Tìm kiếm bài viết theo id

Bắt đầu kinh doanh Spa cần chuẩn bị những gì?

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi 13s5022003, 19/8/22.

ID Topic : 9698169
  1. 13s5022003 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    3/6/22
    Tuổi tham gia:
    1
    Bài viết:
    37
    Khi sẵn sàng kinh doanh Spa, bạn sẽ phải đối mặt với những thách thức cụ thể. Vượt qua chúng, bạn sẽ nhận được những thành tựu nhất định. Bài viết sau là một sự hỗ trợ để bạn có thể làm được điều ấy, với những chỉ dẫn từ lúc bạn chưa có gì trong tay.

    Xây dựng kế hoạch
    Viết ra kế hoạch kinh doanh Spa là một điều rất quan trọng. Nó phản ánh sự nghiêm túc, kế hoạch bài bản và giúp bạn nhìn thấy tổng thể, để hoàn thiện những phần còn thiếu sót.

    Chọn tên thương hiệu
    Tên tiệm Spa chính là thương hiệu, là nhận dạng để khách hàng biết đó là tiệm Spa của bạn, với những dịch vụ, trải nghiệm riêng biệt chỉ tìm thấy tại tiệm. Xây dựng thương hiệu không phải dễ, nhưng sẽ cần bước đầu tiên – làm khách hàng nhớ đến dịch vụ của bạn khi thấy tên tiệm Spa.

    Hãy lưu ý rằng nên cố định cái tên mà bạn đã chọn, đừng thay đổi theo thời gian – trừ khi bạn có lý do chính đáng, bởi việc thay tên đổi họ sẽ khiến khách hàng nhận diện lại, và cũng khiến họ nghi ngờ rằng – tiệm có làm ăn kém hiệu quả, chất lượng tồi tệ đến thế nào mà phải làm lại từ đầu?

    Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu
    Bộ nhận diện thương hiệu là bộ công cụ để khách hàng nhận ra đây là tiệm Spa của bạn. Chúng bao gồm cách bạn tiếp cận, tương tác với khách hàng tiềm năng, cũng như thể hiện cá tính tiệm một cách trực quan.

    Nhận diện thương hiệu sẽ xuất hiện trên bảng hiệu, bên trong tiệm cũng như các tài liệu, ấn phẩm truyền thông… Chúng thường sẽ bao gồm:

    • Logo.
    • Bộ màu chủ đạo.
    • Font chữ chủ đạo.
    • Đồng phục.
    • Giày dép, ly cốc…
    Hãy hướng đến sự đặc trưng, những đặc điểm bất biến và dễ nhận diện khi nhắc đến tiệm Spa của bạn, ví dụ: Logo cách điệu từ tên của tiệm, lấy màu sắc hợp phong thủy với bạn (là chủ tiệm). Đó là một trong muôn vàn gợi ý để bạn khai thác và tạo ra sự khác biệt.

    Chuẩn bị chi phí
    Sẽ có rất nhiều khoản phí mà tiệm Spa cần tính đến khi mở tiệm, từ vận hành, lương cho nhân viên, máy móc, nguyên liệu… Đừng lo lắng, hãy tham khảo bài viết về chi phí mở tiệm Spa sau, để hình dung và biết nên phẩn bổ nguồn lực như thế nào cho hợp lý.

    Vị trí, vị trí, vị trí
    Cái gì quan trọng thì nói 3 lần. Vị trí là lựa chọn mang tính chiến lược, quyết định khả năng thành bại của tiệm Spa khi vận hành. Các yếu tố quan trọng khi xác định vị trí phù hợp để mở tiệm Spa là:

