Tìm kiếm bài viết theo id

Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế.......

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi iron, 21/9/09.

ID Topic : 1227896
Ngày đăng:
21/9/09 lúc 13:10
  1. iron Thành Viên Cấp 4

    Tham gia ngày:
    18/2/07
    Tuổi tham gia:
    17
    Bài viết:
    1,901
    http://www.vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/09/3BA13AC7/

    Vừa đọc tin tức xong , thấy khó hiểu quá, gỗ Sưa vậy nó là cái gì mà đắt thế , gỗ mà tính từng kg mà giá hơn 2 triệu đồng 1 kg ...... Xem các bài của phóng viên thì gỗ này Trung quốc mua về để ướp xác hay là cái gì đó liên quan đến tâm linh...... Có bác nào hiểu rỏ cái này giải thích dùm cái ...... Giờ tụi giang hồ hà nội ko cướp giật nữa toàn me gỗ sưa hê hê . Phải chi em mắt lồi trong sài gòn cũng vậy thì đỡ anh em quá rồi .....Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế.......

    Mà trước cũng có bài công ty cây xanh của Hà Nội cũng xử một cây gỗ sưa thuộc hàng khủng của hà nội, đem về rồi bán giá gỗ cây đại thụ gổ Sưa với giá khoản mấy trăm nghìn hic hic..... Công ty cây xanh này nói là cây gỗ có dấu hiệu bị mục góc sợ ngã nên cho cưa phăng cây gỗ sưa đại thụ đem về thế vào đó là một cây vớ vẩn bé tí hi hi . Người dân khu vực thắc mắc nên gửi đơn tố cáo, khi có công văn kiểm tra thì công ty cây xanh đã bán mất tiêu rồi , nói là ko biết gỗ có giá đến vậy nên bán theo giá củi...với số tiền thu được là vài trăm ngàn .... Đúng là khổng tưởng....
     
  2. dau_iu I love haters

    công ty cây xanh mà lại ko biết đc gỗ sưa có giá sao? e nghĩ bán đc khẳm tiền rồi khai là bán chỉ có vài trăm k ngụy biện í
     
  3. chuotnhatzzz Thành Viên Cấp 3

    Cây giống nó bán có 5k 1 cây à nhưng mà cây sưa trồng rất lâu lớn!
     
  4. conitech.jsc Thành Viên Vàng

    tại vì nó thuộc dòng họ Trắc và là loại cây đang hiếm giống, gổ tốt,đẹp ---> giá cao ( không bít phải hông)
     
  5. Kinh Nhỉ Thành Viên Cấp 3

    bán ở đâu vậy để mình mua chục cây về trồng đến già chắc cũng có tiền dưỡng lão hhihi :smile:
     
  6. Kinh Nhỉ Thành Viên Cấp 3

    Đi 'săn' gỗ sưa

    TP - Ở các vùng ven Hà Nội, các tay đầu nậu đang lùng sục săn tìm những cây gỗ sưa quý hiếm này, tạo thành cơn sốt chưa từng thấy. PV Tiền phong đã theo chân các tay săn gỗ…

    Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế.......
    Một tay săn gỗ mừng vì mua được khúc gỗ sưa quý

