên ngực có xăm hình một con dơi cực lớn đang hút máu. Lâm Dơi không biết chữ nhưng bù lại liều lĩnh và tàn bạo không thua gì Mười Hổ”.
    “còn Sơn Cẩu thì như thế nào ?” – “nghe đồn y là em cùng cha khác mẹ với Mười Hổ, Sơn Cẩu chuyên tổ chức các vụ cướp đường thủy, buôn người qua biên giới. Cái tài đặc biệt của Sơn Cẩu là lặn nước như rái và phóng dao nhanh như chớp”.
    “thế còn Huyền Hòm ?” - Thạch Holk không nói gì, ông cởi áo ra, ĐHC kinh ngạc vì là một nhà tu mà trên ngực ông ta lại có xăm hình, mà lại là hình một cái hòm….
     
  11. Saigonian Bán Hàng Tận Tâm

    Cám ơn hai bro, Gogoless và Mamay, đã tìm kiếm và post truyện này lên. Đọc thì quá hứng thú, nhưng nói thiệt là riết rồi giống đọc truyện, chứ không dám tin những điều trong này là thật. Mặc dù người kể chuyện có vẻ thật, nhưng khó tin quá!
     
  12. keosua Thành Viên Cấp 2

    Đang hay mà dừng lại ròy >_<
     
  13. cafehoatan Thành Viên Mới

    ê cha kia, dân An Giang tòan người hiền lành dễ thương (như...tui nè), chứ đâu như trong truyện, tòan đại ca chém giết thấy ghê ! [đả đảo!!!keke]
     
  14. ipodvn Thành Viên Kim Cương

    tui cũng có bạn angiang nè , nó hiền khô ! co gì đâu .
     
  15. dellcomputer Thành Viên Cấp 3

    đọc Hay Quá,post Nhanh Nhanh đi Bạn
     
  16. terranigma Thành Viên Cấp 3

    he he đọc truyện hay wá mà hok thấy post tiếp nên phải hỏi tiến sĩ google mới ra , mọi người đọc tiếp nha , giải trí thui , còn tin thì 1 nửa thui đừng có tin hết


