Tìm kiếm bài viết theo id

Đọc báo Chuẩn bị thôi anh em .

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi HiepSiSiTinh, 23/9/19.

ID Topic : 9403112
Ngày đăng:
23/9/19 lúc 10:34
  1. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Vì sao đỉnh triều ở TP HCM liên tục lập kỷ lục?
    Dự báo đến cuối năm Sài Gòn sẽ gặp nhiều đợt triều cường cao hơn mốc kỷ lục 1,8 m, nguyên nhân là biến đổi khí hậu và sụt lún nền đất.

    Đỉnh triều tại trạm Phú An (sông Sài Gòn) đạt mốc 1,77 m và 1,80 m tại trạm Nhà Bè (sông Đồng Điền) chiều 30/9 - cao hơn 3 cm so với dự báo trước đó. Mức này đã vượt qua kỷ lục đỉnh triều 1,72 m trên sông Sài Gòn vào tháng 12/2017.

    Chuẩn bị thôi anh em .
    Anh Huỳnh Văn Tài loay hoay với xe bị ngập lút bánh trên đường Mễ Cốc, phường 15, quận 8, hôm 30/9. Ảnh: Hữu Khoa.

    Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan cho rằng, hơn một tuần nay gió chướng hoạt động mạnh khiến mực nước tại các cửa sông dâng cao đúng lúc triều cường lên, nên đỉnh triều mới cao như vậy. Còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này là tình trạng nền đất Nam Bộ nói chung và TP HCM đang bị sụt lún do hệ quả của việc bêtông hóa và khai thác nước ngầm quá mức.

    Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là lý do khiến mực nước biển dâng lên đáng kể, song đây là kết quả của thời gian dài chứ không ảnh hưởng trong một sớm một chiều. Cụ thể, từ năm 1999 đến nay, xu thế triều cường tăng cao liên tục, đỉnh triều lịch sử luôn bị phá vỡ, hầu như năm sau lại cao hơn năm trước. Việc này thể hiện rõ nhất từ năm 2013 là 1,68 m; năm 2014 là 1,70 m; sau hai năm hạ xuống một ít. Đến năm 2017 kỷ lục mới lại hình thành là 1,72 m và năm nay triều cường đã xác lập kỷ lục mới - 1,8 m.

    "Nhưng đây có thể vẫn chưa là đợt triều cường cao nhất, bởi từ giờ đến cuối năm còn 5 lần triều cường lớn. Trong đó ít nhất 1-2 đợt đỉnh triều có thể chạm hoặc phá kỷ lục vừa thiết lập", bà Lan dự đoán.

    Đồng quan điểm, Giáo sư Nguyễn Ân Niên (Hội Khoa học Kỹ thuật thuỷ lợi TP HCM) cho rằng, vấn đề triều cường ở TP HCM nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long có nguyên nhân sâu xa từ biến đổi khí hậu. Hiện, trái đất bị "co lại" ở phần rắn, dẫn tới nước biển dâng lên cao.

    Ở nhiều tỉnh thành hạ lưu sông Mekong ghi nhận mực nước cao lịch sử, nhiều khu vực ngập nặng, nguyên nhân là triều cường kết hợp lũ từ thượng nguồn đổ về. Nhìn chung, khu vực Nam Bộ với đặc thù là vùng đồng bằng thấp, có hệ thống cửa sông lớn nên mỗi khi có triều cường dễ bị nước biển lấn sâu vào.

    "Tương tự như triều cường lập kỷ lục, hiện tượng ngập lụt, sạt lở, hạn hán... cũng là những hiện tượng ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề trị thuỷ thì mới chống chọi được các hiện tượng này", ông Niên nói.

    Chuẩn bị thôi anh em . - 1
    Nước ngập trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, hôm 30/9. Ảnh: Hữu Khoa.

    Theo PGS TS Lê Trung Chơn (Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí, Đại học Bách khoa TP HCM), có nhiều nguyên nhân tác động đến đỉnh triều cường, trong đó có tình trạng sụt lún như quan điểm của bà Lan. Hiện tượng này sẽ kéo theo các mốc độ cao phục vụ cho việc quan trắc mực nước sẽ lún theo, ảnh hưởng đến kết quả quan trắc mực nước.

