Tìm kiếm bài viết theo id

Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm

Thảo luận trong 'Việc Làm - Học Hành' bắt đầu bởi zunanguyen, 24/2/17.

ID Topic : 8757777
  1. zunanguyen Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    9/5/11
    Tuổi tham gia:
    12
    Bài viết:
    1,386
    TẤT CẢ PHƯƠNG PHÁP VÀ TÀI LIỆU CHO 6 THÁNG – 1 NĂM TỰ HỌC TIẾNG ANH TỪ VỰNG – PHÁT ÂM – NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT


    Bài note này mình tổng hợp lại toàn bộ các phương pháp và tài liệu mình đã áp dụng từ trước tới nay cho việc tự học tiếng Anh. Vì rất chi tiết, nên các bạn lưu lại để dùng khi cần nhé.

    Trước mình là dân khối D, khác với dân khối A, mình đã có kiến thức tốt, phải nói cực tốt chứ ko phải khá (vì hồi cấp hai mình nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của trường) vậy mà lên cấp ba, rồi ba năm cao đẳng, do ham chơi, ko học, ko nói cho nên quên sạch, tiếng Anh coi như con số O tròn trĩnh. Khi nói đến đây các bạn sẽ nghĩ rằng có ngữ pháp tốt mà bảo số 0. Ít ra cũng sẽ biết và nhớ chút ngữ pháp. Nhưng các bạn phải hiểu rằng, cái tâm lý học tốt, rồi trở nên mù tịt không biết bắt đầu từ đâu, cái sự chán nản nó đến còn nhiều hơn người không biết gì. Vả lại, tiếng anh là một ngôn ngữ, mà ngôn ngữ dùng để Nghe và nói đúng ko nào? Thế ngày xưa chúng ta học như thế nào? Chẳng khác gì toán học, chúng ta học tiếng anh bằng công thức ngữ pháp, dù có học giỏi ngữ pháp thì nói phải chậm chậm suy từ, ghép câu, cuối cùng là muốn nói cái gì ngồi nghĩ cả buổi. Mà cái gì thuộc về công thức thì không học để lâu quên, mấy ai trong chúng ta còn nhớ công thức của hàm số này nọ. Đừng nói gì công thức toán, tiếng Việt chúng ta, từ nào ít dùng, lâu lâu muốn nói, cũng ngồi nghĩ vài phút mới ra, não bộ của chúng ta rất dễ thương ở chỗ, muốn nhớ cái này, nhớ quên cái khác, cái gì muốn nhớ lâu, trừ khi là chuyện rất ấn tượng, thì phải lập đi lập lại rất nhiều lần. ^-^ Phải nói rằng là, vì ngày xưa học sai cách cho nên “dốt” cũng không có gì lạ.

    Rồi ra trường mình thấy tầm quan trọng của tiếng anh, thế mình bắt đầu học lại, đi trung tâm, giáo viên này nọ, họ cũng dạy y chang mình học thời phổ thông. Chỗ nào dạy mình nghe nói phản xạ thì cũng chỉ được một thời gian, chỉ hai ba tháng sau lại chuyển sang ghép câu theo cấu trúc ngữ pháp. Kết cục là không nói ai cũng biết. Bỏ! Nghĩ học! Khỏe! Vì học nữa nó cũng như không.

    Rồi mình đi làm, 4 năm, cũng bò lên chức trưởng phòng. Mà ngẫm cái sự đời nó lạ, công việc mình đang làm có khối người mơ ước, vì lương cũng không tệ, mà mình không có cảm thấy vui, vậy mà bỏ công việc, theo cái ước muốn từ thuở nhỏ, đôi lúc bạn bè thường đùa bảo mình điên( vì già rồi còn quay lại học để làm giáo viên ^^)

    Bắt đầu từ năm 25 tuổi, học anh văn thật sự chẳng dễ dàng gì, nhất là mình mất một năm rưỡi để tìm phương pháp.

    Cho nên, hôm nay ngồi viết bài này, do hiểu tâm lý các bạn sau nhiều năm học tiếng Anh ở trường nhưng cảm giác như không biết gì, lúc nào cũng băn khoăn phải bắt đầu từ đâu, phải học cái gì. Miệt mài với cái laptop, Internet và đủ các phương pháp học, cuối cùng mình cũng giao tiếp tiếng Anh thành thạo, mình muốn chia sẻ lại cho các bạn. ĐỂ CÁC BẠN CHỈ BẮT ĐẦU HỌC, KHÔNG PHẢI NGUYÊN CỨU HẾT 1 NĂM RƯỠI GIỐNG MÌNH. Và lời đầu tiên mình muốn nói với các bạn 2 điều:

    1. Giỏi tiếng Anh chắc chắn sẽ thay đổi cuộc đời bạn,

    2. Ai cũng giỏi tiếng Anh được, không cần năng khiếu.


    Trong note này mình sẽ hướng dẫn chi tiết cách học và các tài liệu cần thiết cho việc tự học của các bạn.

    Trước khi bắt đầu với chi tiết và đẩy đủ về Từ vựng - Phát âm cũng như 4 kỹ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, mình xin cảnh báo với các bạn một vài điều như sau:

    1. Bạn nào không định học nghiêm túc và kiên trì thì “dẹp” luôn, khỏi cần học cho phí tiền bạc thời gian ạ. Nếu bạn nghĩ mình khó có thể học đều đặn ít nhất 1h/ngày thì bạn nên xác định luôn là có học bao năm cũng vậy. Bạn cũng không cần phải đọc tiếp note này.

    2. Các bạn nên xác định dành cho mình chỉ từ khoảng 6 tháng - 1 năm để học nếu muốn giao tiếp lưu loát, và cần ít nhất 2 năm để thành thạo 4 kỹ năng nghe nói đọc viết. Không cần mất cả chục năm cho tiếng Anh, nhưng học nói lưu loát chỉ trong 2-3 tháng là điều theo mình là không thể.

    Vậy có 2 điều trước khi bắt tay vào học: 1/ tự đặt cho mình mục tiêu và giới hạn thời gian; 2/ tự đưa bản thân mình vào khuôn khổ : KIÊN ĐỊNH VÀ KHÔNG TỪ BỎ.

