Tìm kiếm bài viết theo id

Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh

Thảo luận trong 'Việc Làm - Học Hành' bắt đầu bởi trangpham317, 8/3/21.

ID Topic : 9581297
  1. trangpham317 Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    27/10/20
    Tuổi tham gia:
    3
    Bài viết:
    85
    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh


    Thăng tiến trong sự nghiệp là điều mà mọi người luôn ao ước. Nhưng thực tế có người đạt được, có người không, có người thành công nhanh, có người lại khá chậm, nguyên do tại sao? Một trong những đáp án chính là những người thành công và thành công nhanh luôn hoạch định lộ trình thăng tiến cho riêng mình, nghiêm túc thực hiện và đón nhận thành công. Và hôm nay, TalentBold sẽ mở đầu loạt bài chia sẻ kinh nghiệm này bằng bài viết “ Lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh”.

    I. Cấp bậc vị trí mà nhân viên kinh doanh hướng đến
    Nếu bộ phận sản xuất là “xương sống” của doanh nghiệp thì bộ phận kinh doanh chính là “trái tim” duy trì nguồn năng lượng cho toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Sự ví von này đủ cho thấy tầm quan trọng của những cá nhân đang làm việc tại bộ phận kinh doanh.

    Cấp bậc của nhân viên kinh doanh càng cao thì quyền lợi và quyền lực càng lớn. Và đây là trình tự cấp bậc mà lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh sẽ hướng đến

    • Nhân viên kinh doanh

    • Chuyên viên kinh doanh

    • Trưởng bộ phận kinh doanh

    • Trưởng phòng kinh doanh

    • Giám đốc kinh doanh
    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh - 1

    II. Hướng dẫn xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh

    Bằng kinh nghiệm và những bài học thăng tiến của những tấm gương thành công tại vị trí kinh doanh, TalentBold sẽ gửi đến các bạn một lộ trình thăng tiến tổng quát nhất

    1. Nhân viên kinh doanh
    a. Kinh nghiệm làm việc

    Vị trí nhân viên kinh doanh là giai đoạn khởi đầu cho mọi nhân viên. Với yêu cầu cao về số lượng nhân sự, ứng viên sẽ rất thuận lợi trúng tuyển. Thực tế, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên:

    • Chưa có kinh nghiệm

    • Đã có kinh nghiệm ở lĩnh vực khác

    • Cao nhất cũng chỉ khoảng 1 năm kinh nghiệm ở cùng vị trí
    Điều kiện tuyển dụng càng đơn giản thì mức lương cơ bản của bạn sẽ càng thấp, đồng thời, doanh nghiệp sẽ thôi thúc tinh thần làm việc bằng cách áp đặt doanh số.

    b. Những việc cần làm trong giai đoạn này:

    • Dành tối đa 1 tuần chỉ để thuộc lòng đặc thù dòng sản phẩm, dịch vụ của công ty

    • Tập trung khai thác nguồn khách hàng tiềm năng do công ty cung cấp

    • Kết nối các mối quan hệ đã và đang có để mở rộng nguồn khách hàng cho riêng mình.

    • Tăng cường học ngoại ngữ

    • Nâng cao khả năng giao tiếp, nói chuyện tự tin, cuốn hút, chững chạc
    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh - 2
    >>>> Xem thêm: Làm thế nào để ứng tuyển thành công vị trí nhân viên kinh doanh
    c. Lưu ý

    Vị trí nhân viên kinh doanh có sự đào thải rất lớn vì nhà tuyển dụng tập trung vào doanh số cá nhân, tạo nên áp lực cạnh tranh cho nhân viên.

    Đây cũng là giai đoạn để bạn kiểm chứng sự phù hợp và niềm đam mê của bản thân với công việc kinh doanh. Nếu vượt qua, đã đến lúc bạn thiết lập lộ trình thăng tiến cho riêng mình.

    2. Chuyên viên kinh doanh
    a. Kinh nghiệm làm việc

    Sau khoảng 2 năm làm việc tại vị trí nhân viên kinh doanh, tùy theo quy cách tổ chức của doanh nghiệp, bạn sẽ được đề bạt lên vị trí chuyên viên hoặc trưởng bộ phận kinh doanh.

    Tuy nhiên, việc đề bạt này không phải theo thâm niên mà là theo thành tích đạt được. Đây là đặc thù đối với lộ trình của nhân viên kinh doanh, khắc nghiệt và gian nan hơn những công việc văn phòng thăng tiến theo thâm niên.

    Vì vậy, lộ trình của nhân viên kinh doanh phải chú trọng thành tích hơn là lộ trình theo năm. Bạn phải thường xuyên kiểm tra lộ trình đã lập, vừa để thôi thúc bản thân,vừa điều chỉnh cho phù hợp điều kiện thực tế.