    Nguyên nhân của sụt lún đất chủ yếu do quy hoạch và phát triển đô thị không hợp lý, có sự tương quan rõ ràng giữa các khu vực tập trung xây dựng trên nền đất yếu. Ngoài ra, sụt lún còn do khai thác nước ngầm, hiện tượng tân địa kiến tạo (sự nâng lên, hạ xuống các đứt gãy địa chất) và ảnh hưởng của dòng chảy, sự suy giảm phù sa..

    "Đây là nguyên nhân quan trọng, để có cơ sở kiểm chứng cho giả thiết này, cần phải đo và xác định lại độ cao các mốc. Nếu khu vực có tốc độ lún lớn, cỡ vài cm thì có thể giải thích lý do tại sao đỉnh triều tại TPHCM liên tục lập kỷ lục", ông Chơn phân tích.

    Ngoài ra, theo ông Chơn, nguyên nhân tác động đến đỉnh triều cường còn là lực hút của Mặt Trăng, Mặt Trời lên trái đất thay đổi, ảnh hưởng theo chu kỳ và theo khoảng cách đến trái đất. Đỉnh triều cường cao nhất xảy ra khi Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm một phía với tâm trái đất, Mặt trăng và Mặt trời nằm trên một đường thẳng. Đỉnh triều tăng còn do mực nước biển dâng, song nguyên nhân này ảnh hưởng không nhiều vì hàng năm nước biển dâng 2-3 mm...

    Ở góc nhìn khác, TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý TP HCM) lại cho rằng, biến đổi khí hậu dù có tác động nhưng không thể gây ảnh hưởng nhanh đến TP HCM như vậy. Ông không nghiêng về giả thiết nguyên nhân triều cường ngày càng cao là biến đổi khí hậu, bởi thực tế từ năm 1995 đến 2010 nước biển chỉ dâng tối đa 2 cm trong khi thủy triều ở TP HCM lại dâng 20-25 cm và có thể cao hơn nữa.

    Theo ông Phúc, các vùng sình lầy ở quận 7, Nhà Bè vốn là những lá phổi, nơi thoát nước cho toàn thành phố, nhưng đã bị san lấp hết để xây dựng công trình nhà cửa. "Ngập nặng là do chúng ta đãlàm chết những lá phổi này. Thành phố đã sai lầm khi cho đô thị hóa xuống vùng trũng thấp, đã lấp sạch cả vùng trữ nước nên thành phố ngày càng ngập. Bây giờ cứ đi chống ngập theo kiểu giật gấu vá vai thì có bao nhiêu tiền đi nữa cũng không thể nào hiệu quả được", ông Phúc nói.

    Góp ý về việc khắc phục triều cường, ngăn ngập nước cho TP HCM, PGS TS Lê Trung Chơn nói rằng cần chuẩn hóa dữ liệu đầu vào cho việc tính toán, xử lý và chống ngập. Một số việc có thể thực hiện như: làm mới bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2000 (trên cạn và dưới nước) và mô hình độ cao DEM toàn thành phố; đo đạc và cập nhật toàn bộ cơ sở dữ liệu hiện trạng hệ thống thoát nước (gồm cao trình đáy cống, đường kính cống, vị trí hố ga....), đặc biệt khu vực nội thành phục vụ cho việc tính toán, thiết kế xử lý chống ngập.

    Ngoài ra, thành phố cần xây dựng các hệ thống cống ngăn triều, chống ngập; quy hoạch cốt nền xây dựng (hạ tầng, dân dụng, giao thông...) phù hợp với địa hình và hệ thống thoát nước thành phố. Đồng thời, có thể phát triển hệ thống cảnh báo và kiểm soát ngập lụt trên nền tảng IoT (Internet vạn vật), Big Data (dữ liệu lớn), AI (trí tuệ nhân tạo) và các ứng dụng đi kèm.

    Hữu Công - Mạnh Tùng
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  2. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Nhìn cũng giống Venice ở Ý lắm chứ, đẹp vậy mà mấy bác la làng nổi gì.
     