    Sẽ khó để duy trì 2 điều trên nếu bạn không duy trì được ĐỘNG LỰC. Mình sẽ bàn kỹ về cái này một chút trước khi chúng ta bắt đầu học, vì không có ĐỘNG LỰC chắc chắn bạn sẽ sớm BỎ CUỘC. Còn bạn nào thấy sẵn sàng học rồi, có thể đi thẳng vào phần phát âm bên dưới ạ.

    Để biết cách nắm bắt được ĐỘNG LỰC, trước hết bạn cần hiểu về nó. Có người nói chỉ cần có mục tiêu là có động lực. Điều này chưa đúng. Mọi người ai cũng biết tiếng Anh quan trọng thế nào. Bạn mình tốt nghiệp Kinh tế đối ngoại, rồi liên thông đại học Kinh tế loay hoay tìm việc vì học Kinh doanh Quốc tế mà không có tiếng Anh. Có bạn cần tiếng Anh để tốt nghiệp, có bạn cần tiếng Anh để xin việc, chuyển việc. Toàn những mục đích thiết thực, VẬY TẠI SAO CÁC BẠN VẪN KHÔNG CÓ ĐỘNG LỰC HỌC? Thực ra là có, rất lớn, khi nghĩ về mục tiêu lớn lao đó, các bạn học tiếng Anh ngấu nghiến, đi đăng ký lớp rồi download về một loạt các phần mềm học trên điện thoại, xong rồi thì, lớp học cũng chẳng chịu đến, mà phần mềm thì để mốc lên! Lý do là vì bạn chán, học cả tuần liền mà vẫn chưa thấy mình khá lên, học được từ nọ lại quên từ kia, chưa nói được, xem phim như vịt nghe sấm, mà cũng chẳng viết được gì hết. BẠN CHƯA THẤY KẾT QUẢ GÌ, VÀ BẠN NẢN, BẠN TỪ BỎ! Vậy điều quan trọng không phải là tạo động lực “dữ dội” trong một vài ngày xong lại nản, mà phải DUY TRÌ ĐƯỢC NÓ LIÊN TỤC. Theo mình bạn phải kết hợp tạo động lực đó từ môi trường ngoài (tạm thời) với từ bên trong (lâu dài) . Xin chia sẻ vài kinh nghiệm xương máu của mình như thế này ạ.

    1. Động lực từ bên ngoài:

    - Tới lớp tiếng Anh: Bạn không cần bỏ quá nhiều tiền cho các khóa học tiếng Anh làm gì, quan trọng chọn được lớp học mà giáo viên và môi trường học tạo cảm hứng để về nhà bạn tự học. Dĩ nhiên với vài tiếng học ở Trung tâm 1 tuần, mà về nhà bạn không tự học, chắc chắn cũng chẳng có kết quả gì mấy.

    - Tới Club nói tiếng Anh: Sau khi tự học tiếng Anh một thời gian, mình tham gia một số English Club, tuần đi 2 buổi, ở đó có mấy bạn nói tiếng Anh như gió, mình thì bập bẹ tập nói, vì khó chịu nên cứ về nhà là suốt ngày lẩm bẩm tiếng Anh quyết nói cho bằng được. Có rất nhiều Club Tiếng Anh đa số là free, ở đó bạn phải nghe các bạn khác “chém gió” tiếng Anh còn mình không nói được là về muốn học liền. Một tuần các bạn tham gia 1-2 lần là ổn.

    - Tìm kiếm kết bạn với người nước ngoài: Bạn có thể ra khu vực nhiều người nước ngoài bắt chuyện hỏi han giúp đỡ rồi kết bạn. Hoặc là, tìm kiếm kết bạn trên Internet. Ngoài ra, mình gợi ý 10 website sau cho các bạn kết bạn và luyện nói tiếng Anh nữa nhé.

    http://speaking24.com/http://sharedtalk.com/https://www.verbling.com/http://www.penpalworld.com/https://www.couchsurfing.com/http://www.internations.org/http://www.meetup.com/http://www.italki.com/http://www.easylanguageexchange.com/http://babelvillage.com/http://www.lingoglobe.com/http://www.conversationexchange.com/

    2. Động lực từ bên trong

    Đây chính là cái khiến bạn duy trì việc học trong thời gian dài mà không từ bỏ. Để làm được điều này, bạn cần duy trì được cảm xúc tích cực với English, và thực sự biến tiếng Anh từ một TASK (Nhiệm vụ) thành một HOBBY (Sở thích, thú vui), vậy là mọi việc trở nên vô cùng đơn giản.VẬY CẦN LÀM GÌ ĐỂ BIẾN ENGLISH THÀNH MỘT THÚ VUI? ĐÓ LÀ HỌC NHỮNG THỨ MÌNH THÍCH.

    Bạn thích coi phim, nghe nhạc. Mình xin giới thiệu trang web Toomva.com

    Trang này là trang học tiếng anh qua phim, có tất cả những thứ bạn cần phim, nhạc, cả những bài học bằng tiếng anh … Đầy đủ các chủ đề khoa học, kinh tế xã hội. Mình hay xem TV series với phim hài Mỹ, và mình thấy xem đi xem lại không chán. Rồi thì đủ các chương trình truyền hình thực tế (Master Chef, The Voice, American Idol,vv). Mình thích phim Friends nên mình xem không chán. Hơn nữa coi phim còn có ngữ cảnh, học từ qua ngữ cảnh rất nhanh nhớ. Và bạn nhớ rằng khi coi phim, đừng coi hết phim xong thì thôi, muốn nghe nói được thì nhớ bấm nút tua đi tua lại nhiều lần để nghe và nhại theo tiếng của nhân vật.

    Và cứ xem như vậy rồi bạn bị cuốn theo tiếng Anh chứ không còn phải vật lộn ép mình học nữa. Bạn cứ đọc, nghe, xem cái mình thích, lâu dần tự dưng từ vựng và các kỹ năng nó tự dưng lên, có kết quả là thích, là vui, là có hứng, là tiếp tục học. Vậy là mình học suốt 1 năm là nghe nói đã thành thạo rồi.

