Tìm kiếm bài viết theo id

Dúi giống các loại

Thảo luận trong 'Thú Cưng - Thú Nuôi' bắt đầu bởi Banduigiong, 21/7/16.

ID Topic : 8520250 - Số lần up bằng SMS: 2
  1. Banduigiong Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    21/7/16
    Tuổi tham gia:
    7
    Bài viết:
    2
    Chào các Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu về con Dúi và muốn nuôi chúng.

    Trước tiên cho phép tôi được chia sẽ một số kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản cơ bản với các Bạn gần xa:

    Tôi bắt đầu nuôi Dúi vào năm 2011 , Trong quá trình nuôi tôi thấy con Dúi nuôi cũng dễ mà cũng khó. Hiện nay tôi thấy rất nhiều Bạn quan tâm đến con Dúi tôi rất vui nhưng tôi nghĩ trước khi nuôi các Bạn cũng cần biết về nó để nuôi đạt hiệu quả…

    Một số lưu ý khi tìm hiểu và mua Dúi giống. Dúi là động vật hoang dã có mặt ở rất nhiều vùng Rừng núi ở khắp Việt Nam những nơi mà có sự phát triển của Rừng Tre, Rừng Trúc Và Rừng Nứa..... Hiện nay Dúi thuần rất khan hiếm không đủ để cung cấp cho thị trường do tỷ lệ sinh sản rất ít từ 2 – 4 con/lứa, mỗi năm đẻ từ 2 – 4 lứa. Vì vậy khi các Bạn mua Dúi giống theo tôi cứ mua Dúi nhỏ về nuôi vì như vậy sẽ đảm bảo hơn. Nhiều Bạn vội đi mua Dúi to về nuôi để cho nhanh sinh sản nhưng tôi cũng lưu ý các Bạn là nếu mua như vậy cũng tốt nhưng cần nghiên cứu kỷ kỹ thuật nuôi. Nếu Dúi to là dúi thuần ở các trại nuôi Dúi có uy tín thì không sao nhưng nếu các Bạn mua dúi to là Dúi Rừng thì rất dễ gặp rủi ro về con giống vì Dúi rừng to mua về rất khó thích nghi với điều kiện nuôi nhốt trong môi trường nhân tạo ( tôi đã từng nuôi vài cặp thử nghiệm, vì thấy giống nó rất to nhưng kết quả là chỉ sau 3 tháng nuôi thì chết hết). Vì vậy tôi khuyên các Bạn nên mua Dúi nhỏ về nuôi vì nếu chúng có là Dúi rừng thì cũng rất dễ thích nghi với môi trường nuôi nhốt của con người.

    Tôi nghĩ trong quá trình chăn nuôi các Bạn cũng không nên nóng vội và đặc biệt đối với con Dúi là con vật nuôi rất mới hiện nay. Chúng ta cần tích lũy kinh nghiệm dần dần trong quá trình nuôi để đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn.

    Về chuồng nuôi sinh sản:

    Địa điểm chăn nuôi Dúi phải thật yên tĩnh ( Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình nuôi Dúi sinh sản vì nếu không có đủ độ yên tĩnh cần thiết thì sau khi sinh dúi sẽ ăn con).Chuồng nuôi sinh sản Các Bạn có thể xây với kích thước vuông 60cmx60cm cao khoảng 70cm là được (chúng ta không cần xây quá cao vì theo kinh nghiệm của tôi bên trên mỗi ô chuồng sinh sản các Bạn nên đậy lưới tối màu tránh trường hợp chuột vào ăn thức ăn của Dúi cũng làm Dúi mẹ ăn con hoặc không cho con bú....).

