Tìm kiếm bài viết theo id

Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Cây Cảnh - Thủy Sinh' bắt đầu bởi viet25, 23/9/20.

ID Topic : 9533529
  1. viet25 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    23/5/19
    Tuổi tham gia:
    4
    Bài viết:
    28
    Cây cảnh đẹp hay còn gọi là bonsai đẹp là một trong những thú vui đã có từ rất lâu đời, để tạo được một thế bonsai đẹp mắt thì không chỉ người trồng cây mà cây cũng phải trải qua rất nhiều điều kiện khắc nghiệt để có thể thành một cây bonsai đẹp.
    Chơi cây cảnh chính là một trong những thú vui tao nhã mang đậm tính nhân văn của người Việt. Tuy nhiên, nhiều người chơi bonsai mới chỉ dừng ở mức sở thích chứ chưa được đào tạo và cung cấp đầy đủ những kiến thức về thế bonsai đẹp. Chính vì vậy mà thế bonsai thế nào là đẹp vẫn còn rất mơ hồ đối với một số người trồng cây và chăm sóc bonsai. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thế cây cảnh đẹp.
    1. Nhất trụ kình thiên
    Thế bonsai nhất trụ kình thiên là cây cổ thụ trực thọ, gốc to lớn, rễ vừng chắc, thân gồ ghề, không có nhánh, chỉ có một tàn ngọn duy nhất bao gồm bốn năm nhánh xoè ra, vươn lên để chống đỡ, tàn ngọn này phải cắt tỉa bằng phẳng hoặc lúp búp chớ không so le, biểu tượng cho người anh hùng không phục tùng ai hết.
    Bonsai đẹp, ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng cảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn. Thế bonsai đẹp này ít có người uốn sửa vì thiếu nhã nhặn, khiêm tốn, chọc trời khuấy nước, kiên cường, bất khuất.
    2. Thế trung bình cong
    Là thế bonsai đẹp có thân uốn cong cong như long thân. Nếu bộ rễ chân nôm hay hình thú thì tuyệt đẹp, thân ngay đoạn thứ nhất đã cong về một bên rồi, tàn thứ nhất phải ngả về hướng thân cây, nhưng đoạn thứ hai phải uốn cong trở lại quy căn ngay, đến đoạn thứ ba sửa thành cây trực, giữ thế trung bình.
    Các chi nhánh đều uốn tứ diện, so le, dưới to trên nhỏ, nhưng ngọn phải uốn hồi đầu trung như đuôi cá. Cây cảnh thế trung bình cong, uốn được hai cây giống nhau, thì hợp với cây trung bình ngay làm thành bộ kiểng tam tài ba cây rất đẹp, tương trưng cho thiên, địa, nhân.
    3. Thế bộ ngọc lan tú cảnh
    Loại cây là bồn cảnh tổng hợp các thế cây cảnh nhỏ. Tư thế bố cục của loại bồn cảnh loại này thay đổi hết sức phong phú, linh động và đầy ngẫu hứng mỗi tác phẩm đều rất công phu chu đáo, nội hàm đa dạng, súc tích. Sự kết hợp thế cây cảnh này thể hiện những ý tưởng mới lạ độc đáo, giá đỡ như hình một cánh phong lan, nằm chếch về bên phải, đóa hoa lan như mở ra, hoa chớm nở. Sự bố trí mỗi tác phẩm trên giá phải phù hợp với không gian hài hòa, ý nhị, pha chút tình thơ ý họa.
    4. Thế trượng phu
    Thế cây bonsai dáng trực trượng phu là biểu tượng của người quân tử có khí tiết, có bản lĩnh, hiên ngang. Trong cây cảnh cổ ở Việt Nam, thì dáng trực là nhiều thế nhất. Bởi trải qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân ta phải đấu tranh kiên cường, anh dũng để tồn tại và vươn lên.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam
    Các thế cây Sanh dáng trực được nhiều người chơi cây ưa chuộng. Chúng thể hiện cho người quân tử luôn bản lĩnh, anh hùng và hiên ngang. Bởi trong lối chơi cây cảnh, dáng cây như dáng người.
    5. Thế lưỡng long tranh châu
    Thế cây cảnh này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa, là thế kiểng cổ thường thấy uốn với hai cây mai chiếu thủy hay cần thăng kim quýt, ngày nay thường uốn với cùm nụm rô nhanh chóng hơn với nòng bằng kẽm, trồng cây lên tới đâu, gài vô tới đó vài ba năm là thành, thân hai con rồng uốn khúc, đấu đầu lại nhìn quả châu, các nhánh làm chân và mây, đuôi ngẩng lên xòe ra như múa rất đẹp.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 1