    Người ta đồn thổi rằng, sở dĩ gỗ sưa đắt vì có nhiều công dụng như làm đồ giả cổ, nếu để trong nhà thì quanh năm vượng khí, làm ăn phát đạt; khi tán thành bột để ướp xác thì ngàn năm vẫn nguyên hình...
    Chưa biết đúng sai thế nào nhưng cơn sốt loại gỗ này hiện là thời kỳ đỉnh điểm khi có người chào mua với giá gần 1 tỷ đồng/m3. Thế nên, khắp các làng quê Bắc Bộ, dân làm đồ gỗ đang lùng sục tìm mua loại gỗ này với giá ngất ngưởng, khiến nhiều nơi vốn bình yên giờ trở nên xáo động.
    Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện cách đây vài tháng khi làm việc với Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc. Ở ngay trung tâm tỉnh, có hơn chục cây gỗ sưa đỏ (hay còn gọi là huỳnh đàn lõi đỏ) là loại quý nhất trong dòng gỗ sưa. Vài năm lại đây, các cây gỗ này luôn là mục tiêu dòm ngó của bọn lâm tặc, khiến lực lượng kiểm lâm vô cùng vất vả, nhiều khi mất ăn, mất ngủ.
    Có lần, khoảng nửa đêm đi tuần tra, lực lượng kiểm lâm phát hiện mấy tay đang hì hụi đo đạc, vạch sẵn vết cưa. Truy hô thì chúng chạy tán loạn mất. “Tỉnh đã có chỉ đạo bảo vệ các cây sưa quý hiếm này bằng mọi giá nên chúng tôi không dám phút nào lơ là”- Một cán bộ kiểm lâm nói.
    Vì quý hiếm như thế nên việc săn tìm không hề đơn giản. Cũng bởi vậy, qua mối quen biết, tôi gật đầu cái rụp khi anh bạn giới thiệu cho đi cùng một tay săn gỗ chuyên nghiệp của vùng đồ gỗ nổi tiếng Đồng Kỵ (Bắc Ninh).
    Anh ta tên là Bắc. Cứ theo lời Bắc thì, cách đây hàng chục năm, cây gỗ sưa đã nằm trong tầm ngắm của các đầu nậu gỗ quê anh. Có điều, trước kia, gỗ sưa còn dễ khai thác ở rừng tự nhiên nên cũng mua dễ hơn, đương nhiên giá không ngất ngưởng như hiện nay. Nhưng vì gỗ sưa càng ngày càng hiếm, lại có sự kiểm soát chặt chẽ của lực lượng kiểm lâm nên mua được gỗ đã khó, vận chuyển đi tiêu thụ còn khó gấp bội.
    Cũng theo lời Bắc, cách đây hai tháng, anh mới biết các tỉnh ven Hà Nội như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… có lượng gỗ sưa đáng kể. Không phải là gỗ khúc, tròn mà đã hóa thành cột, kèo hay đồ dùng trong gia đình…

    Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... - 1
    Thớt gỗ sưa dùng băm rau cho lợn giờ giá hàng chục triệu đồng