  3. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    OK,bác nói đẹp thì đẹp.
    Có điều lội Venice ver.VN xong,đề nghị bác cứ để nguyên đai nguyên kiện như thế rồi leo lên giường ngủ nhé!
    Chúc bác an toàn!
     
  4. 7800II Thành Viên Kim Cương

    trên em thì chỗ làm có đoạn bị ngập, mà kiểu như là nó bao vây cô lập cơ quan em thì phải, và một khi đã ngập rồi thì coi như trói chân, ko đi đâu đc, nên mấy nay em tranh thủ 16g là em xin về sớm, chỗ nhà em thì cao ráo hơn 1 chút nên ít ngập, cũng có đường ngập nhưng ko quá sâu, bên Q4 củ bác có bị ngập ko
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  5. 7800II Thành Viên Kim Cương

    theo lãnh đạo mới lên của TP thì hình ảnh ngập nước như vậy nó mới tạo nên sự lãng mạn của TP
     
  6. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Ngồi ngay tại nhà câu cá , ôi không gì thú vị bằng .
    Trước mê mấý căn nhà sát sông ở cho mát mẻ lắm mà hên là không có tiền mua . Hên ghê.
     
  7. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Bác hên đó, bác mà mua thì biết đâu nhà bác không ngồi câu cá được mà chỉ có ngồi câu kiến thôi
    Chuẩn bị thôi anh em .Chuẩn bị thôi anh em . - 1

    sáng kiến nâng đường chống ngập của các tiến sĩ, kỹ sư cầu đường VN
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/10/19
  8. huythiepnd Thành Viên Mới

    Này thở dốc luôn chú hết khó thở gì bác
     
    TUAN_VU and 7800II like this.
  9. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Q4 thì hôm thứ bảy vừa rồi tớ mới về.Hên cái con hẻm nhà tớ vừa đc NN nâng cao nên ko ngập,nhưng các con đường dẫn vào thì lênh láng gần 1/2 bánh xe.
    Kinh nhất là chiều CN ngan già kêu chở nó qua ST BigC mua vài thứ.Lên đến cầu Tân Thuận thì thấy 1 đám đông đứng dòm xuống dưới.Tò mò,tớ tấp xe vào xem sao.
    Thần linh ơi,đường Trần Xuân Soạn nó ngập ko phân biệt đc đâu là đường,đâu là sông luôn.Trắng xóa!
    Thấy nguy,tớ bảo thôi khỏi mua bán gì,quay về ngay.Nhưng cũng phải xuống hết cầu theo đường N.V.Linh mới về đc.Quay về đường Tôn Thất Thuyết sóng đánh như biển,vội đua mà nước từ dưới các miệng công phun lên thành vòi,may nhờ đi chiếc Wave cùi mà lướt nước như tàu phá băng mới lết đc về đến nhà.Hú vía!
     
  10. loc9000 Thành Viên Cấp 6

    Bác đang kể truyện thần thoại "chàng nông dân và ngan già ( theo lời của bác nhé) bị lạc trên vương quốc thủy triều" à.
     
  11. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Lo nhà biến thành... hầm chứa nước khi nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh

    Khi cơ quan chức năng công bố thông tin đầu tư gần 500 tỉ đồng nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TPHCM, rất nhiều hộ dân ở đây lo lắng nước ngập sẽ dồn vào các con hẻm và tái diễn tình trạng nhà biến hành hầm chứa nước như dự án nâng đường Kinh Dương Vương trước đây.



    Chuẩn bị thôi anh em .



    Người dân cho rằng nâng đường chống ngập là không hiệu quả.

    Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM vừa công bố thông tin khởi công công trình sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh với chiều dài toàn tuyến gần 3,2km, mặt đường sẽ được nâng cao từ 50cm đến 1,2m. Tổng kinh phí là 472,9 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 371 tỉ đồng. Thời gian thi công dự kiến kéo dài khoảng 14 tháng.

    Chiều 4/10, trao đổi với Tiền Phong, nhiều hộ dân ở hai bên đường Nguyễn Hữu Cảnh và các con hẻm nhỏ ở khu vực này tỏ ra không đồng thuận. Họ lo lắng việc nâng đường sẽ khiến tình trạng ngập càng nghiêm trọng hơn.