    Các Bạn lưu ý: Dúi chịu rét tốt hơn chịu nóng vì vậy chuồng trại cần thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Dúi là loài gậm nhấm nó đào hang rất giỏi vì vậy chuồng nuôi Bạn cần chắc chắn để Dúi không đào hang và thoát ra ngoài.
    Thức ăn:

    Dúi là loài gậm nhấm trong tự nhiên nó đi kiếm ăn vào ban đêm, ngày ngủ trong hang. Trong tự nhiên Dúi ăn chủ yếu là măng tre, nứa....Trong môi trường nuôi nhân tạo chúng ta cho Dúi ăn tre để nó mài răng, cho Dúi ăn mía để đảm bảo lượng nước cho Dúi (nuôi dúi không phải cho uống nước). Đó là hai loại thức ăn bắt buộc phải có trong quá trình nuôi Dúi. Ngoài ra chúng ta còn có thể tận dụng rất nhiều thức ăn khác cho Dúi ăn như: Ngô, khoai lang…, vì vậy nhiều người nói chi phí chăn nuôi con Dúi rất thấp.

    Nuôi Dúi sinh sản:

    Chọn Giống: Hiện nay như tôi đã nói ở trên là Dúi giống đang khan hiếm nên các Bạn mới nuôi nên chọn mua Dúi nhỏ về nuôi cho đảm bảo về mặt kỹ thuật và an toàn về tài chính trong quá trình đầu tư. Trong quá trình nuôi Dúi sinh sản các Bạn cần lưu ý khi nào tách con cái với con đực ra, khi cho con cái và con đực phối với nhau 10 ngày thì bắt con đực ra để dể chăm sóc. Thức ăn giành cho con cái mang thai và sinh sản phải đầy đủ chúng ta nên bổ sung thức ăn cho chúng trong thời kỳ này như cho nó ăn thêm ngô, khoai lang, xương trâu, bò để bổ sung canxi tránh trường hợp thiếu canxi Dúi mẹ cũng ăn con....

    Nuôi Dúi thương phẩm: ( hiện nay chưa có dúi để nuôi thương phẩm lên tôi xin chia sẻ sau)


    LỜI NÓI ĐẦU

    Con Dúi (hay còn gọi con Cúi, Chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Dúi là con nuôi mới, dễ nuôi, chi phí đầu tư thấp (chuồng trại, con giống, thức ăn), ít nhân công, vòng xoay vốn nhanh, ít rủi ro.

    Hiện nay, nuôi Dúi là một mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Dúi trong tự nhiên đang khan hiếm dần do săn bắt nên lượng Dúi không đủ cung cấp cho thị trường nhất là các nhà hàng, quán nhậu và các quán lẩu chuyên đặc sản Dúi…

    Sau 5 năm nghiên cứu về con Dúi, đã thành công trong việc thuần hoá và gây nuôi sinh sản vì vậy tôi giới thiệu với các Bạn một số kinh nghiệm về nuôi Dúi, với mục đích giúp người nông dân có cơ hội tiếp cận để nuôi loại vật nuôi này.

    THỨC ĂN

    Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre, măng tre và các loại cây thuộc họ tre, nứa. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây khác, trong đó mía cũng là loại cây được chúng yêu thích…

    Khi nuôi, các Bạn nên cho Dúi ăn các thức ăn gồm: cây họ nhà tre (măng bát độ, tre, trúc, bương…) lưu ý chỉ ăn thân cây, không ăn lá, cây họ nhà mía (cỏ voi, các loại mía… ) Dúi chỉ ăn phần thân cứng (đây là hai loại thức ăn hàng ngày bắt buộc phải có khi nuôi Dúi). Ngoài ra, Dúi còn ăn một số loại thức ăn khác như: xương trâu, bò, củ khoai lang, củ sắn (không phải củ khoai mì nha), ngô (đây là phần thức ăn bổ sung cho Dúi trong quá trình mang thai và nuôi con, và trong quá trình nuôi thương phẩm).

    Lưu ý: chỉ nên cho lượng thức ăn vừa đủ, tránh thừa thãi lãng phí; đồng thời tránh tình trạng Dúi ăn lại thức ăn cũ đã bị hôi, thối, lên men gây chứng đau bụng tiêu chảy.

    Mỗi ngày, cho ăn hai lần vào sáng sớm và chập choạng tối. Cho thức ăn ban đêm nhiều hơn ngày vì Dúi thường đi ăn vào ban đêm.

