Tìm kiếm bài viết theo id

Du Lịch Khám phá Bến Tre

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi hanhnguyen, 9/1/16.

ID Topic : 8311343
Ngày đăng:
9/1/16 lúc 17:04
  1. hanhnguyen Thành Viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    11/11/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    28,090
    Mỗi tỉnh thành đều có thế mạnh về địa hình, đặc sản… để phát triển du lịch. Bến Tre có vườn dừa để du khách vừa tham quan vừa học hỏi kinh nghiệm trồng xen nuôi xen của chủ vườn. Trong đó có du lịch vườn dừa.

    Đối với người dân Bến Tre, cây dừa từ bao đời nay đã gắn bó thân quen trong cuộc sống hàng ngày, trong văn học, thơ ca và trong âm nhạc. Ông Đặng Ngọc Thảo, ấp Đông Lợi (Thành An – Mỏ Cày Bắc) sở hữu gần 1,5ha dừa cho biết, cây dừa gắn với gia đình ông qua nhiều thế hệ. Cha mẹ ông đã nuôi chín anh em lớn lên cũng nhờ cây dừa. “Vườn dừa cao tỏa bóng mát lối dẫn vào căn nhà lá ba gian được làm bằng cây dừa. Có những gia đình cất nhà trong vườn dừa bên bờ sông nhìn rất hay; có cái gì đó rất Bến Tre, đáng để làm du lịch” – ông Thảo nói.

    Khám phá Bến Tre

    Du khách tham quan vườn dừa của ông Lâm Bảo Long.

    Trong Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012 có chương trình tham quan các vườn dừa và sản phẩm từ dừa. Du khách được tham quan vườn dừa với bán kính 15km (tính từ trung tâm thành phố Bến Tre). Theo chân đoàn du khách 50 người đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đồng Tháp… Tại chân cầu Bến Tre 2 (phường 7, thành phố Bến Tre), du khách được xe buýt miễn phí đưa đến vườn dừa 5.500m2 của ông Lâm Bảo Long, ấp Bình Công (xã Bình Phú – thành phố Bến Tre). Tại đây du khách được uống nước dừa xiêm, ăn bánh tráng Mỹ Lồng. Bên trong vườn dừa, ông Long trồng xen cacao gần 5 năm tuổi. Mỗi đoàn du khách trong và ngoài tỉnh đến đây đều được ông Long chia sẻ kinh nghiệm trồng xen, nuôi xen trong vườn dừa.

    “Để vườn dừa trồng xen đạt hiệu quả cao, nên trồng dừa với mật độ 160-180 cây/ha. Cây dừa rất cần các chất dinh dưỡng như kali, clorua, đạm, canxi, natri, lân, ma-nhê, lưu huỳnh. Ngoài phân hóa học nên bón nhiều phân hữu cơ cho cây dừa. Khi dừa được 7 năm tuổi thì bón 50kg phân hữu cơ/cây/năm. Trồng cacao trong vườn dừa cũng có lợi cho cây dừa. Vì bón phân cho cacao, dừa cũng “thưởng thức” luôn. Trong các mương dừa tôi tận dụng mặt nước để nuôi tôm càng xanh” – ông Long chia sẻ.

    Không những chủ vườn cho biết kinh nghiệm trồng xen, nuôi xen mà tại vườn dừa, du khách cũng được kỹ sư nông nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng xen cacao trong vườn dừa. “Cacao trồng mùa nắng nên đậy gốc. Nguồn nước tưới phải sạch. Nên tưới lúc trời mát. Để chống xói mòn phải đậy gốc cho cacao. Tăng cường bón phân hữu cơ để đất tơi xốp, màu mỡ và nhiều vi lượng” – kỹ sư Cao Minh Quang (Trung tâm Khuyến nông tỉnh) nói.

    Chia tay vườn dừa trồng xen cacao của ông Lâm Bảo Long, chúng tôi được đưa tới Doanh nghiệp tư nhân sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng, ấp 4, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam. Kẹo dừa ở đây được nhiều du khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Không những mua kẹo về tặng bạn bè, thân hữu, du khách được tận mắt theo dõi quy trình sản xuất kẹo dừa Tuyết Phụng.

    “Mỗi lần về Bến Tre hay có ai đó ở Mỏ Cày Nam lên tôi đều gởi mua kẹo dừa Tuyết Phụng. Hôm nay, nhân dịp Festival Dừa Bến Tre lần III, tôi đến tận lò kẹo Tuyết Phụng để tham quan và mua cho thỏa thích. Không chỉ có kẹo dừa mà ở đây còn sản xuất nước màu dừa chính gốc. Kho cá, kho thịt mà không có nước màu dừa thì không được, vì nó giống như thịt luộc. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng được bày bán khá phong phú tại đây” – bà Tăng Cẩm Mai du khách ở quận 10, thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ.

    Nhiều du khách đã từng thấy những tấm lưới bằng chỉ xơ dừa nhưng không biết nó được dệt bằng cách nào. Trong tour này, du khách được tham quan tìm hiểu dệt lưới xơ dừa tại Cơ sở dệt của ông Mai Văn Nhiên, ấp Hưng Long (Hòa Lộc – Mỏ Cày Nam).

    “Mỗi tấm lưới rộng 1,5m, dài 24,5m. Ngoài lưới còn có chỉ xơ dừa với đường kính 1cm. Loại chỉ và lưới này được xuất đi Hàn Quốc, Malaysia, Nhật… để quấn gốc cây chống lạnh, chống xói mòn. Bên cạnh đó, cơ sở chúng tôi giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động tại địa phương. Mỗi lao động có thu nhập khoảng 100 ngàn đồng/ngày” – ông Nhiên cho biết.

    Có đến tận cơ sở làm ra sản phẩm từ dừa, du khách mới thấy hết giá trị sử dụng, giá trị mỹ thuật của cây dừa. “Nhân dịp Festival Dừa Bến Tre lần III năm 2012, tôi mới thấy hết giá trị của cây dừa từ việc lấy dầu, cơm dừa nạo sấy, sản xuất kẹo dừa, hàng thủ công mỹ nghệ. Nhiều vườn dừa ở Bến Tre đẹp quá rất phù hợp để phát triển du lịch” – du khách Trần Quốc Lượng, phường Hưng Lợi (Ninh Kiều – thành phố Cần Thơ) nhận định.

    Tour khởi hành từ thành phố Bến Tre đến huyện Châu Thành, du khách được tham quan sản xuất kẹo dừa, mô hình trồng dừa xiêm và vườn trái cây. Sau khi kết thúc tour, chị Kee Ai Nah du khách Singapore phấn khởi: “Sau 5 giờ đến với những vườn dừa, vườn cây ăn trái, những cơ sở sản xuất kẹo dừa tôi thấy rất thú vị. Bến Tre nên phát huy du lịch vườn dừa, vì đến đây du khách được học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất”.

    Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Tam cho biết: “Từ khi cầu Rạch Miễu đưa vào sử dụng thì du lịch ở Bến Tre ngày càng phát triển. Chúng tôi sẽ liên kết với các tỉnh bạn để phát triển tour du lịch vườn dừa”.
     

Chia sẻ trang này