Tìm kiếm bài viết theo id

Khiêm tốn được nhiều lợi ích

Thảo luận trong 'Chuyện trò' bắt đầu bởi trieuquanson, 8/5/10.

ID Topic : 1847987
Ngày đăng:
8/5/10 lúc 11:45
  1. trieuquanson Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    16/12/08
    Tuổi tham gia:
    15
    Bài viết:
    48
    [FONT=&quot]Kinh Thư nói: Tự mãn sẽ tổn hại, khiêm tốn được lợi ích. Lời xưa thật đúng thay, lời xưa thật đúng thay.[/FONT]


    [FONT=&quot]Quẻ Khiêm trong Kinh Dịch nói: Trong đạo lý của trời, không luận việc gì, nếu tràn đầy sẽ tổn giảm, còn khiêm hư sẽ được lợi ích. Trong đạo lý của đất, không luận vật gì, nếu sung mãn sẽ tổn hại, không thể tốt đẹp mãi; còn nếu khiêm hạ sẽ được thấm nhuần không khô kiệt, giống như chỗ đất thấp sẽ có nước chảy đến, làm đầy nơi khiếm khuyết. Trong đạo lý của quỷ thần, phàm kiêu ngạo tự mãn sẽ khiến bị hại, khiêm tốn sẽ khiến được phước. Còn trong đạo lý của người, ai cũng chán ghét kẻ kiêu ngạo tự mãn, yêu quý người khiêm tốn hạ mình.[/FONT]


    [FONT=&quot]Như vậy, trời đất quỷ thần và con người đều coi trọng khiêm hạ. Sáu mươi bốn quẻ trong Kinh Dịch nói đến đạo lý biến hóa trong trời đất âm dương, dạy cho ta phương pháp làm người. Trong mỗi quẻ đều có kiết có hung. Quẻ hung cảnh giác răn người bỏ ác làm lành; quẻ kiết khích lệ người mỗi ngày một tiến bộ; chỉ có quẻ khiêm, hoàn toàn là việc kiết tường. Kinh Thư cũng nói: Tự mãn sẽ gặp tổn hại, khiêm tốn sẽ được lợi ích.[/FONT]


    [FONT=&quot]Tôi nhiều lần đi thi cùng với các bạn học, mỗi lần đều nhận thấy những thư sinh nghèo khi sắp thành đạt, trên nét mặt của họ đều hiện ra vẻ khiêm cung, an ổn rõ ràng.[/FONT]


    [FONT=&quot]Năm Tân Hợi, tôi đến kinh thành đi thi hội. Quê Gia Hội của tôi số người cùng đi thì có khoảng mười người, trong đó Đinh Kính Vũ là người trẻ tuổi nhất lại vô cùng khiêm cung. Tôi bảo với Phí Cẩm Pha cũng là người cùng đi thi: Đinh Kính Vũ năm nay nhất định thi đậu. Phí Cẩm Pha hỏi: Làm sao mà biết? Tôi bảo: Chỉ có người khiêm tốn mới được huởng phước báo. Ông nhìn xem trong số mười người chúng ta, có ai thành thật trung hậu, khiêm nhường như Kính Vũ không? Có ai cung kính, hòa thuận, cẩn thận như Kính Vũ không? Có ai bị nhục mạ, hủy báng mà vẫn im lặng như Kính Vũ không? Một người làm được như vậy, thì trời đất quỷ thần sẽ bảo hộ cho họ, sao lại không thành đạt?[/FONT]


    [FONT=&quot]Sau đó quả nhiên Kính Vũ thi đỗ.[/FONT]


    [FONT=&quot]Năm Đinh Sửu tôi ở chung với Phùng Khai Chi tại kinh thành, trông thấy ông ta rất khiêm tốn, nét mặt luôn tỏ ra hòa nhã, không có chút kiêu ngạo, hoàn toàn thay đổi so với tính khí ông ta lúc nhỏ. Ông ta có một người bạn tánh tình chánh trực tên là Lý Tề Nghiêm thường phê bình ông ngay trước mặt. Mỗi khi như vậy, Phùng Khai Chi đều hòa nhã tiếp thu lời phê bình của bạn, không hề phản đối một câu. Tôi bảo với Phùng Khai Chi: “Một người được huởng phước, phước đức đó nhất định có nguyên nhân của nó; một người gặp họa, tai họa đó nhất định có nguyên nhân của nó. Chỉ cần tâm của ta khiêm tốn, trời sẽ gia hộ. Ông năm nay nhất định sẽ thi đỗ.”[/FONT]


    [FONT=&quot]Sau đó quả nhiên Phùng Khai Chi có tên trên bảng vàng.[/FONT]