    Thạch Holk nói “Huyền Hòm cũng có một cái hình y hệt như thế này” – ĐHC nhìn cái hình trên ngực Thạch Holk, một cái hòm đen sì sì nhìn từ phía trước, trên có một ngọn đèn cầy leo lét, xung quanh mờ mờ như có 6 người đàn bà tóc xõa, có một hàng chữ Miên phía dưới nhưng đã bị người dùng lửa xóa bỏ. Thạch Holk nói tiếp “nhìn kỹ thì mới thấy cái hình của Huyền Hòm ngọn đèn cầy nằm ở phía bên phải, còn của tôi nằm ở phía bên trái” – “Thì ra hai người là tả hữu hộ pháp ?” – Thạch Holk thở dài nói “phải, hai mươi năm trước tôi và Huyền Hòm cùng theo phò Mười Hổ” – Thảo nào mà Thạch Holk biết rành về Mười Hổ như vậy, bây giờ ông ta đã từ bỏ Mười Hổ, trốn lên núi tu hành, cũng là một điều may cho ông. – “Hồi đó tôi và Huyền Hòm chuyên qua bên Miên chở gỗ lậu về cho Mười Hổ, mỗi chuyến chở bằng ghe chài hàng trăm xích-te gỗ quý, ông ta giàu lên là nhờ chuyện này. Mười Hổ cho xăm đạo bùa này vào ngực tôi và Huyền Hòm là để khi đi vào rừng cọp beo rắn độc thấy thì sẽ bỏ đi, còn nếu bị lạc hay bị nạn trong rừng thì Mười Hổ sẽ biết mà tới cứu”. – Thạch Holk nói tiếp “Mười Hổ gọi đạo bùa này là Lục Linh, ý chỉ 6 người đàn bà mờ mờ đang khiêng hòm. Còn cái hòm tượng trưng cho lòng trung thành tuyệt đối với Mười Hổ cho đến lúc chết. Khi tôi từ bỏ Mười Hổ, tôi phải vào chùa sám hối và dùng một thanh sắt nung đỏ xóa đi những dòng chữ này vì nếu dòng chữ còn thì tôi sẽ không bao giờ thoát khỏi ông ta. Sau khi xóa chữ, tôi bị ốm tưởng chết, may có một đạo sĩ cứu. Từ đó tôi nguyện tu ở trên núi này, mười mấy năm nay chưa hề bước xuống chân núi”.
    “Nếu muốn tiếp cận với Mười Hổ thì ông cần phải gặp Huyền Hòm trước – Thạch Holk nói – Huyền Hòm hiện là chủ công trường khai thác đá. Tôi có thằng cháu tên Thạch Nguôn, hiện đang làm nghề vác đá thuê, nó sẽ dẫn ông đi”.
    Mấy hôm sau, ĐHC và Lạc “mả” cùng lên Châu Đốc để tìm bà Chín V, nếu gặp được bà ta sẽ biết được ngôi chùa Miên ở đâu, có khi may mắn còn biết được người bán pho tượng là ai…. Không dè tiệm vàng của bà ta đã đóng cửa từ lâu, hỏi loanh quanh cánh xe ôm thì được biết bà Chín V hình như “dính” vào một vụ buôn lậu vàng lớn lắm nên đã bị CA An Giang “lượm”, hiện đang ở “Khám Lớn”. Hy vọng tìm được bà Chín V tắt ngóm, bà ta đang bị tạm giam thì còn lâu mới gặp mặt được. Đành phải đi núi Cấm để tìm gặp Huyền Hòm, nghe đến tên người này, Lạc “mả” xanh mặt, y từ chối khéo “ để em qua bên Ba Chúc nghe ngóng tin tức xem sao”.
    Công trường khai thác đá thật ồn ào, tiếng giựt mìn, tiếng xe ben, tiếng đập đá, tiếng chửi thề……hòa trộn tạo thành một thứ âm thanh đinh tai nhức óc.
    Thạch Nguôn dẫn ĐHC đến khu lán của Huyền Hòm, y đang nằm trên chiếc võng, xung quanh có ba đệ tử. Nghe nói có người của Thạch Holk đến, Huyền Hòm tỏ ra rất niềm nở, y mời ĐHC ngồi xuống, cùng uống rượu. “Lâu lắm rồi đệ không nghe tin của huynh ấy, anh em hồi xưa lúc nào cũng sống chết có nhau”.
    Trời nắng chói chang, Huyền Hòm đứng lên, cao sừng sững, dễ phải đến 1m9. Y cởi trần, da đỏ như màu đồng hun, trên ngực có xăm hình cái hòm y như hình trên ngực Thạch Holk thật, nhưng dòng chữ Miên thì vẫn còn nguyên như minh chứng Huyền Hòm vẫn là đệ tử trung thành cho đến chết với Mười Hổ. Huyền Hòm đầu vuông, mặt vuông, vai vuông, tay vuông, chân vuông, cả người y cái gì cũng cho người ta cái cảm giác là vuông chằn chặn. Y đi chân đất, bàn chân y to và dày khủng khiếp, nhìn là biết “đã dẫm nát bao cát đá”. Còn bàn tay của y chắc còn lớn hơn cả bàn chân……nó gân guốc, sần sùi, chai sạn, chắc là cả núi đá “đã đi qua” bàn tay này. Huyền Hòm đi ra ngoài, sau đó y quay lại ngay, tay xách một cái can to sụ “hôm nay anh em mình phải uống hết can rượu này để mừng huynh Thạch Holk vẫn còn sống khỏe”.