    Sau nhiều lần hẹn, Bắc cũng gọi điện cho tôi và chúng tôi hướng về Hà Tây. Địa điểm mà Bắc dẫn tôi đến cách Hà Nội chưa đầy 30 cây số - làng An Hạ, xã An Thượng (huyện Hoài Đức).
    Tiếp chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Nhiên hồ hởi chỉ lên trần nhà: “Đấy, các anh xem đi, nếu ưng thì ta bàn giá”. Để kiểm tra, Bắc lấy con dao nhỏ, gọt nhẹ 1 miếng. Thật bất ngờ, chất nhựa dính trào nhẹ ra, mùi thơm thoang thoảng. Bắc thì thào tai tôi: “Lõi đỏ xịn, loại này không dưới 200 năm tuổi”.
    Trước khi đi, Bắc nói với tôi: “Gỗ sưa cứ phải trăm năm tuổi trở lên thì mới thực sự giá trị”. Sau nhiều lần ngã giá, cuối cùng một nửa số gỗ trên với trọng lượng 76 kg đã được bán với giá 27 triệu đồng, hơn 280.000 đồng/kg.
    Bắc vội vàng xếp toàn bộ số gỗ mua được lên xe rồi nhanh chóng nổ máy. Ra đến đầu đường, Bắc mới thẽ thọt: “Ngon chưa, mình mua quá hời. Hiện nay, chất lượng gỗ này không dưới 700.000 đồng/cân. Sang bên Trung Quốc, giá đội lên cỡ 1,8 triệu đồng/cân”. Như thế, tính sơ sơ Bắc đã kiếm được gần trăm triệu đồng chỉ trong phút chốc.
    Mấy hôm sau, Bắc chủ động gọi tôi. Lần này, chúng tôi đến xã Quang Minh, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc). Ông chủ nhà đi vắng. Bà vợ tên là Thủy, thật thà: “Ai biết đâu, mới đây, tôi còn đem gốc nó ra làm củi nhóm bếp. Quái lạ, gỗ gì mà đốt lên cứ là thơm khắp cả xóm”.
    Bà Thủy vào nhà ôm ra cho chúng tôi xem cái thớt băm rau cho lợn. Lại động tác quen thuộc. Đúng rồi, gỗ sưa. “Bà bán thế nào?” - “Mấy hôm nay, tôi nghe đài báo nói gỗ này đắt lắm, anh cứ thử nói xem mua được bao nhiêu”.
    Dường như gặp phải mối ngon, Bắc ỡm ờ: “Đắt thì đắt thật nhưng bà dùng băm rau, nó mất thiêng rồi nên không đáng bao nhiêu đâu”. Cuối cùng, Bắc đã mua được cái thớt to bự trọng lượng gần 30 kg này với giá 14 triệu đồng!
    Những cuộc săn gỗ quý của Bắc cứ nối dài. Tôi cũng không biết Bắc đã mua hời được bao nhiêu gỗ để anh có được cơ ngơi như bây giờ, chỉ biết rằng, nhiều ngôi nhà cổ đặc trưng của làng quê Bắc Bộ đã không còn nguyên vẹn khi phải thay vào đó những chi tiết gỗ mới toanh, khập khiễng.
    Không ít gia đình đã dỡ bỏ căn nhà mà cha ông để lại, bán đi từng thớ gỗ, xây những ngôi nhà cao tầng, sắm những tiện nghi đắt tiền. Mấy ngày đi cùng Bắc, tôi cứ tha thẩn với ý nghĩ không biết nên buồn hay vui nữa…

    Đức Kế
     
  7. Kinh Nhỉ Thành Viên Cấp 3

    3 cây sưa được trồng để lấy bóng mát trong sân UBND xã Tuân Chính, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có tuổi xấp xỉ 20 năm. Mới đây khi UBND xã này có kế hoạch sửa lại sân uỷ ban cho... khang trang hơn, 3 cây sưa nằm chắn lối đi được rao bán.

    Hưởng ứng quyết định này, nườm nượp xe ô tô 4 chỗ sang trọng đỗ trước sân UBND xã. Giá ban đầu được các vị khách đưa ra là 300 triệu đồng và họ sẽ chồng tiền ngay. Thấy số tiền lớn quá giúp tăng ngân sách xã nên các cán bộ ở đây cũng đã xuôi xuôi.

    Tuy nhiên, thận trọng hơn, xã này cử cán bộ đi tìm hiểu giá thị trường và biết được giá trị của 3 cây sưa này lớn gấp nhiều lần 300 triệu. Quyết định cuối cùng là tổ chức bán đấu giá.

    Tại phiên đấu giá, 3 cây sưa có trọng lượng lõi khoảng 110 - 120 kg/cây được bán với giá 1,320 tỉ đồng. Những người chứng kiến phiên đấu giá ấy đã nháo nhác vì số tiền khổng lồ “không tưởng” do 3 cây sưa này đem lại.

    Vụ đấu giá tiền tỉ này đã làm “cơn sốt” gỗ sưa ở Vĩnh Phúc “nóng” hầm hập, sau đó thậm chí một số gia đình ở địa phương này gỡ cả hoành phi, câu đối, các đồ dùng bằng gỗ sưa trong nhà đem cân và thu về tiền tỉ.