    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh - 3

    b. Những việc cần làm trong giai đoạn này

    • Rèn luyện kỹ năng quản lý nhóm và lên kế hoạch kinh doanh nhóm

    • Quan tâm, học hỏi cung cách quản lý nhân sự và phân công nhiệm vụ của trưởng phòng kinh doanh

    • Hoàn tất chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh, marketing hay ngành học khác liên quan đến kinh doanh. Đây sẽ là lợi thế khi bạn ứng tuyển những vị trí cao hơn

    • Thử tham gia một số buổi phỏng vấn trưởng phòng kinh doanh để đúc kết kinh nghiệm.
    c. Lưu ý

    Doanh số lúc này không còn của riêng bạn nữa mà là của cả một đội nhóm. Người quản lý giỏi phải biết dẫn dắt nhân viên đi đến thành công, do vậy, đừng ngại hỗ trợ hay chia sẻ kinh nghiệm với nhân viên.

    3. Trưởng phòng kinh doanh
    a. Kinh nghiệm và tuổi tác

    Độ tuổi của trưởng phòng kinh doanh thường từ 30 – 45 tuổi. Thâm niên 3 năm ở cùng vị trí trưởng phòng kinh doanh hoặc 5 – 7 năm ở vị trí tương đương

    Ngoài ra, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu ứng viên sở hữu bề dày kinh nghiệm chuyên sâu trong ngành nghề, lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

    b. Những việc cần làm trong giai đoạn này

    • Xây dựng mối quan hệ tốt với các trưởng phòng liên quan như phòng sản xuất, phòng nghiên cứu sản phẩm, phòng tài vụ…

    • Thường xuyên cập nhật tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh

    • Nâng tầm phạm vi quản lý nhân sự phòng ban ở cấp vĩ mô

    • Đánh giá năng lực theo bộ phận thay vì theo cá nhân như trước đây

    • Thành thạo các công cụ đánh giá, phân tích số liệu

    • Phân công nhiệm vụ, chỉ tiêu phù hợp năng lực từng bộ phận
    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh - 4
    >>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu nghề nghiệp của nhân viên kinh doanh
    c. Lưu ý

    Không phải doanh nghiệp nào cũng đề bạt chuyên viên/ trưởng bộ phận lên làm trưởng phòng kinh doanh, hoặc nếu có thì cũng sẽ xuất hiện cuộc cạnh tranh lớn giữa các bộ phận. Vì vậy, đừng ngại thử sức mình bằng cách ứng tuyển ở những môi trường làm việc mới, như vậy, bạn có thể rút ngắn lộ trình thăng tiến của mình.

    4. Giám đốc kinh doanh
    Chức vụ giám đốc kinh doanh thường chỉ có tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Phúc lợi, lương thưởng rất cao, và trách nhiệm cũng cao không kém. Vì vậy, yêu cầu tuyển dụng rất khắt khe về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng quản lý.

    Thâm niên ít nhất 5 năm ở vị trí giám đốc kinh doanh cùng ngành nghề, hoặc 10 năm trở lên ở vị trí trưởng phòng kinh doanh cùng ngành nghề.

    Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh, đặt ra nhiều áp lực trong cả giai đoạn ứng tuyển và sau khi trúng tuyển. Do vậy, suốt quá trình từ nhân viên đến khi lên chức trưởng phòng, bạn phải nghiêm túc trau dồi, rèn luyện bản thân để thuận lợi hoàn thành lộ trình thăng tiến khi thời cơ đến.

    Các bước xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh - 5

    Mỗi nhân viên kinh doanh khác nhau về năng lực, sức khỏe, điều kiện sống, … Vì vậy, lộ trình thăng tiến cho nhân viên kinh doanh cũng sẽ khác nhau. Những gì TalentBold chia sẻ được xem là nền tảng, mỗi người sẽ chọn một lộ trình riêng cho mình và cần liên tục đánh giá, điều chỉnh phù hợp điều kiện thực tế. Có như vậy, hiệu quả mà lộ trình mang lại mới thật sự có ý nghĩa cho con đường sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công !


    Có thể bạn quan tâm: Là một phần của TalentBold - nền tảng hợp nhất trong quảng bá, thu hút và quản lý nhân tài, Talent-Hunting là chương trình Tiến Cử Nhân Tài được xây dựng nhằm mục đích nâng cao chất lượng tìm kiếm ứng viên cho các doanh nghiệp / nhà tuyển dụng khắp trong và ngoài nước.


    Chi tiết liên hệ:

    Talentbold - We bold your talents
    Hotline: 077 259 1080
    Mail: sales@talentbold.com
    Add: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội

    Nguồn ảnh: internet
    Hình ảnh: mang tính chất minh họa
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. conglangmodamiennam,
  2. sofaluxcasadep,
  3. lethanhqlda
Tổng: 1,267 (Thành viên: 3, Khách: 1,247, Robots: 17)