    Theo người dân, ở thời điểm hiện tại, mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh đã cao hơn nhiều con hẻm. Nếu nâng đường lên thêm 1,2m, nhà dân sẽ biến thành hầm, nước từ đường chính đổ dồn xuống khó tránh khỏi tình trạng ngập nặng hơn trước.

    Chuẩn bị thôi anh em . - 1

    Người dân lo lắng các con hẻm, nhà dân sẽ biến thành hầm chứa nước khi nâng đường.

    Anh Lưu Chí Thiện (ngụ đường Nguyễn Hữu Cảnh) cho rằng, phương án nâng đường chống ngập là không hiệu quả mà chỉ chuyển ngập từ nơi này qua nơi khác. “Bao nhiêu năm nay, cứ ngập là nâng đường, như cuộc chiến Sơn Tinh – Thủy Tinh thì không thể giải quyết được gì. Không chỉ thế, nhà dân ở các con hẻm lại có nguy cơ biến thành hầm như đường Kinh Dương Vương trước đây. Cứ nâng đường kiểu này thì 100 năm nữa vẫn ngập. Tôi không hiểu tại sao nâng đường chống ngập không hiệu quả mà cứ làm hoài”, anh Thiện đặt vấn đề.
    Theo anh Thiện, từ khi có “siêu máy bơm” khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh và các khu dân cư bên cạnh thoát cảnh ngập, hiệu quả thấy rõ so với lúc chưa có máy bơm. “Tôi cho rằng để mặt đường như hiện nay, cải thiện hệ thống cống và sử dụng máy bơm chống ngập là biện pháp tốt nhất. Bởi có máy bơm thì nước rút nhanh hơn, còn nâng đường là giải pháp không hiệu quả, tôi không tán thành”, anh Thiện nói.
    Mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh được nâng thêm từ 50cm - 1,2m sau khi hoàn thành dự án.

    Trong khi đó, bà Nguyễn Thụy Khánh Ly (ngụ phường 22, quận Bình Thạnh) cho biết: “Chưa nâng đường mà hẻm đã thấp, mưa đã ngập rồi. Giờ nâng đường cao lên thì không biết ngập đến mức nào. Nâng đường lên chỉ khổ dân thôi chứ được gì đâu”.

    Bà Ly cho hay, con hẻm nơi nhà bà ở hiện tại đang thấp hơn mặt đường Nguyễn Hữu Cảnh khoảng 30cm, mỗi khi trời mưa lớn, nước dồn đọng gây ngập, nước tràn vào nhà. Khi mặt đường được nâng thêm 1,2m, nước đổ dồn về hẻm thì nhà dân dù có cao cỡ nào cũng sẽ ngập. “Giờ nâng đường thì phải nâng hẻm rồi người dân lại tốn tiền nâng nền nhà, mà nhà nào có tiền thì mới nâng được, không có tiền lại phải sống chung với ngập thôi. Tôi nghĩ để máy bơm chống ngập như hiện nay là phương án tối ưu”, bà Ly nói

    Chuẩn bị thôi anh em . - 2

    Người dân cho rằng biện pháp chống ngập bằng máy bơm hiện nay là tối ưu.

    Còn bà Nguyễn Thị Thu (ngụ phường 22 quận Bình Thạnh) cũng không giấu nổi sự lo lắng khi nghe tin nâng đường Nguyễn Hữu Cảnh. Hiện tại nhà bà Thu đang có nền thấp, khi trời mưa lớn đã ngập do nước không thoát ra cống lớn được. Khi nâng đường, nâng cống thì nguy cơ nhà bà biến thành hầm sẽ không tránh khỏi.

    “Nhà nào có tiền thì nâng nền, mà nhà cao mới nâng được chứ như nhà tôi nếu nâng lên cả mét thì chỉ có bò vào nhà chứ làm sao đi được. Hiện giờ ngập một lúc rồi hết chứ khi nâng đường mà gây ngập nặng thì tôi sẽ kiện”, bà Thu khẳng định.

    Ngô Bình
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  12. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Mua nhà ở quận nào không ngập vậy mấy bác.
    Em sợ bị lội quá rồi.
    Hôm trước bị sóng sánh đánh, em gái dắt xe song song đi cùng phía mình ngã dúi dụi.
     