    Nếu uốn với hai cây mai chiếu thủy thì rất quý.Thế này còn nhân ra “sư tử hí cầu” là hai con sư tử giỡn với quả cầu,cũng là hai cây uốn đối xứng với quả cầu rất đẹp. Cũng như thế (loan phụng hòa mình), hai con loan và phượng múa quấn quýt lấy nhau như cặp uyên ương duyên dáng…
    6. Thế phụ tử giao chi
    Thế bonsai này y như thế phụ tử, nhưng phần nhánh của hai cha con có thêm phần quấn quýt, ôm lấy nhau, mặc dù cha con, nhưng yêu thương trìu mến y như tình yêu thương dịu dàng cuả mẹ con. Thế này câu tử có thể to cao hơn và có một nhánh quyện lấy cây phụ nên gọi phụ tử giao chi.
    Các thế khác như huynh đệ, tỷ muội, đồng khoa, đều có dáng tương tự như cây mẫu tử, nhưng chỉ khác nhau về kích thước, to nhỏ, và cách uốn mô tả tính tình quan hệ với nhau mà thôi, nhưng hai cây gần bằng nhau, coi như bạn bè, gọi là đồng khoa, nếu cây cao cây thấp chút đỉnh, coi như anh em được gọi là huynh đệ, còn hai cây có dáng mềm dịu, duyên dáng hơn được gọi là tỷ muộn, chị em. Những cây này đều rất dễ uốn tùy theo dáng mà đặt tên, như phụ tử tương tùy, phụ tử tương thân, mẫu tầm tử, mẫu tử tương thân.
    7. Trung bình ngay
    Thế trung bình là thế cây cảnh phổ biến, kiểng xưa còn để lại rất nhiều. Trung bình là cây độc thụ, thân thẳng đứng có bộ rễ xòe ra, nổi lên trên mặt chậu, mặt đất, gốc to lồi lõm, nếu được hình thú thì càng tốt, thân xù xì phân cành nhánh theo lối chiết chi hay tư diện.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 2
    Nhánh thứ nhất bẻ về bên dương nếu gốc cây có dáng hơi ngả về bên phải. Nhánh thứ hai phải uốn trở về bên âm, đoạn thứ ba phải uốn trở lại về bên dương để quy căn. Nhánh thứ ba cũng phải bẻ trở về bên dương. Nhánh thứ tư thì nên uốn đứng thẳng đảm bảo ngay gốc, để cây không đổ ngã, thế kiểng này chỉ uốn hơi nghiêng lại một chút. Đến tàn thứ năm là ngọn phải uốn hồi đầu. Thế trung bình ngay là cây kiểng dễ uốn sửa, chỉ cần phân tàn nhánh cho hài hòa cân đối là đẹp, cũng biểu tượng về đạo đức, ngay thẳng thật thà.
    8. Thế long đàn phượng vũ
    Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế bonsai có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng. Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng, thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 3
    Thế cây cảnh này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tàn nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng. thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa , ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.
    9. Thế thác đổ
    Thế bonsai đẹp này kiểng cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biều hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.
    10. Thế lục mạc
    Loại cây bách anh lạc hay bách chuỗi ngọc. Thân chính quanh co uốn lượn, xá lợi và gân cây đan vào nhau, đầy đặn mịn màng, đường mớn linh hoạt, uyển chuyển đẹp. Cành bách anh lạc sà xuống. nghệ nhân dựa vào đặc tính loại cây để xử lý cho nhánh cây uốn lượn xuống đến mức có thể.
    Cây cảnh giữ thế nghiêng, tán đầy đặn, nhánh ẩn hiện tinh tế giữa các tán. Phía dưới bên phải của tán cây hình thành một không gian đẹp, thoáng đãng, uyển chuyển như một chuỗi ngọc lấp loáng trong làn mưa bụi lất phất, khiến tâm hồn người xem như đang ngoạn cảnh ở nơi sông nước.
    11. Thế phu xướng phụ tùy
    Loại cây cảnh là cối bách. Phần gốc cuồn cuộn nhấp nhô, thể hiện sức mạnh tiềm tàng sẵn sàng quật khởi. Thân cây vút thẳng, thế cao chọc mây, chừng như vút thẳng lên trời xanh, vượt qua bao phong ba bão táp.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 4

    Qua hình thân cây nhiều u nần, bố cục khô gầy. Thân hơi lượn qua trái rồi ngoặt lên tạo nhánh ở ngọn, chặt chẽ, tạo nên sự tương quan giữa thế cây và gốc cây, hô ứng với nhau. Phần bên phải thân dưới cây điểm xuyết mấy nhánh cây tạo nên nét chấm phá, khiến tác phẩm như mở ra một không gian và thời gian thênh thang của trời đất.
    12. Thế trực quân tử
    Thế trực quân tử mà ông cha chúng ta rất ưa thích, vì các cụ đều là những bậc nho sĩ, tôn trọng lễ nghi, tính tình ngay thẳng thanh cao, người quân tử tánh như thủy, nhu nhi bất nhược, biết xử thế ở đời. Cây trực quân tử là dáng cây bonsai có thế trực thẳng đứng, phong cách đĩnh đạc, cành nhánh ngay thẳng, gọn gàng, đường nét dứt khoát, bất khuất. Phân chi theo lối chiết chi hay tứ diện, đủ bốn mặt tả hữu, trước sau, tàn nhánh đầy đủ, cân đối, biểu hiện cho người có kỷ cương.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 5
    13. Thế bạt phong
    Thường là cây dáng xiêu, gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán, nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 6

    Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời.
    14. Thế xuy phong
    Thế xuy phong hay xiêu phong cũng là một, xuy là chữ hán, xiêu là chữ nôm, đều phải uốn nghiêng cỡ 30 – 40 độ do bị gió xô đẩy. Phải là cây cổ thụ, gốc rễ lồi lên hình thú hay thân nôm, thân uốn cong như long thân và quy căn hồi đầu, tàn nhánh có thể uốn chiết chi hay tứ diện, nhưng phải vươn ra cho giữ thăng bằng chống lại sức gió.
    Các thế cây cảnh bonsai đẹp ở Việt Nam - 7

    Cho nên còn gọi thế nghinh phong, cũng bốn tàn một ngọn, nhưng cành phải uốn về phía gốc để khỏi đổ ngã, cây xuy phong phải uốn cho đủ cặp để xếp với cây trung bình thành bộ ba cây. Cây bên phải là cây âm, đối xứng với cây bên trái là cây dương (Nam tả hữu nữ). Cây trung bình đứng giữa là cây dẫn đàn, đứng thế chủ động của bộ kiểng.
    15. Thế bạt phong hồi đầu
    Tương tự như thế bonsai bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy lưu luyến và hứa hẹn đối với quê hương.
     

Chia sẻ trang này