    - Bạn thích đọc. Mình thấy AUDIO BOOKS là cách học tiếng Anh thực sự tuyệt vời, vừa giúp bạn luyện nghe, học từ vựng trong ngữ cảnh với phát âm chuẩn. Tạm thời lúc đầu mọi người đừng dùng book, tạp chí bằng tiếng anh, hãy dùng AUDIO BOOKs, muốn nói được phải nghe trước, nếu bạn đọc sách mà không nghe, bạn sẽ không nói được. Vấn đề ở chỗ, hãy chọn cho mình những audio books theo đúng topic mà mình thích, hãy đọc thứ mình thích khi nghe chắc chắn bạn sẽ bị cuốn đi và không biết mình đang hình thành tư duy English từ lúc nào, và yêu tiếng Anh từ lúc nào không hay.

    Bạn thích Công nghệ? Sao không thử vào Google gõ từ khóa Technology Innovation? Bạn thích làm đẹp, thử gõ Beauty tips, lose weight, beautiful skin? Bạn thích sức khỏe, thử gõ health tips, nutrition tips? Bạn thích Sports, cars, music, animals, environment, vv. Bất cứ cái gì bạn thích, bạn gõ những từ khóa để đọc những thứ mình thích thôi! Dĩ nhiên là ban đầu sẽ hơi bị choáng ngợp bởi nhiều từ mới quá, nhưng bạn đọc cái bạn thích và sẽ không biết chán! Có thể bạn sẽ phải tra từ liên tục, nhưng dần dần lượng từ vựng sẽ tăng rất nhanh một cách bất ngờ, và chắc chắn bạn sẽ thấy thích tiếng Anh hơn!

    Anh!Ngoài ra, bạn nào thích vừa nhìn vừa nghe (visual learners), bạn nên xem video, về những gì bạn thích nhé! YouTube chính là nơi mình thấy mình xem hàng giờ không chán, đủ các thể loại từ âm nhạc tới khoa học! Mình thích âm nhạc, nên hay lên Youtube nghe mấy bài kèm lời, rồi dịch từ không hiểu ra. Mình gợi ý 10 kênh Youtube hay chuyên để học tiếng Anh, rất fun và dễ học:

    1. Speak English with Misterduncan Dễ học, hài hước, và đa dạng các chủ đề. Thứ hai, nghe thứ mình thích.!

    2. Real English Các tình huống tiếng Anh thực tế đa dạng, có phụ đề, rất hay cho các bạn mới bắt đầu.

    3. BBC Learning Englishhttps://www.youtube.com/user/bbclearningenglish/videos Thực hành tiếng Anh - Anh qua rất nhiều format chương trình khác nhau như tình huống Tiếng Anh thực tế, phim hoạt hình, phỏng vấn, tin tức. Rất sống động và dễ học.

    4. British Council: Learn English Kidshttps://www.youtube.com/user/BritishCouncilLEKids Cực kỳ fun và dễ học, kênh này cho các bé và các bạn mới học Tiếng Anh.

    5. Business English Podhttps://www.youtube.com/user/bizpod/videos Đủ các chủ đề, tình huống dạy tiếng Anh trong kinh doanh. Dành cho các bạn trong chuyên ngành kinh tế.

    6. VOA Learning Englishhttp://www.youtube.com/voalearningenglish/#p/a Các bản tin giọng Anh Mỹ kèm English subtitle với giọng đọc chậm dễ nghe giúp các bạn luyện từ vựng, ngữ pháp, nghe nói cùng lúc.

    7. Jennifer ESLhttps://www.youtube.com/user/JenniferESL Đa dạng các bài học dễ hiểu về ngữ pháp, pháp âm, tình huống Tiếng Anh thực tế cho các bạn.

    8. Linguaspectrumhttps://www.youtube.com/user/Linguaspectrum Các bài học siêu thú vị về các từ vựng mà các bạn có thể gặp trong mọi tình huống.

    9. English Class 101https://www.youtube.com/user/ENGLISHCLASS101 Các bài học nhanh, ngắn gọn thú vị liên quan tới văn hóa Anh và Mỹ.

    10. Engvidhttps://www.youtube.com/user/engvidenglish Website học thú vị với rất nhiều thầy cô nổi tiếng.

    Nhìn chung là, nếu bạn khó khăn trong việc tạo động lực học tiếng Anh lâu dài, điều mấu chốt là hãy gác lại NHIỆM VỤ học, và băt đầu nghe, đọc, xem những thứ mình thích, bằng tiếng Anh. Đơn giản vậy thôi!

    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm

    Okay, giờ chúng ta sẽ bàn chút xíu về MỤC TIÊU.

    MỤC TIÊU của mỗi bạn có thể khác nhau, có bạn học chỉ để giao tiếp trong các tình huống thông dụng, có bạn cần thi Ielts, Toefl, Toeic, có bạn chỉ cần đọc hiểu tài liệu. Tùy vào mục tiêu mà bạn học khác nhau.

    Mình đang truyền bí kiếp để giao tiếp tốt trong vòng 1 năm, vậy muốn giao tiếp tốt thì chúng ta phải học trình tự như thế nào? Hẳn các bạn chắc đang thắc mắc. Hãy tưởng tượng chúng ta là một đứa bé 1 tuổi đang chuẩn bị học nói. Không cha mẹ nào dạy chúng ta nói tiếng Việt mà lại bảo muốn học tiếng Việt trước hết ta phải học ngữ pháp, đầu tiên chủ ngữ là gì? Sau đó chủ ngữ + động từ + Tân ngữ. Có câu “Phong ba bão táp cũng không bằng ngữ pháp Việt Nam” . Ai dạy con như vậy đến ngàn thu con cũng không nói được. Trẻ con được học bằng những từ đơn giản “ ba, mẹ, ăn, uống..” theo cách tình huống hoạt động hành ngày rồi từng từ đơn ghép lại câu đơn giản, nói được câu đơn giản ghép lại thành câu phức tạp. Nhưng trước khi bắt đầu chúng phải nghe thụ động hết 1 năm đầu đời, tới lúc hơn 1 tuổi mới bắt đầu học nói.