    Cuộc nhậu đến gần xế chiều mà khí thế vẫn còn bừng bừng, ba tên đệ tử của Huyền Hòm uống cứ như hũ chìm. Một đứa tên “Bình ngố” cất giọng - “…Biên cương lá rơi Thu Hà em ơi, đường dài mịt mù em chưa đến nơi, mây nước còn cơn lửa binh, khóc than chi chuyện chúng mình, nói nữa cho thêm tội tình,…. trời ơi bởi sa cơ giữa chiến trường thọ tiễn….nên Võ Đông Sơ đành chia tay vĩnh viễn Bạch Thu Hà…Bạn tình ơi đừng có hoài công mòn mỏi đợi chờ……”- tiếng vỗ tay, tiếng gõ ly rầm rập - Huyền Hòm hứng chí chỉ cái bao xi măng 50kg dựng phía trước lều nói “mấy thằng vác đá thuê ở đây thằng nào cũng phải dùng một tay nhấc được cái bao kia thì đệ mới cho làm”. Y quay ra nói với đàn em “tụi bay chạy kêu thằng Ngác lại đây coi” – một lát sau có một chú bé đen đủi chạy tới – Huyền Hòm nói “ thằng nhóc này vừa câm vừa điếc, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác nên gọi nó là thằng Ngác, nó tuy nhỏ con nhưng cũng dùng một tay vác nổi bao xi măng này”. Chú bé xem ra khỏe thật, cậu ta nghiêng vai, dùng một tay bợ lấy bao xi măng nhấc lên cái rụp. Huyền Hòm khoe “mỗi ngày đệ cho thằng Ngác năm chục ngàn để nó mang về nuôi mẹ già”. Y xem ra rất vui vẻ, lừng lững đi đến bao xi măng, nhấc bổng nó lên một cách nhẹ nhàng nhưng không phải dùng tay mà là dùng….hai hàm răng cắn lại.
    Nhìn bề ngoài, An Giang thật trù phú và thanh bình, cây cối, ruộng vườn xanh bát ngát. ĐHC ở tại nhà của anh Năm Ai, một người quen biết cũng đã lâu. Anh Năm Ai trước đây làm rất nhiều nghề, nhưng nay anh chạy xe ôm cũng tạm đắp đổi qua ngày. Còn Lạc “mả” thì ở nhà trọ tại Long Xuyên, y ở đây đã lâu nên hành tung luôn bất định. Thỏa thuận là Lạc “mả” và ĐHC sẽ chỉ gặp nhau lúc nào thật cần thiết và phải thay đổi chỗ liên tục để tránh bị theo dõi. Lúc ấy mỗi lần muốn nhắn tin nhanh là phải viết giấy rồi thuê cánh xe ôm “chạy như ma đuổi” chứ chưa có cái “cục gọi” như bây giờ. Đã hơn hai tháng mà chẳng được việc gì…. Buổi sáng, thường ĐHC cùng anh Năm Ai chạy xe quanh quẩn vùng Thoại Sơn, Ba Thê, núi Sập….hay qua gò Cây Thị, nhiều khi không tìm được đồng đen mà may mắn tìm được pho tượng hay cái bình đất nung nào đó. Nhưng những vùng này hầu như đã bị người dân đào phá tan hoang cả…
    Chiều chiều, ĐHC hay cùng Năm Ai và vài người trong xóm “lai rai 3 xị”. Mồi ở đây thật vô cùng phong phú, nhưng ngon nhất là món cá lóc đồng nướng đất sét cuốn với rau sống, bánh tráng, vừa thơm vừa ngọt. Nhiều khi có mớ cá kèo nấu lẩu chua lá giang cũng ngon tuyệt. Lâu lâu thằng nhỏ con anh Năm Ai đi đào được mấy con lươn, mà lươn ở An Giang rất đặc biệt, vàng ươm, dài sọc, to cỡ bằng cổ tay là chuyện thường. Lúc đó làm món lươn nấu với bắp chuối non thì nhậu quên thôi. Nơi đây đúng là xứ sở của cải lương, hầu như ai cũng biết ca cổ. Anh Năm Ai ngà ngà là lại xách cây đờn kìm ra “làm” vài bản. Anh khoái nhất là bài “Lòng dạ đàn bà”, “Tướng cướp Bạch Hải Đường”, “A tiên”, “Căn nhà màu tím”…..Giọng anh Năm Ai ca cũng mùi lắm, mỗi khi anh xuống xề là bà con vỗ tay đôm đốp. Lúc đó anh vớ lấy ly rượu uống cạn queo rồi khà một tiếng….Phụ nữ ở đây là dân “gạo trắng nước trong” nên nước da ai cũng trắng ngần, tóc đen mun, răng đều như bắp. Cô con gái lớn của anh Năm Ai khoảng mười bảy mười tám tuổi, ban ngày thì đi học, hôm nào được nghỉ ở nhà thì anh Năm Ai kêu cô bé lại, lúc đó đúng là “cha đàn con hát”. Cô bé đẹp tuyệt trần, cô vén mái tóc lên, hai gò má ửng hồng, khóe miệng tươi như hoa nở, cất tiếng ca :
    “Cái chợ có có hồi nào và bao nhiêu tuổi,
    mà ai cũng gọi là Chợ Mới quê tôi,
    ở nơi đó tôi có một người thương,
    chiều chiều nàng ra bờ sông giặt áo…

