Tìm kiếm bài viết theo id

“Chuyện nhạc phố cổ” nét đẹp âm nhạc đẹp xưa và nay của Hà Nội

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi vandoan90, 14/1/16.

ID Topic : 8315806
Ngày đăng:
14/1/16 lúc 15:34
  1. vandoan90 Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    22/5/15
    Tuổi tham gia:
    8
    Bài viết:
    50
    Du khách trong và ngoài nước có thể thưởng thức miễn phí những "câu chuyện âm nhạc" trong lòng phố cổ nhờ sự phục dựng trong chương trình "Chuyện nhạc Phố cổ".

    Là chủ đề đêm nhạc sẽ diễn ra vào 20h ngày 8/1, tại Trung Tâm Giao Lưu Văn Hoá Phố Cổ (50 Đào Duy Từ, Hà Nội). “Chuyện nhạc phố cổ” là một chuỗi chương trình ca – nhạc với mục đích giới thiệu tổng quan về âm nhạc xưa và nay của đất kinh kỳ – Thủ đô “Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội”.

    Bằng lời ca, tiếng hát, giai điệu, tiết tấu của các loại hình âm nhạc cổ – kim Việt Nam, với ngôn ngữ sân khấu sắp đặt đương đại được thể hiện bởi các nghệ sỹ hàng đầu và các nhạc công mẫu mực, chương trình “Chuyện nhạc phố cổ” mong muốn qua những âm giai, âm sắc của ca - nhạc Việt Nam, được tới người thưởng thức trong và ngoài nước những ấn tượng văn hóa đẹp về con người, văn minh và lịch sử của phố cổ Thủ Đô. Xem thêm : Shop Nhật, Hàng Nhật Xách Tay, Order Hàng Nhật

    “Chuyện nhạc phố cổ” nét đẹp âm nhạc đẹp xưa và nay của Hà Nội
    "Chuyện nhạc phố cổ" lưu giữ nét văn hóa truyền thống Việt - những thứ quý hơn vàng.

    “Chuyện nhạc phố cổ” ra mắt từ hồi tháng 5/2015 do nhóm Đông Kinh cổ nhạc hợp tác với Ban quản lý phố cổ Hà Nội tổ chức, nhằm giới thiệu đến công chúng tổng quan về âm nhạc xưa và nay của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Tham gia các chương trình là những nghệ sỹ đầu ngành của âm nhạc cổ truyền hiện nay như: NSND Xuân Hoạch, nghệ sỹ hàng đầu Việt Nam về đàn gầy (đáy, nguyệt, tam); NSND Thanh Hoài (hát chèo, ngâm thơ); NSƯT Thanh Bình (hát chèo, ca trù, quan họ, hát văn); NSƯT Vũ Ngọc (hát hề và bộ gõ); NSƯT Đặng Công Hưng (đàn nguyệt); NSƯT Mạnh Phóng (hát chèo); nghệ sỹ Thanh Hà (đàn tranh, chầu văn); nghệ nhân Trọng Quỳnh (hát văn)...

    Ở sân chơi đó, họ gặp nhau và cùng diễn tại rạp Sán Nhiên Đài xưa, nay là Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ nằm trên phố đi bộ Đào Duy từ cổ kính mang đầy màu sắc hoài cổ của người Hà Nội. Không gian ấy có một phần kiến trúc vẫn giữ nguyên dấu xưa, rạp xưa cũng chính là nơi sinh ra và lớn lên của cả một số gia đình nghệ sĩ trong nhóm như Vũ Ngọc, Thanh Bình...

    “Chuyện nhạc phố cổ” nét đẹp âm nhạc đẹp xưa và nay của Hà Nội - 1
    Các nghệ sỹ truyền đam mê nhạc truyền thống cho nhiều lớp khán giả trong "Chuyện nhạc phố cổ". Ảnh: Internet

    “Chuyện nhạc phố cổ” được khôi phục theo lối diễn cổ truyền, các nghệ sĩ, nhạc công ngồi chiếu cói, đàn và hát mộc mà không có thiết bị hỗ trợ, không micrô, không loa phóng thanh… để gìn giữ vẻ đẹp của âm nhạc cổ truyền. Biểu diễn tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ, một sân khấu cổ tương đối toàn vẹn, lối diễn cổ truyền này càng có cơ hội phô diễn toàn bộ vẻ đẹp của mình.

    Du khách trong và ngoài nước sẽ được tiếp xúc, trải nghiệm và tìm hiểu và thấm được cái hồn cảm xúc và độ rung, độ vang, rền, nền, nảy của âm nhạc truyền thống Việt. "Đây chính là sân khấu mơ ước của chúng tôi. Một sân khấu mộc trong lòng phố cổ, có từ rất lâu đời, và là nơi biểu diễn của rất nhiều gánh hát của Thăng Long - Hà Nội xưa. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc khơi dậy và gìn giữ những nét đẹp của văn hóa cổ Thăng Long - Hà Nội xưa.", NSND Xuân Hoạch chia sẻ.

    Thông qua “Chuyện nhạc phố cổ”, Ban Tổ chức mong muốn những âm giai, âm sắc của ca – nhạc Việt được đông đảo công chúng trong nước và bạn bè quốc tế biết đến. Ngoài ra, chương trình còn mang ý nghĩa giữ gìn, truyền bá nét đẹp về văn hóa, con người, lịch sử của phố cổ Hà Nội.

    Chương trình sẽ không bán vé và du khách có thể mua sách giới thiệu "Chuyện nhạc Phố cổ" để hiểu thêm về âm nhạc truyền thống Việt.

    Đức Hiệp
     

Chia sẻ trang này