    Vậy chúng ta hãy học anh văn như một đứa trẻ, theo trình tự NGHE_ NÓI_ ĐỌC_ VIẾT

    BÍ KIẾP THÀNH CÔNG CỦA MÌNH LÀ NGHE ĐI NGHE LẠI NHẠI LẠI RẤT NHIỀU LẦN. Cứ muốn nói một câu gì đó, ví dụ “ bạn đang làm gì vậy?” thì tiếng anh câu đó là “ what are you doing?” học nguyên câu, nguyên cụm, không học từ riêng lẻ.

    Vậy khi chúng ta xem phim trên tooomva.com chẳng hạn, web này có hai phụ đề anh và việt, chúng ta nghe được câu tiếng anh và đã có câu tiếng việt dịch ở dưới đi kèm. Vậy là chúng ta đã hiểu nghĩa cả câu nói. Việc chúng ta cần làm là : Gặp TỪ VỰNG, Tra Phiên âm, tra nghĩa NGHE, NÓI( lặp lại theo nhân vật) ĐỌC, VIẾT.

    Ví dụ cụ thể khi coi phim chúng ta gặp câu nói :You should have a backup plan. Câu này được dịch là “bạn nên lên kế hoạch tiết kiệm”. Vậy toomva đã đưa chúng ta câu nói và nghĩa, việc chúng ta là tra từng từ xem cách đọc thế nào, nghĩa của từng từ ra sao, xong đọc cho đúng từng từ một, đọc đúng từng từ một chúng ta đọc nguyên câu và học nguyên cụm.

    Sau đây mình sẽ nói chi tiết về từng phần trên, bao gồm cả phương pháp và tài liệu. Hy vọng các bạn sẽ có thể áp dụng phần nào vào việc học của mình.

    OKAY, LET’S BEGIN!!!

    I - PHÁT ÂM

    Trẻ em học ngoại ngữ không cần học phát âm vì chúng được nghe thụ động 1 năm trước khi học nói và chúng nhìn khẩu hình miệng của mẹ mà bắt chước theo. Nhưng chúng ta đã lớn, để học cho nhanh chúng ta nên học phát âm trước. Phát âm tiếng Anh cực kỳ quan trọng, đặc biệt cho các bạn đặt mục tiêu giao tiếp lên hàng đầu. Nếu phát âm đúng, bạn không chỉ nói hay hơn mà còn cải thiện đáng kể khả năng listening. Tuy nhiên, đa số các bạn không chú trọng hoặc không học đúng cách, nên phát âm “tương đối dở”. Dưới đây là các bước học, rất đầy đủ và chi tiết, dựa theo kinh nghiệm tự học phát âm của mình trong vòng 1 năm với đầy đủ tài liệu cho các bạn. Bạn nào đang lọ mọ học phát âm vui lòng đọc kỹ nhé.

    1. IPA (International Phonetic Alphabet):

    Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế, gồm 44 âm (sound) Mỗi âm tiết này có một kí hiệu riêng. Trong 44 âm tiết có 20 nguyên âm gồm 12 nguyên âm đơn (single vowels sounds), 8 nguyên âm đôi (diphthongs) và 24 phụ âm (consonants). Người ta dùng 44 âm tiết này để đánh vần và đọc các từ tiếng Anh (phiên âm). Các bạn luyện từng âm một. Tài liệu học các âm này gồm:

    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 1

    - ENGLISH PRONUNCIATION WORKSHOP của bác Paul Gruber: dạy các âm theo tiếng Anh Mỹ cực hay luôn. Các bạn xem video luyện theo trong khoảng 1 tuần là ổn. Có cả file pdf đính kèm và vietsub để chỗ nào không nghe ra thì xem lại cho chắc. Nguồn download thì các bạn cứ cho mình email, mình gửi qua nhé

    - RACHEL ENGLISH: Học phát tiếng Anh Mỹ với chị này rất thú vị, rất cụ thể và cực kỳ hiệu quả. Các video của chị ấy làm chuyên về phát âm và đã rất nổi tiếng rồi, các bạn xem trên Youtube nhé.

    2. HỌC TRỌNG ÂM (word stress và sentence stress)

    - Word stress (trọng âm của từ): Một từ sẽ có thể có một hoặc nhiều âm tiết. Với một từ có hai âm tiết trở lên, ít nhất 1 âm tiết sẽ được stress (nhấn âm: làm cho âm đó mạnh hơn, âm lượng cao hơn). Sẽ có những nguyên tắc nhất định cho việc nhấn âm Tuy nhiên, những quy tắc này không áp dụng được cho mọi từ tiếng Anh, và bạn nên có 1 cuốn Notebook chép lại tất cả các từ mới mà bạn học được cách phát âm đúng, sau cuối ngày bỏ ra đọc đi đọc lại.

    - Sentence stress (trọng âm của câu): Trong các câu tiếng Anh, người bản ngữ sẽ chỉ nhấn vào những từ quan trọng nhất nói lên nội dung chính (content word/key word). Vì vậy, bạn cũng nên học cách nhấn (STRESS) vào các key word khi nói và bắt các key word khi nghe. Các từ key word này có thể bao gồm danh, động, tính, trạng, từ để hỏi, từ phủ định. Các từ chức năng (function word) như giới từ, mạo từ, quán từ, vv thì âm sẽ bị làm yếu đi (DE-STRESS) và đọc lướt. Ví dụ: WENT TO THE STORE=> Bạn chỉ cần nhấn vào các từ key word là WENT, STORE, và đọc lướt TO THE thành [təðə]

    => Vậy trong một câu, người bản ngữ có xu hướng stress các từ content words và de-stress các từ function words. Khi họ de-stress các từ, nhiều nguyên âm có xu hướng biến thành schwa sound /ə/, chẳng hạn to –> [tə], for –> [fər], at –> [ət], and –> [ən], or –> [ər], you –> [yə], him –> [əm], have –> [əv], can –> [kɪn], do –> [də] Ví dụ: “I’m going to the store. Do you want anything? ” [təðə] [dəyə]

    Thực ra khi bạn học từ vựng, bạn học cách nhấn từ đó luôn, và khi bạn nghe bất cứ tài liệu gì, bạn nên chú ý vào việc nhấn vào key word trong câu luôn.