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  13. Mr.Karamello Thành Viên Cấp 6

    Khu tôi ở ko bao giờ bị ngập, gần sân bay nhé. Để những thành phần lớp 1, lớp 2 làm thì thành phố này nó nát bét như cứt. Kinh tế có mở cửa nhưng cái cách sử dụng con người từ thời bao cấp tới giờ có thay đổi đâu. Bởi thế khui tới đâu thối tới đó.
     
    Cá Mập chiên xù thích bài này.
  14. HiepSiSiTinh Thành Viên Kim Cương

    Với tình hình lấn sông , lấn biển xây nhà , cc cao cấp ... Như bây giờ rồi thì cả tp chỉ còn 1 điểm ngập và ô nhiểm . Khuyên chân thành anh em là nên mua miếng đất ở Bình Dương phòng hờ chổ sau này còn chạy kịp...
     
    Chỉnh sửa cuối: 8/10/19
    7800II and Cá Mập chiên xù like this.
  15. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Tình trạng và tình hình thì ai cũng biết rõ.
    Nhưng tư duy lạc quan lên đi bác ơi.
    Cứ mãi chửi nó, đời mình cũng có tươi sáng hơn đâu.
    Em biết con wave ghẻ nhà em nó cùi bắp, nhưng em không có tiền đổi lên Sh, thế thì thay vì em cứ mãi chửi con wave ghẻ thì cũng đâu ai cho em con Sh. Chi bằng "sống chung với lũ" , vui vẻ cùng con Wave ghẻ để tâm trạng không nặng nề, đỡ suy nghĩ nhức đầu.
     
  16. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    SG theo chuyên gia dự báo đang lún dần đều do hậu quả của việc bê tông hóa + khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi.Vì vậy,tốt nhất là bác tìm nhà ở miệt Hốc Môn/Củ Chi ít bị thảm họa chung cư hàng hàng lớp lớp thôn tính.
    Tuy nhiên,ở khu vực này muốn vào TTTP thì lại kẹt xe kinh hoàng.
    Thôi,bác ở đâu thì yên đó đi.Đc cái này phải chịu mất cái kia.
    Còn ko,ráng cày kiến mớ vốn rồi làm như bà ĐBQH nói: "Em ơi đô thành giờ đây ta sống ko quen..."
    Trong sân bay giờ mưa to cũng ngập ầm ầm,máy bay phải ngưng cất/hạ cánh kìa,bác cứ ngồi đó rung đùi cho mạnh giỏi nhé,từ từ cũng đc nếm trải mùi vị ngập cho biết vs ngta,kakaka!
     
    HiepSiSiTinh, 7800II and TUAN_VU like this.
  17. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Thanks lời khuyên chân thành của bác. Nhưng em mắt mờ chân run rồi. Cứ phải bám khu trung tâm thôi.
    Bệnh tim em nó mà lên cơn, chạy từ BDương về SG thì chắc em ngáp ngáp rồi.
    Ô nhiễm chút, nhưng trung tâm thì chạy qua viện tim vèo có 5 phút, chắc là cứu kịp.
     
  18. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Nghe lời bác ở yên vị vậy. Hóc Môn Củ Chi thì Ok đó, nhưng tiện ích chưa nhiều, do đó em vẫn bị ánh đèn đô thị hấp dẫn chưa thể rời xa đô thành.
     
  19. Cá Mập chiên xù Thành Viên Kim Cương

    Thành thật khuyên bác cố gắng yêu nhiều vào.
    Hãy ôm tráp đến học hỏi mấy lão @Mr.Karamello ,@7800II ,@loc9000 ..
    Và khi yêu,trái tim sẽ vui trở lại,sẽ đập ~ nhịp rộn rã...
    Mắt mờ chân run chứ ấm chén đã run đâu?
     
    HiepSiSiTinh, 7800II and loc9000 like this.
  20. TUAN_VU Thành Viên Cấp 5

    Thanks bác. Em vừa mới kiểm lại . Đúng là chén chưa run bác ạ.
     

Chia sẻ trang này