Tìm kiếm bài viết theo id

Mỗi liên hệ giữa các vùng du lịch Việt Nam và đặc điểm địa lý khu vực

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi vuthanhnga, 1/8/22.

ID Topic : 9693337
Giá bán:
1,000,000 đ
Điện thoại liên hệ:
0336008585
Địa chỉ liên hệ:
Hồ Chí Minh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh (Bản đồ)
Ngày đăng:
1/8/22 lúc 16:26
  1. vuthanhnga Thành Viên Mới

    Tham gia ngày:
    24/7/22
    Tuổi tham gia:
    1
    Bài viết:
    20
    Không biết khi đến với bất cứ địa điểm du lịch nào ở Việt Nam, các bạn có đặt ra câu hỏi vì sao nơi này lại có khung cảnh thế này, vì sao nơi kia có cảnh quan thế kia không? Bản thân mình thì cứ luôn luôn tự hỏi như vậy. Ví dụ như khi tham quan một vòng Hà Nội, mình tự hỏi vì sao nơi đây lại có nhiều di tích lịch sử đến như vậy hay khi trải nghiệm chợ nổi Cái Răng, Cần Thơ, mình cũng thắc mắc vì sao người ta lại chọn cách buôn bán trên sông thay vì trên bờ như những nơi khác.
    Xem thêm: Các vùng du lịch Việt Nam
    Chính vì thói quen này nên mình hay đi tra thông tin trên hay tìm lời giải đáp trên google hay các hội nhóm trên mạng xã hội. Một lần tình cờ, mình đọc được bài báo về các vùng du lịch Việt Nam, đây giống như một chiếc chìa khóa mở ra hết mọi cánh cửa bí ẩn về các câu hỏi trong đầu mình. Theo như bài báo này viết, du lịch của Việt Nam được chia ra làm 7 vùng du lịch, và các vùng này hoàn toàn trùng khớp với 7 vùng địa lý, cụ thể là: Vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, Vùng trung du và miền núi phía Bắc, Vùng đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
    Mình thấy việc các vùng du lịch trùng với các vùng địa lý là hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ, du lịch Việt Nam chủ yếu dựa vào cảnh quan thiên nhiên và thói quen, phong tục của từng địa phương. Mà thói quen của các địa phương cũng thường hình thành do đặc điểm địa lý. Đơn cử như khu vực vùng núi cao phía bắc, do địa hình hiểm trở mà người dân không thể đi lại thường xuyên, thế nên họ mới họp chợ theo phiên. Cũng vì địa hình đồi núi dốc, không thể canh tác trên ruộng bằng vì không giữ được nước mà người dân đã nghĩa là cách làm ruộng bậc thang, thế nên mới có những cánh đồng lúa hùng vĩ như ở Hà Giang, Yên Bái.
    Còn lui xuống phía Nam, vì mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà thời xa xưa người dân thường sử dụng thuyền, ghe để di chuyển. Với các tỉnh miền Tây Nam Bộ, việc di chuyển giữa các địa phương với nhau sẽ dễ dàng hơn bằng đường sông hơn là đường bộ. Do đó, người ta mới họp chợ trên sông.
    Đối với vùng cao nguyên như Tây Nguyên, giữa không gian núi rừng rộng lớn như vậy, để liên lạc với nhau, người dân đã nghĩ ra các dụng cụ âm thanh như cồng, chiêng, tù và,... Và thế là không gian văn hóa cồng chiêng ra đời.
    Vậy nên, việc phân loại các vùng du lịch Việt Nam như vậy là vô cùng hợp lý và khoa học. Và đối với những ai đang có ý định đặt chân đến một địa điểm mới mẻ cũng có thể dựa vào đặc điểm của từng vùng mà đoán được “chân dung” của nơi mà mình sắp đặt chân đế.
     

Chia sẻ trang này

Tình hình diễn đàn

Tổng: 811 (Thành viên: 0, Khách: 785, Robots: 26)