    Có gia đình ở Vĩnh Tường chỉ nhớ mang máng trước đây nhà có một cây gỗ sưa đã chặt nửa thân, thân dưới làm gốc buộc trâu, sau lấp đất lên làm nền nhà. Mỗi kilogam gỗ sưa trị giá bạc triệu đã khiến gia đình này bới tung cả nền nhà để tìm lại gốc cây. Kết quả của sự hi sinh nền nhà ấy đã đem lại gần nửa tỉ đồng cho gia chủ.

    Theo như một đại gia sành sỏi trong giới buôn gỗ ở Đồng Kị, Bắc Ninh, thì ở khu vực phía Bắc, Vĩnh Phúc là địa phương có cây sưa được trồng phân tán trong dân nhiều nhất. Hiện ở trụ sở Thành ủy Vĩnh Yên có cây sưa đã bị thủng gốc, giới buôn gỗ tìm đến đánh giá tới 1,5 tỉ đồng nhưng vẫn không mua được
     
  8. The Best Saler Thành Viên Chưa Kích Hoạt

    Người Hoa tin dị đoan lắm,cái này thuộc về tâm linh & phong thủy trong làm ăn nên tụi nó lùng mua cho bằng được nè...
     
  9. nintama Thành Viên Cấp 3

    sặc với thông tin kiểu này thì ko trách là dàn gỗ sưa bị chém chặt ko thương tiếc, với công việc đơn giản ma 2tiền bộn tỉ thế này thì nháo nhào đi cưa là phải đạo..
     