    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 2

    3. HỌC NỐI ÂM (Connected speech)

    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 3

    Hầu hết các âm tiếng Anh đều được nối với nhau để đảm bảo việc nói tự nhiên và lưu loát, nên khi học phát âm tiếng Anh bạn cần rất chú ý tới phần này, đặc biệt nếu bạn đặt mục tiêu giao tiếp hàng đầu. Có ba nguyên tắc cơ bản của nối âm là nối CONSONANT-VOWEL (CV), VOWEL-VOWEL (VV), CONSONANT-CONSONANT. Khi mới học, theo mình bạn nên luyện phần CV thôi. Tức là, khi nghe và nói mình sẽ để ý cách phụ âm cuối của 1 từ được nối với nguyên âm của một từ tiếp theo. Chẳng hạn: get-out, stop-it, come-on, watch-out, take-it-outside. Để học phần nối âm này, cách hay nhất là nghe thật nhiều các tài liệu ở tốc độ vừa phải có transcript, để ý kỹ các chỗ nối âm và bắt chước nói theo. Tài liệu học bộ Whatdaya say của mình.

    Kinh nghiệm của mình là, luyện phát âm cùng lúc với luyện nghe nói. Hồi mới học tiếng Anh, mỗi ngày mình dành khoảng 30 phút cho phần Listen&Read trên Whatdaya say. Sau đó mình chuyển sang nghe những cụm từ thông dụng trong giao tiếp, Mình tra từ điển, nghe, và đọc theo.

    Mỗi ngày bạn đều làm như vậy, mình chắc chắn sau ba tháng bạn không chỉ phát âm đúng mà còn nói lưu loát và nghe tốt hơn nhiều.

    Vậy mình có 1 tháng học ngữ âm, 3 tháng còn lại cho nối âm, nhấn nhá để nói hay hơn khi học tài liệu whatdaya say và các video giao tiếp thông dụng, bạn gõ Basic English Conversations trên Youtube, thế là tha hồ có video để luyện nói mà dùng ngay. Tùy theo các bạn học nhanh chậm mà rút ngắn khoảng thời gian này nhé. Tuy nhiên nếu muốn nói trong vòng 1 năm, không nên kéo dài khoảng thời gian này. Và bạn hãy biết rằng, Ngữ âm cực kỳ quan trọng nên hãy học thật chắc, đọc thật đúng theo hướng dẫn nhé.

    Qua được giai đoạn này hãy học qua phim và các thể loại khác mà bạn mong muốn. Chú ý phần ngữ điệu, để nói có ngữ điệu hay bạn cần tập nhiều, tốt nhất là luyện nghe theo phim rồi bắt chước. Bạn nên xem mấy series phim truyền hình hài như: Extra, Friends, How I met your mother…. Dần dần bạn sẽ bắt chước được ngữ điệu của họ. Ngoài ra, NGHE THẬT NHIỀU và bắt chước sẽ giúp các bạn cải thiện phát âm một cách dễ dàng và tự nhiên. Hoàn toàn không khó!

    Okay, xong phần phát âm, giờ mình sang phần TỪ VỰNG.

    II - TỪ VỰNG

    Từ vựng là là yếu tố quyết định cho 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết. Nên nếu các bạn hỏi nên bắt đầu học tiếng Anh từ đâu, mình sẽ trả lời: BẮT ĐẦU BẰNG TỪ VỰNG. Vậy mình sẽ bắt đầu từ từ vựng, và kiên định như sau: mỗi ngày học học sâu, nhớ sâu đúng 5-10 từ mới dùng được; Đồng thời, mỗi ngày sau khi học thêm các từ mới sẽ lại xem lại các từ cũ đã học. Vậy là sau 1 năm các bạn chắc chắn có khoảng 2500 từ vựng dùng được, cho cả 4 kỹ năng! Cách tốt nhất để học từ vựng, theo mình là bằng việc đọc và nghe thật nhiều. READ, READ, READ. LISTEN, LISTEN, LISTEN. Bởi việc học từ vựng trong ngữ cảnh sẽ giúp các bạn nhớ lâu và dùng đúng ngữ cảnh, thay vì học một list từ vựng không biết sẽ được dùng vào tình huống nào.

    Khi tự học, từ điển là không thể thiếu trong quá trình học, nhưng đừng học từ điển sách, hãy cài cho mình từ diển OXFORD trên máy tính. Từ điển này sẽ như giáo viên của bạn, nó sẽ chỉ cho bạn phát âm sao cho đúng, nó cho bạn câu ví dụ của từ để bạn không bao giờ dùng từ sai ngữ cảnh.

    Hãy học từ chứa trong câu, tức không học từ riêng lẽ, học theo cụm từ, học nguyên câu.

    Ví dụ : ngày xưa chúng ta học cái bàn: table, bút mực : pen, leave: đặt, để..Thay vì hoc từng từ như vậy chúng ta học nguyên cụm từ: để cây bút ở trên bàn: leave a pen on the table. Hoặc ngày xưa học see là thấy, meet là gặp, nhưng hẹn gặp bạn là see you chứ không phải meet you. Chúng ta hãy học cụm, vì học từ riêng lẽ chúng ta sẽ ghép từ để nói, mất rất nhiều thời gian, và câu nói ra cũng không tự nhiên. Đôi khi còn rất buồn cười.

    Ngoài ra, khi cố gắng ghi nhớ 1 từ nào đó, có các phương pháp dưới đây. Nếu các bạn cảm thấy nó rât khó áp dụng, bạn có thể bỏ qua, bởi mỗi người sẽ có cách cảm thụ các nhau, và việc hấp thu từ vựng cũng vậy. Chúng ta sẽ cùng lựa chọn cách fun nhất và hiệu quả nhất để dùng.

    1. Liên tưởng âm thanh hình ảnh chuyển động

    Với một số từ, bạn có thể đọc to lên và liên tưởng các âm của từ đó với các âm trong tiếng Việt hoặc âm tiếng Anh mà bạn đã biết + các hình ảnh càng hài hước càng tốt.

    Ví dụ:

    • museum (bảo tàng - mìu dí ừm) => milk - dí - ừm =>1 đứa cầm hộp sữa vào viện bảo tàng dí mũi vào vật trưng bày vừa gật gù “ừm ừm” => hình ảnh fun và dễ nhớ.