    KỸ THUẬT NUÔI DÚI SINH SẢN(Khâu này là quan trọng nhất quyết định đến quá trình nuôi Dúi sinh sản thành công)

    1. Chuồng nuôi

    Mỗi ô chuồng rộng khoảng 60cm x 60cm, xây tường cao 70 cm bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Chuồng thiết kế cho nuôi sinh sản, mỗi ô chuồng chỉ dùng cho một con.

    Khi thiết kế chuồng nuôi cần chú ý trong chuồng phải được mát về mùa hè, nếu mái che lợp lá, đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh sáng rọi vào chuồng. Bố trí làm chuồng ở khu thật yên tĩnh ít người qua lại và tiếng ồn.(Lưu ý chỗ ở càng tối càng tốt đối với Dúi sinh sản và nuôi con)

    2. Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản

    Đầu tiên, chọn cặp bố mẹ ưng ý nhốt riêng khoảng 5- 10 ngày. Sau đó, bắt con đực ra chuồng khác, để lại con cái. Khoảng 45 -50 ngày sau Dúi mẹ sẽ sinh sản. (Lưu ý: khi quan sát thấy Dúi cái nằm riêng ra với Dúi đực thì tách Dúi cái ra ô sinh sản để chăm sóc, vì thường Dúi cái mang thai thì sẽ không nằm chung với Dúi đực). Quan sát nếu thấy 2 bên hàng vú Dúi cái hồng lên và căng là đã mang thai 99% và ngược lại.

    Khi Dúi mẹ sinh sản xong cần phải giữ thật yên tĩnh, không nên xem Dúi thường xuyên, không cho người lạ vào chuồng, hạn chế dọn dẹp chuồng cho đến khi con con mở mắt (khoảng 10 ngày trở lên). Lý do, khi con còn nhỏ Dúi mẹ hay tha con ra khỏi tổ mỗi khi có người và Dúi rất nhạy mùi nên phản xạ với mùi lạ gây tình trạng cắn chết con.Lưu ý điểm này ảnh hưởng đến 99,99% tỷ lệ thành công khi nuôi Dúi sinh sản.

    Khi Dúi đẻ nên cho Dúi ăn đầy đủ thức ăn: tre, mía và đặc biệt là tinh bột như khoai lang, bắp, xương động vật phơi khô …

    Khi Dúi con được khoảng 30 - 45 ngày nên tách Dúi con ra nuôi riêng để chuẩn bị cho Dúi mẹ đẻ lứa sau. Lúc này không nên cho Dúi mẹ ăn nhiều tinh bột vì Dúi mẹ sẽ mập ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Nên khống chế trọng lượng Dúi mẹ ở mức dưới < 2 kg.

    Cần phải kiểm soát việc sinh sản của Dúi, không nên cho Dúi sinh sản quá nhiều (cho dúi đẻ 2 - 3 lứa/năm là vừa, để duy trì tuổi thọ cho Dúi).

    Nên tách Dúi con ra nuôi riêng khoảng 7 tháng tuổi thì tiến hành chọn giống. Số Dúi quá mập hay quá ốm ta bán thịt. Không nên tiếc mà giữ lại vì số Dúi này sinh sản không tốt. Tốt nhất chọn giống giữa 2 dòng khác nhau để tránh trùng huyết vì Dúi cùng bố mẹ sẽ tạo ra gen đồng hợp tử về gen lặn có hại về sau. Khi tạo 2 dòng khác nhau tạo ưu thế lai, con sẽ lớn và tốt hơn bố mẹ.

    Thông thường mỗi năm dúi đẻ 2 - 4 lứa, mỗi lứa 2- 4 con, (chưa thấy 5 con bao giờ như các trang nạng đã nói), Dúi nuôi con rất giỏi, hao hụt ít. Nên cho dúi ăn đầy đủ và đúng khẩu phần trước, trong và sau khi sinh.