  10. karakatapa Thành Viên Kim Cương

    gỗ sưa rất cứng,ko bị mối,ko bị cong vênh là loại gỗ tốt
     
  11. CH33RS Thành Viên Cấp 5

    càng hiếm, càng quý thì càng có giá trị
     
  12. nhattutn Thành Viên Cấp 4

    Sưa là một loài cây ra hoa mùa xuân trong khoảng mươi ngày rồi mới ra lá mới, hoa màu trắng mà không có mùi thơm. Chỉ trong một thời gian ngắn, gỗ sưa đã tạo nên “cơn sốt giá” suốt một dải Bắc Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và gần đây nhất là Hà Nội.
    Nhiều gia đình sẵn sàng dỡ cả giường tủ, nhà cửa thậm chí cả bàn thờ ra để bán. Và cũng có không ít người băn khoăn ai mua loại gỗ này, để làm gì, tại sao giá lại cao như vậy?
    Những lời đồn về gỗ sưa
    Theo giới buôn gỗ, cây sưa còn có một số tên gọi khác là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh đàn, thuộc loài gỗ quý hiếm nhóm 1A và hiện đã vào sách đỏ VN, bị cấm khai thác để bảo vệ. Hiện nay chỉ duy nhất một thị trường tiêu thụ là Trung Quốc. Còn nước họ dùng loại gỗ này vào việc gì thì đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
    Có người cho rằng gỗ sưa được người Trung Quốc mua về làm đồ thờ cúng hoặc ướp xác; lại có thông tin mua gỗ sưa về làm dược liệu; làm mực in, làm đồ gia dụng; rồi đồ đạc bằng gỗ sưa giúp gia chủ làm ăn may mắn, tăng thêm tuổi thọ…
    Chính những thông tin không chính thống này góp phần đẩy gỗ sưa vào “cơn sốt”. Không cần biết người Trung Quốc dùng gỗ sưa vào việc gì, cứ thấy giá cao, có lời lớn là các “đầu nậu” đổ xô đi săn tìm, mua, bán…
    Cũng vì vậy mà đang có hàng trăm câu chuyện thực hư về cây gỗ này.
    Một trong những truyền kỳ nghe có vẻ hợp lý nhất là, năm 2008, Trung Quốc chuẩn bị cho Thế vận Hội Olympic, đồng nghĩa với việc phải trùng tu nhiều công trình đền đài lăng tẩm, hầu hết được làm từ gỗ sưa. Cho nên mới cần một số lượng gỗ lớn như vậy.
    Tuy nhiên nhiều luồng tin khác lại cho rằng các đại gia Trung Quốc, Hồng Kông dùng bột gỗ sưa để ướp xác sau khi tạ thế.
    Một chủ buôn gỗ ở Hà Nội nhiều tháng nay lăn lộn tìm gỗ sưa cho biết: “Nghe nói họ mua về để ướp xác, lõi gỗ này cứng như đá, đốt rất khó cháy, nếu cháy thì một cục nhỏ dài khoảng 15 cm, đường kính 5 cm phải cháy hơn tuần mới hết. Khi nó cháy không có khói, tàn gỗ tan biến như sương. Để minh chứng cho lời nói của mình, bà này lấy một cục lõi sưa nhỏ tẩm xăng vào đốt. Xăng cháy hết nhưng lõi sưa này vẫn vẹn nguyên như ban đầu, không bị cháy sém.
    Bên cạnh đó lại có thông tin, “giới mafia nước ngoài” thu mua gỗ sưa để nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận.
    Đã có không ít người cố gắng tìm kiếm sự thật về gỗ sưa nhưng đều thất bại. Trong khi đó những lời đồn thổi vẫn lan truyền, những hiếu kỳ không được thỏa mãn càng khiến “cơn sốt” săn tìm gỗ sưa thêm nóng bỏng.
    Huê mộc vàng trong mắt các nhà khoa học
    Cây sưa có tên khoa học là Dalbergia tonkinesis, có nơi gọi là trắc thối vì hoa đốt lên rất thối. Cả 3 loài cây sau đây đều là gỗ quý thuộc họ Đậu (fabaceae), giống Trắc (dalbergia):
    Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... Sưa tức trắc Bắc Bộ (dalbergia tonkinensis)
    Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... - 1 Trắc Nam Bộ (dalbergia cochinchinensis)
    Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... - 2 Cẩm lai (dalbergia bariensis)
    Sưa phân bố rộng khắp trên cả nước, trong đó tập trung nhiều nhất là ở Gia Lai. Cây mọc ở vùng đất ẩm thường xanh (không rụng lá) và cũng mọc hỗn giao với nhiều loài cây khác. Lõi sưa rất cứng, phải trên 10 năm tuổi mới bắt đầu cho lõi. Đây là cây sinh trưởng chậm, một năm chỉ có thể sinh trưởng dưới 0,5 cm đường kính.
    Theo GS Phùng Tửu Bôi - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn tự nhiên và Phát triển cộng đồng thuộc Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam: xung quanh những tin đồn về giá trị cũng như mục đích thu mua loại gỗ này của Trung Quốc, đã có một đoàn khảo sát của một viện khoa học chuyên ngành sang tận Trung Quốc tìm hiểu xem phía nước bạn mua loại gỗ này để làm gì. Nhưng phía Trung Quốc họ vẫn giữ bí mật mà chỉ giải thích chung chung là phục vụ vấn đề tâm linh, làm đồ thờ cúng, đồ gia bảo.
    Cũng theo lời Ông Bôi thì đoàn công tác này về kể lại, tại Trung Quốc những cây sưa nhiều năm tuổi được quấn thép gai bảo vệ rất cẩn thận… Thông tin loại gỗ này được nghiền thành bột để pha trộn với ma tuý là không có cơ sở khoa học và chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên vấn đề này đặt ra cho các ngành khoa học cơ bản của ta việc nghiên cứu, phân tích về các ẩn số bên trong để tìm ra giá trị thực của nó, không riêng gì cây sưa mà cả những nguồn tài nguyên khác cũng vậy.
    Còn PGS Nguyễn Lân Cường cho biết: “Người ta nói dùng gỗ sưa để ướp xác thì tôi không tin bởi nếu dùng ướp xác phải dùng loại cây có tinh dầu thơm, cây sưa không có đặc tính ấy. Ông Cường cũng cho biết thêm, gỗ dùng trong các ngôi mộ có xác ướp được khai quật ở Việt Nam đã xác định là Hoàng đàn rủ, có tên gọi cũ là Ngọc am và tên La-tinh là Cupressus funebris (Trung Quốc gọi là San mộc), không phải là gỗ sưa.
    Và trong khi, sự thật về gỗ sưa chưa được khám phá, chưa ai hiểu giá trị thực loại gỗ này mà chỉ biết mỗi một “giá trị” là tiền triệu, tiền tỷ thì đó còn là mối họa khôn lường cho tương lai một loài thực vật của Việt Nam.
    (Tổng hợp từ Internet)
     