    • satisfied (hài lòng) => xe - tít - fai => 1 đứa đi xe cười tít mắt vào vì lái bằng 5 (five) đầu ngón tay => hài lòng


    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 4

    Với nhiều từ khác, bạn có thể tưởng tượng hình ảnh, âm thanh, chuyển động trong lúc đọc to từ vựng lên (theo audio). Bạn dùng từ điển Lingoes hay Oxford (cài đặt về máy) hoặc dùng từ điển online tratu.soha.vn => các loại từ điển có audio để vừa nhìn nghĩa, phiên âm lại vừa có âm thanh. Bạn đọc theo 10 - 20 lần. Vừa đọc bạn vừa tưởng tượng hình ảnh liên quan đến từ đó.

    Ví dụ: các động từ cut (cắt),run (chạy), fall (rơi), fly (bay), approach (tiến lại), expand (mở rộng), ect. Các bạn vừa đọc vừa tưởng tượng hình ảnh và âm thanh + chuyển động trong đầu trong lúc đọc to từ lên.Tính từ happy (hạnh phúc), sad (buồn), bored (chán), crazy (điên rồ), intelligent (thông minh), extraordinary (bất thường), ect => tưởng tượng ra một nét mặt và một trạng thái cảm xúc đi kèm.

    3. Flashcard

    Cách này khá hiệu quả, mà không mất thời gian lắm. Mỗi ngày bạn làm 5 flashcard với những từ khó thôi, tránh nản. Bạn có thể hiểu flashcard là 1 tấm thẻ học tiếng Anh gồm 2 mặt: 1 mặt từ vựng, cách phát âm, và câu chứa từ vựng, hình ảnh; 1 mặt nghĩa tiếng việt,. Khi bạn học thuộc từ rồi, lúc ôn lại, hãy nhìn mặt tiếng việt, nếu nói chính xác từ và câu chứa từ không cần suy nghĩa thì bạn đã học thuộc rồi. Không thì lại phải học đi học lại cho đến khi nhớ thôi.

    Bạn nào muốn thêm hình ảnh cho Flashcard thêm sinh động thì mình gợi ý các website hay để làm flashcard sau:

    1. ESL Flashcardshttp://www.eslflashcards.com 2.Quizlet http://quizlet.com/ 3.Flashcard Exchange http://www.flashcardexchange.com/index.php 4.Internet Flashcard Database http://flashcarddb.com 5.Flashcard Machine http://www.flashcardmachine.com/ 6.ESL Kids http://www.esl-kids.com/flashcards/flashcards.html 7.Inside Story Flashcards http://insidestoryflashcards.com/printable_flashc…/index.php8.CoboCardshttp://www.cobocards.com/ 9.MES English http://www.mes-english.com/ 10.ESL HQ http://www.eslhq.com/gallery/

    4. Học từ vựng theo kiểu người Do Thái

    Phương pháp này là cách lồng ghép các cụm từ của các ngôn ngữ khác nhau. Với người Việt, mình sẽ lồng ghép các cụm từ tiếng Anh đã biết và các cụm tiếng Việt (mà mình chưa biết cụm từ tiếng Anh là gì), sau đó nghe bản gốc và nói to các cụm tiếng Việt thành tiếng Anh. Sau khoảng 10 phút bạn sẽ nhớ ít nhất 5 cụm từ mới.

    Ví dụ: Một đoạn hội thoại (The Interview – buổi phỏng vấn) cần phải học như sau:

    Company Owner: Hello Ms. Quynh. I assume you are here about the job opening. Did you bring your resume?

    Applicant: Yes sir. I did bring it and I can leave a copy with you. You will see that I have a lot of on the job experience teaching English. I have over four years of experience in this field and I think you will like what my references have to say about me.

    Company Owner: Well, you sure seem to have a lot of confidence. I like that in a prospective employee. Why did you leave your last job?

    Applicant: That’s a good question and I’d be happy to answer it. I decided to leave the last company I worked for because there was no room for growth.

    Bạn sẽ bắt đầu học các cụm từ:

    - Vị trí công việc còn trống - the job opening

    - Để lại cho anh một bản copy – leave a copy with you

    - Kinh nghiệm làm việc thực tế - on the job experience

    - Một tình huống khẩn cấp - an emergency

    - Rất tự tin – to have a lot of confidence

    - Rời bỏ công việc cũ – leave your last job

    - Không có cơ hội phát triển – there was no room for growth

    Sau khi học các cụm này, bạn có thể lồng ghép đoạn hội thoại ban đầu từ tiếng Anh Việt, như: Why did you rời bỏ công việc cũ => sang đoạn hội thoại toàn tiếng Anh: Why did you leave the last job. Việc lồng ghép và học cụm từ như vậy sẽ khiến bạn học các cụm từ rất nhanh trong thời gian ngắn. Đó chính là cách mà người Do Thái có thể nói được rất nhiều ngôn ngữ khác nhau.

    Và mình vẫn phải nhấn mạnh lại: học từ vựng hiệu quả nhất là qua ĐỌC VÀ NGHE NHỮNG THỨ MÌNH THÍCH, và để ghi nhớ đặc biệt các từ và cụm từ khó, các bạn có thể áp dụng những cách bên trên. Hãy nhớ là bạn luôn ghi chép lại để không bị quên những từ đã học nhé. Bạn có thể học 50 - 100 từ một ngày (như mình ngày mới học tiếng Anh, vì mình mong muốn học nhiều để còn đi dạy). Tuy nhiên, mình nghĩ bạn nên học từ từ để còn sử dụng, mỗi ngày 5 – 20 từ mới thôi, bởi vì, too much is not too good. Và điều không thể thiếu sau khi học từ mới là: THỰC HÀNH LUÔN!

    Okay, giờ chúng ta sang phần NGHE-NÓI.

    III - NGHE TIẾNG ANH THẾ NÀO?

    Ở một môi trường không bản ngữ như Việt Nam, cộng với việc đa số mọi người đều ít khi sử dụng tiếng Anh, bạn sẽ thấy kỹ năng nghe tiếng Anh cực khó. Bạn buộc phải tự tạo môi trường nghe cho mình: TV, radio, Internet, etc. Nếu bạn đã cố tạo môi trường nghe rồi, nhưng vấn thấy khó nghe khi giao tiếp với người bản ngữ, thường nguyên nhân sẽ là:

    - Phát âm đang sai quá nhiều.