    [FONT=&quot]Năm Nhâm Thìn tôi vào kinh ra mắt vua, trông thấy một thư sinh tên Hạ Kiến, khiêm tốn nhún nhường, không có một chút kiêu ngạo. Khi trở về tôi bảo với bạn bè: “Phàm trời muốn cho người nào được thành đạt, thì trước hết khiến người đó phát Trí tuệ. Trí tuệ này khiến họ tự nhiên từ giảo hoạt trở nên thành thật, từ phóng túng tự biết ước thúc. Hạ Kiến ôn hòa đôn hậu đến mức như vậy, chứng tỏ đã phát Trí tuệ, trời nhất định sẽ ban phúc cho ông.”[/FONT]


    [FONT=&quot]Sau đó quả nhiên Hạ Kiến thi đậu.[/FONT]


    [FONT=&quot]Giang Âm có một thư sinh, tên là Trương Úy Nghiêm, học vấn uyên thâm, văn chương xuất sắc, rất nổi tiếng trong giới thư sinh. Trong kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ, ông ta ở nhờ trong chùa đợi kết quả thi. Đến khi công bố kết quả, không ngờ lại không có tên ông. Ông không phục, mắng quan giám khảo là không có mắt, không thấy được chỗ hay trong văn của mình. Lúc đó có một vị Đạo sĩ đứng bên cạnh mỉm cười. Trương Úy Nghiêm bèn đem cơn giận của mình trút sang Đạo sĩ. Đạo sĩ lại nói: “Văn của ông nhất định không hay!”[/FONT]


    [FONT=&quot]Trương Úy Nghiêm càng nóng giận bảo: “Ông không có xem văn của tôi, sao lại biết nó không hay?” Đạo sĩ trả lời: “Tôi thường nghe người ta bảo: [/FONT][FONT=&quot]Làm văn quan trọng nhất là ở chỗ tâm bình, khí hòa. Nay thấy ông nóng giận mắng quan giám khảo, chứng tỏ trong tâm vô cùng bất bình, tánh khí nóng nảy, thử hỏi như vậy văn làm sao mà hay được?[/FONT][FONT=&quot]”[/FONT]


    [FONT=&quot]Trương Úy Nghiêm nghe xong không thể không phục, trở lại thỉnh giáo vị Đạo sĩ. Đạo sĩ nói: “Muốn thi đậu công danh, bản thân ông nhất định phải cải đổi.” Trương Úy Nghiêm hỏi: “Số mệnh đã như vậy, làm sao mà thay đổi?”[/FONT]


    [FONT=&quot]Đạo sĩ bảo: “Tạo ra số mệnh tuy rằng ở nơi trời, song quyền thay đổi lại ở nơi ta. Chỉ cần ông chịu khó làm việc thiện, tích âm đức, thì có việc phước gì mà không cầu được?” Trương Úy Nghiêm bảo: “Tôi là một thư sinh nghèo, biết có thể làm được việc thiện gì đây?” Đạo sĩ nói: “Làm việc thiện, tích âm đức đều xuất phát từ tâm. Chỉ cần tâm ta chí thành làm việc thiện, là công đức vô lượng vô biên. Như khiêm tốn cũng là một việc thiện, mà không phải bỏ tiền ra làm. Ông sao lại không biết phản tỉnh, thấy khả năng của mình còn kém, trở lại mắng giám khảo bất công?”[/FONT]


    [FONT=&quot]Trương Úy Nghiêm nghe lời Đạo sĩ, từ đó về sau dẹp bỏ tâm kiêu mạn, chú ý ước thúc lấy mình, mỗi ngày đều gắng công làm lành, tích âm đức. Đến năm Dinh Dậu, một hôm ông nằm mơ trông thấy đến một nơi nhà cửa to lớn, nhìn thấy một danh sách thi đậu, trong đó còn nhiều chỗ để khuyết. Ông không hiểu mới hỏi người bên cạnh: “Đây là cái gì?” Người đó trả lời: “Đây là danh sách thi đậu năm nay.”[/FONT]


    [FONT=&quot]Trương Úy Nghiêm lại hỏi: “Sao trong danh sách lại có nhiều chỗ để khuyết?” Đáp: “Cõi âm đối với những người đi thi ba năm xét duyệt một lần, phải là người không có lỗi lầm, tích chứa âm đức mới có tên trong sổ này. Như phần trước trong danh sách để trống, đó là tên của những người lẽ ra thi đậu, song do vì phạm phải tội lỗi nên bị xóa tên.” Kế đó lại chỉ một hàng trong danh sách nói: “Ông ba năm nay rất chú ý việc ước thúc bản thân, không có phạm lỗi, có lẽ sẽ bổ khuyết vào chỗ này. Hy vọng ông tự biết trân trọng, đừng phạm sai lầm.”[/FONT]


    [FONT=&quot]Sau đó trong kỳ thi Hội, quả nhiên họ Trương được trúng tuyển hạng thứ một trăm lẽ năm.[/FONT]


