Tìm kiếm bài viết theo id

Cải Lương Hương Chính - Cục Văn Thư Và Lưu Trữ Nhà Nước

Thảo luận trong 'Thời Trang - Mỹ Phẩm' bắt đầu bởi truongvantuan, 18/7/18.

ID Topic : 9182226
  1. truongvantuan Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    25/10/12
    Tuổi tham gia:
    11
    Bài viết:
    27
    Cải Lương Hương Chính - Cục Văn Thư Và Lưu Trữ Nhà Nước
    Cải Lương Hương Chính
    Tác giả: Cục Văn Thư Và Lưu Trữ Nhà Nước
    NXB Thông Tin Và Truyền Thông 2018
    1345 Trang

    Làng xã truyền thống Việt Nam là đơn vị tụ cư cơ sở để hình thành nên hệ thống hành chính quốc gia VN thời trung đại. Làng xã truyền thống được xem là hoạt động khép kín, độc lập, tự quản. Mô hình tự quản cho phép các làng xã tự điều hành nhiều công việc nội bộ thông qua đội ngũ quan lại bổ dụng theo cơ chế bầu tuyển. Xưa có câu: "hương đảng, tiêu triều đình" (làng là triều đình nhỏ), làng xã là một "tiểu vương quốc" nằm trong một "đại vương quốc", cho nên nếu quốc gia có luật thì làng có lệ, tức hệ thống hương ước, khoán ước, được coi là "bộ luật" của làng. Dân làng có thể biết ít phép nước, nhưng phải biết tỏ lệ làng. Đó là một nét đặc trưng độc đáo của cơ cấu làng xã truyền thống VN.

    Khi đặt nền đô hộ ở đất nước ta, thực dân Pháp một mặt duy trì hệ thống tự quản của làng xã; nhưng mặt khác, từ đầu thế kỉ 20, người Pháp bắt đầu can thiệp vào hệ thống ấy, để có thể gián tiếp chi phối hoạt động của những đơn vị hành chính cơ sở này. Sự can thiệp đó được thể hiện qua việc ban hành các văn bản về việc tổ chức lại bộ máy hành chính cấp xã, ban đầu được thực hiện ở Nam Kì vào các năm 1904, 1927, 1944; rồi ở Bắc Kì vào các năm 1921, 1927, 1941; cuối cùng là ở Trung Kì vào năm 1942, gọi là chính sách " cải lương hương chính" của người Pháp.

    1) Viên chức người Pháp đứng đầu tỉnh nắm quyền kiểm soát và bổ dụng nhân sự quản lí ở làng xã
    2) Lí trưởng (ở Bắc Kì và Trung Kì), Xã trưởng (ở Nam Kì) có quyền tham dự hội đồng kì mục và bàn định việc làng xã
    3) Chính quyền quy định rõ nhiệm vụ, cách hoạt động, khen thưởng, kỉ luật đối với từng thành viên bộ máy quản trị xã và đối với từng bộ phận cấu thành ban quản trị xã
    4) Điền sản là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc lựa chọn người vào bộ máy quản lý cấp xã

    Để tìm hiểu về chính sách cải lương hương chính ở VN đầu thế kỉ 20, không thể không đề cập đến hệ thống tư liệu và tài liệu lưu trữ bằng tiếng Pháp và chữ Hán Nôm đang bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I. Đây là hệ thống tài liệu phong phú, được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau.

    Cuốn sách "Cải Lương Hương Chính" là một tập hợp các tài liệu gốc, gồm các văn bản hành chính, pháp quy do chính quyền Pháp ban hành, và các bản hương ước cải lương về làng xã được biên soạn theo tinh thần của các nghị định về cải lương hương chính. Các tài liệu được lựa chọn, sắp xếp, hệ thống hóa theo trình tự thời gian; được nêu rõ xuất xứ, kí hiệu, thời gian hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng. Các văn bản gốc tiếng Pháp và chữ Nôm đều được phiên sang tiếng Việt.

    Đây là tài liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu các vấn đề về lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế ở VN, đặc biệt là vấn đề thay đổi thiết chế làng xã giai đoạn đầu thế kỉ 20.

    Xin trân trọng giới thiệu!
     
    : sách

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

Tổng: 1,231 (Thành viên: 0, Khách: 1,222, Robots: 9)