    - Nghe nguồn tài liệu quá khó

    - Nghe chưa đủ nhiều hoặc chỉ nghe thụ động.

    Vậy học nghe tiếng Anh thế nào và nên dùng tài liệu gì?

    Nghe có 2 kiểu: nghe chủ động và nghe thụ động:

    + Nghe thụ động: tức là chỉ nghe cho não quen với âm, từ vựng, ngữ điệu, vv mà không buộc phải hiểu. Bạn có thể để các chương trình tiếng Anh chạy cả ngày, như BBC, CNN, Discovery Channel, Youtube videos, Talk shows, Movies, ect.

    Nghe thụ động như thế nào?

    Bạn tranh thủ lúc rảnh như trước khi đi ngủ, vừa mới thức dậy, hay đang tập thể dục, lái xe, vv, bất cứ lúc nào bạn rảnh, cắm tai nghe vào và nghe bất cứ tài liệu tiếng Anh nào, không cần quan tâm nhiều đến nội dung, không cần hiểu hết ý, để đầu óc thư giãn cho ngấm dần những ngữ điệu, cách nói tự nhiên. Khi đã ngấm dần ngữ điệu, phát âm chuẩn thì việc nghe cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên nghe thụ động khoảng 30 phút/ngày, và thời điểm tốt nhất là buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới ngủ dậy - thời điểm dễ ngấm tiếng Anh nhất. Tài liệu thì rất nhiều, bạn có thể mở toomva ra và cho chạy 1 tập của seri phim friends chẳn hạn

    + Nghe chủ động: tức là lắng nghe, nghe để hiểu, để nhớ, để áp dụng vào tính huống tương tự, để nói, viết, đọc. => Nếu muốn trình độ nghe thực sự lên bắt buộc phải học theo cách này, với mọi trình độ.

    VẬY PHẢI NGHE CHỦ ĐỘNG THẾ NÀO CHO ĐÚNG CÁCH???

    Đây là kinh nghiệm cá nhân của mình, các bạn có thể áp dụng các bước sau:

    BƯỚC 1: Tìm 1 phần nghe thuộc chủ đề mình yêu thích: thể thao, âm nhạc, điện ảnh, du lịch, ẩm thực, vv. Nguyên tắc là: tài liệu nghe không quá khó, không quá dễ - hiểu được khoảng 70-80%. Mới đầu cứ nghe và coi phim Extra trước, phim đó dành cho người mới bắt đầu, nên khá dễ, sau này nghe tốt thì tăng level xem phim khó hơn như Friends, các thể loại khác. Học qua phim là một cách học rất tốt, vì theo mình, tất cả những tài liệu dùng dạy học đều nói tốc độ chậm hơn tốc độ nói ngoài (các bạn không tin thử tìm trên youtube video dạy nói tiếng việt cho người nước ngoài, chúng ta sẽ thấy họ nói rất chậm, ngữ điệu rất bất tự nhiên), cho nên minh dùng tài liệu dạy học, ra nói chuyện thực tế, mình sẽ không nghe được, cứ cho là họ nói nhanh. Mới đầu học qua kênh như BBC và CNN thì họ lại nói giọng điệu của phóng viên, cho nên một năm đầu, cứ tài liệu thực tế như phim, chương trình nói chuyện thực tế talkshow… dễ tiếp thu là mình học.

    Sau khi nghe tiếng Anh khá khá rồi (khoảng sau 1 năm) thì nghe trên:

    CNN Student News: http://edition.cnn.com/studentnews,

    Discovery Channel: https://www.youtube.com/user/Discov...

    ELLLO: http://elllo.org/

    SPOTLIGHT ENGLISH: http://spotlightenglish.com/

    - BƯỚC 2: Chỉ nghe và cố gắng nắm ý chính, nếu coi phim trên tooomva.com thì coi luôn phụ đề tiếng việt để biết được toàn bộ nội dung của bộ phim đó luôn. Đại loại là bạn chỉ cần hiểu được: mục đích, nhân vật, địa điểm, thời gian, sự kiện diễn tra trong bài nghe thôi. Bước nói này quan trọng, vì tạo áp lực cho bạn nghe phải nhớ được ý.

    - BƯỚC 3: Nghe và xem transcript, coi phim thì coi luôn phụ đề tiếng anh. Trên toomva,com có chức năng tắt sub( có thể tắt sub việt, sub anh, hoặc cả anh và việt) Sau đó tra nghĩa của từ mới, cách đọc chuẩn (tra từ điển audio nhé), xem cấu trúc câu (search trên google)

    – BƯỚC 4: nghe và đọc theo ít nhất 3 – 20 lần. Chú ý bắt chước cả giọng và ngữ điệu-

    - BƯỚC 5: Đọc lại và thu âm bài đọc của mình, mang ra so sánh với file gốc xem phát âm sai chỗ nào để sửa. Bạn nào chăm thì làm bước này, không thì bỏ qua, tránh nản.

    - BƯỚC 6: Lưu file nghe dưới dạng mp3, mp4 cho vào điện thoại hay máy nghe nhạc, nghe lại liên tục nhiều lần trong ít nhất 1 tuần đến khi nào thuộc thì thôi. Như đến khi nào ko cần coi transcript hay sub nữa mà hiểu hết nghĩa của bài. Sau đó thỉnh thoảng mang ra nghe lại. Từ vựng đã note lại, ghi vào 1 cuốn notebook nhỏ, lúc rảnh nhìn qua.

    => Làm liên tục hàng ngày, nâng dần độ khó của tài liệu nghe => khả năng nghe của bạn chắc chắn sẽ thực sự khá hơn, không giống như việc bạn nghe tiếng Anh kiểu cưỡi ngựa xem hoa hàng năm trời và xem các chương trình của nước ngoài vẫn không hiểu gì.

