Tìm kiếm bài viết theo id

CUỘC SỐNG NHÀM CHÁN CỦA NHA SĨ

Thảo luận trong 'Việc Làm - Học Hành' bắt đầu bởi xhsgi, 13/8/20.

ID Topic : 9518204
  1. xhsgi Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    4/8/20
    Tuổi tham gia:
    3
    Bài viết:
    6
    Con đường học vấn quá dài: Tương tự như bác sĩ, nha sĩ cũng mài đũng quần suốt 6-7 năm học đại học, riêng thời gian cho việc học đã nhiều hơn người thường. Chưa kể học tiếp lên chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, hành trình dài dằng dặc ấy làm nhiều người phải ngao ngán và cho rằng bất cứ ai theo đuổi con đường này chẳng có gì khác ngoài núi sách vở cao, dày cộm trong phòng.

    Thời gian không cố định: Sau khi dành gần một thập kỷ cho việc học để tham dự được lễ tốt nghiệp của chính mình, đến lượt các bệnh nhân sẽ làm phiền bạn đến cuối sự nghiệp của mình. Hầu hết các nha sĩ làm việc toàn thời gian và một số thậm chí sẽ làm việc vào buổi tối và cuối tuần. Mặt tích cực về nha khoa là sự linh hoạt trong lịch trình của bạn khi bạn tự mở phòng khám. Bạn có thể làm việc ít hơn toàn thời gian và không làm việc vào buổi tối hoặc cuối tuần, tuy nhiên, là một nha sĩ, bạn có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bệnh nhân và khi bệnh nhân gọi cấp cứu bị đau răng dữ dội vào 9 giờ tối thứ Bảy thì bạn cảm thấy phải có trách nhiệm hỗ trợ khách hàng của mình.

    Căng thẳng thường xuyên: Khi điều trị cho bệnh nhân, có nhiều thứ góp phần vào sự căng thẳng trong công việc. Bạn dành cả ngày để làm việc và chỉ loay hoay ở mỗi một bộ phận. Công việc bạn làm rất tẻ nhạt nhưng lại cần sự chính xác. Một số bệnh nhân có vấn đề về rang miệng, một số có lưỡi to ngoại cỡ, một số chảy nước miếng hoặc chảy máu như vòi rồng, một số nhăn mặt đau đớn khi nghe tiếng mũi khoan, một số bịt miệng khi nhìn vào gương soi miệng…

    Bạn cũng cần phải theo kịp lịch trình của mình, điều này cũng rất quan trọng, và một sự chậm trễ của bệnh nhân hay của quá trình điều trình đều có thể gây ra sự chậm trễ nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cả lịch trình của bạn. Có rất nhiều yếu tố gây ra căng thẳng trong cuộc sống của một nha sĩ. Bạn cần phải có khả năng xử lý và đối phó với mức độ căng thẳng cao và vẫn kiểm soát được căng thẳng mà bạn phải đối mặt.

    Yêu cầu về thể chất: Nha khoa đòi hỏi rất nhiều về thể chất, mặc dù nhiều người có thể không nghĩ như vậy. Làm công việc chính xác và tẻ nhạt trong một phạm vị nhỏ bằng tay và để mắt tập trung vào một thông qua các tròng kính trong thời gian dài là những lý do tại sao nha khoa đòi hỏi nhiều về mặt thể chất. Nó gây khó khăn cho lưng, tay và vai của bạn. Bạn sẽ cảm nhận được và thấy được kết quả của việc đó trong một khoảng thời gian ngắn. Hội chứng ống cổ tay, các vấn đề về lưng mãn tính và tăng huyết áp có rất nhiều nha sĩ. Bạn có thể sẽ phải tìm một bác sĩ chỉnh hình giỏi vào một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của mình.

    Dễ bị bệnh truyền nhiễm: Là một nha sĩ, bạn dễ bị ốm thông qua lây nhiễm từ việc điều trị cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện như cảm lạnh hoặc bệnh truyền nhiễm và bạn cũng sẽ dễ mắc bệnh này. Các nha sĩ cũng làm việc với nhiều dụng cụ sắc bén như: kim, lưỡi dao mổ, dụng cụ thăm dò ... Nếu bạn vô tình bị kim tiêm hoặc dùng dụng cụ sắc nhọn chọc vào mình thì luôn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV hoặc viêm gan C nếu bệnh nhân đó mang mầm bệnh. Nguy cơ thực sự mắc bệnh là rất thấp, nhưng nó vẫn có thể xảy ra và đã xảy ra nên nguy cơ mà nha sĩ phải đối mặt.

    Cảm xúc dễ bị tác động: là người làm trong lĩnh vực răng hàm mặt không chỉ đòi hỏi về mặt thể chất mà còn về mặt tình cảm. Bạn sẽ có một bệnh nhân đến gần như hàng ngày và nói với bạn rằng họ không thích nha sĩ. Bệnh nhân thường không vui vẻ, lo lắng hoặc tỏ ra khó chịu khi được điều trị nha khoa. Mọi người ghét phải chờ đợi và nếu lịch trình của bạn bị ảnh hưởng bởi một bệnh nhân đến muộn thì những bệnh nhân còn lại sẽ đổ bực tức lê bạn. Mọi người không thích bị đau và đôi khi sẽ thô lỗ và thiếu tôn trọng bạn. Mọi người sẽ khó chịu khi điều trị không thành công hoặc khi có sự cố. Là một nha sĩ, bạn muốn mọi thứ trở nên hoàn hảo và bạn làm hết sức mình cho mọi bệnh nhân, nhưng đôi khi bạn không thể làm cho bệnh nhân hài lòng hoặc một số điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, vì vậy việc xử lý những trường hợp này khi chúng xảy ra sẽ rất khó khăn và thách thức.

    Nha khoa là một nghề tuyệt vời và cũng là một nghề rất đáng tự hào. Mặc cho việc luôn có những tiêu cực của nghề nghiệp khác nhau, nhưng xét một cách tổng quan những mặt tích cực nhiều hơn những tiêu cực. Tuy nhiên, điều quan trọng là, giống như bất kỳ sự lựa chọn nghề nghiệp nào, phải hiểu nghề và những gì nó đòi hỏi để bạn đảm bảo rằng bạn yêu nó. Đó là một trách nhiệm lớn lao và mặc dù đôi khi nó có thể cực kỳ nặng nề nhưng tựu chung lại những đóng góp của các y sĩ nha khoa là rất đáng kể cho một cuộc sống tốt đẹp hơn.

    CUỘC SỐNG NHÀM CHÁN CỦA NHA SĨ
     

Chia sẻ trang này