    Dúi cái mang thai 45 - 50ngày thì đẻ. Lúc mới ra đời dúi con không có lông và chưa mở mắt. Khoảng 10 ngày sau khi sinh dúi con mở mắt và vài tuần sau sẽ mọc lông. Sau 01 tháng ở với mẹ, dúi con trưởng thành và bắt đầu ăn được thức ăn như tre, mía… tuy nhiên, nên sử dụng loại tre bánh tẻ hoặc mía tước sẵn vỏ… vì răng nó chưa khoẻ, lúc này nó tự sống độc lập. Sau khi tách con thì nên ngừng cho Dúi mẹ ăn một ngày và sau 3 ngày thì kiểm tra và ghép đôi với Dúi đực để lấy giống cho lần tiếp theo.

    * Một số chú ý khi chăm sóc Dúi sinh sản:

    - Kiểm tra Dúi cái động dục:

    Xách đuôi con Dúi cái lên kiểm tra nếu thấy bộ phận sinh dục của nó có màu hơi hồng, đưa tay lên vuốt nhẹ thấy nó hơi lồi ra, có thể ướt bộ phận sinh dục là con cái có biểu hiện động dục. Dúi cái động dục thường phát ra tiếng kêu, hoặc đứng dậy dựa thành chuồng di chuyển liên tục …

    - Tiến hành gép đôi:

    Chọn con đực (nên chọn con đực có kích thước tương đương con cái hoặc to hơn một ít) thả vào chuồng con cái và quan sát nếu thấy con đực và con cái quấn quýt với nhau thì để nguyên như vậy, nếu thấy con đực và con cái gằm ghè nhau thì thay con đực khác. Chú ý sau 3 - 4 ngày tiến hành quan sát con cái nếu thấy con cái có biểu hiện vú hơi căng hồng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại thì con cái đã được đực. Nếu chưa quan sát quen thì tốt nhất để con đực và con cài ở với nhau trong vòng một tuần hoặc thấy con đực và con cái có biểu hiện gằm ghè nhau thì tách ra.Lưu ý khi thả Dúi đực vào phối nếu hợp nhau, Dúi đực sẽ ôm dúi cái phối liên tục trong nhiều lần, mỗi lần giao phối thành công thì cả Dúi đực và Dúi cái cuối xuống liếm bộ phận sinh dục của nó là pha giao phối đó thành công và ngược lại).

    Chú ý: Khi ghép đôi con đực với con cái mà đã hợp nhau thì đánh dấu lại để lần giao phối sau nên sử dụng lại con đực. Mỗi con đực có thể quản lý được tối đa là 3 con cái tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nuôi và chu kỳ sinh sản của các con cái (tốt nhất theo tỉ lệ 1 đực/ 3 cái là phù hợp). Vì vậy, khi bắt đầu nuôi nên sử dụng một đực một cái, sau khi đã có kinh nghiệm thì tăng dần số con cái lên.

    Chăm sóc Dúi mang thai và sinh con: sau khi con cái được đực thì chú ý chế độ cho ăn: phải đủ tre, mía, và bổ xung thêm ngô, khoai lang hoặc củ sắn, xương động vật...

    KỸ THUẬT NUÔI DÚI THƯƠNG PHẨM

    1. Chuồng nuôi

    Làm chuồng nuôi thương phẩm đơn giản hơn nuôi sinh sản nhiều, mỗi ô chuồng rộng khoảng 2m2 trở lên, xây tường cao 80cm (dúi leo trèo kém), bên trong tô xi măng hoặc ốp gạch men (gạch loại), nền bê tông hoặc lát gạch. Trong chuồng đặt các ống cống nhỏ hoặc nhiều các gốc cây, số lượng này phụ thuộc vào mật độ đàn nuôi thương phẩm chú ý mật độ càng nhiều thì cần nhiều các ống và các loại gốc cây để chúng chú ẩn, tránh nhau, để không cắn nhau…

    Chú ý: Có thể sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản tuy nhiên người nuôi Dúi cần phải nhận biết được khi nào con Dúi cái mang thai và phải tách nó ra trước khi nó sinh sản, nếu không khi sinh sẽ bị con khác ăn con hoặc có thể chính nó cũng ăn con. Khi sử dụng chuồng nuôi thương phẩm để nuôi sinh sản thì người nuôi phải chấp nhận hao hụt đàn bố mẹ do trong quá trình nuôi chúng sẽ cắn nhau có thể sẽ bị chết.

