Tìm kiếm bài viết theo id

MÂM CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ

Thảo luận trong 'Thời Trang - Mỹ Phẩm' bắt đầu bởi VânGiang16111988, 6/6/20.

ID Topic : 9492171
  1. VânGiang16111988 Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    26/5/20
    Tuổi tham gia:
    3
    Bài viết:
    3
    NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH


    Theo nhà nghiên cứu văn hóa Trần Ngọc Thêm: “Từ ngàn xưa đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước trù phú do các dân tộc Bách Việt gầy dựng nên. Do nằm dọc hai bên chí tuyến bắc, mùa hè ở đầy oi bức, khó chịu, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. May mắn, người nông dân với nghề lúa nước luôn đòi hỏi phải quan sát thời tiết, cố để tránh tối đa những tác hại của nó và tận dụng hữu hiệu những lợi thế mà tự nhiên mang lại, nhờ vậy phong tục tết Đoan ngọ hình thành, đánh dấu một cột mốc quan trọng của chu kỳ tuần hoàn thời tiết” (Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP HCM, 2004).

    Như vậy, có thể thấy, Tết Đoan ngọ xưa là do nhân dân lao động cùng nhau sáng tạo, cùng hưởng thành quả và không ai làm tác giả cụ thể. Nó là thành quả từ trí tuệ của truyền thống nông nghiệp phương Nam của các bộ tộc Bách Việt. Về sau, cùng với việc xâm lấn và mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sông Dương Tử, Tết Đoan Ngọ được người Hán tiếp nhận và hưởng ứng.

    Sự giao thoa và du nhập tự nhiên cùng với chính sách “cưỡng bức văn hóa” của chính quyền đô hộ phương Bắc đã tạo nên một hệ quả tất yếu đó là hình thành diện mạo văn hóa có phần “mới” của Việt Nam trong nhiều thời kì lịch sử sau đó.

    Ý NGHĨA TẾT ĐOAN NGỌ

    Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã: “Tết diệt sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này hằng năm, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

    Vào ngày này, cả làng nhộn nhịp hẳn lên, nhà nào cũng dậy từ sớm chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên và hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Người Việt thường quan niệm rằng, đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để cầu mong cho một mùa bội thu.

    MÂM LỄ CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ GỒM

    Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
    Các loại hoa quả bao gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, nhãn…Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả thường không thể thiếu trong mâm lễ cúng.
    Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
    Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ” sâu bọ”, xua đuổi hết bệnh tật…

    PHONG TỤC ĐƯỢC LÀM TRONG DỊP TẾT ĐOAN NGỌ?

    Theo tục lệ, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

    Khoảng thời gian này, người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt như các bệnh ngứa ngoài da, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

    Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Những dịp Tết Đoan ngọ, người buôn bán từ quê thường mang ra theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

    Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

    Dù xã hội phát triển, vận động, có thể nhiều gia đình cho rằng, để giết sâu bọ hay dịch bệnh phải bằng những cách khác mới hiệu quả. Tuy nhiên, bản chất sự hình thành những phong tục văn hóa là hướng về tổ tiên, gia đình, giáo dục lòng biết ơn, thể hiện lối sống trọng quan hệ và trọng tình cảm của người Việt Nam.

    ĐỂ ĐẶT MÂM CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ THẬT ĐẦY ĐỦ, CHỈN CHU VUI LÒNG LIÊN HỆ HOTLINE: 0909.438.956 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ LÊN ĐƠN NHANH NHẤT
     

Chia sẻ trang này