    [FONT=&quot]Qua những chuyện đã xảy ra ở trên, chúng ta biết rằng xung quanh đều có quỷ thần giám xét hành vi của mình. Do đó, việc lành lợi ích cho người phải nổ lực làm; việc ác tổn hại đến người phải cố gắng tránh. Cho nên tất cả thiện ác, lành dữ đều do ta quyết định. Lòng mình giữ lương thiện, ước thúc mọi hành vi bất thiện, không đắc tội với quỷ thần trời đất, và khiêm tốn không kiêu ngạo tự mãn, chính là căn bản của phước đức. Còn những người kiêu ngạo, nhất định không phải là bậc khí lượng to lớn dài lâu, cho dù họ có thành đạt cũng chỉ một thời, không cách gì huởng phước lâu dài. Người không khiêm tốn, không chịu học hỏi và cũng không ai thích dạy bảo cho họ.[/FONT]


    [FONT=&quot]Khiêm tốn vô cùng quan trọng, có thể giúp ta học hỏi được bao điều hay lẽ phải. Người khác có gì hay, có việc gì thiện liền theo học, được việc lành vô cùng vô tận. Nhất là trong việc tu dưỡng đạo đức, khiêm tốn đóng một vai trò quan trọng hàng đầu.[/FONT]


    [FONT=&quot]Long thần hộ pháp ở bên ta, lành dữ ta làm khó dấu qua; khiêm tốn học điều lành lẽ phải, tự nhiên phước đức sẽ hằng sa, tự nhiên phước đức sẽ hằng sa![/FONT]


    [FONT=&quot]Cổ nhân có câu: Cầu công danh được công danh, cầu giàu sang được giàu sang. Người có chí lớn như cây có rễ, sẽ sinh ra cành lá, hoa trái.[/FONT]


    [FONT=&quot]Muốn thành tựu được chí lớn, người ta phải tâm tâm niệm niệm khiêm tốn, có việc gì lợi ích cho người, dù nhỏ mảy may, cũng ra sức làm. Như vậy sẽ tự nhiên cảm động đến trời đất.[/FONT]


    [FONT=&quot]Làm phước hoàn toàn ở nơi ta. Chỉ cần ta quyết tâm làm là được. Những người mưu cầu công danh hiện nay, thật ra không có quyết tâm, hằng tâm, chân tâm, mà chỉ tùy hứng, tùy tiện trong nhất thời. Mạnh tử nói về Tề Tuyên Vương:[/FONT]


    [FONT=&quot] “Đại vương yêu thích âm nhạc, nếu yêu thích đến đúng mức thì có thể khiến vận mệnh nước Tề hưng thịnh. Nhưng đại vương yêu thích âm nhạc chỉ vì tìm cầu niềm vui cho cá nhân mà thôi. Nếu đại vương biết đem tâm tìm cầu niềm vui cho riêng mình, mở rộng ra, khiến có thể cùng nhân dân chia sẻ niềm vui, khiến mọi người được vui, thì lo gì vận mệnh nước Tề không hưng thịnh?”[/FONT]


    [FONT=&quot]Tôi nghĩ việc cầu công danh đạo lý cũng như vậy. Phải thực hiện việc cầu công danh này dựa trên tâm tích đức hành thiện; đồng thời phải gắng hết sức mình làm, thì vận mệnh và phước báo đều do ta quyết định.[/FONT]



    (Trích Liễu Phàm từ huấn - Làm chủ vận mệnh)
     
  2. sá xị Thành Viên Cấp 4

    hi vọng người ta sẽ phân biệt rõ thế nào là khiêm tốn,cái nào là che giấu bản thân mình,có nhiều người giàu nứt núi mà cứ bảo chẳng có gạo ăn.haha
     
  3. tienloc Thành Viên Cấp 4

    đôi lúc mình băn khoăn ko thể nhận thấy đc đâu là khiêm tốn đâu là cố tình khiêm tốn để tự đề cao bản thân
     
  4. little_duck Thành Viên Vàng

    khiêm tốn !!!! i'll try it ^^
     
  5. 01.678.01.01.01 Thành Viên Cấp 1

    ANh em nên tâp khiêm tốn đi nha
     
  6. trongphan27 Thành Viên Cấp 6

    Kinh Thư nói: Tự mãn sẽ tổn hại, khiêm tốn được lợi ích. Lời xưa thật đúng thay, lời xưa thật đúng thay.
    âm Hán Việt của câu này:"Mãn chiêu tổn,Khiêm thọ ích"
    mình thích câu này.
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

  1. tai789clubhelp,
  2. tranhthiec.net,
  3. duongnamvinhomes,
  4. lethanhqlda
Tổng: 536 (Thành viên: 4, Khách: 489, Robots: 43)