Tìm kiếm bài viết theo id

Dầu tràm cho mẹ và bé

Thảo luận trong 'Thời Trang - Mỹ Phẩm' bắt đầu bởi interpol_trinh, 28/1/16.

ID Topic : 8326933
  1. interpol_trinh Thành Viên Cấp 1

    Tham gia ngày:
    18/1/10
    Tuổi tham gia:
    14
    Bài viết:
    135
    DẦU TRÀM HUẾ

    Dầu tràm cho mẹ và bé

    Dầu tràm cho mẹ và bé - 1

    Dầu tràm cho mẹ và bé - 2

    Dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất từ tinh dầu của cây tràm có hương thơm và mùi vị dễ chịu. Dầu tràm được chiết suất từ cây tràm gió, cao khoảng 0,5- 2m phân bố chủ yếu ở các vùng khô hạn của miền Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

    I. Công dụng chữa trị:

    - Cây Tràm được trồng rất nhiều ở nước ta và có rất nhiều công dụng. Tràm đã được sử dụng nhiều trong dân gian như lá Tràm sử dụng rửa sát trùng vết thương chống nhiễm khuẩn làm lành nhanh, lành da không để lại sẹo, bôi lên vết bỏng tránh hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa; giúp hoạt huyết, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng, trị ho, cảm cúm; uống kích thích tiêu hóa.

    - Tinh dầu Tràm được dùng xoa bóp chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, nhỏ mũi để sát khuẩn, chống đau răng; ngoài ra còn được sử dụng trị giun, đặc biệt giun đũa.

    - Nhiều công trình khoa học đã chứng minh hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu tràm, đặc biệt tác động mạnh trên nhóm vi khuẩn Gram dương Staphylococcus aureus, Streptococcus faecalis và Pseudomanas aeruginosa – là các vi khuẩn gây viêm có mủ, viêm họng, viêm hoại tử. Do đó tinh dầu tràm được dùng ngoài da để sát trùng vết thương, sát trùng mũi họng khi có viêm họng, cảm cúm, và phòng chống một số bệnh nhiễm trùng ngoài da.

    1. Công dụng chính yếu:
    - Phòng ngứa các bệnh như cúm (hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho, đau họng), các bệnh ngoài da như vết côn trùng đốt.

    - Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho.

    - Chống viêm nhiễm.

    - Làm giảm đau chứng đau khớp, nhức mỏi chân tay, đau đầu, đau bụng.

    - Chữa mụn nhọt, trứng cá, da dầu.

    - Chống hôi miệng, viêm lợi, viêm quanh răng, viêm loét niêm mạc miệng.

    - Trị gàu cho da đầu và nấm bàn chân.

    - Làm sạch và dưỡng da.

    II. Cách sử dụng của dầu tràm:

    1. Dầu Tràm Chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho:

    - Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm).

    - Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.

    2. Dầu Tràm Kháng khuẩn:

    - Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.

    3. Dầu Tràm Giảm đau:

    - Dầu tràm có tác dụng giảm đau nên có thể dùng cho người già khi bị nhức mỏi xương khớp. Cho một giọt tinh dầu tràm vào ly nước ấm để uống cũng giảm cơn đau bụng.

    4. Dầu Tràm Trị ho:

    - Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. Dầu tràm có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả.

    5. Chống và trị muỗi bằng dầu Tràm:

    - Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.

    6. Liệu pháp trị mụn và da nhờn:

    - Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm loại bỏ dễ dàng. Ban nên thoa dầu tràm trà 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.

    - Đối với các vùng da dễ bị mụn như trán, mũi và cằm, bạn thoa dầu tràm trà trực tiếp lên vùng chữ T. Nếu da mặt bị mụn trầm trọng, bạn hãy nhỏ 3 - 4 giọt dầu tràm vào sữa rửa mặt và sử dụng hàng ngày.

    7. Chống đầy hơi, không tiêu:

    - Massage bụng bé với một ít tinh dầu tràm sẽ giúp bé khỏi bị đầy hơi, không tiêu.

    Tóm lại, dầu tràm tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nó lành tính (khác với dầu gió bị chống chỉ định trong nhiều trường hợp). Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà- vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà.

    8. Dầu tràm giúp trị rụng tóc, trị gàu và nấm da đầu rất hiệu quả:

    - Sau khi gội đầu sạch với nước, sau đó bạn xả tóc lại với dầu tràm (khoảng 2ml) trong nước lạnh hoặc nước nóng. Sau khi gội xong bạn sẽ cảm nhận được da đầu sảng khoái và giúp bạn có một mái tóc chắc khỏe, óng ả.

    Cách gội đầu trị rụng tóc, trị gàu, ngứa da đầu của dầu tràm:

    Thứ nhất: Đầu tiên phải gội đầu với xà bông gội đầu thật sạch.

    Thứ hai: Nấu khoảng 1 đến 2 lít nước sôi rồi cho thêm 2 đến 4 nắp dầu vào chậu nước nóng rồi sau đó pha thêm với nước lạnh cho độ nước vừa tắm. Khi gội đầu với dầu tràm xong thì không cần gội lại nữa mà chỉ cần lấy khăn lau đầu thật khô từ 5-10 phút mùi dầu tràm sẽ tỏa hết. Nhớ khi tắm dầu tràm phải như vậy nha các anh chị không dùng dầu tràm song song với dầu gội mà phải gội đầu xong mới gội dầu tràm sau sẽ có tác dụng tốt hơn.

    ĐT TƯ VẤN CÁCH DÙNG DẦU HIỆU QUẢ
    01229.300.300 hoặc 01669.300.300
     

Chia sẻ trang này