    • Giao thông thuận tiện, một tiệm Spa đặt nơi đông người qua lại vẫn tốt hơn là ở hẻm có đường đi ngoằn ngoèo. Tiệm cũng có thể tận dụng lợi thế từ Google My Business để cải thiện và thu hút thêm khách hàng mới.
    • Có chỗ để xe, đối diện vệ đường hoặc hầm giữ xe riêng là điều bắt buộc. Đừng khiến khách hàng bối rối vì không biết nên để xe ở đâu.
    • Đối thủ cạnh tranh, xem xung quanh có tiệm Spa nào đang tồn tại hay không, họ có phục vụ cùng tệp khách hàng với bạn không.
    • Môi trường xung quanh, có loại khách mà bạn muốn tiếp cận hay không.
    • Khu vực đó có cho phép mở tiệm trong khu dân cư, trong chung cư hay không. Điều này liên quan đến giấy phép và khả năng tiếp cận, cho nên hãy nghiên cứu kỹ trước khi lên kế hoạch.
    Khách hàng
    Khách hàng là những người dùng dịch vụ, mua sản phẩm tại tiệm của bạn. Họ đem lại doanh thu, giới thiệu khách hàng mới để tiệm phát triển tốt hơn. Cho nên, đừng xem nhẹ, và bỏ qua họ.

    Xác định tệp khách hàng tiềm năng
    Spa là ngành đặc thù, không chỉ phục vụ khách hàng, mà còn đáp ứng nhu cầu, sở thích của họ. Cho nên, xác định tệp khách hàng muốn tiếp cận và phục vụ là điều rất quan trọng, và mang tính sống còn. Bạn không thể kinh doanh hiệu quả nếu xác định đối tượng khách hàng tiềm năng là nữ giới có nhu nhập trung bình, cho các dịch vụ cao cấp phẫu thuật thẩm mỹ, chăm sóc nâng cao.

    Theo một báo cáo về xu hướng trải nghiệm Spa, thực hiện vào năm 2020, có 70% nữ giới và 60% nam giới tham gia khảo sát trả lời đã trải nghiệm ít nhất 1 lần dịch vụ tại tiệm Spa bất kỳ. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy, thứ tự quan tâm các dịch vụ tại tiệm Spa là: chăm sóc da toàn thân, chăm sóc da mặt cơ bản, chăm sóc da nâng cao. Dựa vào nghiên cứu, các tiệm Spa có thể triển khai các dịch vụ phù hợp, để đáp ứng nhu cầu trong thực tế.

    Điều này cho thấy, khi có nghiên cứu và linh hoạt triển khai các chiến lược theo các nghiên cứu ấy, thành công trong kinh doanh sẽ rất dễ đến. Cho nên, vai trò của việc nghiên cứu, xác định tệp khách hàng phù hợp là rất quan trọng và cần thiết.

    Hướng đến trải nghiệm khách hàng tuyệt vời
    Chuyên nghiệp, liền mạch, khách hàng là thượng đế… nghe nhiều hẳn bạn cũng chán, nhưng đó là những điều phải có, và dành cho mọi khách hàng khi họ ghé thăm tiệm Spa của bạn. Một trải nghiệm khách hàng tốt, sẽ giúp tiệm nhận được nhiều đánh giá, phản hồi tích cực.

    Hãy đặt mình vào vị trí khách hàng và trải nghiệm dịch vụ, ở tại tiệm của bạn hoặc các tiệm khác mà bạn cảm thấy dịch vụ họ chất lượng, để so sánh và biết nên cải tiến như thế nào, làm sao để đem lại hiệu quả như mong muốn.

    Mua sắm trang thiết bị, vật dụng
    Chọn các dịch vụ sẽ cung cấp
    Một tiệm được gọi là Spa khi cung cấp ít nhất là 2 trong số 3 nhóm dịch vụ dưới đây:

    • Chăm sóc da, bao gồm cả trang điểm.
    • Xoa bóp.
    • Trị liệu toàn thân, bao gồm cả dịch vụ thẩm mỹ, tẩy lông…
    Nếu có thể cung cấp nhiều hơn 2 dịch vụ, đó là điều tuyệt vời, giúp tiệm đa dạng hóa danh mục dịch vụ, và có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Nhưng nếu trong các dịch vụ đó bạn không có tay nghề, hãy đảm bảo là tuyển được thợ phụ trách. Đồng thời, cũng hãy chắc chắn rằng các dịch vụ bạn cung cấp là hợp pháp, không bị cấm tại địa phương, cũng như có giấy phép phù hợp cho các dịch vụ ấy.

    Bắt đầu kinh doanh Spa cần chuẩn bị những gì?

    Nếu một dịch vụ bạn muốn có tại tiệm nhưng không thể phụ trách, hãy đảm bảo tuyển được thợ cho vị trí ấy rồi mới cung cấp dịch vụ.

