Tìm kiếm bài viết theo id

Cây mắc mật tại Cần Thơ

Thảo luận trong 'Cây Cảnh - Thủy Sinh' bắt đầu bởi Lanphung, 8/4/19.

ID Topic : 9328169
  1. Lanphung Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    18/6/13
    Tuổi tham gia:
    10
    Bài viết:
    14
    Cây mật tại Cần Thơ

    Tên gọi

    Cây mắc mật tại Cần ThơCây mắc mật tại Cần Thơ - 1Cây mắc mật tại Cần Thơ - 2Cây mắc mật tại Cần Thơ - 3Cây mắc mật tại Cần Thơ - 4Cây mắc mật tại Cần Thơ - 5 Mác mật, còn gọi Mắc mật, Móc mật, Hồng bì núi, Củ khỉ, Dương tùng, Châm châu, Nhâm hôi, có tên khoa học Clausena indica Daizell (Oliv.) [tên đồng nghĩa Bergera nitida Thwaites/ Piptostylis indica Dalzell ], là loài thực vật có hoa thuộc chi Clausena của họ Rutaceae. Từ “Mắc mật” là tiếng Tày-Nùng và có thể dịch thành “quả ngọt”.


    · Nguồn gốc và phân bố của cây mắc mật

    Theo Dữ liệu khoa học Hoa Kỳ (USDA, 2010), cây Mác mật có nguồn gốc ở châu Á nhiệt đới, chủ yếu ở Ấn Độ (các bang Maharashtra, Karnataka, Tamil Nadu, Kerala), Sri Lanka và Việt Nam. Một số tài liệu khác cho biết, loài Clausena indica phân bố nhiều ở rừng tự nhiên Quảng Tây – Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Indonexia, Philippin và Việt Nam.

    Tại Việt Nam, cây mọc phổ biến từ Bắc vào Nam, tập trung phân bố ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình… trong đó, Lạng Sơn là tỉnh trồng nhiều nhất khoảng 350 ha, bán quả với giá trung bình khoảng 14.000-15.000 đ/kg. Hiện nay, rải rác ở Lâm Đồng một số nông dân của các huyện như Lâm Hà, Đức Trọng đã trồng và cho thu hoạch lá, quả…

    · Giá trị sử dụng của cây mắc mật

    Cây mắc mật là loài cây lâm sản ngoài gỗ bản địa của Việt Nam. Lá, quả và hạt của cây Mác mật ngoài chứa tinh dầu còn rất giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho con người. Lá của cây Mác mật có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi cao hơn quả và hạt, quả mắc mật giàu hàm lượng vitamin C. Tinh dầu tập trung chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cành, cuống lá, cuống quả. Bộ phận chứa nhiều tinh dầu nhất là vỏ quả chứa 5,5%. Sau vỏ quả là lá chứa 2,7 %. Hạt chứa 1,5%. Trong tinh dầu lá mác mật có 11 thành phần chất, trong đó, có 2 thành phần chính là myristicin (40,37-56,04%) và P-cymen-8-ol (18,58-22.45%). Trong tinh dầu của vỏ quả có 9 thành phần chất, trong đó chủ yếu là beta-myrcen (70%). Từ thành phần hoá học trong lá và vỏ quả có thể sử dụng làm thuốc giảm đau có nguồn gốc thiên nhiên. Một số nơi, người dân bản địa còn dùng cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.

    Quả mắc mật có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn đặc sản vùng cao, ngoài ra quả Mác mật tươi còn dùng để ngâm món măng ớt đặc biệt; Lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng để cất tinh dầu và sử dụng như loại gia vị đặc trưng trong các món vịt quay hay lợn quay có mùi thơm ngon đặc biệt tại Cao Bằng, Lạng Sơn. Hạt mắc mật phơi khô xay thành bột, dùng để làm gia vị Ngoài ra, lá và rễ được dùng trong đông y như vị thuốc có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa; tinh dầu quả mác mật có tác dụng bảo vệ gan, làm giảm đau. Các nhà khoa học cũng đã xác định được dạng chiết của cây Mác mật Cao Bằng có tác dụng dược lý tốt là cao ethanol và phân đoạn EtOAc có tác dụng lợi mật, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan so với các phân đoạn khác.

    Những năm gần đây, các sản phẩm của cây Mắc mật như lá, quả, vỏ, thân, rễ cây được sử dụng nhiều trong chế biến hương vị cao cấp trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu trong trị liệu các bệnh đường tiêu hóa và hô hấp. Giá trị của cây Mắc mật đem lại hiệu quả cao .

    · Đặc điểm sinh học và sinh thái của cây mắc mật

    Mác mật thuộc loại cây gỗ nhỏ, cao từ 2-7m, trung bình 4m, vỏ thân màu xám đen có những nốt sần. Cây phân cành thấp, khoảng 56-80cm, phù hợp đối với cây thu hái quả. Cành non có màu xanh nhạt, có lông rải rác về sau nhẵn màu hơi đen. Lá kép lông chim mọc so le, dài 10-30cm, chóp lá nhọn, gốc lá lệch, tù hay nhọn, mép lá gần như nguyên hay có khía răng nhỏ; có lông mặt dưới lá về sau nhẵn. Các cặp gân mờ. Chùy hoa ở ngọn, nụ tròn, hoa màu trắng- phớt hồng, cuống hoa 4mm. Quả mọng, khi còn non có màu xanh đậm, trên vỏ có túi tinh dầu, nhẵn bong, khi chín vỏ quả màu vàng nhạt, nhẵn bóng, trong. Quả hình cầu- trứng, đường kính 9-13mm, có các điểm tuyến. Trong mỗi quả chỉ có 1 hạt, cỡ 1-2 mm, màu xanh nhạt. Các bộ phận vỏ thân, cành, lá, hoa, quả đều có tinh dầu thơm.

    Cây Mắc mật là cây ưa sáng, chịu hạn tốt, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở cả 3 miền, lúc nhỏ cây cần che bóng nhẹ, cây có tuổi thọ khoảng 40 năm.

    · Những món ăn ngon không thế thiếu được lá mắc mật

    - Lợn mán (Heo mọi) xào lá mắc mật.

    - Thịt vịt xiên nướng lá mắc mật.

    - Thịt lợn (heo) rán lá mắc mật.

    - Lợn (heo) quay lá mắc mật.

    - Thịt gà rang lá mắc mật.

    - Vịt quay lá móc mật.

    - Vịt xào măng lá móc mật.

    · Lá mắc mật và những vị thuốc tốt cho sức khỏe:

    - Lợi mật.

    - Kích thích tiêu hóa.

    - Bảo vệ gan.

    - Giảm đau.

    Địa chỉ bán cây giống mắc mật uy tín tại Cần Thơ: số 246/8/9 đường Tầm Vu, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ (Vào hẽm 246 sát chợ Tầm Vu, chạy thẳng 100m quẹo trái). ĐT: 0939.889262. website: sanvatquy.vn ; https://www.facebook.com/sanvatquy.vn/
     

Chia sẻ trang này