    Ra bờ sông như hẹn lứa đôi ,
    mang áo phơi cho anh nhìn mà tình em mong người ơi,
    sao nước trôi xuôi dòng sông lững lờ.

    Trông bờ sông anh hẹn với em,
    mai mốt đây đem cau trầu nhờ người se duyên tình ta,
    em chớ lo thêm buồn anh đã thưa cùng mẹ cha.
    Duyên chúng ta muôn đời,
    như nước trên dòng đầy vơi...

    Chúng tôi yêu nhau đã sáu năm rồi mà chưa thành chồng thành vợ, cha thì gật đầu, mẹ lại quay ngang rồi bảo, thằng Tâm nó có cái tánh cọc cằn sợ sau này con Hồng bị nó ăn hiếp, Nên bà con dùng dằng chưa chịu cho hai đứa cùng nhau kết nghĩa châu……trần. Hàng xóm bàn tới bàn lui làm em buồn thiệt là buồn……”

    Cái nắng chiều vàng nhạt chiếu lung linh lên gương mặt của người thiếu nữ trong căn nhà lá nhỏ. Gió bên ngoài thổi về mát rượi, thoang thoảng mùi hương lúa mới, mùi đất ẩm, mùi cỏ dại…...làm tâm hồn trở nên ngây ngất…!
    Một hôm, trong lúc đang ngồi bù khú thì Lạc “mả” đến, y ghé tai ĐHC thì thầm “tối nay Đại ca T.B xuống đây, hẹn gặp tại Long Xuyên có việc gấp lắm, nhà bác nhất định phải đến đó”. Lạc “mả” đi rồi, trong lúc say sưa, bất ngờ anh Năm Ai nói “cái tay hồi nãy đến tìm anh thường hay đi chung với một nhà sư trẻ người Miên, sao lúc này chỉ còn đi một mình ?” – “Bộ y hay đi chung với nhà sư lắm hả ?” – “Hầu như mỗi ngày, trước đây có lần tôi còn chở nhà sư đi vòng vòng khắp Long Xuyên, Chợ Mới, Tri Tôn…..nghe ông ta kể là đi tìm “hia” gì đó…”. Qua lời anh Năm Ai kể thì ra Lạc “mả” còn giấu rất nhiều chuyện, y đã từng gặp Mười Hổ, thậm chí còn dắt nhà sư người Miên đến gặp Mười Hổ….. ĐHC đã lờ mờ nhận ra kẻ đã ra tay giết nhà sư này….Bỗng nghe anh Năm Ai nói tiếp “nhà sư trẻ rất tội nghiệp, ông ta không có một xu trong túi, vừa đi tìm “hia”, vừa phải làm thuê để sống. Có lần chở ông ta đi tìm “hia”, ông ta không có tiền, đành phải chở không, tôi còn mời ông ta vào quán, ăn bún, uống nước”. Anh Năm Ai tuy nghèo nhưng quả là người rất tốt, anh Năm Ai lại nói “có lần nhà sư nói “hia” của ông ta trước khi ra đi có để lại cho ông một cái khăn ấn phòng trừ tà gì đó…..Ông ta còn mang ra cho tôi xem, chiếc khăn màu đỏ, bên trong vẽ hình chi chít, thêu chỉ vàng rất đẹp”. ĐHC giật mình, nhớ lúc khâm liệm nhà sư đâu có thấy cái khăn ấn này…? – Vậy cái khăn đã đi đâu mất ?
    Hiển nhiên Lạc “mả” tỏ ra sáng giá nhất trong vụ này. Tấm khăn ấn của người Miên nhiều khi được họ thêu viền bằng những sợi vàng thật nên nó có độ bền với thời gian rất lâu. Nhưng cái quý của nó là ở chỗ vị thầy phù phép vào có công năng như thế nào. Cái khả năng Lạc “mả” lấy chiếc khăn để đem bán cho…. Mười Hổ là rất nhiều. Y nổi tiếng là liều mạng, bất chấp hậu quả từ trước đến giờ. Phải rất cẩn thận với Mã Trường Lạc vì y sẽ mang ĐHC ra đánh ván cờ “thí chốt bắt xe” sắp tới.