    2. Kỹ thuật nuôi Dúi thương phẩm

    Cần chú ý phải cho ăn đủ thức ăn để tránh khi đói chúng cắn nhau. Ngoài ra cần bố trí các vật trú ngụ sao cho phù hợp để hạn chế tối đa chúng cắn nhau.

    Chưa phát hiện dịch bệnh xảy ra trên dúi khi nuôi. Tuy nhiên nếu cho ăn không đủ tre, mía, thì Dúi sẽ bị dài răng và thiếu nước sẽ bị chết hoặc để Dúi cắn nhau không phát hiện nó cũng rất dễ bị chết.

    PHÒNG TRỊ BỆNH Ở DÚI

    Con dúi ít khi bị bệnh, nếu vệ sinh chuồng trại tốt, tránh ẩm ướt, quá nóng hoặc quá lạnh đều không tốt cho con Dúi.

    Các bệnh thường gặp ở Dúi nuôi, gồm:

    - Bệnh tiêu chảy:

    Nguyên nhân do Dúi ăn lại thức ăn cũ, bị lên men (nhất là mía, vì trong mía có hàm lượng đường, để lâu dễ lên men) hoặc uống nước bẩn, lẫn tạp chất.

    Các Bạn nên thường xuyên dọn thức ăn thừa 2 ngày/lần, căn lượng thức ăn vừa đủ để Dúi ăn hết. Nên cho thức ăn đêm nhiều hơn ngày vì thói quen của dúi là ăn đêm.

    Khi phát hiện dúi bị bệnh tiêu chảy, sử dụng thuốc trị tiêu chảy cấp dùng cho người nhưng với lượng thuốc bằng 1/4- 1/5 so với người, pha với nưới nhỏ vào miệng Dúi, ngày 3 lần, 2-3 ngày thì sẽ khỏi. Lưu ý bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất vì vậy phải phát hiện sớm mới có thể cứu được

    - Bệnh đau mắt:

    Dúi thường chỉ quen ánh sáng tán xạ, nên với điều kiện anh sáng trực diện hoặc chuồng trại quá nhiều ánh sáng sẽ khiến dúi dễ bị đau mắt. Vì thế các Bạn nên che chắn chuồng trại tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chuồng. Khi phát hiện dúi bị đau mắt, sử dụng ống tiêm bơm nước muối loãng hoặc thuốc nhỏ mắt của người xịt vào mắt dúi 2 -3 giọt/ngày 3 lần Dúi sẽ khỏi bệnh.

    - Bệnh ký sinh:

    Giống như các loại gia súc khác như chó, mèo… dúi cũng dễ bị các giống ký sinh tấn công như bọ chét, rận, rệp… vì thế khi nuôi cần lưu ý khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng chuồng trại định kỳ hàng tháng hoặc quý/lần. Mùa hè thường xuyên dọn dẹp chuồng trại để tránh các loài ký sinh phát triển gây hại cho Dúi.

    Mời tham khảo thêm thông tin trên trang quảng cáo rao vặt của chúng tôi, xin cảm ơn!

    Tài liệu do Trại Dúi Đông Nam thực hiện

    Mọi chi tiết xin liên hệ: SĐT: 01203030281 (Thật)

    Cung cấp dúi giống, kỹ thuật chăn nuôi dúi, bao tiêu đầu ra
    Liên hệ: Trại dúi Đông Nam


    Trại 1: Địa chỉ B7/26 Ấp 2, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
    Trại 2: Địa chỉ B19/5 Ấp 3B, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
    ĐT: 01203030281 gặp Thật
    Email: traiduidongnam2016@yahoo.com


    Tham quan bằng hình ảnh tại link dưới đây:

    http://www.vatgia.com/raovat/6229/13493779/dui-giong-gia-huu-nghi.html
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. 0962185556,
  2. trancongbds,
  3. TrungHitbds,
  4. nhadatmoban,
  5. nhatrang123@,
  6. quachquach113
Tổng: 1,245 (Thành viên: 6, Khách: 1,219, Robots: 20)