    Chọn các thiết bị phù hợp
    Quy mô của tiệm, các dịch vụ bạn sẽ cung cấp sẽ quyết định các thiết bị phù hợp khi bắt đầu kinh doanh Spa. Các thiết bị gần như cố định là:

    • Đồ đạc văn phòng: Bàn ghế cho nhân viên và khách, bình nước, ly uống nước, máy lạnh…
    • Đồ dùng cho khách: Tủ khóa đồ, kệ giày dép, phòng tắm…
    Ngoài ra, tùy vào dịch vụ tiệm Spa cung cấp, thì còn có thể kể đến như là:

    • Bàn/ ghế massage.
    • Khăn trải giường.
    • Máy giặt, máy sấy.
    • Máy ủ khăn nóng.
    • Mặt nạ mắt và mặt.
    • Đồ dùng tắm (xà phòng, dầu gội, dầu xả…).
    • Dầu xoa bóp, hương, nến và tinh dầu…
    • Bộ chăm sóc móng chân.
    • Phân của một chuyên gia thẩm mỹ.
    • Máy laser tẩy lông
    • Dụng cụ tẩy tế bào chết/ đá bọt.
    • Bể sục hoặc bồn tắm hoặc vòi sen trị liệu thủy sinh khác.
    Danh sách cần mua sẽ rất dài, cho nên – hãy thống nhất trước các dịch vụ, dựa theo gợi ý ở phần trên rồi hãy trang bị chúng. Đừng phạm phải sai lầm rằng mua sắm thật nhiều, xong đến khi khai trương lại dùng rất ít thì sẽ rất lãng phí.

    Ánh sáng và âm nhạc
    Dù không liên quan trực tiếp đến dịch vụ, nhưng ánh sáng và âm nhạc là 2 thành tố quan trọng mà tiệm Spa không nên bỏ qua khi bắt đầu kinh doanh.

    Với ánh sáng, hãy đảm bảo chúng vừa đủ, và phù hợp với không gian. Vừa đủ là không tối quá, không gắt quá, dịu nhẹ như ánh sáng ban ngày, ánh sáng tự nhiên. Phù hợp với không gian là không lệch màu, nghịch màu với màu sắc chủ đạo; nên chọn cùng màu, hoặc bộ màu cùng hệ, có tính hỗ trợ để làm nổi bật không gian.

    Với âm nhạc, những bản nhạc nhẹ, dịu êm giúp khoảng thời gian chết khi khách ngồi đợi được rút ngắn, căng thẳng và mệt mỏi của thợ khi làm dịch vụ được xoa dịu. Nên hạn chế các bản nhạc sôi động, vì sẽ khiến người nghe cảm giác rất mệt mỏi, khó chịu nếu phải nghe trong một thời gian dài.

    Tuyển dụng nhân viên
    Nhân viên là bộ mặt, là linh hồn của mỗi tiệm Spa, cho nên việc tuyển chọn ngay từ đầu là hết sức quan trọng và cần thiết.

    Khi tìm, tuyển nhân viên, hãy quan tâm đến khả năng đáp ứng dịch vụ của họ. Đảm bảo rằng các dịch vụ mà tiệm sẽ triển khai sẽ có thợ phụ trách, cũng như các thợ là có giấy phép hành nghề, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn các công việc ấy.

    Để giữ chân, hãy cùng thảo luận với nhân viên về nhu cầu, mong muốn và tiềm năng ở vị trí họ đang làm; dù với tiệm Spa mới mở – đó không phải là vấn đề dễ dàng. Đa số các tình huống nhân viên nghỉ việc là vì không thống nhất được đãi ngộ, không nhìn thấy tương lai khi làm dài lâu. Đó là điều mà bạn cũng phải tính đến và đảm bảo, cũng như hài hòa lợi ích của đôi bên. Để hiểu rõ hơn, hãy nên tìm hiểu về cách tính lương nhân viên tiệm Spa, và những lưu ý khi tính lương để đảm bảo bạn đang làm đúng.