  13. iron Thành Viên Cấp 4

    Haizzza Ngưòi việt mình sao lại thiển cận cái vụ này quá ta. Tụi Trung quốc luôn luôn gác một chân lên đầu mình .Nó mua hết mèo hết rắn của việt nam xong bắt đầu chuột xuất hiện tràn lang , thế là các chú ấy bán thuốc chuột cho dân ta. Các bác ấy thu mua Móng con trâu , thì dân ta ùa theo đốn trâu bò bán cho Trung quốc, thời gian sau các bác ấy bán máy cày trung quốc vào VN. Rồi thu mua tảo nước ngọt , vì tảo nào là thức ăn cho cá, dân vn vớt hết bán cho trung quốc , họ đem về thả vào sông hồ .... sau đó các bác hiểu rồi .

    Nói tóm lại, dân mình hám lợi quá, cứ thấy tiền là lấy chẳng cần biết ít nhiều . Lúc nào cũng bán nguyên vật liệu rồi nhập về mấy cái thành phẩm giá trên trời ..... Nươc mình tài nguyên xuất khẩu là chính buồn ghê.....
     
  14. sanhdieuvth Thành Viên Cấp 2

    e xem thời sự thấy nói bán mắc quá mà e cũng ko hỉu đó là gỗ j nữa
     
  15. kizz2 Thành Viên Bạch Kim

    mà đôc báo thấy cũng dể trồng mà,đem trồng trước nhà còn sống,
    sao mình ko mua cây giống về trồng,sau mười năm 1 cây bán đưôc 100triệu,trong cở 1000 cây(chỉ tốn 5triệu tiền giống cây như bro nào đó nói 5000/ 1 cây) sẽ thu duoc 100 tỉ,giàu to,mà cây này mắc vậy sao bên bộ phát triển nông thôn gì đó kô khuyến khích nông dân trồng để đỏi đời
     
  16. Kinh Nhỉ Thành Viên Cấp 3

    bác nói chí phải Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế.......
     
  17. imported_khanh_nguyen Thành Viên Cấp 5

    1 cây gổ sưa hàng thượng thọ với giá thị trường lên đến hàng tỉ đồng được bán với giá 2tr ở công ty cao su kìa..ngu vãi
     
  18. kevin_phan Thành Viên Bạch Kim

    đốn vườn cây sau nhà trồng cây sưa này mới dc,20 năm nữa thu hoạch kiếm dc khối tiền
     
  19. chieu_quan Thành Viên Cấp 3

    Bộ bro tưởng dễ ăn lắm hả?Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... Còn lâu, nó rất chi là dễ chết nếu chăm sóc không kỹ. Tui đang trồng nè, thứ 1 chậm lớn, 2 chăm không kỹ => chết,3 sâu rầy khoái cây này lắm nè, 4 lúc nhỏ thân yếu nên giông gió mạnh chút là gãy ngay mặc dù là thân cây dẻo lắm(do tán lớn)Gỗ Sưa làm gì mà đắt thế....... - 1 nhà tui trồng 2k cây => tới giờ còn 200 cây hix:sad::sexy_girl:
     
  20. vipmember4u Chuyên Hàng USA

    rất nhiều gổ cũng có tính năng này nhưng giá thì còn thua xa gỗ xưa
     

Chia sẻ trang này