    ĐHC nhờ anh Năm Ai chở ra núi Thất Sơn tìm gặp Thạch Holk một lần nữa. Từ khi gặp ĐHC ông Thạch Holk lại bị duyên trần níu kéo trở lại. Nghe kể về câu chuyện đồng đen, Thạch Holk suy nghĩ một hồi rồi nói “ Cặp bùa “Thiên Linh, Thiên Nhãn” tuy tàn độc và mạnh vô địch như vậy nhưng cũng có một vật khắc chế được nó, chính là viên đồng đen giấu trong ruột pho tượng này. Nếu gặp pho tượng, cặp bùa sẽ bị đốt cháy tiêu. Cái khả năng Mười Hổ đứng sau lưng vụ này là rất nhiều vì y từ nhỏ sống ở bên Miên, đi nhiều nơi, quen biết rất nhiều” – Ông ta suy nghĩ một hồi rồi nói tiếp –“trước đây, ngoài ông ta với Huyền Hòm, còn có mấy người nữa theo phò Mười Hổ” – “họ là ai, hiện giờ ở đâu?” – “Có một tay anh chị là “Hoàng Búa”, người này không phải dân An Giang mà là ở Bình Dương xuống, nghe nói sau này đã bị kết án tử hình. Ngoài ra còn có “Hà Sang” và “Ngọc Cần Thơ”. Hai người này một đã bị chết, một hình như qua bên trường gà “Hai Dương Tử” thì phải” - Thạch Holk hồi còn buôn gỗ ở bên Miên cũng có nghe nhiều về đồng đen, ông ta nói “ đồng đen rất hiếm gặp, chỉ có một vài ngôi chùa bên Miên mới có. Trước đây, một ngôi chùa ở tận Bat-Tam-Poong có một pho tượng cũng có một viên đồng đen trong ruột nhưng chỉ bằng đầu ngón tay út. Có một tên trộm đã đánh cắp được pho tượng, mang giấu lên ngọn cây dừa nhưng chỉ qua một ngày là cây dừa bị vàng từ gốc đến ngọn nên mọi người đã tìm lại được. đồng đen rất đặc biệt, muốn cầm giữ được nó thì phải ngậm ngải và đọc chú, nếu không sẽ bị nó làm bại xụi toàn thân, mắt mờ, bạc tóc, thậm chí bị chết……mang thả nó xuống bể nước, nó sẽ lọc bể nước trong veo và mát lạnh như nước mưa vậy. Nước này uống vào sẽ làm tinh thần sảng khoái vô cùng. Nghe nói có một tấm bùa cần đến viên đồng đen để làm trung tâm, tấm bùa này hình tròn, khắc bát quái và chữ phạn, hình người rắn và con thú hai đầu. Nếu Mười Hổ có được tấm bùa này thì y sẽ quyết chí tìm bằng được đồng đen để luyện nhằm thực hiện âm mưu độc tôn của mình”.
    Câu chuyện xem ra đã gần rõ ràng, một tên cáo già như Mười Hổ hẳn là đã nhận ra thời điểm tốt nhất để ra tay cướp pho tượng là lúc nào. Lạc “mả” mang nhà sư người Miên đến giới thiệu với Mười Hổ thì chẳng khác nào giao trứng cho ác. Chỉ tội nghiệp nhà sư, đã phải trả một cái giá quá đắt cho sự tin người của mình.
     
  17. mucelago Thành Viên Cấp 3

    Hic, càng đọc càng giống truyện võ hiệp. Đọc giải trí thì rất hay nhưng chắc là không có thật đâu.
     
  18. taothao@ Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    cái nguồn tui tìm đc tới đó là hết rùi bác ơi. bên đó người ta cũng hỏi "sao ko post nữa" mà tác giả im lìm luôn nên chắc chỉ tới đó hà Truy tìm những vật linh thiêng, phần sau chừng nào có cũng chưa biết nữa ^^
     
  19. calcio Thành Viên Cấp 4

    chắc bị 10 hổ bắt xoá rồi Truy tìm những vật linh thiêng
     
  20. thicậnthị Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Hôm bửa mười hổ vô 5giay mua dép vô tình thấy cái này nên dùng bùa xóa rồi !
     

Chia sẻ trang này