    Chiến lược bán hàng
    Bán hàng như thế nào
    Bắt đầu kinh doanh Spa đồng nghĩa rằng bạn sẵn sàng bán một thứ gì đó, là dịch vụ – gội đầu, cắt tóc, chăm sóc da… hay là sản phẩm – mỹ phẩm, phụ kiện, dụng cụ làm đẹp…

    Doanh số bán lẻ có thể phức tạp, bởi được tính từ nhiều yếu tố, cũng như có nhiều yếu tố ảnh hưởng, như chi phí đầu vào, đào tạo nhân viên, khấu hao phát sinh… Tuy nhiên, nó luôn là chìa khóa để tiệm có doanh thu cố định và đảm bảo, đặc biệt là khi áp dụng các chiến lược bán hàng gia tăng tại Spa. Còn trong giai đoạn dịch bệnh, đó là cách để tạo ra doanh thu, khi các dịch vụ tại chỗ gần như đóng băng.

    Bên cạnh đó, hãy suy nghĩ về việc: khách sẽ mua hàng như thế nào? Thông thường, họ sẽ mua qua nhân viên của tiệm, với các gợi ý được đưa ra; hoặc khi nhìn thấy sản phẩm trưng bày. Dù bằng cách nào đi chăng nữa, cũng hãy cần một phần mềm quản lý Spa để hỗ trợ, nhằm phân loại và cập nhật giá, số lượng các sản phẩm nhanh chóng và thuận tiện nhất.

    Cũng hãy suy nghĩ về việc – khách sẽ thanh toán như thế nào, tiền mặt hay qua thẻ? Xu hướng hiện tại là đặt hàng trực tuyến, và thanh toán không tiếp xúc. Cho nên, hãy đảm bảo rằng tiệm đang có một máy quẹt thẻ, hoặc các giải pháp thanh toán trực tuyến như là ví điện tử, điểm thanh toán di động, chuyển khoản… để hỗ trợ khách hàng tốt nhất.

    Bán voucher
    Voucher là một phần trong bán lẻ, nhưng tầm quan trọng của nó xứng đáng được xếp riêng. Voucher là sản phẩm tặng kèm, phần thưởng mà tiệm gửi đến khách hàng, để khuyến khích họ chi tiêu tại tiệm. Nhưng thông thường, người dùng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn, vượt hạn mức giá trị của voucher, đó là lợi ích sâu xa mà tiệm nhắm đến.

    Bởi khách hàng khi sử dụng, sẽ có xu hướng áp dụng với các dịch vụ đang có nhu cầu để tiết kiệm, thay vì chọn các dịch vụ giá rẻ vừa không hiệu quả lại tốn thời gian. Về lý thuyết, tiệm sẽ tổn thất một phần doanh thu vì voucher, nhưng trên thực tế – tiệm đã bán được thêm 1 dịch vụ với nguồn thu thấp hơn.

    Tiệm cũng có thể cung cấp voucher không kèm điều kiện, nhưng giá trị lại thấp hơn các dịch vụ để khách hàng khi sử dụng phải chi thêm tiền. Ví dụ, voucher trị giá 400 nghìn đồng, áp dụng cho hóa đơn từ 0 đồng; nhưng đa số dịch vụ đều có giá từ 500 nghìn trở lên.

    Một chiến lược khác là cung cấp voucher kèm điều kiện, ví dụ sử dụng từ 2 dịch vụ trở lên, hoặc chi tiêu vượt hạn mức. Ví dụ, voucher trị giá 500 nghìn đồng, áp dụng cho hóa đơn dùng từ 2 dịch vụ trở lên.

    Khi tạo ra voucher, tiệm hãy nghĩ về lợi ích mà nó đem lại, cũng như cách tạo ra lợi nhuận từ chúng. Xây dựng chính sách và giá trị hấp dẫn tạo quanh chúng, sẽ khơi gợi động lực ở phía khách hàng để họ chi tiêu nhiều hơn.

    Marketing
    Và giờ, đã đến lúc nói với khách hàng tiềm năng về tiệm Spa mới của bạn.

    Marketing là một thuật ngữ bao hàm nhiều khía cạnh, nhiều hướng tiếp cận để tiệm Spa có thể triển khai, vì vậy – hãy suy nghĩ về kênh, hướng tiếp cận phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn. Dưới đây là các hướng Marketing Spa, để bạn tham khảo.