    Ngoài ra, có một điều cực kỳ quan trọng bổ trợ cho kỹ năng nghe là việc học đúng phát âm, và trau dồi từ vựng hàng ngày. Mỗi ngày học thêm từ mới, tức là bạn có thể tăng dần độ khó của các nguồn tài liệu nghe lên một chút. Mỗi ngày luyện 30 phút phát âm, học cách phát âm chuẩn, học nhấn trọng âm, nối âm và đúng ngữ điệu tự nhiên, bạn cũng đã làm cho việc nghe English trở nên nhẹ nhàng hơn. Các bạn có thể quay lại phần bên trên về học phát âm và từ vựng nếu vẫn băn khoăn nhé Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 5

    IV - NÓI TIẾNG ANH THẾ NÀO?


    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 6

    Kỹ năng nói tiếng Anh tưởng khó nhưng mà dễ, chỉ cần các bạn học đúng cách và luyện tập là được. Mình sẽ nói vài điều về nguyên tắc học nói Tiếng Anh như sau:

    - Bắt đầu học từ những từ vựng đơn giản để nghe nói. Trừ khi mình học nghiên cứu, còn lại chỉ cần học 500-3000 từ vựng cơ bản là giao tiếp cơ bản được rồi. Nhớ là học để dùng, không phải học để đấy. Lúc đầu, chỉ cần học từ vựng mà bạn sử dụng hang ngày, chứ mới đầu bạn học lịch sử, khoa học, chính trị, kinh tế xã hôi… mà người ta hỏi “hôm qua bạn đi ngủ lúc mấy giờ ?” bạn không nghe được câu hỏi, không trả lời được thì cũng như không. Ngay cả người Việt Nam mình khi kết bạn với nhau, mình cũng nói về bản thân trước, khi thấy tính cách phù hợp, hay có nhiều đặc điểm chung mình mới tiếp tục làm bạn và sau đó cuộc nói chuyện cứ thế mà tiếp diễn. Và các tài liệu nghe mình đã nói ở trên đã cung cấp cho bạn khối từ vựng cần thiết rồi.

    - Học cụm từ và các cấu trúc câu đơn giản. Ví dụ: I'm gonna do st, I'm used to doing st, I'm afraid that, would you like to, ect. Phần các cấu trúc câu đơn giản này để thực hành nói, bạn chỉ việc học bằng cách đặt rất nhiều câu đơn giản với cấu trúc đó, và áp dụng mọi lúc trong cuộc sống hàng ngày.

    => Bạn có thể học trên trang talkenglish.com nhé, họ có rất nhiều cấu trúc câu như vậy kèm nhiều câu ví dụ đơn giản, và cả các conversation theo các topics khác nhau có hội thoại và audio, chỉ việc click vào nghe rồi đọc theo. Bạn nhớ phải note lại các cụm từ và cấu trúc mới học được nhé, lúc rảnh mang ra xem và đọc lại. Ngoài ra học được cấu trúc gì mới là áp dụng ngay, ít nhất trong 1 tuần cố gắng lặp lại để nhớ sâu luôn.

    - Thay vì nói tiếng Anh kiểu tiếng Việt, mình học các lối nói đúng văn phong người Anh, Mỹ. Ví dụ: hey there, what's up? - nothing much, I'm chilling. Đa số học sinh của mình không biết phản xạ thế nào với câu what's up ( vậy các bạn học ngữ pháp cao siêu để làm gì?). => các bạn mới học tiếng Anh nên luyện phản xạ qua việc nghe và bắt chước các câu đơn giản.

    Mình đã nói cách rất hay để luyện phản xạ nghe nói là HỌC TIẾNG ANH QUA PHIM. Và sau khi học 3 tháng phát âm, cộng bộ whatdaya say cùng các video hội thoại giao tiếp căn bản, bạn nên học qua phim..

    Các bạn nên tới lớp, câu lạc bộ hoặc tìm 1 bạn để thực hành nói cùng, chủ yếu là để mình lặp lại những câu đã học. Hoặc các bạn có thể tự làm điều đó 1 mình, nghĩ câu tiếng Anh trong đầu và nói ra miệng (Nghe có vẻ hơi tự kỷ, như hồi mình học tiếng Anh, nhưng lại cực kỳ tiết kiệm thời gian và hiệu quả )

    Có một nghiên cứu nói rằng nếu bạn thuộc lòng 500 câu, bạn có thể nói tiếng Anh lưu loát. Nếu bạn thuộc lòng 5.000 câu, bạn có thể viết tiểu thuyết. Hiện tại, có hơn 3 triệu người Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản học theo triết lý này! Vậy nên, nói tiếng Anh không hề khó!

    Okay, vậy xong Phát âm, Từ Vựng, Nghe Nói, giờ còn Đọc, Viết! Kỹ năng đọc và viết sẽ tự phát triển khi bạn nghe và nói tốt. Tuy nhiên, bạn cũng phải trao dồi nó cỡ 1 năm nữa nếu muốn đọc toàn bộ tài liệu, báo chí bằng tiếng anh. Sau một năm luyện nghe nói, ai muốn nâng cao khả năng đọc viết thì liên hệ mình lấy tài liệu tiếp nhé.

    TRÊN ĐÂY LÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ MÌNH ĐÃ CHẮT LỌC VÀ TỔNG HỢP TRONG NHỮNG NĂM QUA HỌC (MỒ HÔI, TÂM HUYẾT ). Khi viết xong bài tổng hợp này, mình cảm thấy rất vui vì biết đâu mình sẽ giúp được các bạn có khởi đầu đỡ vất vả hơn, nhưng cũng sợ các bạn thấy dài mà không đọc.

    Có thể bạn cảm thấy rất nản khi phải bắt đầu lại học tiếng Anh với bao nhiêu thứ Tuy nhiên, chúng ta cần vượt qua sự lười biếng của chính bản thân mình, để thực sự đạt được sự… thành thạo! Khi bạn chán nản, hãy nghĩ đến tại sao bạn bắt đầu và tương lai của bạn sau này.


    Bí Kiếp, tài liệu cho người quyết tâm học tiếng anh giao tiếp lưu loát trong 1 năm - 7

    Mình thực sự hy vọng các bạn sẽ cố gắng hơn những gì các bạn đang cố gắng ở thời điểm hiện tại. Phép màu thật ra chính là tên gọi khác của nổ lực!

    Mình sẵn sàng giúp đỡ!.

    Chúc các bạn học tốt!
     

Chia sẻ trang này