Tìm kiếm bài viết theo id

Mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau?

Thảo luận trong 'Đồng hồ - Phụ Kiện' bắt đầu bởi beurer, 8/3/22.

ID Topic : 9662564
Giá bán:
1,000 đ
Điện thoại liên hệ:
287308688
Địa chỉ liên hệ:
22 Xã Đàn, , Hà Nội (Bản đồ)
Ngày đăng:
8/3/22 lúc 14:53
  1. beurer Banned

    Tham gia ngày:
    6/11/18
    Tuổi tham gia:
    5
    Bài viết:
    110
    Bệnh gout hay còn gọi là bệnh hoặc thống phong. Là một loại bệnh viêm khớp thường gặp, do rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Bệnh gout xảy ra do tăng sản xuất acid uric nội sinh, giảm đào thải acid uric ở thận. Hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều purin như các loại thịt đỏ và hải sản. Vì vậy câu hỏi: Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau khớp? Luôn thường trực và được quan tâm hàng đầu đối với các thành viên gia đình có bệnh nhân bị gút.

    Câu trả lời là: Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn những thực phẩm giàu purin và fructose, để kiểm soát được nồng độ axit uric ở mức độ ổn định. Cụ thể các thực phẩm thường gặp dưới đây nên tránh như:

    1. Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn các loại thịt đỏ
    Mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau?

    Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

    Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

    2. Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn nội tạng động vật
    Mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau? - 1

    Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng: sưng, đau nhiều hơn.

    3. Thịt gà tây, thịt ngỗng,...
    Thịt gà, thịt ngỗng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho… Thịt gà còn chứa purin nên người bệnh gout nên ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg, với hàm lượng vừa đủ này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thế và tránh được sự gia tăng purin trong máu.

    4. Hải sản
    Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm người mắc bệnh gout nên tránh ăn.

    5. Rượu, bia, đồ uống có đường
    Mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau? - 2

    Hạn chế tối đa rượu, bia cũng như các chất kích thích. Đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… nếu không muốn tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn. Và giúp hạn chết những cơn sưng đau khớp do bệnh gout gây ra!

    6. Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn các loại thịt chế biến sẵn
    Thực phẩm đóng hộp: nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,… hoàn toàn không tốt cho người bệnh gout. Bạn nên sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Và giúp hạn chết những cơn sưng đau khớp do bệnh gout gây ra!

    7. Các loại rau có hàm lượng purin cao
    Mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau? - 3

    Người bệnh nên cung cấp nhiều vitamin, rau xanh cho cơ thể. Nhưng cũng cần lưu ý: Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn những loại rau củ có hàm lượng purin cao như: Đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….

    Trên đây là bài viết: Người mắc bệnh gout nên kiêng ăn gì để tránh sưng đau khớp? Hy vọng bài viết trên đã cung cấp một số kiến thức bổ ích cho bạn đọc về căn bênh này! Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi tại Beurer.vn bạn đọc nhé!
     

Chia sẻ trang này