    Website Spa
    Nhiều chủ tiệm Spa nghĩ rằng website là điều không quan trọng, khi đã có các trang mạng xã hội. Đó là quan điểm sai lầm, đúng là Facebook giúp tiếp cận nhanh và phản hồi trực tiếp mọi thắc mắc của khách hàng, nhưng ở website – bạn có thể cung cấp nhiều thông tin hơn, và tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng trên internet hơn.

    Một lợi thế khác mà khi có website đem đến, đó là nó cung cấp trình đặt chỗ trực tuyến, giúp nhân viên lễ tân tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, và khách hàng cũng chủ động hơn rất nhiều. Đây cũng là xu hướng mới, quan trọng và cần thiết với nhiều tiệm Spa để vận hành tốt hơn trong giai đoạn hiện nay.

    Website phải hoạt động tốt trên mọi thiết bị, với tất cả màn hình, bao gồm cả di động, để trải nghiệm luôn trực quan và rõ ràng ở mọi kênh. Bảo mật cũng là yếu tố cần thiết, để khách hàng an tâm hơn khi thanh toán online, đặc biệt là thanh toán qua thẻ tín dụng.

    Marketing Online
    Social Media (Truyền thông mạng xã hội): Thông qua các mạng xã hội như là Facebook. Instagram, Tiktok… các chiến dịch quảng bá hình ảnh, khuyến mãi sẽ dễ dàng tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng đông đảo ở ngoài kia. Cũng phải vì đông đảo, nên sự cạnh tranh là rất khốc liệt, các chiến dịch cần phải khác biệt, hấp dẫn và cung cấp giá trị rõ ràng cho khách hàng.

    Email Marketing: Từ danh sách có sẵn từ các phiếu khảo sát, dữ liệu khách hàng hoặc tự thu thập, tiệm Spa có thể triển khai các chiến dịch Email Marketing phù hợp để nhắm trúng, nhắm đúng đối tượng cần tiếp cận để tạo ra chiến dịch phù hợp.

    Ngoài ra, còn có thể tính đến như SMS Marketing, Influencer…

    Marketing Offline
    Ngay tại quầy lễ tân, khu vực phòng chờ, tiệm Spa có thể trưng bày, cung cấp các tờ rơi về dịch vụ, khuyến mãi, hướng dẫn chăm sóc da cơ bản… Chúng sẽ là công cụ, sự hỗ trợ thay cho lễ tân để giải đáp các thắc mắc, vấn đề mà khách hàng gặp phải.

    Dù chọn cách tiếp cận nào, tiệm Spa cũng nên xây dựng chiến lược cho từng chiến dịch, như mục tiêu, ngân sách, kết quả, phương pháp tiếp cận để đảm bảo chiến dịch thu hút và đem lại hiệu quả như mong muốn. Song song với đó, cũng hãy tìm hiểu, nắm bắt nhanh nhạy các xu hướng mới, nhằm tạo ra các nội dung mới mẻ, nổi bật để thu hút người dùng quan tâm.

    Lựa chọn công cụ hỗ trợ quản lý phù hợp
    Một phần mềm quản lý Spa hiệu quả, sẽ giúp tiệm tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức và chi phí, bởi sẽ giúp tiệm các việc sau:

    • Lên lịch, ca làm cho nhân viên, thợ.
    • Quản lý thông tin khách hàng.
    • Đặt chỗ trực tuyến.
    • Marketing.
    • Chấm công, tính lương.
    • Quản lý tài chính.
    • Quản lý kho.
    • Báo cáo.
    Về cơ bản, phần mềm quản lý Spa phù hợp là phần mềm cung cấp được các tính năng mà tiệm Spa cần, giải quyết được nhiều tác vụ nhất có thể, với một chi phí cạnh tranh, hấp dẫn.

    Trên đây là những gợi ý cần thiết, và nên chuẩn bị khi các tiệm bắt đầu kinh doanh Spa mà bạn không nên bỏ qua. Tùy vào mô hình cụ thể, mà việc áp dụng cũng trở nên linh hoạt và chọn lọc cho cần thiết. Điều cần nhớ rằng, sẽ có vô vàn khó khăn và thử thách, nhưng cứ hãy kiên định và áp dụng mọi thứ mà bạn có, thì thành quả sẽ sớm hiện thực như bạn muốn.
     

Chia sẻ trang này